Sàng lọc triple test là gì

Câu hỏi: Khi nào làm Triple test cho kết quả chính xác nhất và có bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm nếu như kết quả của xét nghiệm Double test kết luận con có nguy cơ cao hay không?

Trả lời:

Trong quá trình tư vấn, GENTIS nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ bầu về phương pháp xét nghiệm Triple test, trong bài viết này GENTIS sẽ mang đến cho các mẹ bầu những thông tin hữu ích nhất về phương pháp xét nghiệm Triple test.

Tìm hiểu về Triple test

Xét nghiệm Triple test là một trong những biện pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, giúp cho mẹ bầu biết được thai nhi có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp với các hội chứng dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm được thực hiện bằng mẫu máu của người mẹ mang thai và thường có kết quả sau khoảng 3 – 4 ngày.

Xét nghiệm Triple test dựa vào các chỉ số AFP, hCG và Estriol trong máu mẹ bầu, không xâm lấn vào môi trường sống của thai nhi và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Xét nghiệm Double test được bắt đầu thực hiện từ khoảng tuần thai thứ 12, giúp sàng lọc được những nguy cơ mắc các hội chứng dị tật thường gặp như Down, Edwards, Patau. Nếu như kết quả xét nghiệm Double test kết luận con có nguy cơ cao thì mẹ bầu thường được bác sĩ tư vấn thực hiện xét nghiệm Triple test để một lần nữa khẳng định lại kết quả của Double test.

Triple test có thể được thực hiện từ tuần thai 14 – 18, giúp phát hiện nguy cơ mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp, khẳng định có nguy cơ cao hay không đối với hội chứng mà Double test đã kết luận, phát hiện bất thường ở não, tủy sống,… Xét nghiệm Triple test dựa vào những chỉ số đó có thể xác định được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của bào thai, trong đó:

  • AFP [alpha-fetoprotein]: Là protein được sản xuất bởi bào thai.
  • hCG: Một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.
  • Estriol: Là một estrogen [một dạng hormone] được sản xuất bởi cả bào thai và nhau thai.

Triple test được thực hiện bằng cách đo lượng AFP [alpha fetoprotein], β-hCG [beta-human chorionic gonadotropin] và estriol không liên hợp uE3 [unconjugated estriol] còn gọi là estriol tự do [free estriol] trong máu người mẹ mang thai. Nếu có sự lệch bội nhiễm sắc thể [aneuploidies] thì nồng độ của các thông số này sẽ thay đổi trong máu mẹ, dựa vào các chỉ số đó kết hợp với tuổi mẹ, tuổi thai,… để đánh giá con có nguy cơ cao hay thấp với các hội chứng dị tật bẩm sinh.

Những ai nên thực hiện xét nghiệm Triple test

Trong trường hợp mẹ bầu có kết quả sàng lọc Double test có nguy cơ cao, được tư vấn thực hiện Triple test ở tuần thai thứ 14 – 18 hoặc khi chưa thực hiện sàng lọc nào trong những tuần thai trước thì đến giai đoạn này mẹ bầu cũng nên thực hiện sàng lọc cho con để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con, đặc biệt là những mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao sinh con mắc dị tật bẩm sinh như:

  • Mẹ bầu có tiền sử sinh con mắc dị tật bẩm sinh
  • Người mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên
  • Gia đình có tiền sử về các hội chứng dị tật bẩm sinh
  • Người mẹ nhiễm virus trong khi mang thai
  • Người mẹ mắc tiểu đường điều trị bằng insulin
  • Người mẹ thường xuyên sống trong môi trường nhiễm phóng xạ, có dịch bệnh,…

Kết quả Triple test trả lời như thế nào

Kết quả xét nghiệm Triple test được đánh giá dựa vào hàm lượng cao hoặc thấp của AFP, hCG, Estriol:

  • Hàm lượng AFP cao: Cho biết thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não.
  • Hàm lượng AFP thấp: Cho biết những bất thường về lượng hCG và estriol cho biết khả năng bào thai có thể mắc phải hội chứng Down [3 nhiễm sắc thể thứ 21] hoặc hội chứng Edward [3 nhiễm sắc thể thứ 18] và các bất thường về di truyền khác.
  • Ngoài ra, Triple test có thể nhận diện được song thai hoặc đa thai.

Kết quả của Triple test có ý nghĩa như thế nào?

Kết quả của xét nghiệm Triple cho biết thai nhi có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp trước các hội chứng dị tật bẩm sinh về ống thần kinh,Down, Edwards,… nhưng không phải là kết quả chẩn đoán. Trong trường hợp mẹ bầu có kết quả xét nghiệm Triple test kết luận con có nguy cơ cao sẽ được bác sĩ tư vấn chọc ối để biết được kết quả chính xác cuối cùng.

