Phương pháp lập dàn ý văn miêu tả

Câu hỏi: Cách lập dàn ý cho bài văn tả cảnh

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.

- Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?

2. Thân bài:Tả những nét nổi bật của cảnh vật.

a] Tả bao quát toàn cảnh:

-Tả những nét chung.

b] Tả chi tiết:

- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

- Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:

+ Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.

+ Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.

+ Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.

3. Kết bài:Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.

Ngoài ra, cùng Top lời giải khám phá một số bài văn tả cảnh đặc sắc nhất

1. Khái niệm văn miêu tả

Văn miêu tả là loại văn dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc, thế giới nội tâm nhân vật - mà mình quan sát được, cảm nhận được.

2.Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả

- Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.

- Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.

- Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

3. Phương pháp tả cảnh

- Xác định đối tượng miêu tả.

- Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.

- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

4. Một số bài văn mẫu tả cảnh hay nhất

Tả cảnh đẹp quê em

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.

Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.

Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.

Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.

Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá dăm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.

Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.

Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.

Tả cảnh đường phố vào buổi sáng

Một buổi sáng chủ nhật, em được bố mẹ dẫn đi chơi ở phố đi bộ Hồ Gươm trong thủ đô Hà Nội. Đó chính là một trong những nơi em yêu thích và có những trải nghiệm đẹp nhất.

Phố đi bộ ngày mới sáng sớm đã đông đúc người qua lại, vì hôm nay là cuối tuần. Điều thú vị ở đây đó chính là không có khói bụi, ô nhiễm, không có tiếng còi xe inh ỏi. Ở đây có những thanh chắn ngăn cho các phương tiện giao thông vào. Bạn muốn vào, chỉ có thể đi bộ bằng chính đôi chân của mình.

Có nhiều con đường để đi vào trung tâm của con phố. Ở đó, có một đài phun nước rất đẹp. Nước chảy ra từ những chiếc vòi, phun lên trên thật đẹp và thú vị. Xung quanh đây có những quán cà phê, các điểm tụ tập và ăn uống rất phù hợp. Nhưng điểm làm nên điều thú vị ở đây chính là con người. Phố đi bộ là hoạt động dành cho những người tham gia. Mặc dù mới là buổi sáng nhưng không vì thế mà mất đi sự náo nhiệt và sôi động của nó.

Không khí buổi sáng mùa thu thật dễ chịu với những tia nắng nhẹ nhàng và làn gió mơn man, sẽ lạnh. Những con đường đi đều đông đúc người. Mọi người, ai cũng đi với những người khác. Em thấy có nhiều gia đình giống em, có những anh chị đi cùng nhau. Tất cả mọi người đều nói chuyện và cười đùa rất vui vẻ. Hẳn rồi, vì đây chính là nơi vui chơi giải trí mà. Các bạn nhỏ đang cười rất tươi, tay cảm que kem, háo hức tham gia các trò chơi. Những trò chơi ở đây rất thú vị mà ở khi ở nhà, những bạn thành phố không biết đến. Những trò ô ăn quan với những viên sỏi, trò kéo co thu hút rất nhiều bạn. Những con tò he đủ sắc màu và hình dáng không chỉ làm cho chúng em mà cả bố mẹ cũng thấy rất thần kì. Những người lớn cũng chơi với trẻ con rất vui vẻ và hạnh phúc.

Tả cơn mưa ngày hè

Mùa hè, mùa của những chú ve trong khóm phượng hồng, mùa của những chú bé thích chạy nhong nhong ngoài đường và cũng là mùa của những cơn mưa rào chợt đến, chợt đi.

Em đang cùng tụi bạn thong thả dạo bước trên con đường nhựa bóng loáng quê em vừa mới được tôn tạo lại. Bầu trời trong xanh lồng lộng thỉnh thoảng một vài đám mây bồng bềnh trôi giữa tầng không. Có lẽ chúng cũng đang đi dạo mát như chúng em. Hai bên đường hàng me xanh một màu xanh ngọt mắt, treo lưng lửng những chùm me non vừa kết trái. Gió vẫn rì rào thổi làm cho cái nóng của buổi chiều hè như dịu hẳn xuống một ít. Nhưng có ai ngờ chỉ một loáng sau, những đám mây trắng như bông vội vã kéo nhau chạy về hướng Tây. Trời bắt đầu nổi gió mạnh. Những đám mây đen từ đằng đông ùn ùn kéo đến. Bầu trời như sẫm lại. Mây dày đặc hơn, quánh lại với nhau và như hạ thấp xuống. Rồi đột nhiên: rào rào... Mưa đá đổ xuống. Muôn vàn những hạt mưa to, nhỏ thi nhau rớt xuống.

