Phương pháp trích dẫn chữ thích tài liệu tham khảo

Trích dẫn là một công đoạn rất quan trọng trong bất cứ văn bản nào. Đây là một tiêu chí bắt buộc để đánh giá chất lượng các bài tiểu luận, luận văn hay báo cáo. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng của người viết. Một trong những cách trích dẫn phổ biến là cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard.

Trong bài viết dưới đây, Luận văn 1080 sẽ giới thiệu đến bạn phong cách trích nguồn Harvard cũng như các thao tác để thực hiện trích dẫn theo phong cách này để bạn tham khảo và áp dụng vào bài viết của mình. 

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Hướng dẫn cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn

Tổng hợp đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành kinh tế hay nhất

Mục lục

Phương pháp trích dẫn chữ thích tài liệu tham khảo
Khi nào phải trích dẫn nguồn?

Trích dẫn nguồn là một thao tác quan trọng bắt buộc phải có khi bạn thực hiện bất cứ văn bản nào mang tính học thuật. Trích dẫn được sử dụng khi bạn sử dụng ý tưởng của người khác để đưa vào bài viết của mình, dù chỉ là một phần của bài báo, tài liệu, sách vở hay nội dung trên website. 

Đó là hành động tôn trọng quyền tác giả, tôn trọng chất xám và công sức sáng tạo của người khác. Ngay cả khi bạn không sử dụng trực tiếp ý tưởng đó mà chỉ truyền tải một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ riêng của mình thì trích dẫn vẫn là một yêu cầu bắt buộc. 

Trích dẫn còn được sử dụng để tăng tính thuyết phục cho bài viết, văn bản của bạn. Trích dẫn chính là những cơ sở thực tế mà bạn dựa vào, do đó mà người đọc có thể tin tưởng hơn vào những gì mà bạn trình bày. Đồng thời, trích dẫn cũng là căn cứ để người đọc có thể tham khảo thêm về nội dung có trong bài viết của bạn và để kiểm chứng những khi cần thiết. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo harvard là một trong những cách được sử dụng nhiều nhất.

2. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn Harvard là gì?

Phương pháp trích dẫn chữ thích tài liệu tham khảo
Hướng Dẫn Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Theo Harvard

Phong cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard có tên tiếng anh là Harvard referencing style, là một phong cách trích dẫn nguồn được công nhận bởi giới học thuật và được sử dụng rộng rãi trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Phong cách này phổ biến tại Anh và Úc, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến nhân văn. 

Tại Việt Nam, phong cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn Harvard cũng rất được ưa chuộng bởi các trường đại học, dành cho sinh viên, học viên cao học, thạc sĩ, tiến sĩ áp dụng trong các bài tiểu luận, luận văn và báo cáo. 

Ngoài ra, phong cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard cũng có những biến thể khác để ứng dụng vào trong các lĩnh vực khác nhau như phong cách APA, MLA, Vancouver, Chicago,... Nhìn chung, các phong cách này khá giống nhau và chỉ có một số điểm khác biệt nhỏ để phù hợp khi trích dẫn trong từng lĩnh vực, chuyên ngành. 

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết luận văn tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, ... để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Tìm hiểu về dịch vụ và giá của viết luận văn thuê của Luận văn 1080. Xem thêm tại đây

3. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard

Có hai cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard bao gồm cách trích dẫn nguyên văn và trích dẫn tạo mục lục tham khảo.

Phương pháp trích dẫn chữ thích tài liệu tham khảo
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard

3.1. Trích dẫn nguyên văn

Cách trích dẫn nguyên văn thường được sử dụng khi người viết một sử dụng toàn bộ ý tưởng của tác giả vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn chính là việc trích dẫn trực tiếp ngay trong nội dung bài. 

Cách thực hiện khá đơn giản, khi muốn trích dẫn nguyên văn, bạn chỉ cần nêu nên tác giả và năm xuất bản của tác phẩm, tài liệu đó vào trong ngoặc đơn. Khi trích dẫn như vậy, người đọc có thể tìm được tài liệu tham khảo đầy đủ khi tra cứu ở phần danh mục tài liệu tham khảo. 

Ví dụ: 

- Ý tưởng này được đưa ra bởi Nguyễn Nam (2001).

- Ý tưởng này được đưa ra lần đầu vào năm 1995 (Nguyễn Nam 2001).

