Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Hồ Chí Minh

  1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
  2. Xây đi đôi với chống
  3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Chúng ta biết rằng, học trên sách vở thì rất dễ, nhưng việc lãnh hội, rèn luyện và thực hành là cực kỳ khó. Cho nên, muốn có được đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt, làm việc tốt.

Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt làm việc tốt. Đây không chỉ là nguyên tắc rèn luyện mà còn là sự phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng. Chúng ta biết, nói mà không làm làđặc tính của giai cấp bóc lột, cho nên, lời nói phải đi đôi với việc làm và phải thực hiện việc làm gương - đó là đạo đức của người cách mạng. Bác từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền", "trước mắt quần chúng, không phải cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta được họ yêu quý. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức". Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã..” Cho nên, đảng viên phải làm gương mọi mặt cho quần chúng noi theo. Thực hiện đúng lời dạy của Bác “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Việc làm gương phải thực hiện ở mọi nơi, mọi việc, phải quán triệt trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị, từ cán bộ cấp Trung ương đến tận cơ sở.

Bác Hồ kính yêu là tấm gương nói đi đôi với làm. Cho nên, ở Người có sức thuyết phục lớn, có một sức hút mãnh liệt làm cho cả dân tộc, các giai tầng xã hội, các thế hệ người Việt Nam đều tin tưởng, kính phục, yêu quý và đi theo lời kêu gọi của Người. Các vị lãnh tụ cộng sản và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới cũng kính yêu Người

Xây đi đôi với chống.

Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạo đức.

Việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi ai lại không thích quyền lực, ai thấy vàng, tiền bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, cho nên đấu tranh để thắng những ham muốn của bản thân mình là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành công. Hơn nữa, trong Đảng, trong mỗi con người vì những lý do khác nhau, nên không phải mọi người đều tốt. Bác Hồ chỉ rõ những kẻ địch cần chống trước hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu; và đặc bịêt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát triển. Cho nên, Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên "trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình". Và phải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng. Cho nên, chúng ta chống là nhằm để xây dựng, đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt để giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi người và đạo đức trong Đảng.

Tu dưỡng bền bỉ suốt đời.

Bác đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể của quần chúng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Nhưng tốt, xấu, hiền, dữ, thiện, ác đều lệ thuộc vào sự giáo dục và rèn luyện mà nên. Cho nên, vấn đề là chúng ta phải biết và dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật bản thân con người mình và dựa vào tập thể để thấy cái tốt, cái hay để phát huy, cái xấu, cái ác để khắc phục. Đã là con người thì khó tránh khỏi vấp phải khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải dũng cảm nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục. Và, việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng, phải bền bỉ, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Bác đã viết “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ. Vì vậy gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày".

Cho nên, xây dựng, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng và chốngchủ nghĩa cá nhân là phải được tiến hành đồng thời, thường xuyên, bền bỉ, suốt đời trong quá trình hoạt động cách mạng.

Trên đây là 3 nguyên tắc cơ bản rèn luyện đạo đức của cá nhân để trở thành người có đạo đức cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên nếu thực tâm làm theo lời Bác thì sẽ hoàn toàn thực hiện được. Vì những điều Bác dạy, không phải chỉ có vĩ nhân hay lãnh tụ mới thực hiện được, mà mọi người đều thực hiện được vì đó là những điều rất bình dị trong cuộc sống của mỗi người.

Các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Quảng cáo

Câu hỏi. Các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm.

Nói đi đôi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt Sự tiêu gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên... Đảng viên phải nêu gương trước quần chúng. Người nói: ‘Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.

Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

Hai là, xây đi đôi với chống.

Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai trái, xấu xa, không phù hợp với những yêu cầu của đạo đức mới. Xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.

Xây dựng đạo đức mới trước hết phải đẩy mạnh việc giáo dục, từ trong gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa sát hợp với từng tầng lớp, đối tượng. Trong các bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã nêu rất cụ thể các phẩm chất đạo đức cơ bản đổi với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội.

Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh trong mỗi người, để mỗi người nhận thức được và tự giác thực hiện. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu phải phát hiện sớm phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn.

Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “3 xây. 3 chống”, viết sách “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức lối sống.

Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[1]. Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”[2].

Trong rèn luyện đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cùng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu. cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong như trong sinh hoạt cộng đồng. Không thể là chiến sĩ thi đua ở nơi công tác khi về nhà lại mắng vợ chửi đời, đánh con. Những người như thế không phải là người có đạo đức cách mạng.

