Phương pháp hướng dẫn tham quan đi bộ

Như lớp trưởng đã thông báo, đề cương ôn tập NVHD khá dài nên chia ra làm, ai làm được câu nào thì post lên cho cả lớp tham khảo.Vì vậy tớ lâp riêng box này để mọi ng post đáp án lên nhé! Tớ sẽ mở hàng đầu tiên nhé

Các câu 7, 10, 12, 19, 20, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 32, 33, 35, 36, 44, 45, 47, 48, 53, 54, 55, 56, 60, 61, 62, 63, 64, 76, 92, 98, 99, 108 đã được up lên .Tớ đọc qua thì có khá nhiều câu hỏi có nội dung giống nhau, vì thế lớp mình cũng đừng lo lắng quá, từ  câu 109 trở đi đa phần là hỏi lại…

Câu 7: Hướng dẫn viên cần chú ý những vấn đề gì liên quan đến diện mạo và vệ sinh cá nhân của bản thân khi xuất hiện trước khách
– Trang phục: nên ăn mặc nhẹ nhàng, chú ý tạo ra cảm giác sạch sẽ. Khi đón tiễn, trang phục phải chỉnh tề, trong bất cứ trường hợp nào cũng k đc mặc quần jeans, áo thun và đi dép
– Ngoại hình, mùi hương: phải chú ý kĩ về mùi cơ thể và hơi thở. Đầu tóc luôn sạch sẽ, trành dung các thuốc chải tóc có mùi gắt nồng. Phải chú ý mang lại cảm giác sạch se và tươi mới cho cho khách trong suốt chương trình DL
– Phong thái: thoải mái, năng động, vui vẻ 1 cách tự nhiên. Có tầm quan sát rộng, luôn quan tâm mang lại cảm giác về sự thống nhất trong không khí hòa nhã cho cả nhóm du khách

Câu 10: Liệt kê các công việc chính để chuẩn bị cho 1 tour DL cụ thể:
1. Nghiên cứu kế hoạch thực hiện chương trình
2. Tìm hiểu thông tin về khách hàng
3. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ
4. Thu thập các thông tin về điểm đến
5. Chuẩn bị cá nhân
6. Chuẩn bị hành chính và tài chính
7. Tính toán các tác động ngoại cảnh

Câu 12: Các nguồn để hướng dẫn viên thu nhập thông tin về 1 điểm du lịch cụ thể? Những chú ý khi sử dụng các nguồn thông tin đó
* Các nguồn để hướng dẫn viên thu nhập thông tin về 1 điểm du lịch cụ thể:
– Các tờ rơi, tờ gấp
– Các phương tiện truyền thông: TV, báo, đài
– Các ấn phẩm: sách HDDL, báo , tạp chí, tờ rơi, tờ gấp
– Mạng internet
– Thư viện, phòng lưu trữ, viện bảo tàng
– Các ban ngành, hiệp hội DL
– Chuyên gia, người địa phương
– Kinh nghiệm cá nhân
* Những chú ý khi sử dụng các nguồn thông tin:
– Cụ thể
– Cập nhật
– Chính xác
– Tin cậy
– Hữu ích

Câu 19: Hãy thực hiện các công việc ở trên xe của hướng dẫn viên khi đoàn chuẩn bị về đến cơ sở lưu trú?

– HDV thông báo cho đoàn khách của mình đã gần tới nơi cu trú
– Hướng dẫn qua cho đoàn khách về nơi khách cư trú
– Nhắc đoàn khách chuẩn bị hành lý của mình, ko để quên trên xe.
– Vệ sinh chỗ ngồi của mình trước khi xuống xe(mang theo rác quanh chỗ minh ngồi)
– Thông báo lại thời gian để cho hoạt động tiếp theo trong cơ sở lưu trú( giờ nghỉ ngơi,giờ ăn…)để cho đoàn khách chủ động theo lịch trình

20. Nêu cách giải quyết khi cơ sở lưu trú mà đoàn chỉ có 2 nhà tắm và nhà vệ sinh trong khi đoàn của bạn có 30 khách và mọi người đều có nhu cầu sử dụng?

