Rượu tỏi uống lúc nào là tốt nhất năm 2024

Mọi người cũng đã biết rượu tỏi có tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta, trong việc phòng ngừa và chữa bệnh. Nhưng dùng rượu tỏi sao cho an toàn và hợp lý thì rất ít người biết, và cũng rất nhiều người muốn hỏi vấn đề này

Rượu tỏi – cách sử dụng, khi nào và liều lượng sử dụng an toàn nhất

[cuahanglyson]- Mọi người cũng đã biết rượu tỏi có tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta, trong việc phòng ngừa và chữa bệnh. Nhưng dùng rượu tỏi sao cho an toàn và hợp lý thì rất ít người biết, và cũng rất nhiều người muốn hỏi vấn đề này

Thắc mắc mọi người được : PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM giải thích cụ thể sau):

Hỏi: Tôi nghe nói uống rượu tỏi có thể chữa được bệnh hiệu quả. Nhiều lương y cũng đồng tình về công dụng của rượu tỏi, và tôi cũng rất tâm đắc với công dụng rất tốt của rượu tỏi nên tôi đã ngâm rượu tỏi để uống nhằm hạn chế dùng thuốc kháng sinh để tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Tây. Tuy nhiên, tôi có một vài điều nhờ bác sĩ giải đáp thắc mắc là có dùng chung thuốc Tây với rượu tỏi được không? nếu không thì uống thuốc Tây rồi thì bao lâu dùng được rượu tỏi? nên dùng rượu tỏi lúc no hay lúc đói? liều lượng sử dụng bao nhiêu là tốt? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Rượu tỏi uống lúc nào là tốt nhất năm 2024

Rượu tỏi cô đơn Lý Sơn ngâm được 3 tháng

Rượu tỏi có uống chung với các loại thuốc khác được không?

Bác sĩ Bay cho biết, mặc dù uống rượu tỏi cùng lúc với các loại thuốc khác như thuốc Đông hoặc Tây y không gây độc hại, nhưng bạn không nên uống chung. Nguyên nhân là do các loại thuốc khác nhau khi uống cùng lúc có thể làm giảm tác dụng của nhau.

Nếu bạn muốn dùng rượu tỏi nhưng đang dùng các loại thuốc điều trị khác thì bạn nên uống cách nhau khoảng 45 – 60 phút. Thời gian này đủ để thuốc ngấm vào cơ thể và tác dụng của thuốc cũng không bị ảnh hưởng.

Nên uống rượu tỏi lúc đói hay lúc no?

Theo bác sĩ Bay, bạn có thể dùng rượu tỏi bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất là uống vào những lúc bạn ít dùng thuốc nhất. Bạn có thể uống rượu tỏi sau khi ăn sáng hoặc sau bữa ăn chiều.

Rượu tỏi có thể uống cả lúc no và lúc đói, tuy nhiên, bạn nên uống sau khi ăn để tốt cho dạ dày hơn. Uống rượu tỏi sau bữa ăn sẽ góp phần tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa các mảng xơ vữa thành mạch, thành phần trong tỏi cũng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch,…

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu rượu tỏi?

Mỗi ngày, bạn có thể uống tối đa 20cc (1cc = 1ml) rượu tỏi. Sau khi ăn sáng, bạn có thể uống khoảng 10cc rượu tỏi và sau bữa ăn chiều bạn uống thêm khoảng 10cc rượu tỏi. Tuy nhiên, đây không phải là con số bắt buộc bạn phải dùng mỗi ngày, bạn có thể dùng với liều lượng thích hợp nhưng đừng quá 20cc, bởi vì rượu tỏi dùng nhiều cũng có thể gây hại cho gan.

Như vậy, mỗi ngày tối đa bạn chỉ nên uống khoảng 20cc rượu tỏi. Nếu không thể đo lường được thì mỗi lần uống bạn có thể dùng khoảng 1 muỗng cà phê rượu tỏi.