Bài tiếp theo

  • Trình bày nội dung, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

    Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội.

  • Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới

    Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn là vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới

    Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng. Hơn nữa, Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định.

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng

    Nhận thức sâu sắc vai trò của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trang đầu của tác phẩm Đường cách mạng viết năm 1927 Hồ Chí Minh đã dành để viết về Tư cách người cách mạng. Người yêu cầu người cách mạng phải biết hy sinh ít lòng ham muốn về vật chất

  • Đặc điểm và bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đao đức

    Tính thực tế trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh biểu hiện ở chỗ nó hình thành không phải do sự suy lý tư biện mà do chính sự tổng kết thực tiễn đạo đức xã hội Việt Nam, đạo đức của con người Việt Nam, nhất là tổng kết kinh nghiệm rèn luyện tu dưỡng đạo đức của chính bản thân

  • Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
  • Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
  • Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  • Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Tóm tắt Quan điểm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

– Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức

– Xây đi đôi với chống

– Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Phân tích Quan điểm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức

Nói đi đôi với làm

Là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới. Nguyên tắc cơ bản này là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nó đã trở thành phương pháp luận trong cuộc sống và là nền tảng triết lý sống hết sức bình dị mà vô cùng sâu sắc của Người. Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít, thậm chí nói mà không làm.

Nêu gương về đạo đức

Là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh đã viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiền phong mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình.

Theo Hồ Chí Minh phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình “người tốt, việc tốt” rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập, nghiên cứu…

Xây đi đôi với chống

Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên tắc xây đi đôi với chống là đòi hỏi của nền đạo đức mới, thể hiện tính nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng;

  • Xây tức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới;
  • Chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.

Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức mới phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người.

Tu dưỡng đạo đức suốt đời

Đạo đức không phải là cái gì đó có tính “nhất thành bất biến”, mà nó được hình thành, phát triển do môi trường giáo dục, do sự rèn luyện, phấn đấu và tu dưỡng bản thân của mỗi người. Từ thực tiễn, Người tổng kết sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Do vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục về mặt đạo đức.

những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [123.35 KB, 11 trang ]

Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

1


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

A.

LỜI MỞ ĐẦU


Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức mẫu mực về thực hành đạo đức
cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt động sự nghiệp
cách mạng của mình, Người đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho cán bộ, Đảng viên và toàn thể nhân dân. Hồ Chí Minh quan niệm rằng, đạo
đức là nền tảng, là sức mạnh của toàn dân, coi đó là cái gốc của cây, là nguồn của sông
nước. Theo đó, Người đã nhấn mạnh công cuộc xây dựng đạo đức trong bối cảnh mới
của đất nước trên những nguyên tắc riêng, nhưng hợp lại thành một nền tảng xây dựng
đạo đức mới mà toàn Đảng, toàn dân cần thực hiện, đặc biệt trong việc vận dụng những
nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân. Đạo đức mới ở đây không phải Hồ Chí
Minh bác bỏ những quy tắc lâu đời mà Người đang kế thừa tư tưởng đạo đức đã có và
bổ sung thêm những nguyên tắc đạo đức mới phù hợp với đường lối Xã hội chủ nghĩa,
hoàn cảnh nước ta.


Từ việc nhận thức được tầm quan trọng về xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp thu bài học và tiếp cận tài liệu tham khảo, chúng em quyết
định tìm hiểu về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân./.

2


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

B. NỘI DUNG
I. Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh


1. Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức
Nói đi đôi với làm là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong việc xây dựng đạo
đức và là đặc trưng bản chất của đạo đức cách mạng, thể hiện sự thống nhất giữa lí luận
và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người để thực
hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết
tâm vượt qua thính mình. Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung
thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên công chức, nêu gương trước nhân dân.
Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức: đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong
xây dựng đạo đức mới. Nói là biểu hiện cụ thể nhất của suy nghĩ ý chí; Làm là hành
động. Nói mà không làm thì chỉ là nói suông, lãnh đạo nói mà không làm gương thì
không ai nghe. Ngược lại chỉ làm mà không nói thì sẽ không ai hiểu, người lãnh đạo
quần chúng nếu chỉ đơn thuần sắn tay áo làm việc ngay thì làm sao quần chúng hiểu


