Quy tắc 7w là gì trong quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất hay được hiểu với thuật ngữ là Production Management. Là hoạt động cốt lõi giúp duy trì công tác sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp. Để giúp bạn hình dung về khái niệm của quản trị sản xuất là gì? Cũng như nội dung chi tiết và mục tiêu cụ thể của công việc này, PMS sẽ trình bày ngay tại bài viết dưới đây. Mời bạn cùng tìm hiểu!

Quy tắc 7w là gì trong quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất là gì?

Mục lục

Quản trị sản xuất là công việc quản lý và điều hành chuỗi công việc trong hệ thống quy trình sản xuất. Từ khâu lập kế hoạch đến việc cải tiến và tối ưu hóa trình sản xuất, phát triển nguồn lực và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Qua đó để đáp ứng được nhu cầu thị trường, đảm bảo mang lại hiệu quả cho quá trình sản xuất và kinh doanh.

Có thể thấy, công tác quản lý sản xuất giữ vai trò cốt lõi trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.

2. Mục tiêu của quản trị sản xuất

2.1 Đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng

Công việc này là quá trình đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng đúng mục tiêu của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm đó. Điều này đồng nghĩa với việc nhà quản trị sản xuất luôn phải cải tiến sản phẩm liên tục để đáp ứng với thị hiếu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nếu để sản phẩm tụt hậu về tính năng so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ gặp khó trong việc duy trì hoạt động thương mại và cả sản xuất.

2.2 Đảm bảo đáp ứng số lượng thành phẩm

Một công việc quản trị cần duy trì sự tập trung đó là đảm bảo khả năng đáp ứng số lượng thành phẩm luôn phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc khách hàng một cách chính xác. Không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí trong sản xuất. Sản phẩm không đủ để đáp ứng kịp thời có thể dẫn đến vụt mất cơ hội kinh doanh và niềm tin của khách hàng.

Ngược lại, dư thừa số lượng sản phẩm lớn dẫn đến tình trạng tồn kho quá tải, gây áp lực lên chi phí sản xuất. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát số lượng thành phẩm, nhà quản trị cần có kế hoạch giám sát và quản lý sản xuất rõ ràng, trang bị kỹ năng dự báo thị trường để ước tính chính xác sự cân đối giữa nguồn cung và cầu.

2.3 Tối ưu chi phí sản xuất – Tạo lợi thế cạnh tranh

Tối ưu chi phí sản xuất là công việc quan trọng trong quản trị sản xuất, đây là hoạt động nghiên cứu và triển khai các hoạt động cải tiến để giảm thiểu các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất mà không gây tác động tiêu cực đến chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của sản phẩm.

Mục tiêu của chính của công việc này là tiết kiệm chi phí sản xuất tạo thành sản phẩm, giúp tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

3. Các nội dung chính trong mô hình quản trị sản xuất

3.1 Theo dõi và dự báo nhu cầu sản xuất

Theo dõi nhu cầu thị trường là việc thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến sản phẩm, như việc nắm bắt số lượng hàng hóa đã được bán ra, đơn hàng mới và các phản hồi của khách hàng. Qua đó, nhà quản lý phân tích số liệu để đưa ra các dự báo về sức mua, hành vi tiêu dùng của khách hàng trên thị trường và dự báo các biến động có thể xảy ra trong tương lai.

Quy tắc 7w là gì trong quản trị sản xuất
Nội dung của quản trị sản xuất là gì?

3.2 Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất

  • Thiết kế sản phẩm trước tiên là một quy trình hình thành sản phẩm từ ý tưởng đi đến thực tế. Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường được trải qua nhiều công đoạn như phát triển ý tưởng, thử nghiệm và cải tiến, sau đó mới đưa ra sản phẩm cuối cùng. Khi thiết kế, sản phẩm cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, đạt chất lượng và nhất là phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Trong quá trình sản phẩm được hình thành, doanh nghiệp cũng cần phát triển tối ưu quy trình sản xuất. Từ việc lựa chọn máy móc, trang thiết bị và đội ngũ nhân lực đều được xây dựng một cách bài bản và hoạt động hiệu quả.

3.3 Quản lý năng suất sản xuất

Quản lý năng suất là quá trình điều hành, tối ưu hóa quy mô để doanh nghiệp đạt hiệu suất cao, tiết giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất.

Ngoài ra, để công việc luôn đạt tối đa hiệu quả, người quản lý cần thiết lập kế hoạch sản xuất bài bản, quản lý dây chuyền và phát huy tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên.

3.4 Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu

Tại sao người quản trị sản xuất lại phải định vị thương hiệu cho sản phẩm? Lý do là khi hiểu được giá trị cốt lõi của thương hiệu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Người quản lý sẽ xác định đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến mà phát triển và cải tiến sản phẩm phù hợp với yêu cầu.

Quy tắc 7w là gì trong quản trị sản xuất
Xây dựng thương hiệu trong quản trị sản xuất

Trong quá trình định vị, doanh nghiệp cũng cần đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài như: tình hình kinh tế, xã hội, biến động thị trường… để biết né tránh các nguy cơ rủi ro và nắm bắt các cơ hội để phát triển thương hiệu.

Làm tốt công việc định vị giúp doanh nghiệp xây dựng nhiều lợi thế trong chiến lược cạnh tranh, đưa sản phẩm dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Mở ra các chiến lược với tầm nhìn dài hạn và giữ cho doanh nghiệp luôn trên đà phát triển lớn mạnh.