-Theo em nghĩ đầu tiên bạn phải xem đối tượng khách là ai? già trẻ, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, đàn ông….sau đó sự vào đối tượng khách mà mình suy ra tâm lý của khách đế trình bày lý do sao cho phù hợp để khách` nghe,hiểu và thông cảm cho mình.trong đoàn thì vị trưởng đoàn là người có tiếng nói khá lớn vậy nên bạn hãy nói chuyện với trưởng đoàn để nhận được sự hỗ trợ,và tìm hướng giải quyết có thể là nhưởng cho phụ nữ,người già trẻ em dùng nhà tắm trước…..
sau đó bạn phải kết hợp với bên cung cấp dịch vụ làm hài lòng du khách bằng những dịch vụ tốt nhất kế sau đó như ăn uống,lưu trú tránh gây ra điều gì không hay làm phiền lòng khách,vì họ đã bỏ tiền ra lựa chọn công ty bạn thì họ muốn có những dịch vụ tốt nhất xứng với số tiền họ bỏ ra.

24. Liệt kê những đồng nghiệp phục vụ quan trọng của hướng dẫn viên trong tour du lịch?

Những đồng nghiệp quan trọng trọng tour du lịch là:
– lái xe của bạn
– HDV địa phương
– người trực khách sạn, người khuân vác
– nhân viên khách sạn
– nhân viên sân bay (mặt đất)

25. Là hướng dẫn viên, bạn có thể phải giao dịch với những bộ phận nào của khách sạn?

– Bộ phận lễ tân
– Bộ phận đặt chỗ
– Bộ phận quản lý buồng (phòng và giặt là)
– Bộ phận nhà hàng
– Bộ phận kế toán

27. Khi hướng dẫn viên được coi là “đại sứ”, họ đảm nhận chức năng gì? với đối tượng nào?

– Đại diện cho đất nước, công ty, vùng miền

– Là người mà khách du lịch tiếp xúc nhiều nhất

29.Với đoàn 30 khách, cần đặt điện thoại báo thức khách bao lâu trước giờ khởi hành nếu khách phải ăn sáng và làm thủ tục trả phòng?

Đặt báo thức 2h trước khi rời khách sạn

32- Trách nhiệm của hướng dẫn viên liên quan đến hành lý của du khách như thế nào?28.Hướng dẫn viên có trách nhiệm khuân vác và sắp đặt hành lý không?

Theo tớ 2 câu này là cùng 1 ý hỏiHDV giúp du khách quản lý hành lý trong các trường hợp sau
_ Khi đón tiếp khách tại sân bay, nhà ga hoặc khi làm thủ tục cho du khách khi kết thúc chuyến tham quan;
_ Khi tới các điểm tham quan mà chưa tới điểm khách sạn để đồ;
_ Khi đưa hành lý từ dưới sảnh khách sạn lên phòng, hoặc từ trên phòng xuống sảnh sau khi làm thủ tục check out.
Còn trong các trường hợp khác du khách tự bảo quản hành lý của mình.
Cau 32: trach nhiem cua HDV doi vs hanh ly cua khach:
Khi don khach xong, HDV xac nhan hanh ly truoc mat khach, so hanh ly ky gui, xem tinh trang hu hong hanh ly, luon xac nhan nhieu lan so luong hanh ly. Co 2 cach van chuyen hanh ly ve khach san:
– Van chuyen bang xe chuyen dung
– xep vao khoang hanh ly cua xe cho khach.
Du van chuyen bang cach nao thi hanh ly cung roi xa khach, vi vay HDV phai xac nhan xem khach co bo cac vat dung quy (dac biet la passport), vi, ve may bay va cac vat can thiet sau khi vao phong khach san ko, kiem tra xem hanh ly co khoa ko. Khi giao hanh ly cho nhan vien khach san dua len phong cho khach thi phai danh so, co mat khach, co khach xac nhan.

33. Chỉ dẫn của hướng dẫn viên cho khách về trình tự của việc trả phòng?

– Thông báo thời gian trả phòng cho du khách
– Thông báo thời gian thu xếp hành lý rời phòng/ thời gian tập trung
– Yêu cầu khách thanh toán các hóa đơn cá nhân vào tối hôm trc (để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng).
– Yêu cầu khách lấy hết đồ ra khỏi két an toàn (hộ chiếu, tiền…) và không để quên j ở đó

35. Hướng dẫn viên cần và có thể phải giáo dịch với những vị trí nhân viên nào trong khách sạn?

– Quản lý bộ phận lễ tân
– Quản lý bộ phận đặt chỗ
– Phụ trách hành lý
– Trực tổng đài điện thoại
– Trưởng bộ phận buồng và giặt là
– Trưởng nhà hàng

30,36. Trình tự các bước check-in khách sạn hướng dẫn viên phải thực hiện tại quầy lễ tân/đón tiếp?