mà làm theo; làm mà không nói tức là hành động mà không nêu ra suy nghĩ chủ
trương, từ đó dẫn đến nhận thức sai lầm từ quần chúng nhân dân. Ví dụ như: Chủ tịch
Hồ Chí Minh phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” trong thời điểm khó khăn của
nước ta sau độc lập. Đầu tiên Người phát động, sau đó Người làm gương: mỗi ngày bớt
một ít gạo cho hũ gạo cứu đói. Vì vậy nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, giải quyết tạm
thời nạn đói trước mắt. Giả sử, nếu Hồ Chí Minh chỉ kêu gọi mà không làm thì có sự
hưởng ứng mạnh mẽ như vậy không? Hay Hồ Chí Minh cứ hằng ngày bớt một ít gạo
bỏ vào thùng thì có ai hiểu được mục đích của Người không? Vì thế, ta có thể khẳng
định để có thể xây dựng đạo đức mới thì nguyên tắc đầu tiên là nói đi đôi với làm.
Hồ Chí Minh rất chú trọng việc nêu gương: Người cho rằng đối với nhân dân thì “
một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền’’. Người chú
trọng: “Lấy gương người tốt việc tốt hằng ngày giáo dục lẫn nhau’’. Hồ Chí Minh là


tấm gương lớn về xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
3


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nói phải đi đôi với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,không được
xuyên tạc, nói sai. Cán bộ, Đảng viên phải nắm vững đưòng lối cách mạng của Đảng
trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững
đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân
dân làm theo cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu
lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống phức tạp, những bước
ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập


dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
2. Xây đi đôi với chống
Muốn xây dựng đạo đức mới , muốn bồi dưỡng những phảm chất đạo đức cách
mạng cho hàng triệu đảng viên, hàng triệu con người - cán bộ, đảng viên, các công dân
trong các giai tầng khác nhau, thì cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất
tốt đẹp, nhất thiết phải chống những cái xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức
mới.
Trong đời sống hằng ngày những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác, cái đạo
đức và cái vô đạo đức vẫn thường đan xen, hòa trộn với nhau. Để xây dựng một nền
đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống "xây" là giáo dục những
phẩm chất đạo đức mới, đạo đức Cánh mạng cho con người Việt Nam, "Chống" là
chống những biểu hiện hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cường quyền,


hách dịch. "Xây đi đôi với chống" nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn
luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống
những hành vi phi đạo đức.
Xây phải đi đôi với chống, loại bỏ cái sai, cái xấu cái vô đạo đức hằng ngày. Hồ
Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể
được xây dựng thành công trên cở sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống
những thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là “một
cuộc chiến đấu khổng lồ” giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng.
4


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh


Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu này, điều quan trọng là phải phát hiện
sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh
cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức.
3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: “Mỗi con người phải thường xuyên
chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hằng ngày đấy cũng là công việc phải kiên
trì bền bỉ suốt dời, không người nào có thể chủ quan tự mãn”.
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức
ở mỗi người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, phải làm thế nào đó để mỗi người tự nhận thấy
việc trau dồi cách mạng là một việc “sung sướng vẻ vang nhất đời”. Người nhắc lại
luận điểm của Khổng Tử “ Chính tâm, tu thân…” và chỉ rõ: “Chính tâm tu thân tức là
cải tạo. Cải tạo cũng là trường kỳ gian khổ, vì đó là cuộc cách mạng trong bản thân mỗi


người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ
để trở thành con người mới không dễ dàng. Dù khó khăn gian khổ nhưng muốn cải tạo
thì nhất định thành công”.
Đạo đức cách mạng là đạo đức dẫn thân, đạo đức trong hành động độc lập, tự do của
dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức cách mạng mới bộc
lộ rõ giá trị của mình. Do vậy, đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn
luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của mình,
phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; phải thấy rõ cái hay, cái thiện
của mình để phát huy và thấy rõ cái xấu, cái dở, cái ác của mình phải kiên trì rèn luyện,
tu dưỡng suốt đời như công việc “rửa mặt hằng ngày”. Hồ Chí Minh đưa ra một lời
khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài


càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc
khó khăn có thể vượt qua, có công với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại sa vào
chủ nghĩa cá nhân trở thành con người ngăn cản cách mạng, hại dân, hại nước. Cũng
5


