Phân tích vai trò của miền bắc trong kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 - 1975 .

Phân tích vai trò của miền bắc trong kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 - 1975 .
Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu, năm 1968

Vai trò của hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Để bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi, nhân tố có ý nghĩa quyết định trước tiên là phải có đường lối chiến tranh, đường lối quân sự đúng đắn, nghệ thuật chỉ đạo tác chiến linh hoạt, nhạy bén. Muốn vậy, phải xây dựng bộ tham mưu, cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược; phải có chủ trương đúng đắn, sáng tạo; có sự chỉ huy thống nhất, kịp thời từ hậu phương. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, nếu sai lầm trong lãnh đạo, tổ chức của các cấp chỉ huy ở tiền tuyến có thể làm cho chiến trường gặp khó khăn, tổn thất, thì sai lầm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan chiến lược tối cao ở hậu phương có thể làm cho chiến tranh thất bại.

Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là đất nước tạm chia làm hai miền với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau. Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, về thực chất và trên thực tế, do một Đảng lãnh đạo, một dân tộc, một nhân dân, một quân đội tiến hành, nhằm mục tiêu chung là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực tế lịch sử cho thấy, từ đường lối chung đến các quyết định trọng đại liên quan đến vận mệnh dân tộc, liên quan đến diễn tiến và toàn bộ quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, đều được phát đi từ Hà Nội- Trái tim của cả nước, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và các cơ quan chiến lược đề ra và chỉ đạo thực hiện đường lối kháng chiến. Nếu Quyết định lịch sử của Bộ Chính trị tháng 10-1974 và tháng 01-1975 về giải phóng hoàn toàn miền Nam có ý nghĩa soi đường cho nhân dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thì Quyết tâm của Bộ Chính trị tại hội nghị vào ngày 31-3-1975 có giá trị chỉ đạo trực tiếp đưa đến thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đánh giá: Cả về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo quân địch, còn địch đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong… Thời cơ chiến lược để tiến hành cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt cuối cùng của địch đã chín muồi. Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu. Bộ Chính trị hạ quyết tâm: Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo: , Những quyết định sáng suốt, kịp thời của Bộ Chính trị trong hai năm 1974 và 1975 như Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “không thể chậm hơn, mà cũng không thể sớm hơn” đã tạo cơ sở nền tảng để các lực lượng phối hợp hành động một cách có hiệu quả, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa không có đủ tiềm lực và sức mạnh đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến. Ý thức được vấn đề đó, ngay từ đầu và trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh về mọi mặt. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III xác định: miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố. Đại hội lần thứ III của Đảng, năm 1960, đã chủ trương phải tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc; cách mạng XHCN ở miền Bắc gắn bó chặt chẽ với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng cả nước và đối với cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Để làm tròn vai trò đó, cùng với việc chỉ đạo xây dựng miền Bắc vững mạnh về chính trị, Đảng, Nhà nước cũng hết sức chăm lo xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thông qua việc đề ra và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh tế ngắn và dài hạn nhằm từng bước biến ”đổi sâu rộng nền kinh tế miền Bắc, làm cho miền Bắc vững mạnh về mọi mặt.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước,khắp nơi trên miền Bắc đã nhanh chóng dấy lên phong trào toàn dân chống Mỹ, cứu nước với nhiều hình thức và nội dung phong phú, sôi nổi, như của thanh niên, của phụ nữ, “ của trí thức, của nông dân, của công nhân, “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” của lực lượng vũ trang, của toàn dân. Nhờ xác định đúng vị trí vai trò, cùng với quá trình chỉ đạo hết sức linh hoạt và sáng tạo của Đảng và Chính phủ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vẫn được tiến hành và đạt được những thành tựu đáng tự hào, đời sống của nhân dân tuy chưa cao nhưng cơ bản được ổn định. Trên nền tảng của chế độ xã hội mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hậu phương miền Bắc đã dốc sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, nhất là vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.

Về nhân lực, nếu như năm 1959, miền Bắc mới chỉ chi viện cho miền Nam 542 người thì đến năm 1975, năm cuối của cuộc kháng chiến, tổng số nhân lực miền Bắc động viên theo nhu cầu quốc phòng chiếm tới 30% lực lượng lao động xã hội ở miền Bắc; 60 - 65% trong số đó vào lực lượng vũ trang. Riêng 4 tháng đầu của năm 1975, số lượng cán bộ, chiến sĩ được lệnh hành quân thần tốc vào miền Nam đã lên tới 110.000 người. Giai đoạn 1973 - 1975, trong quân số chủ lực Quân giải phóng miền Nam có 50% là từ hậu phương miền Bắc tăng cường vào. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, bảo đảm giao thông, mở đường và các lực lượng bảo đảm khác... bao gồm hàng triệu lượt người cũng đều được động viên ở miền Bắc. Đại bộ phận lực lượng được động viên phục vụ nhu cầu chiến tranh thời kỳ này là thanh niên. Đó là những người trưởng thành trong chế độ xã hội mới, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có giác ngộ chính trị cao, có trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt. Do vậy, đây là lớp người có trình độ với niềm tin và ý thức giác ngộ chính trị cao, nắm vững và sử dụng thành thạo, hiệu quả các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại lúc bấy giờ.