Với những bài viết, những tác phẩm, tài liệu mà nội dung của nó có độ dài đáng kể và bạn sử dụng chỉ một ý tưởng trong đó thì việc bổ sung thêm số trang là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp người đọc tìm kiếm thông tin mà bạn đề cập tới một cách dễ dàng hơn. 

Ví dụ: 

- Nguyễn Nam (2001, p.567) đã khẳng định rằng “đây là một vấn đề cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu”.

- “Đây là một vấn đề cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu” (Nguyễn Nam, 2001, p.567). 

Đối với những trường hợp tác phẩm, tài liệu trích dẫn được thực hiện bởi nhiều tác giả thì bạn cũng bắt buộc phải liệt kê đầy đủ toàn bộ tên các tác giả đó. Thứ tự tên tác giả sẽ được tuân theo thứ tự ghi trong tài liệu gốc, với tác giả cuối cùng cần có từ nối “và” đứng trước. Trong trường hợp có từ bốn tác giả trở lên, chỉ ghi tên tác giả đầu tiên, sau tên tác giả đầu tiên là “et al.” (có nghĩa “và nhiều đồng tác giả khác”).

Khi bạn muốn trích dẫn nhiều tác phẩm, tài liệu tham khảo trong cùng một câu thì thứ tự trích dẫn sẽ tuân theo thứ tự tên tác giả theo bảng chữ cái, giữa các tên tài liệu có dấu chấm phẩy. Ví dụ: Lý thuyết này tuân theo các quy luật của thị trường (Đắc Nam 2003; Thùy Trang 2002). 

Đối với những tài liệu không có ngày tháng, ghi n.d. Ví dụ: La Thành (n.d) đã miêu tả nó như một cơn lốc… 

3.2. Danh mục tham khảo

Bên cạnh cách trích dẫn trực tiếp vừa nêu trên, bạn cũng có thể chọn cách ghi nguồn tại danh mục tài liệu tham khảo. Đây sẽ là tổng hợp tất cả các tài liệu mà bạn trích dẫn và người đọc có thể căn cứ vào đây để tìm và tra cứu những tài liệu mà bạn sử dụng khi cần thiết. 

- Tài liệu sách: 

Với tài liệu là sách, thứ tự trích dẫn bao gồm: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên sách + Thứ tự tái bản + Nhà xuất bản + Số trang.

- Tài liệu tạp chí chuyên ngành: 

Những nội dung cần trích dẫn đối với tài liệu tạp chí chuyên ngành bao gồm: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên bài viết + Tên tạp chí + Số đăng + Số trang.

- Tài liệu bài viết chuyên ngành online: 

Cấu trúc một danh mục trích dẫn loại này như sau: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên bài viết + Tên báo + Số báo + Số trang + Link website.

- Tài liệu từ website: 

Khi trích dẫn từ Website, sử dụng cấu trúc sau: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên bài viết + Tên website + Link website. Nếu website không có tên tác giả thì có thể bỏ qua không đề cập. 

- Tài liệu Ebook hoặc PDF: 

Cấu trúc trích dẫn cho dạng tài liệu này như sau: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên tài liệu + Số lần xuất bản + Nhà xuất bản + Số trang +  Link Ebook hoặc PDF.

Với cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard, khi trình bày danh mục tài liệu tham khảo, bạn cần chia trích dẫn theo nhóm những tài liệu trên để phân biệt. Đối với tên tài liệu, bạn có thể in đậm và in nghiêng để người đọc dễ dàng phân biệt và tạo ra dễ dàng tìm kiếm, tra cứu và kiểm chứng. 

Việc đánh số thứ tự cũng nên được sử dụng để tạo ra sự logic, trình bày một cách khoa học. Khi tìm kiếm tài liệu tham khảo và thực hiện trích dẫn, bạn nên lựa chọn những nguồn uy tín, chính thống để tạo điểm tựa niềm tin. Khi nhìn vào tài liệu tham khảo, người đọc vẫn có thể đánh giá được chất lượng bài viết của bạn ra sao từ chính những nguồn mà bạn trích dẫn. 

Nếu như không kỹ càng trong việc trích dẫn tài liệu, đôi khi bạn sẽ sử dụng phải những nguồn thông tin sai lệch, thậm chí là phản động, phản khoa học. Sử dụng những nguồn này rất có thể sẽ bị trừ điểm rất nặng và bị đánh giá là thiếu kỹ năng làm bài. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có thể áp dụng thành công vào trong bài viết của mình. 

