Phương pháp quan sát trong dạy học mĩ thuật ở Tiểu học

Câu 1: Vị trí, mục tiêu và quan điểm chương trình môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học.
Gợi ý trả lời: 

Vị trí:

- Dạy học ở trường THCS là dạy học sinh nhận biết cái đẹp, tập tạo ra sản phẩm có tính chất thẩm mỹ và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, góp phần xây dựng xã hội phát triển văn minh.

- Môn Mỹ thuật ở trường THCS tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với cái đẹp về đường nét, hình khối, màu sắc,... của thiên nhiên và đời sống con người. Môn Mỹ thuật còn hình thành ở học sinh năng lực quan sát, phân tích phát triển khả năng tư duy trìu tượng, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và hỗ trợ các môn học khác, góp phầmn xây dựng con người lao động mới phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Dạy học Mỹ thuật ở trường THCS có hệ thống sẽ thận lợi cho giáo dục thẩm mỹ, giáo dục Nghệ thuật truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.


Môn Mỹ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh

Muc tiêu: 

1. Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là nhiệm vụ chính của  môn học mỹ thuật.

2. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức mỹ thuật phổ thông, giúp các em hiểu biết về cái đẹp và hoàn thành các bài tập của chương trình. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt hơn các môn học khác, góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội.

3. Rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất người lao động mới.

4. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của mỹ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền mỹ thuật đó.

          5. Tạo điều kiện cho những học sinh có khả năng, có nhu cầu tiếp tục học ở các ngành mỹ thuật và các ngành có liên quan như: Kiến trúc, xây dựng, thời trang và sư phạm mỹ thuật.

Quan điểm: 

- Giáo dục thẩm mỹ là nhiệm vụ chính của dạy và học MT

- Coi trọng giờ thực hành (số giờ lý thuyết ngắn, chất lượng) 

- Cung cấp kiến thức mỹ thuật phổ thông, chú ý khai thác thêm tư liệu địa phương.

- Phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.

- Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.                              

Câu 2: Nội dung chương trình Mỹ thuật tiểu học?
Gợi ý trả lời:  Vẽ theo mẫu : * Nhiệm vụ : Dạy cho học sinh biết cách quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp để nắm được đặc điểm, cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc, chất liệu của đồ vật và biết thể hiện sự quan sát đối tượng trên tờ giấy vẽ. Quá trình thực hành giúp cho học sinh nắm được những nét tiêu biểu của đồ vật, gíup trí nhớ được bền vững, góp phần phát triển trí tuệ cho học sinh. Nói cách khác vẽ theo mẫu có nhiệm vụ rèn luyện tri giác thị giác và khả năng thể hiện đối tượng vẽ cho học sinh. * Nội dung : - Rèn luyện nề nếp học vẽ như cách ngồi vẽ, cách cầm bút, cách sử dụng màu, cách trình bày hình vẽ lên trên trang giấy….  luôn được quán triệt từ lớp 1 đến lớp 5. Giai đoạn 1 : Các em học vẽ các đường nét cơ bản và các đồ vật đơn giản có chiều dày không đáng kể. Mẫu vẽ được đặt ở tư thế trực diện ngang tầm mắt (nhìn thấy chiều cao và chiều ngang của mình, chưa yêu cầu vẽ phối cảnh) Giai đoạn 2 : Chủ yếu các đồ vật đơn giản nhưng yêu cầu thể hiện cao hơn. Đã có yêu cầu vẽ phối cảnh và thể hiện sáng tối (đậm nhạt). Mẫu vẽ đặt chếch, dưới tầm mắt nhìn thấy 3 chiều của đồ vật : chiều cao, chiều ngang, chiều sâu. Vẽ trang trí : * Nhiệm vụ : Làm cho học sinh nắm được các yếu tố tạo nên vẽ đẹp của trang trí (hoạ tiết, hình mảng màu sắc, bố cục). Biết cảm thụ vẽ đẹp của nghệ thuật trang trí qua nhịp điệu  của đường nét và họa tiết, qua sự phong phú của hình mảng, sự cân đối của bố cục và sự hài hoà của màu sắc. Dạy cho học sinh cách sáng tạo trang trí (đơn giản) để các em có thể tạo ra một số sản phẩm trang trí phục vụ cho học tập và sinh hoạt (trang trí sách vở, góc học tập, nhãn vở, bích báo) học trang trí, thị hiếu thẩm mỹ được giáo dục và phát triển. * Nội dung: Giai đoạn 1 : Học sinh tập sử dụng thước kẻ, bút chì, để vẽ các đường nét cơ bản, vẽ các hình, kẻ các đường chéo, vẽ hoa lá đơn giản. Tập chép một số mẫu đơn giản để làm quen đường nét, nhịp điệu, bố cục trang trí và bước đầu tập trang trí đường diềm, hình vuông, hình tròn. Tập gọi đúng tên các màu cơ bản và tập tô màu. Giai đoạn 2 : Các em tập sáng tạo hoa tiết, tập trang trí một số mẫu đơn giản (đường diềm, hình vuông, hình tròn). Tập gọi tên các màu có trong hộp, tập pha màu, tập kẻ chữ.