– Kiểm tra thông tin đặt chỗ trc khi về khách sạn: thông báo về khách sạn, các HD liên quan, dsách phân phòng
– Đến khách sạn tập trung khách tại khu vực tiền sảnh, thu giấy tờ tùy thân của khách
– Tới quầy lễ tân làm thủ tục nhận buồng
– Ưu tiên khi nhận phòng:
+ Các cặp vợ chồng
+ Ng cao tuổi
+ Trưởng đoàn
+ Gia đình có con nhỏ
+ Nhóm bạn bè muốn ở cùng
– Đưa chìa khóa và phiếu ăn, phiếu dịch vụ (nếu có) cho khách
– Thông báo cho khách các thông tin cần thiết:
+ Các quy định khi ở ksan (những j khách phải trả tiền, giờ tiếp khách, ký gửi đồ tư trang quý…)
+ Các tiện nghi và dịch vụ của khách sạn
+ Sử dụng các thiết bị trong phòng
– Đưa cho khách card của khách sạn
– Thông báo cho khách giwof tập trung tiếp theo.

44. Nêu những công việc cần thực hiện của hướng dẫn viên du lịch khi đón khách và ý nghĩa của việc thực hiện những công việc đó.?

– HDV có mặt tại điểm hẹn ít nhất trước 15’
– Kiểm tra lần cuối các dữ kiện liên quan:
+ Giờ đến, địa điểm đến của khách
+ Phương tiện vân chuyển khách
+ Chương trình, danh sách đoàn
– Hiểu rõ điểm đón: cửa vào, ra, WC, y tế, nơi đổi tiền
– Đón khách:
+ Nhanh chóng tập trung khách vào khu vực đã định
+ Tự giới thiệu bản thân (ngắn gọn)
+ Nhận trưởng đoàn
+ Kiểm tra số khách thực tế so với danh sách đoàn
+ Đề nghị khách kiểm tra hành lý và các vấn đề liên quan
– Hướng dẫn khách lên phương tiện
– Kiểm tra lần cuối số lượng khách, hành lý và cho phương tiện chuyển bánh

45. Nêu những công việc cần làm của hướng dẫn viên du lịch khi tổ chức ăn, ở cho khách.

v     Tổ chức lưu trú:

– Nắm rõ thông tin khách sạn:

+ Tra cứu website

+ Các hướng dân trong tài liệu của hang lữa hành

+ Tài liệu quảng cáo của khách sạn

– Làm thủ tục check-in:(Xem lại câu 30;36)

– Trả phòng: ( Xem lại câu 33)

v     Tổ chức ăn uống:

– Nắm thông tin về đặt ăn cho khách:

+ Tìm hiểu thông tin về nhà hàng qua website, công ty, tài liệu quảng cáo

+ Nắm vững những chi tiết liên quan (đặt ăn cho đoàn, thực đơn, số lượng)

+ Nắm được những người cần liên hệ

– Phục vụ ăn uống cho khách:

+ Kết hợp vs nhà hàng, trưởng đoàn để lập thực đơn cho khách, đảm bảo yêu cầu:

Phong phú, đa dạng.

Có các món ăn đặc sản địa phương

Được thay đổi từng bữa

Không đưa quá nhiều món lạ vào bữa ăn

Ghi rõ chế độ ăn kiêng hay yêu cầu đặc biệt của khách trong thực đơn

HDV chú ý đến bữa đầu và bữa cuối của đoàn

Tạo ko khí thân mật vui vẻ khi ăn

Ko ăn cùng đoàn, ko bỏ đoàn khi ăn bên ngoài

– Nói rõ vs khách về những khoản khách đc thanh toán và ko đc thanh toán

– Thông báo chính xác h ăn, địa điểm ăn cho khách

– Trc h ăn 15’ HDV có mặt tại nhà ăn (hoặc gọi điện) ktra tình trạng phòng, bàn, món ăn

– Kết hợp vs nhân viên phục vụ khách chu đáo khi ăn, hg dẫn khách ăn những món ăn lạ