Nhìn chung, rượu tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng trước khi sử dụng bạn nên lưu ý những điều trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tận dụng tốt những lợi ích mà loại rượu này mang lại.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm chỉnh 6 nguyên tắc sau:

1. Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

2. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

3. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

4. Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

5. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

6. Nếu có những triệu chứng khác thường sau khi uống rượu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

VOV.VN - Uống rượu ngâm với tỏi thường xuyên không những không gây hại mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp chữa bệnh cực tốt.

Tỏi là nguyên liệu luôn sẵn có trong mỗi gia đình, mang đến rất nhiều lợi ích trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp cao và cholesterol và còn có đặc tính kháng sinh. Còn rượu trong quan điểm của y học cổ truyền cũng là một vị thuốc tác dụng dẫn thuốc, làm tăng tác tác dụng của các vị thuốc khác, hành khí hoạt huyết, có tính sát trùng.

Rượu tỏi uống lúc nào là tốt nhất năm 2024

Lợi ích bất ngờ khi sử dụng rượu tỏi.

Sự kết hợp của tỏi và rượu có thể đem đến hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh và sử dụng rượu tỏi đều đặn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngâm tỏi trong rượu trắng có tác dụng gì?

Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh sau:

Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp ...): Tỏi ngâm rượu dùng để giảm đau hay hạn chế các tình trạng viêm nhờ hợp chất chống oxy hóa có trong thành phần. Chúng có thể chữa các bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi xương khớp,… Nếu uống lượng vừa phải rượu tỏi, dùng rượu xoa bóp và đi bộ vừa sức hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng đáng kể.

Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...): Do có tính sát khuẩn mạnh nên tỏi ngâm rượu có thể chữa viêm họng khá hiệu quả. Ngoài công dụng làm sạch cổ họng thì chúng còn giúp hạn chế cũng như làm giảm các tác nhân gây ra các bệnh đường hô hấp.

Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch): Tỏi ngâm rượu còn được cho là có khả năng tăng lượng Cholesterol tốt và làm giảm Cholesterol xấu đi. Hơn nữa, chúng sẽ làm giảm rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch vành, tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim,...

Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng): Rượu tỏi được đánh giá là phương pháp hiệu quả cho ai hay mắc các dấu hiệu như: đầy bụng, tiêu hóa kém, ợ chua hoặc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bởi thành phần axit amin lên men tự nhiên trong tỏi sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Cách ngâm rượu tỏi và liều lượng sử dụng

Để rượu tỏi đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên cắt mỏng hoặc đập dập tỏi trước khi ngâm, vì dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao. Nếu để nguyên tép tỏi ngâm rượu hoặc giấm sẽ ít có tác dụng hơn.

Cách làm:

Bóc 300 gr tỏi rửa sạch rồi để ráo và xắt lát mỏng, sau đó đem ngâm trong 600 gr rượu trắng khoảng 40 độ.

Thỉnh thoảng nên lấy chai rượu lắc nhẹ, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 chuyển sang màu nghệ thì uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, liều lượng linh hoạt tuỳ sức khoẻ mỗi người. Nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 25 – 30ml, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Lưu ý khi sử dụng tỏi ngâm rượu

Dù rượu tỏi đem lại nhiều lợi ích nhưng cần uống đúng liều lượng và không được lạm dụng.

Lưu ý không nên uống rượu tỏi với các trường hợp sau: người bị đau mắt đỏ; bị sốt; mụn nhọt; trẻ em dưới 3 tuổi; người có vấn đề về gan, thận; người lớn tuổi; người bị tiêu chảy; người đang tiến hành phẫu thuật; đặc biệt là phụ nữ đang mang thai,...

Nếu ai bị đau xương khớp thì nên duy trì uống từ 1 – 2 chén/ ngày hoặc xoa bóp trực tiếp vào vị trí bị đau./.