Vẽ tranh 

* Nhiệm vụ : Dạy cho học sinh biết cách thể hiện sự suy nghĩ của mình về một đề tài bằng ngôn ngữ hội hoạ (hình vẽ, màu sắc, bố cục). Bồi dưỡng cho các em khả năng nhận thúc tác phẩm nghệ thuật, nâng cao trình độ thẩm mỹ.

* Nội dung :

Giai đoạn 1 : Học sinh vẽ những đề tài gần gũi, đơn giản đối với các em. Chưa yêu cầu các em sắp xếp hình vẽ theo những nguyên tắc bố cục, chỉ cần các em "liệt kê" một số hình vẽ phù hợp với đề tài, màu sắc vẽ theo tình cảm của các em.

Giai đoạn 2 : Học sinh vẫn vẽ các đề tài đơn giản, gần gũi và có thêm một vài bài minh hoạ một ý truyện mà các em thích. Bước đầu dạy cho các em cách sắp xếp bố cục tranh: mảng trọng tâm (mảng chính)và các mảng khác (mảng phụ).Về không gian: người, cảnh vật ở gần thì vẽ to hơn người, cảnh vật ở phía xa. Về màu sắc dùng màu làm nổi trọng tâm (mảng chính) ở gần tô màu sáng, đậm. ở xa tô màu nhạt dần, biết sử dụng màu tối để diễn tả không gian.

Thường thức Mỹ thuật 

+ Nhiệm vụ: Học sinh biết phân tích, tìm hiểu nội dung của tác phẩm và hình thức thể hiện bố cục, màu sắc, hình tượng nghệ thuật để bồi dưỡng dần năng lực cảm thụ nghệ thuật cho các em.

+ Nội dung: Giờ thường thức mỹ thuật  được bố trí từ lớp 1 đến lớp 5,. Giáo viên cần nắm vững được yêu cầu của chương trình để sưu tầm những tranh có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh và đảm bảo về nội dung và hình thức nghệ thuật.

Câu 3: Các phương pháp dạy môn mỹ thuật ở trường tiểu học.
Gợi ý trả lời: 
2.1. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được thể hiện qua cách giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nhìn, cách ngắm đối tượng với mục đích nhất định để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đối tượng, …

a) Quan sát từ bao quát đến chi tiết: (từ cái chung đến cái riêng) Cụ thể là:


- Tìm vị trí nhìn để đối tượng có hình dáng bề ngoài (Hình khối, đậm nhạt) đẹp. Từ đó người vẽ sẽ có ý định bố cục cho bài vẽ của mình (đặt hình vẽ trong trang giấy thế nàp? Dọc hay ngang..)
- Nhìn vào toàn bộ bài vẽ để thấy được bố cục chung: sáp xếp hình mảng, xác định mảng chính mảng phụ, khoảng trống Tìm màu sắc chung của toàn bài và màu trọng tâm, không nhìn chi tiết vào hình vẽ hay riêng một màu sắc nào.
b) Quan sát các chi tiết, bộ phận và đối chiếu so sánh với tổng quát (từ cái chung đến cái riêng) để nhận thức sâu sắc hon vẽ được đúng hơn. Trong quá trình vẽ, mối quan hệ riêng – chung này luôn tương tác với nhau, Thí dụ:
- Ở vẽ theo mẫu: Vẽ khung hình trước rồi mới tìm tỉ lệ bộ phận; sau đó khi vẽ chi tiết lại phải đối chiếu so sánh với khung hình hay vạch mảng đậm nhạt, vẽ sơ bộk đậm nhạt trước, nhưng khi vẽ đậm nhạt ở chi tiết vẫn phải nhìn đậm nhạt chung của các mảng lớn
- Ở vẽ trang trí, vẽ đề tài, tập nặn, tạo dáng: vẽ các mảng lớn, nhỏ (bố cục) và lên đậm nhạt trước, sau mới tìm hoạ tiết hay vẽ hình cho phù hợp với các mảng. Khi vẽ màu cũng phải tuân theo độ đậm nhạt lớn đã tạo nên từ bố cục ban đầu còn khi vẽ chi tiết luôn nhìn bố cụ chung (toàn thể) để điều chỉnh.
c) Quan sát đồng thời phân tích, so sánh để có nhận xét đúng về đối tượng. Khi vẽ ta, thường so sánh:
- Theo chiều ngang – thường dùng quê đo
- Theo chiều dọc – thường dùng dây dọi
- So sánh đậm nhạt – thường nheo mắt để so sánh
- So sánh chiều ngang và chiều dọc là để biết đựoc độ cao thấp, rộng hẹp, lồi lõm, thẳng đứng hay nghiêng… Còn so sánh đậm nhạt là để lấy chỗ sáng, tối của đối tượng để diễn tả chiều sâu (Không gian) của tranh. Tất cả những điều rút ra khi so sánh chỉ là sự ước lượng của người vẽ một cách tương đối, không yêu cầu chính xá 100% nhưnmg người vẽ phải vẫn quan sát kỹ đối tượng thì mới có được những nhận xét `tương đối chuẩ xác. nếu ước lượng vội vàng thì hình vẽ dễ bị sai, sửa đi sửa lại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài vẽ

- So sánh phải có “chuẩn” chẳng hạn tìm tỉ lệ các bộ phận phải lấy chiều ngang hay chiều cao khung hình làm chuẩn, tìm đậm nhạt thì lấy độ đậm nhất để tìm ra độ đậm vừa và độ nhạt


- So sánh giữa các bộ phận, chi tiết với nhau: Hình mảng ở gần nhau thường hay có kích cỡ tương đương sẽ giúp cho người vẽ nhận xét đúng hơn trong khi vẽ, quá trình quan sát luôn luôn được vận hành như sau:
Quan sát để ghi nhận những điều đã thấy ở đối tượng, sau đó khi thể hiện (vẽ) hoạ sĩ vẽ bằng cách nhớ lại những gì đã ghi nhận. Nừu thấy nghi ngờ những điều gì đó là chưa chuẩn xác, người vẽ lại phải quan sát đối tượng để kiểm tra hay tiếp tục quan sát để phát hiện những đặc điểm khác của đối tượng rồi ghi lại ghi nhận và vẽ tiếp. Lưu ý: Có thể vận dụng phương pháp quan sát như sau:  Cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát cho học sinh.  Hướng dẫn học sinh quan sát có trọng tâm, cần nêu được đặc điểm của mỗi bài.  Hướng dẫn cho học sinh cách quan sát đối tượng:

- Quan sát từ bao quát đến chi tiết.