47. Khái niệm tham quan du lịch. Phân tích đối tượng tham quan du lịch:

Tham quan du lịch là hoạt động của khách du lịch đến những điểm tham quan được xác định dưới sự hướng dẫn của ngừơi có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn nhằm tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu nhất định trong chương trình du lịch của mình khi trực tiếp quan sát đối tượng tham quan và nghe thuyết minh.
Đối tượng tham quan:
Trong hướng dẫn tham quan du lịch, đối tượng tham quan là cơ sở quan trọng và trước hết cho việc chỉ dẫn và thuyết minh của hướng dẫn viên, là cơ sở cho sự thưởng ngoạn và nhận thức của khách du lịch.
Đối tượng tham quan du lịch là những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn (cả hữu thể và vô thể) được khai thác cho việc tham quan du lịch của khách.
Đối tượng tham quan du lịch thường ở các điểm du lịch, các khu du lịch, trung tâm du lịch. Song cũng có những đối tượng tham quan nằm tách biệt. Có thể kể đến những đối tượng tham quan chủ yếu sau đây:
– Những nơi có cảnh quan đẹp đẽ, kỳ ảo, độc đáo hoặc kết hợp các yếu tố ấy. Đó là các sông, hồ, vịnh, bãi biển, núi, cánh rừng, dòng nước, các hang động tự nhiên…
– Các di lịch sữ – văn hoá: những ngôi chùa, đình, đền, tháp, lăng tẩm… nổi tiếng với phong cách kiến trúc và điêu khắc những công trình văn hoá nghệ thuật truyền thống và hiện đại những viện bảo tàng, địa đạo, những nơi giữ gìn chứng tích lịch sử hay huyền thoại của quá trình dựng và giữ nước, lao động và sáng tạo của cộng đồng dân tộc… Ở Việt Nam, những đối tượng tham quan này khá nhiều, kể cả những di tích được và chưa xếp hạng. Đó là những di sản quí giá do các thế hệ người Việt Nam để lại qua hàng ngìn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước, tồn tại và phát triển. Nay cả một số nghĩa trang liệt sỹ, tượng đài kỷ niệm… cũng là những đối tượng tham quan du lịch bổ ích không chì với khách du lịch nội địa.
– Những làng bản có nghề thủ công truyền thống, giữ được những yếu tố văn hoá dân tộc hay sự độc đáo của cảnh quan nhân tạo, những nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh nổi tiếng, các thành phố, thị xã…
– Các lễ hội truyền thống và lễ hội đương đại, các chương trình văn nghệ truyền thống, độc đáo của mỗi vùng đất, mỗi dân tộc hay mỗi quốc gia, các trò chơi dân gian…
Những đối tượng tham quan này được đưa vào trong các chương trình du lịch để khách du lịch chọn lựa theo nhu cầu, mục đích của mình. Vì lẽ đó, đối tượng tham quan được chọn lựa có ý nghĩa to lớn trong chuyến du lịch của khách. Việc chọn lựa đối tượng tham quan phải dựa trên nhiều yếu tố như: loại hình chuyến du lịch, phương tiện tham quan, cơ cấu và thành phần của đoàn khách, độ dài thời gian của chuyến du lịch và chuyến tham quan… Căn cứ vào các yếu tố đó, hướng dẫn viên mới có thể hình thành tuyến tham quan, chương trình tham quan khoa học, hợp lý, thoả mãn nhu cầu của khách và đúng mục đích.
Đối tượng tham quan thực sự là cơ sở rất quan trọng của hoạt động hướng dẫn tham quan du lịch mà hướng dẫn viên là người tổ chức thực hiện.