Nếu như bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy liên hệ ngay với Luận văn 1080 thông qua SĐT: 096 999 1080 hoặc Email: để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trong khi làm luận văn, việc trích dẫn tài liệu tham khảo của các tác giả khác cũng rất cần thiết và giúp cho bài luận văn có thêm luận cứ thuyết phục hơn khi kế thừa được kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn chuẩn nhất hiện nay!

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Tổng hợp đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành kinh tế hay nhất

+ Cách sắp xếp tài liệu tham khảo

Mục lục

Phương pháp trích dẫn chữ thích tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là gì?

Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì

Trích dẫn tài liệu tham khảo là một thao tác quan trọng bắt buộc phải có khi bạn thực hiện bất cứ văn bản nào mang tính học thuật.

  • Trích dẫn được sử dụng khi bạn dùng ý tưởng của người khác để đưa vào bài viết của mình. Dù là sử dụng theo cách nào thì việc trích dẫn là bắt buộc và cần thiết.
  • Trích dẫn tài liệu tham khảo để tăng tính thuyết phục cho bài viết, văn bản của bạn. Trích dẫn chính là những cơ sở thực tế mà bạn dựa vào, do đó mà người đọc có thể tin tưởng hơn vào những gì mà bạn trình bày. 
  • Đồng thời, trích dẫn cũng là căn cứ để người đọc có thể tham khảo thêm về nội dung có trong bài viết của bạn và để kiểm chứng những khi cần thiết..

2. Trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA trong luận văn

  Trích dẫn tài liệu tham khảo có nhiều kiểu khác nhau. Việc quy định dùng kiểu trích dẫn nào là tùy vào giáo viên hướng dẫn, tùy khoa, tùy trường và tùy vào ban biên tập báo. Tuy nhiên hiện nay có 5 kiểu được sử dụng nhiều nhất đó là:

  • Kiểu IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers)
  • Kiểu MLA (Modern Language Association)
  • Kiểu APA (American Psychological Association)
  • Kiểu Harvard
  • Kiểu Chicago

  Bài viết này sẽ hướng dẫn người đọc cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo kiểu APA

Phương pháp trích dẫn chữ thích tài liệu tham khảo

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo kiểu APA

2.1. Giới thiệu về kiểu trích dẫn tài liệu tham khảo APA

  Trích dẫn tài liệu tham khảo (referencing) là một phương pháp được sử dụng để xác định nơi mà bạn thu thập thông tin và ý tưởng cho các tác phẩm của bạn. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (The American Psychological Association – APA) cung cấp một định dạng chuẩn để đảm bảo việc trích dẫn tài liệu tham khảo được chính xác, đầy đủ và hữu ích cho người đọc. APA đòi hỏi 2 thành tố: 

  • Trích dẫn văn bản 
  • Liệt kê danh sách tài liệu tham khảo.

  Những quy tắc và hướng dẫn phong cách APA trong tài liệu này được rút ra từ quyển sách “Publication Manual of the American Psychological Association” (Hướng dẫn việc công bố tác phẩm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ).

2.2. Hình thức trích dẫn theo APA

Với kiểu trích dẫn phổ biến nhất hiện nay là trích dẫn theo kiểu APA, chúng ta có 3 hình thức chính cho kiểu trích dẫn này trong bài luận: 

  • Trích dẫn trực tiếp ( trích dẫn nguyên văn) là trích dẫn một câu, một ý, một đoạn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,…trực tiếp từ bài gốc của tài liệu tham khảo, không sữa chữa, thêm thắt hay giản lược nội dung. Trích dẫn phải đảm bảo đúng chính xác từng câu, từng chữ nằm trong bản gốc.

2 lưu ý:

  • Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép, sau đó nguồn của tài liệu tham khảo đặt trong ngoặc đơn
  • Hạn chế sử dụng hình thức trích dẫn trực tiếp: Để tránh cho bài viết quá hàn lâm, đơn điệu, chúng ta không nên sử dụng quá nhiều lần hình thức trích dẫn này.

Ví dụ: “Giới hạn của ngôn ngữ là giới hạn của thế giới chúng ta . . . Ngôn ngữ là hình thái của cuộc sống.” (Wittgenstein, Philosophical Investigations, p. 134).

