Quyền lợi nhà đầu tư khi cổ phiếu hủy niêm yết

[KTSG Online] – Thông tin về việc hủy niêm yết cổ phiếu của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai [HAGL] đã khiến cho nhiều cổ đông của doanh nghiệp này lo lắng về quyền lợi của mình, thậm chí là gửi đơn kêu cứu. Tuy nhiên dưới góc nhìn chuyên gia, nếu rơi vào trường hợp hủy niêm yết thì không đồng nghĩa với việc cổ đông mất trắng hết các quyền lợi giao dịch.

  • Cổ đông HAGL lo lắng với tin đồn hủy niêm yết cổ phiếu

Dù cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định nào nhưng với lý do HAGL lỗ liên tiếp 3 năm [2017, 2018, 2019] đã xuất hiện nhiều thông tin về việc cổ phiếu HAG của HAGL sẽ bị hủy niêm yết trong thời gian tới. Điều này khiến cho phần lớn cổ đông HAGL lo lắng về quyền lợi và có đơn thư gửi các cơ quan chức năng kêu cứu.

Nếu HAG bị hủy niêm yết không đồng nghĩa với việc cổ đông mất quyền lợi giao dịch. Ảnh minh họa: DNCC

Theo nội dung đơn, việc cổ phiếu HAG bị hủy niêm yết do doanh nghiệp hồi tố lỗ là chưa thỏa đáng, bởi Luật Chứng khoán chưa có quy định về hồi tố lỗ. Nhóm cổ đông này khẳng định năm 2019 công ty vẫn báo lãi, tức dù có hồi tố hay không thì năm 2019 bản chất công ty vẫn lãi. Đồng thời đặt câu hỏi việc hồi tố được thông báo từ tháng 3-2021 nhưng đến nay mới có thông tin hủy niêm yết.

“Nếu HOSE tiến hành hủy đột ngột như vậy sẽ không tuân theo trình tự pháp luật, làm thiệt hại rất lớn cho cổ đông HAGL, đặc biệt là những người đã mua cổ phiếu HAG sau thời điểm tháng 3-2021 trên cơ sở căn cứ vào BCTC [báo cáo tài chính] quý gần đây có lãi”, nội dung đơn nhấn mạnh.

Tuy vậy, đứng trên quan điểm của chuyên gia phân tích, Phó giám đốc SSI Research Phạm Lưu Hưng cho rằng việc hủy niêm yết hay không quyết định cuối cùng vẫn là của cơ quan chức năng. Tham gia thị trường chứng khoán thì cứ đúng luật mà triển khai.

“Không có chuyện mua hàng kém chất lượng xong rồi trả lại. Khi đầu tư mà đặt cược vào việc công ty sẽ có mức hồi phục mà thực tế lại không đúng thì mình phải chấp nhận thua lỗ, không thể nào cứ khi thua lỗ thì bắt cơ quan quản lý thành con tin của họ”, ông nói thêm.

Về quyền lợi cổ đông, theo vị chuyên gia này, có vẻ nhà đầu tư hiểu nhầm về khái niệm hủy niêm yết. Hủy niêm yết không có nghĩa là không giao dịch được nữa mà sẽ phải chuyển đăng ký giao dịch sang sàn UPCoM. Cổ phiếu vẫn có thể giao dịch được chứ không phải cổ đông mất hết các quyền lợi giao dịch.

Cũng trên quan điểm đó, giám đốc phân tích cấp cao của một công ty chứng khoán cho rằng trước luật pháp thì không có ngoại lệ, không có chuyện của cá nhân ai khác nữa. Thêm vào đó, nguyên tắc của thị trường chứng khoán là phải minh bạch, công khai và bình đẳng.

Với HAGL, đây là doanh nghiệp có tiềm năng, nên có thể chuyển sang UpCOM, nỗ lực khôi phục lại doanh số cho doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận, gây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư và khi thỏa các điều kiện niêm yết trở lại thì vẫn có thể quay lại sàn HOSE.

“Việc này chỉ mang tính tạm thời chứ không phải bị cấm vĩnh viễn, vấn đề này không lớn đến mức phải can thiệp, phải đòi hỏi “chế độ” này nọ. Tôi nghĩ vấn đề này là không nên và cũng không được. Bởi, nếu mà chấp nhận cho HAGL “xé rào” thì sau này những trường hợp khác phải giải quyết ra sao? Như vậy sẽ không còn sự nghiêm minh trên thị trường”, vị này cho hay.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Châu Tuấn Huy, Văn phòng luật Nam Bắc Sài Gòn, Đoàn Luật sư TPHCM, cũng đưa ra nhận định HAGL bị lỗ sau thuế 3 năm liên tiếp là 2017, 2018 và 2019 [sau khi xác định có sự khác biệt giữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp và kiểm toán], do đó phải căn cứ theo luật được áp dụng vào thời điểm xảy ra lỗ lũy kế.