- Quan sát cần đối chiếu, so sánh để rút ra nhận xét đúng, khách quan.
2.2. Phương pháp trực quan: Phương pháp trực quan được thể hiện qua cách giáo viên trình bày nội dung, kiến thức của bài học qua vật thật, hình tượng hay hình ảnh nhằm giúp học sinh hiểu bài được dễ dàng và vững chắc hơn. 1. Chuẩn bị đồ dùng trực quan: Đồ dùng trực quan của môn mỹ thuật thường là mẫu vẽ (các đồ vật, dụng cụ trong sinh hoạt, mô hình các khối hình học, hoa quả thực ...) tranh ảnh: (Các phiên bản tranh nghệ thuật, các bức vẽ minh hoạ của giáo viên, tranh của học sinh, thiếu nhi...) Các hình vẽ minh hoạ (bộ đồ dùng dạy học). Môn mỹ thuật, ngoài nhiệm vụ cung cấp những tri thức bộ môn và rèn luyện kỹ năng, nó có nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó đồ dùng giảng dạy cần phải đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo nên không khí học tập, làm cho các em yêu thích vật mẫu bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của mẫu làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mỹ cho các em. Vì thế đồ dùng học tập mỹ thuật cần chuẩn bị chu đáo, đẹp, sạch theo yêu cầu của giờ học. Tranh minh hoạ cần được vẽ to vừa phải để học sinh có thể nhìn rõ được (nhất là học sinh ở cuối lớp) màu sắc phải tươi vui sáng sủa. 2. Trình bày đồ dùng trực quan: Có thể vận dụng phương pháp trực quan như sau: - Trình bày đồ dùng dạy - học (ĐDDH) phải khoa học, đúng lúc, rõ ràng, phù hợp với nội dung; giới thiệu hay cất ĐDDH phải hợp lí, có thể:  Giới thiệu xong từng đơn vị kiến thức nên cất đi vì một số học sinh thường rập khuôn, sao chép lại mẫu.  Lời giới thiệu nội dung hoặc các câu hỏi gợi ý học sinh suy nghĩ của giáo viên phải ăn khớp cùng thời điểm với sự xuất hiện ĐDDH.  Giáo viên cần chỉ vào những nơi cần thiết ở ĐDDH để nhấn mạnh trọng tâm của bài …. Không để học sinh bị các chi tiết lôi cuốn mà không tập trung vào những điểm chính. - Không lạm dụng quá nhiều ĐDDH hoặc kéo dài thời gian làm cho học sinh dễ phân tán chú ý. - Cho học sinh vận dụng nhiều giác quan (nghe, nhìn, ngửi, sờ, …). - Trình bày bảng: Bảng cũng là ĐDDH khi lên lớp, do đó giáo viên cần lưu ý: * Trình bày bảng gồm có kênh hình và kênh chữ, trình bày khoa học, thẩm mĩ, rõ ràng…Chữ viết phải to vừa phải, kiểu chữ chân phương, các đề mục phải rõ ràng. Kênh hình phải trình bày có hệ thống, không chen lấn kênh chữ… a) Đặt mẫu trong vẽ theo mẫu cần phải nghiên cứu lớp học để học sinh quan sát được tốt mẫu vẽ. Thông thường sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U. Bàn đặt mẫu ở giữa lớp. Mẫu có vóc dáng lớn đặt 2-3 cái (trên, giữa, cuối lớp ...) Đối với mẫu nhỏ (chén, bát ...) giáo viên có thể yêu cầu học sinh đem theo, chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ, đặt mẫu ở giữa, các em học sinh ngồi xung quanh quan sát mẫu và vẽ, mẫu vẽ cần phải hấp dẫn, đẹp và được phủ rải nền. b) Trình bày hình vẽ minh hoạ trên bảng cho các bước tiến hành. Cách vẽ: Thông thường giáo viên vẽ trực tiếp bằng phấn  trên bảng theo từng bước giảng. Cũng có thể chuẩn bị các cách sau: - Sử dụng bộ đồ dùng học mỹ thuật - Chuẩn bị các bước trên giấy, giảng đến đâu ghim, dán đến đó. c) Trình bày tranh: Hầu như ở môn mỹ thuật tiết học nào cũng phải có tranh mẫu để học sinh quan sát nhận xét. Tranh có thể treo một lúc nhưng phân tích theo trọng điểm như: Phân tích về cách bố cục lấy ở bức này nhưng lại lấy ví dụ ở tranh kia... qua đó học sinh có thể so sánh đối chiếu chúng lại với nhau rút ra những nhận thức đúng, trình bày theo phương pháp này làm cho nhãn quang của học sinh được mở rộng, song dễ làm phân tán sự chú ý của học sinh. Tranh có thể treo theo từng bước giảng: Giảng đến đâu treo tranh tới đó, khi nào giảng xong toàn bài mới cất tranh. Ưu điểm của cách trình bày này là sự chú ý của học sinh không bị phân tán. Tuỳ theo từng nội dung của từng bài mà có thể sử dụng cách này hay cách khác hoặc kết hợp cả hai. Phương pháp trực quan được thể hiện qua cách giáo viên trình bày nội dung, kiến thức của bài học qua vật thật, hình tượng hay hình ảnh nhằm giúp học sinh hiểu bài được dễ dàng và vững chắc hơn. Lưu ý: - Trình bày đồ dùng dạy - học (ĐDDH) phải khoa học, đúng lúc, rõ ràng, phù hợp với nội dung; giới thiệu hay cất ĐDDH phải hợp lí, có thể:  Giới thiệu xong từng đơn vị kiến thức nên cất đi vì một số học sinh thường rập khuôn, sao chép lại mẫu.  Lời giới thiệu nội dung hoặc các câu hỏi gợi ý học sinh suy nghĩ của giáo viên phải ăn khớp cùng thời điểm với sự xuất hiện ĐDDH.  Giáo viên cần chỉ vào những nơi cần thiết ở ĐDDH để nhấn mạnh trọng tâm của bài …. Không để học sinh bị các chi tiết lôi cuốn mà không tập trung vào những điểm chính. - Không lạm dụng quá nhiều ĐDDH hoặc kéo dài thời gian làm cho học sinh dễ phân tán chú ý. - Cho học sinh vận dụng nhiều giác quan (nghe, nhìn, ngửi, sờ, …). - Trình bày bảng: Bảng cũng là ĐDDH khi lên lớp, do đó giáo viên cần lưu ý: * Trình bày bảng gồm có kênh hình và kênh chữ, trình bày khoa học, thẩm mĩ, rõ ràng…Chữ viết phải to vừa phải, kiểu chữ chân phương, các đề mục phải rõ ràng. Kênh hình phải trình bày có hệ thống, không chen lấn kênh chữ…