Những hạt mưa trong veo như thủy tinh, mát rượi. Gió thổi càng lúc càng mạnh, cây cối hai bên đường cúi xuống. Xe cộ trên đường như vắng hẳn. Tụi nhỏ trong xóm gọi nhau í ới ra tắm mưa. Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Tụi nhỏ chúng tôi ngồi trong một cái quán hoang bên lề đường nhìn mưa rơi. Mưa vẫn thi nhau rơi xuống mái tôn nghe ầm ầm như những chầu trống đội rồi ào ào đổ xuống lề đường. Tôi đưa bàn tay ra hứng mưa. Mát quá, những hạt mưa mát rượi cả lòng bàn tay. Bất chợt tôi nhớ về quá khứ cách đây một năm. Tôi có nhỏ bạn tên Hưng.

Mỗi khi có mưa, chúng tôi kéo nhau ra tắm mặc cho người đang nhầy nhụa mồ hôi. Thế rồi về nhà bị cảm, bị ba mẹ la mắng. Bây giờ Hưng đã theo gia đình về thành phố, không biết mỗi năm khi nhìn trời mưa Hưng có nhớ đến tôi không? Đang miên man hồi tưởng về quá khứ thì mưa đã tạnh tự bao giờ. Bầu trời lại ráo hoảnh, trong xanh và cao lồng lộng như mấy chục phút trước đây. Mưa đã dứt rồi mà tôi vẫn còn bâng khuâng mãi.

Mưa ơi! Mưa đã làm dịu mát tâm hồn tôi, dịu mát cả vạn vật ở thế gian này và cho tôi những giây phút êm đềm sống lại với những kỉ niệm đẹp về một người bạn cùng học. Cám ơn mưa rào mùa hạ!

Suốt mấy tháng nay, trời nắng như đổ lửa nên cây cối khô héo cả. Thời tiết oi bức, ngột ngạt thật là khó chịu. Mọi người khao khát, chờ đợi một trận mưa rào.

I.  THỰC TRẠNG:

- Đa số HS tiểu học năng lực làm một bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Lỗi lớn nhất là các em chưa biết sắp xếp các ý cho logic; kế đó là các lỗi: câu văn thiếu hình ảnh, cảm xúc; chưa biết dùng những biện pháp nghệ thuật đã học [so sánh, nhân hóa] để ứng dụng trong văn viết; còn thiên về văn nói nhiều. Đó là chưa kể đến lỗi chính tả, cách trình bày các phần trong một bài văn sao cho đúng và đẹp.

- Đặc biệt đối với lớp 4, lớp 5, việc tìm ý, lập dàn ý trước khi làm một bài tập làm văn cần sự tư duy kĩ lưỡng, tốn nhiều thời gian để tìm ý và sắp xếp các ý. Vì vậy, học sinh gặp không ít khó khăn khi thực hiện dẫn đến chán nản và “sợ” phân môn Tập làm văn. Có HS viết văn chỉ liệt kê, câu văn thiếu hình ảnh và cảm xúc.

Từ kết quả nêu trên, tôi nhận thấy phải tìm ra phương pháp dạy - học tốt nhất để giúp các em khắc phục và hạn chế được những lỗi sai khi làm một bài văn miêu tả.

II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

  1. Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý:

a. Tìm hiểu đề: Muốn tìm hiểu đề bài, HS cần đọc kĩ đề, phân  tích đề bằng cách trả lời các câu hỏi của GV.

b. Tìm ý: với thể loại văn miêu tả, quan sát là cơ sở chủ yếu để tìm ý. GV đặt câu hỏi kết hợp hướng dẫn HS quan sát theo các hình thức tổ chức dạy-học đa dạng.

c. Lập dàn ý: HS phải tiến hành lựa chọn, sắp xếp thành hệ thống các ý, đưa chúng vào những phần khác nhau của một dàn bài cụ thể.

2. Phối hợp hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong bước tìm ý và lập dàn ý Tập làm văn:

Có rất nhiều phương pháp hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý như: Phương pháp đàm thoại; tổ chức trò chơi; quan sát; hoạt động nhóm; đóng vai; tham quan môi trường thực tế.

 Việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như: sơ đồ tư duy, trình bày 1 phút, chúng em biết 3, … đã thực sự phát huy tác dụng tốt, tạo hiệu quả thiết thực trong tiết dạy tập làm văn.