Về vật chất, phần lớn vũ khí, đạn, trang thiết bị quân sự, thuốc và dụng cụ y tế, đến lương thực thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu các chiến trường ở miền Nam đều từ hậu phương miền Bắc chuyển vào (gồm cả những vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ cũng được hậu phương miền Bắc tiếp nhận, nghiên cứu, khai thác sử dụng, cải tiến cho phù hợp với cách đánh của ta rồi chuyển vào miền Nam) với khối lượng không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê của tổng kết 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc: 81% vũ khí đạn dược, 60% tổng lượng xăng dầu, hơn 85% xe vận tải, 65% thuốc và dụng cụ y tế đáp ứng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là được huy động từ miền Bắc. Điều đó đã khẳng định vai trò quyết định của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Như vậy, nhân lực và vật lực - hai nhân tố chiến lược quan trọng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, đã được hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời, đầy đủ, liên tục cho tiền tuyến lớn miền Nam. Đặt trong điều kiện hai lần phải đương đầu với chiến tranh phá hoại rất khốc liệt, vừa phải sản xuất vừa chiến đấu để bảo vệ hậu phương, thì những con số trên đây là một nỗ lực lớn lao của miền Bắc.

Thắng hay bại trong chiến tranh tất nhiên phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính trị tinh thần đóng vai trò đặc biệt quan trọng. V.I Lênin khẳng định: “. Chiến tranh là sự nguy hiểm, khốc liệt, là đổ máu, hy sinh; ở đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh... Bởi vậy, đòi hỏi người chiến sĩ phải có ý chí và bản lĩnh rất vững vàng. Yếu tố tinh thần sẽ tác động trực tiếp đến kỹ năng chiến đấu của người lính. Có tinh thần chiến đấu cao, người lính mới có thể chịu đựng được gian khổ, sự hy sinh khốc liệt của chiến tranh và ngược lại. Chính vì vậy, nhân tố chính trị tinh thần đóng vai trò rất quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh cho quân đội, và nguồn sức mạnh này được cung cấp bởi chính hậu phương – nơi sinh và lớn lên của người lính.

Hậu phương đối với người lính là gia đình, là quê hương, là Tổ quốc của họ. Chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, quê hương và gia đình là nghĩa vụ thiêng liêng, mục đích cao cả của người lính, và cũng chính từ nơi đây đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho họ để

Thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 cho thấy, bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, miền Bắc, với chế độ XHCN được xây dựng và tỏ rõ sức sống mãnh liệt trong khói lửa chiến tranh, không chỉ phát huy sức mạnh như một lực lượng vật chất mà còn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho đồng bào, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ miền Nam. Suốt 21 năm dòng kháng chiến, kể cả những năm đen tối nhất dưới chế độ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đồng chí, đồng bào miền Nam vẫn luôn luôn giữ vững niềm tin vào Trung ương Đảng và Bác Hồ kính yêu; ngày đêm hướng về miền Bắc xã hội chủ nghĩa mà chiến đấu hy sinh. Bởi vì, miền Bắc không chỉ có Hà Nội - Thủ đô của cả nước, là nơi Trung ương Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng miền Nam, mà còn là nơi có hàng chục vạn người là ông bà, cha mẹ, vợ con… của họ đã tập kết ra miền Bắc để công tác và học tập; nơi đào tạo, cung cấp cho miền Nam những cán bộ lãnh đạo, những chiến sĩ nòng cốt và vũ khí kỹ thuật từ những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ để miền Nam tích lũy, xây dựng lực lượng. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa còn là nơi chế độ xã hội công bằng, tốt đẹp đang trở thành hiện thực, họ tìm thấy ở đó chỗ dựa vững chắc, giúp họ giữ vững niềm tin, vượt qua gian khổ hy sinh, bền lòng chiến đấu.

Đối với những người lính xuất thân từ miền Bắc đang trực tiếp cầm súng trên chiến trường miền Nam, họ cũng không sợ hy sinh, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao không chỉ vì sự nghiệp cao cả là giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, mà ở họ còn có những lý do riêng. Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, có đến 70% số gia đình miền Bắc có người thân chiến đấu ngoài mặt trận, nhiều gia đình hai thế hệ cha, con cùng chiến đấu ở miền Nam; trên ruộng đồng, 63% là lao động nữ. Đằng đẵng những tháng năm rầm trời bom đạn ấy, những người mẹ, người vợ, người chị, người em của họ đã kiên nhẫn chịu đựng thiếu thốn, vất vả và gian lao, “ba đảm đang” cho người thân yên lòng ra trận. Ở đó còn có cả những người phụ nữ đang ngày đêm ngóng chờ tin vui chiến thắng của người yêu nơi tiền tuyến… Có lẽ, sẽ không thể tìm thấy ở đâu trên thế giới có được mối quan hệ bền chặt, thủy chung giữa hậu phương và tiền tuyến như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam.

Đã 40 năm, kể từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc không chỉ để hiểu rõ một nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà điều quan trọng hơn là có thể rút ra từ đó những kinh nghiệm để vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trước hết là, phải quán triệt sâu sắc quan điểm hậu phương là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh để đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến; phải xem đó là một quá trình từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn; phải chú ý các đặc điểm của chiến tranh hiện đại để có sự kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế từ thời bình, chuẩn bị và dự trữ tiềm lực cho chiến tranh; phải chú trọng sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường quản lý của chính quyền và thường xuyên phát động phong trào quần chúng xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến.

Ai đó, dù ở “bên thắng cuộc” hay “bên thua cuộc” có dã tâm xuyên tạc, bôi nhọ, đòi “xem xét lại” lịch sử, thì đó là kẻ tầm thường, phản vong, phản quốc, phản bội lại sự hy sinh cao cả của đồng bào, đồng chí, của Đảng vĩ đại và Nhân dân Việt Nam anh hùng, luôn đấu tranh vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ, văn minh và phát triển./.