  • Trích dẫn gián tiếp là cách trích dẫn sử dụng văn phong, câu từ của bản thân để diễn giải lại ý tưởng, kết quả, ý của vấn đề cần trích dẫn sao cho vẫn giữ được nội dung chính của bản gốc, nhưng với cách viết khác với ban đầu.

3 lưu ý:

  • Với hình thức trích dẫn gián tiếp, nội dung trích dẫn không cần đặt vào dấu ngoặc kép, tuy nhiên phần trích nguồn tài liệu phải đặt vào dấu ngoặc đơn.
  • Cần cẩn trọng với lối trích dẫn này, tránh diễn giải sai ý tưởng ban đầu của tác giả.
  • Đây là cách trích dẫn rất được khuyến khích trong bài luận văn, nó thể hiện tư duy phân tích, diễn giải và sự đầu tư của người viết vào bài luận của mình.

Ví dụ: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội. Theo Hair và nnk. (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Trong khi Trọng & Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5.

  • Trích dẫn thứ cấp là hình thức trích dẫn mà nội dung có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng người làm bài luận văn không đọc trực tiếp từ tác giả A mà thông qua tài liệu từ tác giả B.

2 lưu ý:

  • Khi trích dẫn với hình thức này trong bài luận, người viết không được liệt kê nó vào danh mục tài liệu tham khảo..
  • Yêu cầu về học thuật, nghiên cứu khoa học của bài luận càng cao thì càng phải hạn chế các nguồn thông tin thứ cấp như thế này, mà phải tìm thông tin có tư liệu gốc.

Ví dụ: Tác giả muốn trích dẫn nội dung trong nghiên cứu Albright, nhưng vì không có bài gốc mà chỉ đọc qua tác giả Nguyen, tác giả có thể viết như sau:

    It has been observed that women developed osteoporosis after, but rarely before menopause (Albright 1941, cited in Nguyen, 2002, p. 22).

Vì vậy để có một luận văn có bài trích dẫn đúng theo các hình thức trên đây, đầy đủ và đạt hiệu quả cao, hãy liên hệ với Luận văn 1080 dịch vụ viết thuê luận văn giá rẻ để được hỗ trợ tốt nhất.

2.3. Quy tắc trích nguồn theo APA

Khi lựa chọn phương pháp trích nguồn APA, người viết cần tuân thủ theo 7 quy tắc nhất định dưới đây:

  • Trường hợp 1 tác giả: ghi tên tác giả và năm xuất bản, dùng ngoặc đơn.

Ví dụ: Mô nuôi cấy có thể trực tiếp tạo phôi thể hệ, gọi là “sinh phôi trực tiếp” (Bùi Trang Việt, 2000).

  • Trường hợp 2 tác giả: ghi cả 2 tên tác giả với ký tự “&”

Ví dụ: [...] liên quan đến sự biểu hiện của một số gen đáp ứng stress (Fehér & Dudits, 2003).

  • Trường hợp 3 tác giả trở lên: chỉ ghi tên tác giả đầu tiên kèm theo cụm từ “và nnk.” (nnk.: những người khác) (tương ứng “et al.” trong tiếng Anh).

Ví dụ:  được ghi nhận bởi Choi và cộng sự (1998), cũng như khi có mặt của các PGR khác (Sagare và cộng sự, 2000).

  • Trường hợp trích dẫn một ý, một đoạn từ nhiều hơn một nguồn: các nguồn được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Ví dụ: Quang hô hấp làm giảm mạnh hiệu suất quang hợp, có thể đến 40 % (Bùi Trang Việt, 2002, 2003; Albert, 2002; Heller, Esnault, Lance, 1998; Karp, 2004).

  • Trường hợp tài liệu của một cơ quan, tổ chức (không có tác giả cá nhân): dùng tên đầy đủ hay viết tắt của cơ quan, tổ chức làm tên tác giả.

Ví dụ: Nhà ở công cộng vẫn là một khu vực bị lãng quên (ACOSS, 1997a, 1997b).

  • Trường hợp tài liệu là bài viết trên internet không có tác giả (cá nhân, tổ chức): dùng đoạn đầu tên bài (3-5 chữ) thay cho tên tác giả.

Ví dụ: Theo thống kê, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc năm 2000 là 1641 dự án (Quan hệ đối tác Việt Nam - Nhật Bản)

  • Trường hợp trích dẫn trực tiếp nguyên văn, ghi thêm số trang vào sau năm.

