Review ngành tài chính quốc tế năm 2024

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và toàn diện hiện nay, hoạt động tài chính tiền tệ của các tổ chức, doanh nghiệp toàn cầu mở ra ngày càng nhiều. Kéo theo đó, lĩnh vực Tài chính quốc tế cũng hết sức phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng nghề nghiệp mang lại thì sự cạnh tranh cũng là một vấn đề khiến nhiều bạn băn khăn “có nên học ngành Tài chính quốc tế” hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Có nên học ngành Tài chính quốc tế ?

Mở rộng và giao lưu kinh tế với thế giới là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm và chú trọng, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Với những bước chuyển biến lớn về nền kinh tế trong nước, dòng tiền đầu tư theo đó mà chuyển dịch mạnh mẽ, tạo cơ hội cho ngành Tài chính quốc tế vươn mình, giữ các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Do đó, Tài chính quốc tế luôn đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo học ngành Tài chính quốc tế tại UEF, các bạn sẽ được đào tạo với chương trình song ngữ chuẩn quốc tế, được học tập giáo trình chuẩn hóa, cập nhật theo nội dung và phương pháp của các trường Đại học Mỹ. Cạnh đó, UEF còn là một trong những trường dẫn đầu về đào tạo khối ngành kinh tế giúp cung cấp các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, tài chính. Do đó, bạn hoàn toàn đủ năng lực đảm nhận các vị trí công việc sau khi ra trường.

Review ngành tài chính quốc tế năm 2024

Trước cơ hội và thách thức từ thị trường mang lại, nhiều bạn thắc mắc “có nên học ngành Tài chính quốc tế” hay không?

Học ngành Tài chính quốc tế ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính quốc tế tại UEF với nền tảng kiến thức vững chắc, bạn hoàn toàn có thể tự tin để ứng tuyển vào các vị trí như:

  • Chuyên viên tài chính, quản trị các dự án của ODA, FDI tại ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư
  • Đảm nhận công việc liên quan đến thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư tài chính, tín dụng, quốc tế tại ngân hàng thương mại, chứng khoán, bảo hiểm,…
  • Phụ trách xuất nhập khẩu hoặc quản trị tài chính đa quốc gia tại các doanh nghiệp Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tài chính, ngân hàng tại các viện nghiên cứu, các bộ và cơ quan nhà nước, chính phủ

Review chuyên ngành Tài chính quốc tế trường Đại học Ngoại thương (FTU): Gieo giấc mơ trở thành Chuyên gia tài chính

Ngành Tài chính Việt Nam cũng như thế giới hiện nay đang có những bước chuyển mình nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, có thể thấy rõ nhất ở sự phát triển của thị trường chứng khoán thời gian gần đây tại Việt Nam. Vậy nên chuyên ngành Tài chính quốc tế sẽ là một lựa chọn không tồi với những em đam mê các con số khi xét tuyển vào trường Đại học Ngoại thương. Hãy cùng tìm hiểu những cơ hội của chuyên ngành này nhé!

Review ngành tài chính quốc tế năm 2024

Chuyên ngành Tài chính quốc tế

Mục lục

1. Giới thiệu

Chuyên ngành Tài chính quốc tế là một trong những chương trình đào tạo tiêu chuẩn thuộc khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về Kinh tế, Ngân hàng và các nghiệp vụ Tài chính quốc tế như: Thanh toán quốc tế, Kinh doanh ngoại hối,…

2. Điểm chuẩn

3. Thỏa niềm đam mê bất tận với những con số

Nói một cách dễ hiểu, chuyên ngành Tài chính quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương định hướng nghiên cứu những dòng tiền trong nền kinh tế, việc đầu tư, huy động vốn… Vậy nên chuyên ngành này sẽ nặng về tính toán, phân tích số liệu. Hãy cùng xem chúng mình sẽ tiếp cận những kiến thức, kỹ năng gì tại giảng đường đại học nhé!

  • Về kiến thức:
    • – Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận, tư duy logic; áp dụng quan điểm chính trị, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh.
    • – Hiểu và áp dụng các kiến thức cơ sở của ngành kinh tế như: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô,… vào nghiên cứu các lý thuyết ngành Tài chính Ngân hàng.
    • – Trang bị các kiến thức cơ sở ngành như: Nguyên lý kế toán, Marketing, Quản trị học, Kinh tế lượng, Giao dịch thương mại quốc tế,…
    • – Nắm vững những kiến thức chuyên sâu của ngành Tài chính Ngân hàng như tiền tệ – ngân hàng, lý thuyết tài chính, tài chính quốc tế, tài chính công, tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro tài chính,…
    • – Hiểu sâu và có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành Tài chính Quốc tế như kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại quốc tế,… và áp dụng vào thực tiễn công việc, hay phân tích nghiên cứu các hiện tượng trong “dòng chảy” của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới.
  • Về kỹ năng:
    • – Kỹ năng tổ chức, đặt mục tiêu, lên kế hoạch, nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường Tài chính – Ngân hàng, quản lý dự án, sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành để phục vụ cho công việc trong môi trường quốc tế.
    • – Kỹ năng tổng hợp, đánh giá, phân tích và xử lý số liệu, thông tin, xây dựng mô hình, từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
    • – Kỹ năng đàm phán, xử lý tình huống.
    • – Kỹ năng tin học văn phòng .
    • – Thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh, tối thiểu bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…

