Quảng trường cách mạng tháng 8 hà nội

Quảng trường Cách mạng tháng Tám, hay Quảng trường 19-8 là một quảng trường nằm ở trước mặt Nhà hát lớn Hà Nội, thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên gọi của quảng trường này là 19-8 vì tại đây, ngày 19 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn được Việt Minh biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên cả nước. Tên gọi 19-8 mới có từ năm 1994, thời Pháp thuộc gọi là Quảng trường nhà hát lớn.

Quảng trường đẹp lung linh vào tối

Quảng trường rộng và đẹp

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là một quần thể mang hình thái nút không gian thành phố. Xung quanh  quảng trường có những công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, Khách sạn Hillton…  Vào mỗi buổi tối khi ánh đèn điện bừng sáng lung linh, Nhà hát Lớn Hà Nội càng trở nên lộng lẫy, kiêu sa hơn, cùng những bậc thềm chạy dài trước mặt tạo cho Quảng trường Cách mạng Tháng Tám có một không gian lắng đọng, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Thủ đô.

Gắn liền với sinh hoạt của người dân

Quảng trường nằm trước nhà hát lớn Hà Nội

Gần một thế kỷ trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, cùng với Thăng Long văn hiến, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc vừa cổ điển vừa hiện đại – nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước,  là bằng chứng lịch sử của sự phát triển văn hóa – xã hội của Hà Nội và Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.

Nhạc sĩ Doãn Nho bảo, ông có dự định sẽ mặc bộ quân phục, ôm cây đàn accordion ngồi trước Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vào đúng ngày nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” giành chính quyền 76 năm về trước, để hát “Mười chín Tháng Tám, ánh sao tự do đem tới/ Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng/ Máu pha tươi hồng trên lá cờ đi khắp chốn giang sơn...” để được sống lại trong những ký ức xưa. Nhưng rất tiếc, đúng thời gian này dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân thực hiện nghiêm không ra khỏi nhà nếu không cần thiết.

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám đến nay vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa. 

Nhắc đến địa danh Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là gợi nhớ trong ký ức của nhạc sĩ Doãn Nho. Ông kể ngày đó mới 12 tuổi nhưng đã phụ trách nhóm thiếu nhi cứu quốc nằm trong Mặt trận Việt Minh của làng Cót, xã Yên Hòa, huyện Từ Liêm [nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy]. Trong các ngày 17 và 18-8-1945 khi nghe các đảng viên họp, báo tin sẽ có một cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra, cậu thiếu niên Doãn Nho có nhiệm vụ báo cho nhân dân trong làng cùng tham gia. Hình ảnh từng dòng người từ khắp các cửa ô, hình ảnh những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hướng lên trung tâm nội thành Hà Nội và dừng trước Quảng trường Nhà hát Lớn ngày 19-8-1945 với một niềm háo hức chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí của người nhạc sĩ. “Những hình ảnh và không khí sục sôi của ngày tháng đó cùng sự kiện tiếp nối được tham gia mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, nghe Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9, chính là những dấu ấn đậm sâu để tôi viết nên ca khúc “Tiến bước dưới quân kỳ”, một bài hát cất lên những dịp đại lễ, mừng chiến thắng của đất nước”, nhạc sĩ Doãn Nho tâm sự.

Sau sự kiện trọng đại ấy, Quảng trường Nhà hát Lớn vẫn giữ nguyên tên gọi cũ và là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử khác, như: Đoàn quân giải phóng Việt Bắc về Hà Nội ra mắt ngày 29-8-1945; ngày 16-9-1945 diễn ra “Tuần lễ vàng” quyên góp ủng hộ Chính phủ lâm thời kháng chiến; đầu tháng 10-1945 tổ chức ngày Nam bộ kháng chiến; ngày 2-9-1946 mít tinh kỷ niệm một năm Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đó cũng là ngày Bác Hồ lần đầu tiên tới Quảng trường, vào Nhà hát lớn Hà Nội... Cho đến năm 1994, nơi đây chính thức mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.

Biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, cùng với Thăng Long văn hiến, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc vừa cổ điển vừa hiện đại. Hiện nay, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là một quần thể mang hình thái nút không gian thành phố với những công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, khách sạn Hilton, phố Tràng Tiền... Vào mỗi buổi tối khi ánh đèn điện bừng sáng, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám-Nhà hát Lớn Hà Nội với những bậc thang chạy dài trước mặt tạo nên một không gian lắng đọng, là nơi thường xuyên diễn ra những sự kiện chính trị, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật cộng đồng của người dân Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chủ Đề