2.3. Phương pháp giảng giải, gợi mở, vấn đáp tìm tòi

Với phương pháp này giáo viên dùng lời nói của mình bằng các lời giải thích các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, những thí dụ vui, sinh động, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh để dẫn dắt các em từ nhận thức này đến nhận thức khác, theo định hướng của giáo viên nhằm giải quyết một vấn đề nào đó của bài học. Giáo viên có thể lôi cuốn học sinh thích thú học tập bằng các lời nói gợi cảm như : Em hãy vẽ ...? Em hãy diễn tả ...? Ai có thể...?  hoặc khi hướng dẫn học sinh nên có những câu hỏi khích lệ, ganh đua tìm tòi học tập của học sinh như: Em nào có thể ...? Đố em nào ...? Mỗi hình thức nghệ thuật có một yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục riêng vì thế việc gợi mở, giảng giải cần căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung, trọng tâm của mỗi hình thức, mỗi giờ học có những biện pháp phù hợp để chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao. Đặc biệt ở môn mỹ thuật sự tạo hứng thú học tập cho các em là rất cần thiết. Ngay từ đầu giờ học giáo viên cần gây được không khí bằng lới nói, thông qua cách sử dụng trực quan phù hợp với tâm lý, tạo được sự phấn đấu, học sinh vẽ với tất cả sự hào hứng say mê, kết quả giờ vẽ tốt. Nếu giờ học được bắt đầu bằng sự đơn điệu hoặc bị ức chế học sinh sẽ làm việc với sự uể oải bắt buộc không tự tin, chất lượng sẽ bị hạn chế. Giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến kể cả tranh luận giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, thông qua đó học sinh nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm tòi giải đáp. Giáo viên phải đầu tư vào việc nâng cấp chất lượng các câu hỏi, giảm số câu hỏi có yêu cầu thấp về nhận thức. Tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức. Các câu hỏi thường được sử dụng khi: - Học sinh sắp sửa bước vào khâu nghiên cứu tài liệu mới. - Học sinh đang thực hành luyện tập. - Học sinh đang ôn tập những tài liệu đã học. - Học sinh đang tham gia giải quyết vấn đề đặt ra. - Học sinh đang được cuốn hút vào cuộc thảo luận sôi nổi và sáng tạo. Lưu ý: Các hệ thống câu hỏi cần tác động đúng lúc, đúng chỗ, có mức độ, có chất lượng cho học sinh giúp các em suy nghĩ thêm, tự tìm tòi và giải quyết được bài tập hay nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình. Môn mĩ thuật lấy thực hành là chủ yếu, sau khi được hướng dẫn cách vẽ, học sinh phải tự giải quyết bài tập bằng chính khả năng của mình. Vì vậy làm việc cá nhân giữa thầy giáo và học sinh lúc này rất quan trọng, quyết định đến kết quả bài vẽ của mỗi em. Có thể vận dụng phương pháp gợi mở như sau:  Giáo viên gợi mở trên thực tế bài vẽ của học sinh, phù hợp với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình ...  Các câu gợi mở phải mang tính khích lệ, động viên, không mang tính phủ định hay mệnh lệnh.  Lời nhận xét, gợi mở luôn ở dạng nghi vấn. Ví dụ: Với đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam, học sinh có thể vẽ một số nội dung như: vẽ chân dung thầy, cô giáo; vẽ về buổi lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, về cảnh học sinh đang chúc mừng thầy, cô, … Với bài có nội dung vẽ chân dung, nếu học sinh chỉ vẽ hình ảnh người thầy, giáo viên có thể gợi mở: “Bài vẽ chân dung đẹp quá vì hình thầy to, rõ, màu rất đẹp, nhưng có một mình thầy thì buồn quá, làm sao để có không khí ngày lễ nhỉ?”, …