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
chính vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi
nơi, mọi hoàn cảnh, có như vậy mới phân biệt được đạo đức mơi khác với đạo đức cũ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu vấn đề là
không tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy,
thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy, việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện


trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện và trở
thành tấm gương tuyệt vời về con người mới. Những đức tính quý báu của người
không phải bẩm sinh có được mà do quá trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước
hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử.
II. Vận dụng nguyên tắc vào thực tế
1. Vận dụng nguyên tắc “nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức” trong việc
rèn luyện đạo đức của mỗi đảng viên, công chức, viên chức Nhà nước.
Bên cạnh những đảng viên, công chức, viên chức tận tụy phục vụ nhân dân, gương
mẫu, đi đầu trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước,
tuy nhiên trên thực tế cũng có không ít công nhân viên chức, đảng viên,… đi ngược lại
nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Hồ Chí Minh như: dung túng việc tảo hôn cho
con trai mình; tham ô, nhận hối lộ, làm ngơ hoặc tiếp tay cho những hành vi tham


nhũng,… Đó là những việc gây bức xúc trong xã hội, làm mất lòng tin của quần chúng
nhân dân. Bởi vậy, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “nêu cao
tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” vô cùng quan
trọng, đặc biệt trong xây dựng Đảng và khôi phục niềm tin của nhân dân. Để thực hiện
tốt nội dung trên, mỗi cá nhân, tổ chức Đảng, công chức, viên chức cần quán triệt và
thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, tự giác học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Việc học tập, tự học tập để nâng cao nhận thức phải được thực hiện
liên tục, thường xuyên, đóng góp ý kiến xây dựng cho cán bộ lãnh đạo. Biểu dương
những việc làm tốt, kịp thời phát hiện, uốn nắn những việc làm chưa tốt. Mỗi người
6



Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
phấn đấu tự tu dưỡng, rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức được xây dựng ở địa
phương, cơ quan, đơn vị, trong từng tổ chức Đảng.
Hai là, nâng cao công tác xây dựng Đảng, nhằm khắc phục tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Coi
trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân,
tổ chức và tăng cường kiểm tra giám sát, thực hiện công việc để chống chủ nghĩa cá
nhân.
Ba là, không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật gắn với việc tăng
cường tính nghiêm minh của kỉ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, hạn chế
được những “lỗ hổng” dễ bị lợi dụng; củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ


quan nhà nước. Phát huy dân chủ và thực hiện kỷ luật Đảng, xử lý kịp thời, công khai
những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở cương vị, chức trách nào; kiên quyết đấu tranh
với những thói hư tật xấu trong Ðảng.
Bốn là, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân và vai trò của nhân dân trong việc giám sát cán bộ công chức. Đồng thời tăng
cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt, sống còn
giữa Đảng và nhân dân. Ðể thực hiện tốt giải pháp này, mỗi cán bộ, đảng viên, trước
hết là lãnh đạo chủ chốt các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá
nhân, nói đi đôi với làm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện đạo đức cách
mạng. Các cơ quan chính quyền địa phương cần thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực
tiếp với nhân dân, đồng thời tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính
đáng của nhân dân.


2. Vận dụng nguyên tắc “xây đi đôi với chống” để rèn luyện đạo đức và nâng
cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường
Hiện nay, tình trạng môi trường ở nước ta đang ngày càng xấu đi như: đất đai bị ô
nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc; núi rừng bị tàn phá trơ
trọi gây hiện tượng bão lũ xảy ra bất thường; ô nhiễm không khí; hiệu ứng nhà kính
7


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên, dẫn đến sự biến đổi khí hậu với hậu quả nghiêm
trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, nhưng nguyên nhân chủ yếu
là do ý thức của người dân còn thấp. Bởi vậy, việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí


Minh “xây đi đôi với chống” trong công cuộc giáo dục tư tưởng của người dân trong
việc bảo vệ môi trường là điều vô cùng quan trọng và thiết thực. Cụ thể như sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của về
bảo vệ môi trường dến dông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước như: Nghị quyết
24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 35/NQ-CP Chính
phủ, Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến nãm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
các chương trình, kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để nhân dân hiểu
biết rõ hơn về công tác bảo vệ môi trường.
Hai là, lên án nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, gây
ô nhiễm môi trường để làm gương cho nhân dân, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng; tăng cường hoạt động thanh tra chấp hành pháp luật về bảo vệ


môi trường, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên
nhiên.
Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về những tấm gương điển hình
tiên tiến về bảo vệ môi trường trong xã hội, cá nhân được vinh danh bằng Giải thưởng
thưởng Môi trường hằng năm, từ đó tạo phong trào thi đua bảo vệ môi trường trong cả
nước, các cấp ủy, chính quyền, trong các doanh nghiệp và mọi người dân.
Bốn là, đặc biệt chú trọng đến công tác dân vận, vận động quần chúng nhân dân thực
hiện các hành động thiết thực bảo vệ môi trường như không xả rác bừa bãi, trồng nhiều
cây xanh, dọ vệ sinh nơi ở, phố phường; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về đạo đức môi trường, xây dựng nền kinh tế xanh, sử dụng các sản phẩm,
tài nguyên thân thiện với môi trường.