Ví dụ: (Obama, 2014, tr.97-98).

   Có thể nói để trích dẫn các nguồn tài liệu tham khảo một cách đạt chuẩn nhất đòi hỏi người viết cần tuân thủ rất nhiều quy tắc và áp dụng trong nhiều trường hợp với nhiều nguồn tham khảo khác nhau. Luận văn 1080 sẽ cung cấp đội ngũ chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm sẽ giúp bạn hoàn thành cách trích dẫn APA tốt nhất có thể!

3. 6 cách ghi trích nguồn tài liệu tham khảo trong danh sách liệt kê tài liệu tham khảo

Danh mục liệt kê các nguồn tài liệu tham khảo ở phần cuối bài luận văn là phần luôn được người viết lưu ý, cùng tham khảo 6 nguyên tắc trình bày các nguồn tài liệu trong danh sách này.

Phương pháp trích dẫn chữ thích tài liệu tham khảo
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn viết như thế nào?

3.1. Nguồn tài liệu là bài báo trong tạp chí, tập san

  • Cần ghi tên tác giả (các tác giả) bài báo. (Năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập san (ghi nghiêng), tập (số, không có dấu ngăn cách, đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn), các số trang (gạch nối giữa hai số, dấu chấm kết thúc). 
  • Họ và tên tác giả được viết đầy đủ đối với tên người Việt Nam; Họ (viết đầy đủ), tên gọi và tên đệm (viết tắt) đối với tên người nước ngoài.
  • Nếu bài báo có nhiều tác giả, cần ghi tên 3 tác giả đầu và cộng sự (et al-tiếng Anh), năm xuất bản (trong ngoặc đơn). 

Ví dụ: Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010). Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y học, 3, 30-37. 

3.2. Nguồn tài liệu là sách

  • Với nguồn tài liệu là một chương trong sách: 
  • Họ và tên tác giả của chương (phần) sách hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên chương (hoặc phần), Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia), tập, trang.. 
  • Nếu sách có 2 tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.).

Ví dụ: Kouchoukos N.T (2013). Postoperative care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery, fourth edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1, 190-249.Bottom of Form

  • Với nguồn tài liệu là sách: 
  • Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia, đặt dấu chấm kết thúc).
  • Nếu sách có 2 tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). 

Ví dụ: Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3.3. Nguồn tài liệu là luận án, luận văn, khóa luận

  • Tên tác giả, năm bảo vệ (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận án, luận văn (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên luận án/luận văn), bậc học, tên chính thức của cơ sở đào tạo.

Ví dụ: Đoàn Quốc Hưng (2006). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính do vữa xơ động mạch, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

3.4. Nguồn tài liệu là bài báo đăng trong các kỷ yếu của hội nghị, hội thảo, diễn đàn…

  • Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên kỷ yếu/tên hội nghị/diễn đàn (ghi nghiêng),  Địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số thứ tự trang của bài báo trong kỷ yếu. 

Ví dụ: Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Phạm Văn Trung và cs (2013). Nhận xét tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2010-2012.  Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống HIV/AIDS lần thứ V, Trường Đại học Y Hà Nội ngày 2-3/12/2013, Bộ Y tế, 342-346

3.5. Nguồn tài liệu là các giáo trình, bài giảng hay tài liệu lưu hành nội bộ

  • Cần cung cấp thông tin cơ bản về tên tác giả, năm xuất bản, tên giáo trình, bài giảng, nhà xuất bản (nếu có), đơn vị chủ quản.

Ví dụ: Hội đồng chức danh Nhà nước (2012). Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2012. Hà Nội, tháng 5 năm 2012.

3.6. Nguồn tài liệu từ internet, báo mạng

  • Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó>, thời gian trích dẫn
  • Nên hết sức hạn chế các nguồn tài liệu thuộc thể loại này.

Ví dụ: Nguyễn Trần Bạt (2009). Cải cách giáo dục Việt Nam,

<http://www.chungta.com/Desktop.aspx/chungtasuyngam/giaoduc/cai_cach_giao_duc_Viet_Nam/>,  xem 12/3/2009

   Có thể nói phần danh mục tham khảo chiếm vai trò quan trọng trong bài luận văn và đây là phần mà người làm khóa luận luôn phải lưu tâm vì nó thể hiện sự chuyên nghiệp, đầu tư trong quá trình hoàn thành khóa luận. Đội ngũ chuyên nghiệp của Luận văn 1080 sẽ giúp bạn trình bày các hình thức tài liệu tham khảo đúng quy tắc nhất, cùng tham khảo cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong word.