3.5 Sắp xếp, duy trì môi trường sản xuất

Sắp xếp bao gồm các nhiệm vụ như tổ chức và bố trí hiệu quả không gian làm việc của doanh nghiệp để tối ưu hóa các công đoạn sản xuất và đảm bảo an toàn cho người lao động. Công việc này được đảm bảo nhất khi doanh nghiệp biết triển khai và thực hiện hiệu quả nguyên tắc 5S Kaizen.

Nó giúp cho hoạt động sản xuất hàng ngày trong phân xưởng được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu suất cao. Tác động tích cực đến quá trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

3.6 Phân bổ nguồn lực

Là quá trình dựa trên kế hoạch đã được thiết lập từ trước để quản lý và phân chia nguồn nhân lực một cách hiệu quả, qua đó đáp ứng được yêu cầu khối lượng công việc của bộ phận.

Ngoài ra, nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị sản xuất cũng cần được cung cấp một cách hợp lý để duy trì quá trình quản trị sản xuất được liền mạch, giảm thiểu rủi ro và các sự cố không đáng có.

3.7 Điều độ công việc trong sản xuất

Điều độ công việc là quá trình quản lý và phân bổ khối lượng công việc được cân đối giữa các bộ phận, giữa các mốc thời gian. Tránh để tình trạng chồng chéo hay quá tải công việc xảy ra trong quy trình. Cụ thể, nó bao gồm các công việc như phân bổ nhiệm vụ, điều hành dây chuyền sản xuất, đảm bảo nguồn lực và thời gian được tận dụng tối đa hiệu quả.

3.8 Đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất

Công đoạn cuối cùng của quản trị sản xuất là quá trình kiểm tra, đánh giá để tiến hành cải tiến và đổi mới quy trình đạt hiệu quả cao hơn. Mục tiêu trong giai đoạn này là thu thập kết quả đạt được để phát hiện kịp thời những điểm chưa tối ưu. Qua đó xây dựng những sáng kiến, phương pháp đổi mới để cải thiện hiệu suất làm việc, thúc đẩy năng suất và giảm thiểu lãng phí trong sản xuất.

Quá trình này thường được thực hiện có định kỳ để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được sự thay đổi liên tục trên thị trường.

4. Ví dụ về quản trị sản xuất trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện thoại di động có các nội dung quản trị doanh nghiệp như sau:

Quy tắc 7w là gì trong quản trị sản xuất
Các nội dung quản trị sản xuất trong doanh nghiệp

  • Dự báo nhu cầu: Theo dõi số liệu từ quý trước, doanh nghiệp bán được 7000 chiếc điện thoại di động, và phân tích các yếu tố thị trường, họ dự đoán nhu cầu trong quý tiếp theo sẽ tăng 10%.
  • Thiết kế sản phẩm và quy trình: Công ty đã phát triển một mẫu điện thoại di động mới với dung lượng Pin cao hơn và tích hợp nhiều tính năng mới. Quy trình sản xuất với các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ sản xuất, qua đó tiết kiệm thời gian lắp ráp, giảm lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Quản lý năng suất: Trong tháng trước, trung bình số lượng sản xuất điện thoại hàng tháng của công ty là 8000 chiếc. Doanh nghiệp đang triển khai kế hoạch tối ưu hóa dây chuyền quản trị sản xuất để đạt sản lượng hàng tháng nâng lên 10000 chiếc.
  • Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu: Doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược định vị thương hiệu điện thoại di động với các tính năng cao cấp, đi trước thời đại để giữ chân khách hàng trung thành.
  • Sắp xếp, duy trì môi trường: Công ty đã đầu tư trong việc duy trì văn hóa 5S, qua đó cải thiện môi trường sản xuất luôn đảm bảo các tiêu chuẩn đã đề ra.
  • Phân bổ nguồn lực: Doanh nghiệp đã phân bổ nguồn lực tài chính vào nhiều công tác, trong đó việc mua mới các máy móc sản xuất phù hợp cho từng bộ phận riêng biệt để nâng cao khả năng sản xuất.
  • Điều độ công việc: Thực hiện phân bổ công việc đồng đều trong từng công đoạn lắp ráp điện thoại, sao cho mỗi nhân viên có nhiệm vụ cụ thể và thời gian sản xuất phù hợp.
  • Đánh giá và cải tiến quy trình: Tổ chức các cuộc kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, họ lắng nghe các phản hồi từ nhân viên để ghi nhận và thực hiện cải thiện quy trình ngày càng tối ưu hơn.

Qua bài viết trên PMS đã trình bày trên mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Quản trị sản xuất là gì và những mục tiêu quan trọng trong công tác này. Hãy vận dụng những kinh nghiệm quý báu này ngay chính công việc của bạn.

Cùng với đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Doanh nghiệp với nhau, việc quản trị sản xuất cần có sự đổi mới và sáng tạo để đáp ứng những yêu cầu thay đổi liên tục của thị trường. Đây sẽ là nền tảng vững vàng cho sự phát triển thành công, nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị trí thương hiệu của doanh nghiệp bạn trên thị trường.

Vì thế, Doanh nghiệp có thể xem qua Khóa Học Giám Đốc Sản Xuất – CPO để nâng tầm phát triển của Doanh nghiệp, đáp ứng ngày càng cao đòi hỏi của thị trường ngày nay. Chi tiết khóa xem ngay tại đây.