- Khi hướng dẫn các em làm bài, giáo viên không nên gò ép học sinh thể hiện bài theo ý mình, mà phải chú ý đến sự hài hòa giữa cảm xúc, với thực tế - tư duy non trẻ của các em. Trong bài vẽ có những cái vô lý, nhưng lại đúng với xúc cảm trực tiếp của các em.

2.4. Phương pháp luyện tập:

Phương pháp luyện tập được thể hiện thông qua các hoạt động giữa giáo viên và học sinh để các em hoàn thành bài tập nhằm củng cố những kiến thức đã tiếp thu được từ bài học, từ thực tế cuộc sống. Kiến thức cơ bản của mĩ thuật được lặp đi lặp lại và nâng cao dần qua các bài tập, do vậy đối với từng phân môn, giáo viên cần hướng dẫn kĩ cách vẽ ở những bài đầu, những bài sau chỉ cần nhắc lại những ý chính, dành thời gian cho học sinh thực hành. Phương pháp luyện tập có mục đích rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vẽ cho học sinh, qua luyện tập, kiến thức được củng cố và  khắc sâu hơn. Đối với môn mỹ thuật, sự luyện tập của học sinh chiếm phần lớn thời gian trong tiết học. Các em được rèn luyện cách nhìn, cách quan sát đối tượng vẽ theo như kiến thức của nó, rèn luyện cách thể hiện sự quan sát đó lên tờ giấy. Rèn luyện cách nhìn và cách thể hiện đối tượng là hai bước trong một quá trình dạy học sinh vẽ, nó có mối quan hệ thống nhất với nhau: Quan sát được cái gì? thể hiện được cái gì trên giấy ? (quan sát tốt hình vẽ sẽ gần giống ngược lại). Do đó khi hướng dẫn học sinh quan sát so sánh ... giáo viên phải nghiên cứu kỹ đến cái gì học sinh sẽ phải thể hiện ở giờ học đó để có những câu hỏi gợi ý quan sát thích hợp, hướng được sự chú ý của học sinh vào những yêu cầu trọng tâm của thể hiện. Trong lúc học sinh làm việc (vẽ) giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ các em. Nếu thấy phần lớn học sinh còn lúng tùng vẽ thể hiện, càn cho cả lớp dùng thực hành để hướng dẫn chung cho cả lớp. Đối với học sinh khá cần động viên khích lệ để các em phấn khởi làm việc. Giúp đỡ các em kém bằng cách chỉ ra những chỗ chưa đúng gợi ý cách điều chỉnh. Khi học sinh đang làm bài giáo viên không nên chữa bài trực tiếp vào bài của học sinh mà nên vẽ sang bên cạnh để học sinh tự so sánh, tìm ra cái sai. Trường hợp các em quá kém, giáo viên không nên tỏ ra khó chịu làm các em chán nản, tự ti, nên chỉ bảo cặn kẽ và động viên khuyến khích các em. Việc rèn luyện nền nếp học tập như: Cách ngồi vẽ, cách để vở vẽ, cách trình bày lên trang giấy, cách sử dụng các dụng cụ học vẽ ... cần được nhắc nhở, uốn nắn thường xuyên trong suốt quá trình vẽ, trong tất cả các giờ vẽ tạo thành một nề nếp học tập. Phương pháp luyện tập được thể hiện thông qua các hoạt động giữa giáo viên và học sinh để các em hoàn thành bài tập nhằm củng cố những kiến thức đã tiếp thu được từ bài học, từ thực tế cuộc sống. Kiến thức cơ bản của mĩ thuật được lặp đi lặp lại và nâng cao dần qua các bài tập, do vậy đối với từng phân môn, giáo viên cần hướng dẫn kĩ cách vẽ ở những bài đầu, những bài sau chỉ cần nhắc lại những ý chính, dành thời gian cho học sinh thực hành. Có thể vận dụng phương pháp luyện tập như sau:  Cung cấp kiến thức chung cho tất cả, những bài đầu của mỗi loại bài tập cần hướng dẫn kỹ phương pháp thực hiện, những bài sau chỉ hướng dẫn những ý chính, để thời gian cho học sinh luyện tập thực hành.  Ra bài tập và nêu yêu cầu cần đạt để học sinh nắm được trước khi làm bài.  Khi học sinh làm bài, giáo viên không vẽ giúp cho học sinh, cần kết hợp với phương pháp gợi mở.

