Phát minh giúp người già không cần đeo kính

Mắt kính thuốc hiện nay đã trở thành vật dụng rất quen thuộc và cần thiết trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tự hỏi nguồn gốc mắt kính từ đâu? Ai đã phát minh ra mắt kính? Hãy cùng Mắt kính Thành Tài tìm hiểu nhé! 

Nội dung: 
1. Hiểu thật đơn giản về mắt kính!
2. Mắt kính có từ đâu, từ bao giờ?
3. Lời kết & Cảm ơn bạn đọc

Phát minh giúp người già không cần đeo kính
Kính kiểu cây kéo mạ vàng - Năm 1805, Pháp

Mắt kính có cấu tạo như thế nào?

“Mắt kính”, “kính đeo mắt”, “kính thuốc”, “mắt kính cận/viễn loạn”... là các tên gọi của một vật dụng có cấu tạo gồm các tròng kính ( thấu kính) được làm từ nhựa hoặc thuỷ tinh được đặt trong khung mẫu (gọng kính) để đeo trước đôi mắt. Hai khung kính được nói với nhau bằng cầu mũi và có hai cây càng kính để tựa vào phần tai. 

Phát minh giúp người già không cần đeo kính

Mắt kính được dùng để làm gì?

Thông thường, kính mắt được dùng để giúp người bị tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị… có thể nhìn rõ và cải thiện tầm nhìn.

Có bao nhiêu loại mắt kính trên thị trường hiện nay?

Hiện nay, bên cạnh kính thuốc còn có các loại mắt kính khác như: kính râm, kính bảo hộ, bộ kính đa màu sắc, kính 3D, kính thể thao…

Phát minh giúp người già không cần đeo kính
Kính thể thao, kính bơi lội, kính đa năng, kính cận/viễn/loạn..... tại Mắt kính Thành Tài

2. KÍNH ĐEO MẮT CÓ TỪ ĐÂU, TỪ BAO GIỜ?

Tiền thân của kính đeo mắt:

Trước khi được thành hình và gọi là “mắt kính”, các thiết bị hỗ trợ thị giác đã bắt đầu được sử dụng rải rác trong thời Hy Lạp và La Mã, nổi bật nhất là việc sử dụng ngọc lục bảo của hoàng đế Nero để ông thuận tiện theo dõi một trận đấu kiếm. Vào thế kỉ 13, một vài danh nhân đã đề cập đến việc sử dụng thấu kính để đọc các chữ cái nhỏ.

Phát minh giúp người già không cần đeo kính
Ngọc Lục Bảo

Sự ra đời của chiếc mắt kính ngày nay:

Những chiếc kính đeo mắt đầu tiên được sản xuất ở miền Bắc nước Ý, rất có thể là ở Pisa, vào khoảng năm 1290.

Trong một bài giảng năm 1306, một giáo sĩ Công Giáo dòng Đa Minh có tên Giordano da Pisa đã viết: "Chưa đầy hai mươi năm kể từ đó, nghệ thuật chế tạo kính đeo mắt đã được tìm thấy, giúp cho thị lực tốt hơn. ... Tôi đã thấy người đầu tiên khám phá và thực hành nó, và tôi đã nói chuyện với anh ta.”
Bạn đồng tu của Giordano là Friar Alessandro della Spina đã sớm chế tạo kính đeo mắt và sẵn lòng chia sẻ chúng với mọi người. Vào thế kỷ 14, mắt kính trở nên món đồ vật rất phổ biến.

Gọng kính ban đầu bao gồm hai kính lúp được gắn với nhau bằng tay cầm để chúng có thể kẹp vào mũi. Chúng được gọi là "kính đeo đinh tán"

Cửa hàng mắt kính đầu tiên trên thế giới mở ở Strasbourg vào năm 1466.

Phát minh giúp người già không cần đeo kính

Mắt kính qua thời gian và đến thời điểm hiện tại:

Cuối thế kỷ 13, kính mắt bắt đầu được sử dụng ở Trung Quốc và Châu Âu và bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào thế kỉ 14. Miền Bắc nước Ý và miền Nam nước Đức là những nơi tập trung rất nhiều những thợ làm kính lành nghề. Vì lẽ đó, năm 1629, vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập Hiệp hội các Thợ làm mắt kính.

Khi sản xuất kính ở thời kì đầu, người ta đã nghĩ ra rất nhiều cách để đeo kính. Đầu tiên, họ chỉ dùng tay cầm. Về sau để thuận tiện hơn thì kính được thiết kế kẹp vào sống mũi, vào tóc hoặc dùng dây buộc vào tay và cuối cùng là đeo vào tai như ngày nay.

Ngày nay, mắt kính đã trở nên quá đỗi quen thuộc với tất cả chúng ta. Tuy nhiên tại thế kỉ 21 này, việc đeo kính đã không còn là phương pháp duy nhất để hỗ trợ tầm nhìn mà thay vào đó, bạn đọc có thể cân nhắc đến các phương pháp khác như: đeo kính áp tròng, phẫu thuật mắt có tật khúc xạ….