2.1. Áp dụng Kĩ thuật sơ đồ tư duy trong bước tìm ý và lập dàn ý

   2.1.1. Cách tiến hành:

          - Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy là cách thức GV tổ chức cho HS suy nghĩ một cách chủ động và sáng tạo thông qua hệ thống câu hỏi, khung chủ đề, tình huống, phiếu bài tập,… dưới nhiều hình thức khác nhau [bông hoa, vòi bạch tuộc, mô hình, cây sự kiện,…].

          - Sau khi cho HS đọc kĩ đề, GV sẽ cho những câu hỏi khơi gợi nhằm giúp HS nắm rõ các yêu cầu của đề bài.

- Kết hợp cho HS quan sát tranh ảnh hay gợi ra các vấn đề có liên quan nhằm hướng HS vào đề tài.

- GV xây dựng khung mạng trên bảng đồng thời đặt ra các câu hỏi gợi mở. HS làm việc theo nhóm để hoàn thành sơ đồ mạng trong phiều giao việc bằng cách ghi lại các ý dưới dạng từ, cụm từ, xung quanh khung chủ đề. Qua đó, các ý cho bài văn được hình thành.

          - Các nhóm sẽ trình bày kết quả nhóm mình, nhóm khác bổ sung.

- Với các ý đã tìm được, các nhóm thảo luận đánh số thứ tự, thông qua việc làm đó các em lập được dàn ý cho bài văn.

- GV gọi vài nhóm trình bày thứ tự các ý mình đã sắp xếp, các nhóm khác trao đổi bổ sung.

- GV nhận xét và sắp xếp các thẻ từ lên bảng theo một trình tự hợp lý tạo nên dàn bài chung cho đề văn.

          - Từ dàn bài hình thành, mỗi HS sẽ triển khai các ý cho riêng mình và trình bày trước nhóm rồi trước lớp. Ý kiến của các em sẽ được em khác bổ sung và hoàn thiện. Qua đó, câu văn của các em sẽ trau chuốt hơn, có hình ảnh nghệ thuật hơn, ít sai lỗi dùng từ, đặt câu.

          - GV nhận xét.

            2.1.2. Ví dụ: Ôn tập về tả con vật lớp 5 [tuần 30]

             * Hoạt động tìm ý:

          - Mục tiêu: HS liệt kê được các bộ phận chính và hoạt động của con vật và tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận, hoạt động của con vật đó.

          - Đồ dùng dạy học:

            GV chuẩn bị thật chu đáo khung sơ đồ tư duy, thẻ từ dùng để làm sơ đồ mạng.

            Phiếu bài tập.

          - Các hoạt động:

            Từ hoạt động tìm ý và sắp xếp các ý mà HS đã làm trong đoạn văn mẫu “Chim họa mi hót” của SGK, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 với phiếu bài tập với nội dung sau:

            + Hãy liệt kê các bộ phận chính của con vật, hoạt động của con vật và tìm những từ ngữ thường dùng để miêu tả đặc điểm của hình dáng và hoạt động và trình bày theo sơ đồ mạng.

+ Sau đó yêu cầu 1à 2 nhóm HS nhanh nhất lên trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung và cho ra một mạng lưới các ý:

GV dùng thẻ từ biểu diễn sơ đồ tư duy

Sau đó, GV yêu cầu mỗi em làm một sơ đồ tư duy về con vật em định tả.

   * Hoạt động lập dàn ý:

- Mục tiêu: HS đánh số thứ tự các ý đã tìm được

- Triển khai hoạt động:

            + Yêu cầu HS tự đánh số thứ tự vào các ý làm thành một dàn ý cho riêng mình.

            + GV mời vài em lên trình bày. GV và HS cả lớp nhận xét, đồng thời đưa ra cách đánh số thứ tự các ý một cách hợp lí nhất

            + Trong khi HS làm, GV bao quát lớp và chú ý hướng dẫn các em HS trung bình và yếu

            + GV tổ chức hoạt động sau: HS diễn đạt các ý đã trình bày trên sơ đồ mạng. Mỗi HS  trình  bày theo thứ tự các ý đã lập sao cho cách miêu tả thật hay, thật sinh động. Hình dáng và hoạt động của con vật hiện lên một cách chân thật, lôi cuốn, tự nhiên.

            Ví dụ: Từng HS diễn đạt câu văn tả đôi mắt của con mèo:

            + Con mèo Mi-mi có đôi mắt sáng và nhanh nhẹn.

            + Đôi mắt của Mi-mi tròn và sáng như hai hòn bi ve.