2.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là cách tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập tập thể của học sinh theo từng nhóm nhỏ dưới sự chỉ đạo của giáo viên Có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ qua các bước như sau:  Chia nhóm (từ 5–6 em), học sinh tự đặt tên cho nhóm, cử nhóm trưởng.  Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm việc cho các nhóm (làm bài tập thực hành, phân tích tranh, tượng…).  Cả nhóm tham gia hoàn thành nhiệm vụ (thảo luận hoặc phân công công việc cho cá nhân thực hiện).  Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm trình bày kết quả học tập của nhóm.  Học sinh phân tích, đánh giá kết quả học tập của các nhóm khác (đúng, chưa đúng nội dung, hoặc đẹp, chưa đẹp) đồng thời nêu lí do rồi xếp loại, giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả của từng nhóm và động viên, khích lệ tinh thần làm việc chung của học sinh. Lưu ý: Với những bài thực hành trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng, thường thức mĩ thuật, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ có thể mang lại hiệu quả trong một số hoạt động nhưng không nhất thiết bài nào cũng áp dụng một cách máy móc. Riêng đối với bài thực hành vẽ theo mẫu, không thực hiện phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ trong hoạt động hướng dẫn học sinh vẽ bài (thực hành) vì học sinh cần vẽ bài theo cách nhìn mẫu, cách cảm nhận riêng.

2.6. Phương pháp tổ chức các trò chơi hoạt động học tập:

- Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học tập. Tổ chức một trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng trò chơi phải được chuẩn bị trước và thu hút đông đảo học sinh tham gia tự giác, tích cực. Các trò chơi phải được hướng dẫn cụ thể, được chơi nhiều lần cho quen và phải được rút kinh nghiệm. Tổ chức một trò chơi học tập bao gồm các công việc như:

- Giới thiệu trò chơi


- Chơi thử - nhấn mạnh luật chơi (chú ý các lỗi thường gặp)
- Chơi thật
- Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ người tham dự và rút kinh nghiệm luật chơi vận dụng vào bài học.
Câu 4: Quy trình thiết kế bài giảng Mỹ thuật ở trường Tiểu học?
Gợi ý trả lời: 

2- Quy  trình thiết kế giáo án mỹ thuật:

  • Phương pháp quan sát trong dạy học mĩ thuật ở Tiểu học
         
    Bài số
  • Phương pháp quan sát trong dạy học mĩ thuật ở Tiểu học
         
    Tên phân môn
  • Phương pháp quan sát trong dạy học mĩ thuật ở Tiểu học
         
    Tên bài
  • Phương pháp quan sát trong dạy học mĩ thuật ở Tiểu học
         
    Lớp
  • Phương pháp quan sát trong dạy học mĩ thuật ở Tiểu học
         
    Ngày dạy

 I.    Mục tiêu:

- Kiến thức :…….