48. Khái niệm tham quan du lịch. Phân tích các loại hình tham quan du lịch:

– tham quan du lịch là hoạt động của khách du lịch đến những điểm tham quan được xác định dưới sự hướng dẫn của ngừơi có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn nhằm tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu nhất định trong chương trình du lịch của mình khi trực tiếp quan sát đối tượng tham quan và nghe thuyết .minh
– Loại hình tham quan du lịch dựa theo các tiêu thức sau:
a. Mục đích của chuyến tham quan du lịch
Nếu mục đích của chuyến tham quan có tính tổng hợp. đa dạng cả trong chủ đề tham quan, nội dung và hoạt động thì được gọi là chuyến tham quan du lịch tổng hợp. Đối tượng tham quan của loại hình tham quan du lịch này cũng nhiều hơn, đa dạng hơn. Trong thực tế, loại hình tham quan du lịch này chiếm ưu thế. Khách du lịch cũng có thành phần và cơ cấu mở rộng hơn.
Với chuyến tham quan du lịch loại này, nội dung hướng dẫn gồm một số chủ đề, và có thể có một chủ đề chính làm nền tảng. Ví dụ: chuyến tham quan du lịch vùng Ba Vì – Sơn Tây bao gồm cả việc tìm hiểu văn hoá truyền thống của xứ Đoài xưa với các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội của người Việt, người Mường đồng thời cũng là dịp nghỉ dưỡng, thư giãn và tìm hiểu thiên nhiên vùng vườn Quốc gia Ba Vì từ độ cao 50m đến 1288m. Chuyến tham quan này còn được kết hợp để khách thưởng thức những sản phẩm làm từ sữa bò vốn nổi tiếng trong vùng v.v…
Việc lựa chọn các chủ đề cho chuyến du lịch tổng hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong các đối tượng tham quan giữ vai trò quan trọng nhất.
Nếu mục đích của chuyến tham quan du lịch nhằm giúp khách tìm hiểu một lĩnh vực nào đó, mang tính chuyên sâu và cũng hạn hẹp hơn, khách du lịch chỉ quan tâm tới lĩnh vực mà vì nó họ tham gia vào chuyến tham quan. Chẳng hạn: một số cựu chiến binh muốn thăm lại chiến trường xưa ở một vùng nào đó; các nhà khoa học muốn có chuyến tham quan du lịch để tìm hiểu sâu hơn về một hiện tượng văn hoá, hiện tượng tự nhiên, tổ chức thanh niên phụ nữ hay nghiệp đoàn muốn tìm hiều về một mô hình kinh tế – xã hội điển hình… theo đó, chuyến tham quan này được gọi là tham quan du lịch chuyên đề.
Việc lựa chọn chuyến tham quan du lịch chủ yếu nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định của khách. Hướng dẫn viên du lịch cần căn cứ vào đó để tổ chức hướng dẫn cho hiệu quả nhất.
b. Cơ cấu thành phần của khách du lịch
Dựa vào lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch… của khách du lịch, hướng dẫn viên xác định đựơc loại hình tham quan du lịch cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của từng loại khách nhất định. Chẳng hạn: đoàn khách là sinh viên của một trường đại học nào đó khi tham quan du lịch thường hướng tới những điều mới lạ, mong muốn khám phá những hoạt động sôi nổi hơn, cần quan sát đối tượng tham quan và tự lý giải nhiều hơn so với đoàn khách là những công nhân. Đoàn khách là người Châu Âu có những đặc điểm tính cách, tâm lý khác người châu Á… cũng là những yếu tố để hướng dẫn viên tổ chức tham quan du lịch cho khách chu đáo.
c. Phương tiện di chuyển
Một chuyến tham quan đi bộ có những yêu cầu hướng dẫn khác với chuyến tham quan mà khách được di chuyển trên các phương tiện như ô tô, xe lửa, máy bay, tàu thuỷ… Căn cứ vào phương tiện di chuyển, hướng dẫn viên lựa chọn đối tượng tham quan và chuẩn bị bài thuyết minh cho phù hợp. Việc thực hiện loại hình tham quan du lịch bằng đi bộ thường dành cho tham quan thành phố (city tour) hoặc ở những điểm du lịch có nhiều đối tượng tham quan mà phương tiện di chuyển không sử dụng được (trong thung lũng, trong rừng, trong làng bản…). Loại hình tham quan này hướng dẫn viên dễ dàng hơn trong hướng dẫn khách như điều chỉnh nhịp độ di chuyển, thời gian tham quan, điều kiện xem xét các đối tượng tham quan…
Loại hình tham quan du lịch trên phương tiện di chuyển thường được thực hiện nhiều trong thực tế, đặc biệt là bằng ô tô. Hướng dẫn viên cần chuẩn bị cả việc thuyết minh trên phương tiện và chỉ dẫn quan sát, thuyết minh về các đối tượng tham quan tại các điểm dừng.
Ngoài cách phân loại này, người ta còn phân loại thành các chuyến tham quan, chuyến tham quan du lịch làng quê, tham quan du lịch làng nghề, tham quan du lịch thể thao.

Cau 53: Khai niem huong dan du lich:
Hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch,
thông qua các hướng dẫn viên và những người có liên quan để đón tiếp,
phục vụ, hướng dẫn khách du lịch thực hiện các dịch vụ theo các chương
trình được thoả thuận và giúp đỡ khách giải quyết những vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện chuyến du lịch.

54. Trình bày các hoạt động chủ yếu của hoạt động hướng dẫn du lịch?

– Tổ chức đón tiễn, ăn nghỉ, tham quan cho khách

– Cung cấp thông tin

– theo dõi, kiểm tra việc phục vụ khách của các cơ sở kinh doanh du lịch

– Là cầu nối giữa cơ sở kinh doanh du lịch và khách du lịch

55. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch?