Phát minh giúp người già không cần đeo kính

3. LỜI KẾT & CẢM ƠN QUÝ BẠN ĐỌC:

Như vậy, Mắt kính Thành Tài đã giúp bạn đọc hiểu thêm về chiếc mắt kính nhỏ xinh của bạn qua bài viết “Nguồn gốc thật sự của mắt kính” trên. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi các bài viết. Hẹn gặp lại quý độc giả trong các bài viết tiếp theo!

Mắt kính Thành Tài - Cửa hàng mắt kính uy tín tại quận Bình Tân, TPHCM. Liên hệ với chúng tôi và trải nghiệm các dịch vụ MIỄN PHÍ tại:

 MẮT KÍNH THÀNH TÀI: Số 195, Đường số 12, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM TEL - ZALO:  0961014334 - Mr. Tài FACEBOOK & Google Maps: Mắt Kính Thành Tài

nguồn gốc của mắt kính. nguon-goc-cua-mat-kinh, ai đã phát minh ra mắt kính, ai-da-phat-minh-ra-mat-kinh, mắt kính có từ bao giờ, mat-kinh-co-tu-bao-gio, lịch sử ra đời của kính mắt, lich-su-ra-doi-cua-kinh-mat,mắt kính có từ bao giờ, mat-kinh-co-tu-bao-gio, mắt kính xuất phát từ đâu, mat-kinh-xuat-phat-tu-dau

Công nghệ Presbyond là kỹ thuật điều trị lão thị mới nhất thế giới, giúp người bệnh không cần đeo kính lão khi đọc sách, sinh hoạt hàng ngày.

Chiều 19/4, Bệnh viện mắt TP HCM nhận chuyển giao công nghệ Presbyond. Phương pháp được đánh giá cao về mức độ an toàn, tránh các nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân sau mổ.

Lão thị là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người cao tuổi. Lúc này, thủy tinh thể bị lão hóa, kém đàn hồi, khả năng điều tiết suy giảm, gây khó khăn khi đọc và nhìn gần. Người bệnh hầu hết đều phải đeo kính.

Công nghệ Presbyond kết hợp giữa phẫu thuật khúc xạ bằng laser trên giác mạc với việc tác động vào thành phần quang sai bậc cao của mắt, từ đó giúp tăng chiều sâu để duy trì chất lượng thị giác. Phương pháp điều trị cả các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn.

Bệnh nhân sau điều trị có thể linh hoạt nhìn khoảng cách xa đến gần mà không phụ thuộc vào kính lão. Trong đó, hoạt động cần nhìn xa như lái xe, xem phim; nhìn gần gồm đọc sách, may vá và vùng trung gian khi nhìn màn hình vi tính...

Cẩm Anh

Phát minh giúp người già không cần đeo kính
Phóng to
Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh

Hội Đồng Y Khoa của Tiểu bang California (Medical Board Of California) đã công nhận một công nghệ kỹ thuật mới gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens do một bác sĩ người Mỹ gốc Việt phát minh.

Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt là Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ gốc Việt Bắc California đã nghiên cứu và ứng dụng áp dụng công nghệ kỹ thuật do ông phát minh để giúp cho những ngươi đang phải đeo kính trong mọi trường hợp loạn thị, viễn thị, cận thị hay lão thị và những người thay thủy tinh thể sẽ vĩnh viễn không cần đến kính nữa.

Loại thủy tinh thể do bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nghiên cứu chế tạo có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng (multi-focal and progressive lens).

Phát minh mới này của ông đã được Hội Đồng Y Khoa của Tiểu bang California công nhận và ông đã chữa trên 150 bệnh nhân hoàn toàn không cần kính nữa. Sự thành công là hoàn hảo với mọi trường hợp về kiếng lão, cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc đục thủy tinh thể. Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik để sau đó mới được giải phẫu thay bằng thủy tinh thể Acrysof ReSTOR Lens.

Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh cho biết một số bệnh viện Hoa Kỳ muốn áp dụng phương pháp mới này nhưng kết quả chưa ổn định. Hơn thế nữa, các bệnh viện tại Hoa Kỳ tính giá phẫu thuật 15.000 USD một con mắt. Giá giải phẫu của bác sĩ Tánh là 5.000 USD/mắt tức 10.000 USD cho một cặp mắt được vĩnh viễn không cần kính.

Tuần qua, ông Ben Murach, nhà thiết kế các Rotor của các trạm không gian và phi thuyền con thoi Hoa Kỳ đã phát biểu trên báo chí Mỹ rằng ông đã từ giã được cặp kính, là vật bất ly thân từ hơn 30 năm nay, sau khi gặp bác sĩ Phạm Hoàng Tánh.

NGỌC LỮ (Theo Daily News)