Dù nghị định 58/2012 quy định về việc hủy bỏ niêm yết trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ trong 3 năm liên tục, nhưng chỉ xét theo nội dung của báo cáo tài chính kiểm toán hằng năm được công bố, chứ không bao gồm việc doanh nghiệp phát hiện lỗ và điều chỉnh lại kết quả kinh doanh sau đó.

Ngoài ra, tại thời điểm lập báo cáo tài chính của HAGL cho các năm 2017, 2018 và 2019 trước đây có ý kiến kiểm toán ngoại trừ về khả năng thu hồi của các khoản phải thu. Nhưng nội dung này chỉ mới được quy định tại nghị định 155/2020 và chỉ bị xử lý hủy bỏ niêm yết từ ngày 1-1-2022 [khoản 12 điều 310 nghị định 155/2020], tức nghị định 155/2020 không thể áp dụng trong trường hợp trên của HAGL.

“Theo luật thì không thể hủy niêm yết được”, luật sư Tuấn nhấn mạnh và cho rằng nhà đầu tư không nên đặt giả định sẽ bị hủy niêm yết, trừ khi có văn bản chính thức từ cơ quan chức năng.

Hủy niêm yết chứng khoán là một chứng khoán bị loại khỏi sàn giao dịch chứng khoán và không còn được niêm yết, giao dịch. Cổ phiếu khi bị hủy niêm yết sẽ có nhiều tác động đến nhà đầu tư.

Hủy niêm yết chứng khoán là việc loại bỏ một chứng khoán được niêm yết ra khỏi một sàn giao dịch chứng khoán.

Hiểu một cách đơn giản, hủy niêm yết chứng khoán là việc chấm dứt giao dịch chứng khoán niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán.

Các cách thức hủy niêm yết chứng khoán

Đối với việc hủy niêm yết chứng khoán, có 2 cách thức chủ yếu:

- Hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc: Là những chứng khoán bắt buộc bị hủy bỏ do không đáp ứng đầy đủ các quy định, quy tắc cho việc niêm yết chứng khoán tại các sở/sàn giao dịch chứng khoán. Như vậy, khi các công ty không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu do một sàn giao dịch đặt ra thì sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc

Ví dụ: Công ty A ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 1 năm trở lên sẽ bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc.

- Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện: Là cách thức hủy niêm yết chứng khoán khi tổ chức niêm yết đưa ra đề nghị hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ví dụ: Công ty B muốn rút khỏi thị trường chứng khoán nên đưa ra yêu cầu hủy niêm yết chứng khoán trên sàn chứng khoán. Nếu yêu cầu này có trên 50% số phiếu biểu quyết từ các cổ đông thì yêu cầu hủy niêm yết sẽ được chấp nhận.

Chứng khoán có thể bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc tự nguyện

Các quy định về hủy niêm yết chứng khoán

Đối với việc hủy niêm yết chứng khoán, Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện hủy bỏ, các trường hợp bị hủy bỏ… như sau:

Các trường hợp bị hủy bỏ niêm yết

Khoản 1, Điều 60, Nghị định 58 quy định, chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán không đáp ứng được các điều kiện niêm yết

- Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên;

- Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;

- Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;

- Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét;

- Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể hoặc phá sản; quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động;

- Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;

- Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết;

- Tổ chức được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết;

- Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết chứa đựng những thông tin sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;

- Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Ngoài ra, khoản 2, điều 60 cũng nêu rõ, chứng khoán có thể bị hủy bỏ niêm yết khi tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết. 