Là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng những yêu cầu đc thỏa mãn của khách và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giúp đỡ khách giải quyết những vấn đề phát sinh trong du lịch

56. Phân biệt khái niệm hướng dẫn du lịch và hướng dẫn viên du lịch

Xem câu 53+55

60=94. Phân tích đặc điểm lao động của hướng dẫn viên du lịch

– Thời gian lao động ko cố định, khó định mức, đôi khi xảy ra vào những thời điểm bất ngờ nhất (khách, môi trường, khí hậu ảnh hưởng)

– Khối lượng công việc nhiều, đa dạng, phức tạp

– Tính chất công việc xét về mặt lâu dài tương ddooid lặp lại dễ gây nhàm chán trong trường hợp những tour, tuyến, nguồn khách quen thuộc => trạng thái tâm lý của HDV phải vững vàng, ổn định

61. Phân tích những kiến thức cơ bản cần có ở hướng dẫn viên du lịch?

– Đảm bảo việc thực hiện lịch trình 1 cách suôn sẻ

– Việc cung cấp thông tin : cung cấp thông tin j? Ở đâu? Ntn?

– Đảm bảo quyền lợi của đoàn và các thông tin có liên quan đến những j bao gồm trong chương trình

62. Phân tích những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cần có ở hướng dẫn viên du lịch

– Chuyên môn:

+ Rộng: là tất cả các loại kiến thức trong đời sống: XH, lịch sử, tâm lý…

+ Sâu: kiến thức về điểm đến, tuyến điểm, khách hanhgf, chương trình du lịch, sản phẩm du lịch…

– Nghiệp vụ: kĩ năng, nghiệp vụ điều hành…

– Ngoại ngữ: cần thiết

63. Để công tác hướng dẫn du lịch có hiệu quả, hướng dẫn viên cần trau dồi những phong cách gì?

– Phải rèn luyện phong cách nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo để tạo ấn tượng cho khách yên tâm, thoải mái, hứng khởi

– Thái độ cởi mở lịch thiệp trong giao tiếp

– Luôn giữ điềm tĩnh, tránh bày tỏ suy nghĩ tức thời của mình trc khách

64. Để công tác hướng dẫn du lịch có hiệu quả, hướng dẫn viên cần trau dồi những đức tính gì?

– Chín chắn và đúng kế hoạch (rất cần thiết)

– Chân thành, thật thà phải kèm theo tế nhị.

– Lạc quan, vui vẻ, khôi hài

– Nhiệt tình, kiên nhẫn, trung thực, thật thà

76. Nêu những công việc cần làm của hướng dẫn viên du lịch khi tổ chức tham quan du lịch cho khách?

– Đón khách tại sân bay

– Làm quen vs khách

– Hỗ trợ thủ tục đăng kí và trả buồng khách sạn (check in; check out)

– Hỗ trợ thu xếp dịc vụ ăn uống

– Thuyết minh:

+ Thuyết minh trên xe

+ Thuyết minh tại điểm du lịch

+ Bàn giao cho thuyết minh viên tại điểm

– Đưa khách tham quan mua sắm

– Xử lý tình huống

– Tiễn khách

– Hỗ trợ khách tại sân bay: ktra hành lý, thủ tục chuyến bay

92.  Phân loại hướng dẫn viên du lịch.

– Chuyên nghiệp ( có thể, đc ký hợp đồng)

– HDV tại điểm (thuyết minh viên)

– HDV thành phố

– HDV ko chuyên

98.  Những phong cách và đức tính cần thiết của hướng dẫn viên du lịch?

Xem lại 63+64

99.  Kiến thức chuyên môn và kiến thức nghiệp vụ cơ bản cần có ở hướng dẫn viên du lịch là gì?

Xem lại 61+62

108. Các công việc chuẩn bị cho một tour của hướng dẫn viên du lịch?

(chi tiết xem lại  chuyên đề 3: chuẩn bị cho 1 tour du lịch, cô Hương Lan dạy)

– Nghiên cứu kế hoạc thực hiện chương trình

– Tìm hiểu thông tin về khách hàng

– Chuẩn bị các điều kiện phục vụ

– Thu thập thông tin điểm đến

– Chuẩn bị cá nhân

– Chuẩn bị hành chính và tài chính

– Tính toán các tác động ngoại cảnh