Review ngành tài chính quốc tế năm 2024

Một số môn học Chương trình Tiêu chuẩn Tài chính quốc tế (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo hướng tới những bài giảng mang tính thực tiễn, hỗ trợ sinh viên học và thi các chứng chỉ nghề nghiệp danh giá như: CITF, CDCS, CDCG, CIB, CIIA, CFA, ACCA,…

4. Bắt trend thời đại, cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc trong các tổ chức quốc tế, ngân hàng, công ty đa quốc gia, các tổ chức trong và ngoài nước như:

  • – Chuyên viên thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại quốc tế
  • – Chuyên viên quản lý tài chính, thực hiện nghiệp vụ tài chính – ngân hàng mang tính quốc tế tại các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,… hay các doanh nghiệp có yếu tố quốc tế.
  • – Chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước như Ngân hàng nhà nước, cơ quan quản lý về hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô có yếu tố quốc tế như di chuyển vốn quốc tế,…
  • – Chuyên viên tài chính, giám đốc, kiểm soát viên tài chính tại các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế, hoặc tại các cơ quan nhà như như Kiểm toán Nhà nước, Bộ, Ban, Ngành,…
  • – Chuyên gia tài chính tại các cơ quan, tổ chức trong khu vực và quốc tế như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), hoặc các vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính ở các đại sứ quán,…
  • – Tham gia nghiên cứu tại các cơ quan Nhà nước, các dự án, tổ chức quốc tế hay tại các Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp ở những bậc học cao hơn bởi chương trình học được xây dựng khoa học, hiện đại, tương thích với các trường đại học trên thế giới và nhận học bổng, tham gia vào các chương trình trao đổi, chuyển tiếp của Đại học Ngoại thương với các trường đối tác danh tiếng trên thế giới.

Điểm đặc biệt là sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hoặc hoạt động ở 2 CLB do khoa bảo trợ chuyên môn là CLB Chứng khoán và CLB Nhà ngân hàng tương lai; hay cơ hội tham quan, thực tập tại các đơn vị đối tác của khoa như: Vietcombank, VCBS, VP Bank, MB, INDEC,… và được tuyển dụng vào các công ty, tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo. Bên cạnh đó, với khung chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng đa dạng các lĩnh vực của ngành Kinh tế, sinh viên được mở rộng kiến thức, có khả năng đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau bên cạnh chuyên ngành đào tạo chính.

Đại học Ngoại thương đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ sinh viên. Các hội thảo chuyên đề của trường, khoa, viện; định hướng nghề nghiệp nhằm giúp đỡ sinh viên trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai; chương trình Ngày hội việc làm giúp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng từ các tập đoàn lớn; hay chương trình tham vấn tâm lý miễn phí, nhằm quan tâm sát sao tới sức khỏe tâm lý của sinh viên. Trường cũng dành sự quan tâm lớn cho các hoạt động câu lạc bộ của sinh viên. Với gần 40 câu lạc bộ gồm các câu lạc bộ chuyên môn, sở thích, tình nguyện, đoàn, hội sinh viên, tạo môi trường rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên, cũng vì thế mà sinh viên Ngoại thương luôn được biết đến bởi sự năng động, sáng tạo, đa tài, có khả năng làm đa ngành, nghề.

Bài viết “Review chuyên ngành Tài chính quốc tế trường Đại học Ngoại thương (FTU): Gieo giấc mơ trở thành Chuyên gia tài chính” mang tới những thông tin chi tiết về chuyên ngành siêu hot và đầy tiềm năng tại Đại học Ngoại thương, hy vọng sẽ là một cẩm nang hữu ích cho các em đang muốn theo đuổi ngành nghề này.

Tài chính quốc tế cần học những môn gì?

Tài chính quốc tế là ngành học nghiên cứu về các hoạt động đầu tư quốc tế, các thể chế tài chính quốc tế, tỷ giá hối đoái, nguyên tắc và cơ chế tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế,… trên cơ sở các quy định đã được áp dụng trên thị trường hiện nay.nullChuyên ngành Tài chính quốc tế - Đại Học Kinh Tế TPHCMhuongnghiep.hocmai.vn › tai-chinh-quoc-te › dai-hoc-kinh-te-tphcmnull

Tài chính quốc tế sau này làm gì?

Học Tài chính quốc tế ra làm gì?.

Chuyên viên tài chính tại các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán..

Chuyên viên tư vấn tài chính tại các tổ chức tài chính quốc tế.

Chuyên viên đầu tư quốc tế tại các doanh nghiệp, tổ chức..

Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu..

Tài chính quốc tế gồm những gì?

Tài chính quốc tế bao gồm các hoạt động tài chính liên quan đến hối đoái ngoại tệ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, quản lý rủi ro tài chính và các giao dịch tài chính quốc tế khác.nullTài chính quốc tế là gì? Học tài chính quốc tế ra làm gì?duhoctrawise.edu.vn › tai-chinh-quoc-te-la-ginull

Tài chính là học về cái gì?

Tài chính là một môn khoa học về sự quản lý và điều phối dòng tiền, ngân hàng, các khoản đầu tư, tài sản và vốn. Hiện nay, Tài chính là một trong những ngành nghề có nhu cầu rất lớn về lao động trong mọi nền kinh tế và ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi tính chất đa dạng của công việc và nguồn thu nhập cao.nullTất tần tật về ngành Tài Chính - ngành học không bao giờ lỗi thờihanoi.fpt.edu.vn › tin-tuc-thpt › tat-tan-tat-ve-nganh-tai-chinh-nganh-hoc-...null