Điều kiện hủy bỏ niêm yết chứng khoán

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 60, Nghị định 58, chứng khoán hủy bỏ niêm yết khi tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết cần đáp ứng 2 điều kiện sau đây:

  • Tổ chức niêm yết chỉ được hủy bỏ niêm yết chứng khoán khi Quyết định của Đại hội đồng cổ đông có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn chấp thuận hủy bỏ niêm yết;
  • Tổ chức niêm yết không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 02 năm kể từ ngày đưa cổ phiếu vào niêm yết

Hồ sơ hủy bỏ niêm yết 

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 2, Điều 60, Nghị định số 58, hồ sơ đề nghị hủy bỏ niêm yết chứng khoán tự nguyện sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Giấy đề nghị hủy bỏ niêm yết;

- Quyết định thông qua việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, hủy bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông [đối với công ty cổ phần]; hủy bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên [đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên] hoặc chủ sở hữu công ty [đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên]; hủy bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

Ngoài ra, mỗi sở giao dịch chứng khoán sẽ có quy định cụ thể về hồ sơ hủy bỏ niêm yết chứng khoán. Tổ chức yêu cầu hủy bỏ niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch nào thì thực hiện việc cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định của sở giao dịch đó. Cụ thể:

- Đối với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội [HNX]: Khi yêu cầu hủy niêm bỏ niêm yết chứng khoán tự nguyện, tổ chức yêu cầu cần cung cấp hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị hủy bỏ niêm yết [Theo mẫu NY-06a, Phụ lục III Quy chế niêm yết tại SGDCK]
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu; quyết định của Hội đồng quản trị [trường hợp công ty cổ phần] hoặc Hội đồng thành viên [trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn] hoặc chủ sở hữu vốn [trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên] hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền [trường hợp doanh nghiệp Nhà nước] thông qua về việc hủy bỏ niêm yết trái phiếu;
  • Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông/ trái chủ/người đầu tư
  • Báo cáo đã hoàn tất phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông

- Đối với Sở giao dịch chứng khoán TPHCM [HOSE]: Khi đăng ký hủy niêm yết tự nguyện, tổ chức yêu cầu hủy niêm yết cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị huỷ niêm yết [theo mẫu số NY-03A, NY-03B]
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu; quyết định của Hội đồng
  • Quản trị [trường hợp công ty cổ phần] hoặc Hội đồng thành viên [trường hợp công ty TNHH] hoặc chủ sở hữu vốn [trường hợp công ty TNHH 1 thành viên] hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền [trường hợp doanh nghiệp Nhà nước] thông qua về việc hủy bỏ niêm yết trái phiếu; quyết định của Đại hội đồng nhà đầu tư thông qua việc huỷ niêm yết của chứng chỉ quỹ.
  • Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông/ trái chủ/nhà đầu tư sau khi hủy niêm yết.
  • Báo cáo đã hoàn tất phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông/ trái chủ/ nhà đầu tư sau khi hủy niêm yết.

Đăng ký niêm yết sau hủy bỏ

Đối với việc đăng ký niêm yết sau hủy bỏ, Khoản 3, Điều 60, Nghị định số 58 đã quy định: “Tổ chức có chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết chỉ được đăng ký niêm yết lại sau 12 tháng kể từ khi hủy bỏ niêm yết nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 53 hoặc Điều 54 Nghị định này. Hồ sơ, thủ tục niêm yết thực hiện theo quy định tại Điều 57, Điều 58 Nghị định này”

Cổ phiếu bị hủy niêm yết liệu có sao không?

Cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao?

Cổ phiếu khi bị hủy niêm yết đồng nghĩa với việc sẽ không được niêm yết trên sàn chứng khoán. Lúc này các quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua các công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.

Liên quan đến việc cổ phiếu bị hủy niêm yết, theo chia sẻ của Luật sư Trịnh Anh Dũng - Văn phòng Luật sư Trịnh - Đoàn Luật sư TP Hà Nội trên báo Giao thông, trong trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc, nhà đầu tư vẫn được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu, bởi cổ phiếu bị huỷ niêm yết nhưng không phải huỷ giá trị cổ phiếu.

Về phía doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, cần có trách nhiệm đảm bảo cho nhà đầu tư sở hữu hợp pháp cổ phiếu. 

Cũng theo luật sư Dũng, nếu giao dịch trên sàn chứng khoán, việc mua bán cổ phiếu giữa các nhà đầu tư sẽ thuận tiện hơn, khả năng thanh khoản cao. Nhưng khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc, việc mua bán sẽ bị giảm đi rất nhiều và ảnh hưởng đến giá trị tài sản của cổ phiếu đó.

Hủy bỏ niêm yết chứng khoán là trường hợp thường gặp trên thị trường chứng khoán. Khi một chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết sẽ gây ra những hậu quả tác động đến các nhà đầu tư cũng như tổ chức phát hành chứng khoán. Bởi các nhà đầu tư sẽ khó tìm và khó mua cổ phiếu hơn khi được giao dịch trên một sàn giao dịch chứng khoán lớn.

Video liên quan

Chủ Đề