8


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Vận dụng nguyên tắc “phải tu dưỡng đạo đức suốt đời” trong việc tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cho sinh viên
Hiện nay, đất nước ta đang đổi mới theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, thì việc thì việc học tập và rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống và làm
theo tấm gương đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Đó là nhiệm
vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ - những sinh
viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước – chủ nhân tương lai
của Tổ quốc.


Bên cạnh những sinh viên có đạo đức trong sáng, sống có lý tưởng, hoài bão, cũng
còn nhiều thanh niên do ít được rèn luyện, thử thách trong khó khăn và trong các hoạt
động cách mạng nên các quan điểm, lập trường chính trị, các đức tính, chuẩn mực về
đạo đức cách mạng chưa được củng cố, phát triển đầy đủ, còn có biểu hiện lệch lạc
như: chạy theo lối sống cá nhân, thực dụng, đua đòi, thích hưởng thụ, sa vào tệ nạn xã
hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài,… gây tổn hại không nhỏ đến thuần
phong mỹ tục của dân tộc, chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và xã
hội. Do vậy, trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay cần được giáo dục một cách toàn diện về cả
tri thức và nhân cách.
Chính vì thế, việc phải tu dưỡng đạo đức đối với sinh viên càng trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết. Đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực


tiễn, học tập, trong các mối quan hệ của mình để khắc phục. Cụ thể bằng những giải
pháp như sau:
Thứ nhất, mỗi sinh viên cần phải biết sống có lí tưởng. Bởi khi có lí tưởng sống
mỗi người sẽ xác định cho mình mục đích và ý nghĩa của cuộc sống một cách đúng
đắn. Từ đó thôi thúc ý chí phấn đấu thực hiện lí tưởng sống đó, có hướng đi đúng đắn
trong tương lai.

9


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ hai, phải tự xây dựng cho bản thân thái độ chính trị đúng đắn. Thái độ chính trị


là tình cảm chính trị của mối người về các vấn đề chính trị, thời sự của đất nước như:
thể hiện lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa, yêu lao động, yêu khoa học, có tấm
lòng nhân ái, ham học hỏi, hướng đến cái chân - thiện - mỹ. Thái độ chính trị đúng
đắn sẽ làm cho mỗi sinh viên phấn chấn, hăng hái, tạo nên sức mạnh tinh thần thúc
đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thứ ba, mỗi sinh viên phải thực hành những chuẩn mực đạo đức cơ bản như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, đó là: trung với nước, hiếu với dân; cần - kiệm - liêm chính, chí công, vô tư; yêu thương con người và có tình quốc tế trong sáng. Những
phẩm chất đạo đức trên nếu được thực hiện tốt và luôn trau dồi trong cuộc sống một
cách chu đáo, cần mẫn thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện đạo đức cá
nhân của mỗi sinh viên. Từ đó hình thành nên nhân sinh quan phong phú, tiếp thu tinh
tế từ tư tưởng đạo đức của Người để làm tiền đề cho việc xây dựng đạo đức cách
mạng, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân ích kỉ và hướng đến mục tiêu xây dựng đất nước


ngày càng phát triển vững mạnh.
Thứ tư, phải tích cực tự giác trong lao động, học tập và rèn luyện theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, rèn luyện ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua
mọi thử thách, gian nan để đạt được mục đích cuộc sống.
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, những nguyên tắc về xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị mang tính thời sự, là ngọn đèn pha soi đường cho
công cuộc xây dựng một nền đạo đức mới ở Việt Nam. Mỗi cá nhân chúng ta cần tự
giác nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức của Người, không chỉ đơn
thuần là vấn đề nhận thức mà còn là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc, nhằm xây
dựng đất nước ta thành một quốc gia “dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn
minh” trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế với những con người có cả đạo đức và


tài năng, những con người xã hội chủ nghĩa xây dựng nên xã hội chủ nghĩa.
10


Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2014

2



Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2015

3

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tường [chủ biên], Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhận thức
và vận dụng, Nxb. Tư pháp, Hà nội, 2013

4

Hồ Chí Minh, toàn tập, t7, tr.292


5

Hồ Chí Minh, toàn tập, t9. tr.293

6

Website: http//www.tapchicongsan.org.vn

11




Video liên quan

Chủ Đề