- Kỹ năng :……

- Thái độ :…….

II. Chuẩn bị :

·      Giáo viên:….

- Đồ dùng dạy học:….

- Tài liệu tham khảo :….

·      Học sinh:….

III.             Phương pháp dạy học:….

IV.  Tiến trình tổ chức dạy - học

(Hai phn này  không nht thiết phi thc hin trong các tiết dy hc)

 

* Ổn định tổ chức:… (khởi động)

* Kiểm tra bài cũ:… (khởi động)

Hoạt động của giáo viên

(Dạy như thế nào, dạy bằng cách nào?) (Dự kiến, các hoạt động, câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời sát với nội dung bài học…)- Hình thức giới thiệu bài.- Ghi các công việc của giáo viên để hoàn thành mục tiêu, nội dung của từng hoạt động dạy và học.

Hoạt động của học sinh

(Học như thế nào, học bằng cách nào)

(Quan sát, hoạt động học tập, trả lời các câu hỏi của giáo viên (Các câu trả lời của học sinh là dự kiến trả lời và là nội dung của bài học) …) Ghi rõ các hình thức hoạt động của học sinh

* Giới thiệu bài mới (Trực tiếp hoặc dán tiếp sao cho gắn gọn, dễ hiểu)

Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh Quan sát - Nhận xét

Giáo viên bày mẫu (cho học sinh tham gia bày mẫu trong giờ học vẽ theo mẫu) hoặc treo tranh; đặt câu hỏi cho  học sinh trả lời sát với nội dung của tranh mẫu hoặc mẫu vẽ …

Học sinh quan sát ( học sinh có thể tham gia bày mẫu trong giờ học vẽ theo mẫu) trả lời các câu hỏi của giáo viên (sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm)…

Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh Cách vẽ

Chủ yếu là hoạt động của giáo viên để hướng dẫn học sinh cách vẽ nhưng cũng cần nhiều đến phương pháp vấn đáp tìm tòi…

Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên. …

Hình minh hoạ cho các bước

Hoạt động III: Hướng dẫn học sinh Thực hành

Giáo viên theo dõi giúp đỡ, củng cố kiến thức  cho hoc học sinh…

Chủ yếu là hoạt động của học sinh…

Hoạt  động IV : Hướng dẫn HS Đánh giá kết quả học tập

Treo tranh vẽ của học sinh theo các nhóm cho học sinh tham gia đánh giá bài của bạn giáo viên củng cố lại và cho điểm …

Học sinh đánh giá bài của bạn…

Hoạt  động IV : Tổ chức trò chơi hoạt động học tập

(Tuỳ theo nội dung bài học để có thể xếp đặt trò chơi và sau các hoạt động trên sao cho thích hợp - đối với một số bài không nhất thiết phải đưa trò chơi học tập vào)

Gv hướng dẫn trò chơi, luật chơi và tổ chức trò chơi

GV nhận xét, biểu dương

Học sinh tham gia trò chơi

Học sinh nhận xét kết quả trò chơi

* Củng cố:   Học sinh nhắc lại kiến thức bài học -  giáo viên củng cố


*  Dặn dò, ra bài tập về nhà:

Câu 5: Thực hành: Vẽ trang trí hình vuông cạnh 15 cm
Câu 6: Thực hành: Vẽ trang trí hình tròn đường kính 15 cm
Câu 7: Thực hành: Vẽ tranh đề tài học tập có chiều cao khung hình 7cm chiều rộng khung hình từ 10 - 12 cm
Câu 8: Thực hành: vẽ cái chai (chiêu cao 10 cm - đánh bóng bằng chì)

Câu 9: Thiết kế bài giảng: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu.


Lưu ý: Tập trung vào các hoạt động1 và  hoạt động 2
Câu 10: Thiết kế bài giảng: Vẽ theo mẫu: Vẽ quả
Lưu ý: Tập trung vào các hoạt động1 và  hoạt động 2
Câu 11: Thiết kế bài giảng: Vẽ theo mẫu: Vẽ cái chai
Lưu ý: Tập trung vào các hoạt động1 và  hoạt động 2
Câu 12: Thiết kế bài giảng: Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn.
Lưu ý: Tập trung vào các hoạt động1 và  hoạt động 2


Page 2