4. 3 lưu ý về nguyên tắc trích nguồn tài liệu tham khảo

Trong quá trình thực hiện các nguyên tắc trong trích nguồn kiểu APA, người viết cần lưu ý 3 vấn đề sau đây để phần trích nguồn đạt tiêu chuẩn quốc tế:

4.1. Lưu ý cách ghi tên tác giả

  • Đối với người nước ngoài: họ, các chữ cái đầu của phần tên còn lại viết hoa kèm dấu chấm. Ví dụ: Vlardimir Ilyich Lenin sẽ được ghi là Lenin, V.I.  
  • Đối với người Việt: Tên, các chữ cái đầu của họ và tên lót viết hoa kèm dấu chấm. Ví dụ: Ngô Bảo Châu sẽ được ghi là Châu, N.B. 
  • Khi có 2 tác giả thì ghi cả 2 với ký tự “&”; từ 3-5 tác giả thì ghi tất cả tên tác giả với ký tự “&” trước tác giả cuối cùng; từ 6 tác giả trở lên thì chỉ ghi tên 3 tác giả đầu và tác giả cuối, ở giữa dùng dấu 3 chấm “...”.

4.2. Lưu ý cách xếp thứ tự danh mục

  • Xếp thứ tự theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả (hoặc tác giả đứng đầu trong trường hợp nhiều tác giả).
  • Trường hợp các tác giả có tên giống nhau, xếp thứ tự theo chữ cái tiếp theo trong phần tên.
  • Trường hợp cùng 1 tác giả, xếp thứ tự theo thời gian (năm). 

4.3. Lưu ý cách trích dẫn bằng các ngôn ngữ khác Latin

Với các TLTK bằng ngôn ngữ khác Latin (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập,...) có thể xử lý theo 2 cách: 

  • Nếu không có bộ gõ tương ứng, phiên âm sang tiếng Latin, đặt phần dịch tên (sách, bài báo,...) sang tiếng Anh hay tiếng Việt trong ngoặc vuông. 

Ví dụ: Najm, Y. (1966). Al-qissah fi al-adab Al-Arabi al-hadith [The novel in modern Arabic literature]. Beirut: Dar AlThaqafah. 

  • Nếu có bộ gõ chữ tương ứng, chỉ phiên âm tên các tác giả sang tiếng Latin, đặt tên gốc trong ngoặc vuông, các thông tin xuất bản khác giữ nguyên ngôn ngữ gốc.

 Ví dụ: Lizhi, X. [谢丽芝] (2012). 汉语人体成语的认知机制研究, 硕士论文曲阜师范大学.

   Trên đây là 3 lưu ý cần thiết khi trích nguồn theo cách thức APA trong quá trình tiến hành làm bài luận văn. Ngoài phương pháp trích nguồn theo kiểu APA, nếu bạn gặp khó khăn trong việc trích nguồn, Luận văn 1080 có thể hỗ trợ bạn trích dẫn bằng nhiều phương pháp khác nhau đạt chuẩn. Tham khảo thêm tại đây cách trích dẫn tài liệu tham khảo harvard.

5. Tại sao phải trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận

  Bạn vừa tham khảo những hình thức và quy tắc trích dẫn tài liệu tham khảo phổ biến nhất hiện nay, vậy tại sao cần thiết phải trích dẫn nguồn trong luận văn, khóa luận? Cùng chúng tôi tìm hiểu vai trò của trích nguồn dưới đây.

  • Đối với bài luận, báo cáo, nghiên cứu khoa học: Trích dẫn làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được.
  • Đối người viết báo cáo: Việc trích nguồn giúp phát triển năng lực nghiên cứu, nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, tránh hành động đạo văn...

 

 

Tham khảo ngay các mẹo để qua mặt các phần mềm check đạo văn tại Xem thêm

Việc làm thế nào để trích nguồn tài liệu tham khảo một cách chuẩn nhất luôn là sự lưu tâm hàng đầu, thể hiện sự đầu tư kĩ lưỡng và chuyên nghiệp của người viết. Trên đây là những cách thức và quy tắc tiêu chuẩn khi trích dẫn nguồn, hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong quá trình hoàn thành bài luận văn.