            + Chú mèo Mi-mi có cặp mắt tròn xoe và tinh nhanh lạ kì.

            GV sửa lỗi cho HS, HS bổ sung và rút kinh nghiệm, học hỏi câu văn hay của bạn để tiến hành làm bài viết cho tốt hơn.

             * Lưu ý: Đối với HS chưa hoàn thành, GV kịp thời tác động và giúp đỡ các em. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em, không bác bỏ làm các em mất tin tưởng vào bản thân mà chỉ sửa sai nhẹ nhàng. Có thái độ thân thiện, cởi mở với các em. Khuyến khích các em động não và suy nghĩ để tìm ý. Tạo điều kiện cho HS khá-giỏi giúp đỡ các em. GV kịp thời khen ngợi động viên nếu các em tìm được ý để các em hứng khởi trong học tập. GV phải chuẩn bị đồ dùng trực quan kĩ lưỡng và đầy đủ để  khắc sâu kiến thức cho HS.

       2.1.3. Tác dụng của sơ đồ tư duy trong dạy học tập làm văn:

            Phương pháp này hướng đến việc cá thể hóa hoạt động của HS. Thông qua những gợi ý trực quan trên bảng được trình bày theo hệ thống sơ đồ tư duy, HS được gợi ý nhiều ý tưởng cho vấn đề cần giải quyết.

            Với cách tổ chức phong phú, đa dạng HS không thấy nhàm chán, nặng nề trong việc học. Trái lại, tư duy của các em được kích thích, được dẫn dắt đi đến nảy sinh nhiều ý một cách tự nhiên, nhẹ nhàng cũng như dễ dàng tạo lập dàn ý từ các ý thu thập được.

            2.2. Áp dụng các kĩ thuật dạy học khác:

            - Động não: được sử dụng nhiều nhất trong bước tìm ý nhằm giúp HS trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng về một mảng nội dung cụ thể [ tả hình dáng, hoạt động, ...]. Các em được khích lệ cổ vũ tham gia tích cực, không hạn chế các ý tưởng [nhằm tạo ra một cơn lốc về ý tưởng]. GV liệt kê,  phân loại , tổng hợp các ý kiến của HS và rút ra kết luận.

            - Phòng tranh: được sử dụng cho hoạt động nhóm. Các nhóm phác họa những ý tưởng về việc tìm ý hoặc lập dàn ý bằng lời hoặc sơ đồ tư duy. Sau đó treo lên tường xung quanh lớp. HS đi xem triển lãm và nêu ý kiến bình luận, bổ sung. Cuối cùng GV tổng hợp, kết luận.

            - Chúng em biết 3: có thể sử dụng vào cuối tiết học. Ví dụ: Để viết tốt đoạn văn tả ngôi trường, em cần lưu ý những gì? Sau khi thảo luận trong nhóm 3 người, đại diện nhóm sẽ nêu ra 3 điều cần lưu ý để trình bày trước lớp. 

            - Trình bày 1 phút: có thể sử dụng vào cuối tiết học nhằm tạo cơ hội cho các em tổng kết lại các kiến thức đã học và đặt câu hỏi về những điều còn băn khoăn thắc mắc.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Qua việc thực hiện những phương pháp, KT dạy học tích cực trên, đặc biệt là KT dạy học sơ đồ tư duy, HS đã chủ động, tích cực hơn khi học phân môn tập làm văn, thậm chí còn giúp các em tiếp thu nhanh hơn, có logic hơn ở những môn học khác.

Các bài dàn ý và bài văn của HS có ý phong phú hơn, sinh động hơn. Các ý trong một bài văn được HS sắp xếp có logic, không bỏ sót ý; câu văn có hình ảnh có cảm xúc, HS biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm bài văn của mình hay hơn. HS còn chậm cũng biết cách sắp xếp ý, quy trình miêu tả, các ý gãy gọn, làm bài có thứ tự và trình bày đẹp mắt hơn.

Trên đây là kinh nghiệm của bản thân được vận dụng giảng dạy hàng ngày. Tôi mong muốn rằng, thông qua các hoạt động, GV không những chỉ rèn luyện cho các em biết tìm ý, phát triển ý, lập dàn ý và cách diễn đạt ngôn ngữ; mà thông qua đó còn giáo dục các em giao tiếp bằng ngôn ngữ có văn hóa để nhân cách của các em được phát triển và dần hoàn thiện.

                                                                                           Giáo viên thực hiện

         HỒ THỊ QUỲNH

Video liên quan

Chủ Đề