Phụ lục văn bằng là gì năm 2024

Giáo dục

  • Thứ bảy, 1/2/2020 05:45 [GMT+7]
  • 05:45 1/2/2020

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.

Theo đó, nội dung chính ghi trên văn bằng sẽ gồm: Tiêu đề [Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc]; Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo [bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương]; Ngành đào tạo; Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng; Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng; Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng; Hạng tốt nghiệp [nếu có]; Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng; Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định; Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

Nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng sẽ gồm:

Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh;

Thông tin về văn bằng: Tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo;

Thông tin về nội dung, kết quả học tập [nếu có]: Tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tống số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp.

Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo;

Thông tin kết nối với văn bằng: mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng.

Cũng theo quy định này, cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục đại học tự thiết kế mẫu và được bổ sung các nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật. Ngôn ngữ ghi trên phụ lục văn bằng thực hiện như ghi trên văn bằng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3; thay thế thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT ngày 24/5/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học; thông tư số 23/2009/TT-BGDĐT ngày 12/8/2009 của Bộ trưởng GD&ĐT ban hành mẫu bằng thạc sĩ; thông tư số 24/2009/TT-BGDĐT ngày 12/8/2009 của Bộ trưởng GD&ĐT ban hành mẫu bằng tiến sĩ.

//giaoducthoidai.vn/ket-noi/sinh-vien-hoc-vien-tot-nghiep-se-duoc-cap-van-bang-kem-phu-luc-van-bang-4062115-v.html

Theo Hiếu Nguyễn / Giáo Dục Thời Đại

Bằng đại học Sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo Văn bằng đại học phụ lục văn bằng chứng chỉ

Căn cứ Điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định văn bằng giáo dục đại học cụ thể như sau:

Văn bằng giáo dục đại học
1. Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
2. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng.
3. Cơ sở giáo dục đại học thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học và quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật; công bố công khai mẫu văn bằng, thông tin liên quan đến việc cấp văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đàm phán, ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế về công nhận văn bằng với các quốc gia, tổ chức quốc tế và chủ thể khác theo thẩm quyền.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng; nguyên tắc việc in phôi, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng giáo dục đại học; trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận văn bằng giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp.
6. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Như vậy, văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

.jpg]

Văn bằng giáo dục đại học [Hình từ Internet]

Nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học bao gồm những nội dung gì?

Theo Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học bao gồm những nội dung sau đây:

Nội dung chính ghi trên văn bằng
1. Tiêu đề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
2. Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo [bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương].
3. Ngành đào tạo.
4. Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.
5. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.
6. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.
7. Hạng tốt nghiệp [nếu có].
8. Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.
9. Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;
10. Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

Đối chiếu quy định trên, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học bao gồm những nội dung nêu trên.

Do đó, trường hợp bạn thắc mắc nội dung ghi trên văn bằng giáo dục đại học có thể hiện số vào sổ gốc cấp văn bằng.

Nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng giáo dục đại học có bao gồm thông tin kết nối văn bằng không?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng
1. Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh.
2. Thông tin về văn bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo.
3. Thông tin về nội dung, kết quả học tập [nếu có]: tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp. Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo.
4. Thông tin kết nối với văn bằng: mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng.

Như vậy, nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng giáo dục đại học có bao gồm thông tin kết nối văn bằng như mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng và các thông tin nêu trên.

Cơ sở giáo dục đại học có được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội khác ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học như sau:

Nội dung khác ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng
1. Cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục đại học tự thiết kế mẫu và được bổ sung các nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Ngôn ngữ ghi trên phụ lục văn bằng thực hiện như ghi trên văn bằng.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

Cần bao nhiêu điểm A để tốt nghiệp loại giỏi?

  1. Xuất sắc: Điểm trung bình tích lũy từ 3,60 đến 4,00; b] Giỏi: Điểm trung bình tích lũy từ 3,20 đến 3,59; c] Khá: Điểm trung bình tích lũy từ 2,50 đến 3,19; d] Trung bình: Điểm trung bình tích lũy từ 2,00 đến 2,49; e] Yếu: Điểm trung bình tích lũy dưới 2,0. 3.

Bằng tốt nghiệp đại học bao gồm những gì?

1. Bằng tốt nghiệp đại học là gì? - Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Theo đó, bằng tốt nghiệp đại học là cách gọi khác của bằng tốt nghiệp cử nhân.

Các văn bằng chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ là văn bằng chính thức chứng nhận do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý lâu dài. Ngoài ra chứng chỉ còn có thể được hiểu là giấy chứng nhận trinhg độ văn hóa cho người đã học xong lớp, bậc đào tạo mở rộng, có giá trị pháp lý hạn chế.

Bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi có màu gì?

Vậy bằng đỏ đại học là gì? Bằng đỏ đại học ở đây là một cách nói chỉ về những tấm bằng đại học tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, có điểm số cao.

Chủ Đề