Kết quả của Triple test chỉ mang tính tương đối, vì có tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả cao. Nếu các mẹ bầu có kết quả sàng lọc nguy cơ cao không nên vội vàng chọc ối mà nên tìm hiểu về phương pháp sàng lọc không xâm lấn thay thế chọc ối. Hiện nay, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina là phương pháp sàng lọc được nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến lựa chọn bởi độ chính xác của NIPT – illumina lên tới 99,9%. Ngay từ tuần thai thứ 10 các mẹ bầu có thể thực hiện sàng lọc bằng phương pháp này để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi mà không cần thực hiện nhiều lần hay thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc khác.

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,

tư vấn một cách tốt nhất!

Test sàng lọc dị tật thai nhi cơ bản gồm có Test sàng lọc không xâm lấn: NIPT hay NIPS; Combined test, double test; Triple test. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu về các test sàng lọc thông thường: NIPT [NIPS]; combined test, double test, triple test ngay dưới bài viết này nhé!

Test sàng lọc dị tật thai nhi là một trong những vấn đề mà các mẹ bầu luôn luôn quan tâm và trăn trở. Có nhiều loại hình thức xét nghiệm như: Douple test, Triple Test, NIPT,... nhiều tthời điểm thích hợp để tiến hành sàng lọc, tiến hành test nào, xử lý kết quả ra sao, giá cả của các loại sàng lọc như thế nào, hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay dưới đây. 

1. Test sàng lọc không xâm lấn: NIPT hay NIPS

Test sàng lọc không xâm lấn NIPT được coi là một trong những kĩ thuật hiện đại nhất hiện nay về sàng lọc dị tật thai nhi trong những tuần rất sớm của thai k. Thông thường từ tuần thứ 9 của thai kỳ đã có thể tiến hành xét nghiệm NIPT được. Hiện nay, để tăng tính cạnh tranh thì nhiều cơ sở tiến hành thực hiện test từ tuần thứ 7 trở đi.

Xét nghiệm NIPT đặc biệt có ý nghĩa và khuyến cáo thực hiện ở những thai phụ lớn tuổi, có thai kỳ trước mang con dị tật, sinh con mắc các hội chứng di truyền [Down, Patau, Edward], hoặc nếu gia đình có điều kiện kinh tế thì cũng nên cân nhắc làm xét nghiệm này do tính chính xác cao.

Test sàng lọc không xâm lấn: NIPT hay NIPS

Nguyên lý, cách tiến hành xét nghiệm NIPT: Khi tuổi thai đạt yêu cầu, thai phụ được lấy máu tĩnh mạch sau đó từ mẫu máu mẹ sẽ tiến hành tách chiết lấy các tế bào máu còn lưu thông trong máu mẹ. Các tế bào con này sẽ được phân tích để tìm ra các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể hoặc các bất thường cấu trúc lớn.

  • Ưu điểm: xét nghiệm NIPT có thể phát hiện các bất thường từ tuổi thai rất nhỏ, độ chính xác cao.
  • Nhược điểm: Giá thành cao, tùy vào số lượng nhiễm sắc thể khảo sát mà có giá thành khác nhau; dao động từ 2-4 triệu đối với 4 cặp nhiễm sắc thể [13, 18, 21, NST giới tính]; 7-10 triệu đối với cả bộ 24 NST.

Liên hệ ngay Hotline:

1900 638 367

Đây vẫn là xét nghiệm sàng lọc không phải là test chẩn đoán do vậy nếu kết quả nguy cơ cao vẫn cần phải làm các xét nghiệm chẩn đoán là sinh thiết gai rau; chọc ối.

2. Combined test, double test là xét nghiệm gì?

Combined test là kĩ thuật tính toán dựa trên kết quả của Double test và siêu âm đo khoảng sáng sau gáy. Gần đây, khái niệm Combined test bắt đầu được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Test sàng lọc dị tật thai nhi: Combined test và Double Test

  • Thời gian thực hiện xét nghiệm double test này là từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày.
  • Cách thức thực hiện: Lấy máu mẹ vào khoảng thời gian yêu cầu, đo chỉ số sinh hóa của PAPP-A, beta HCG, sau đó dùng thuật toán tính toán kết hợp với số đo khoảng sáng sau gáy để tính toán ra nguy cơ mắc hội chứng bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Kết quả trả về ở dạng nguy cơ mắc bệnh cao hay thấp.
  • Ưu điểm: giá thành rẻ, thông thường dao động từ 500.000- 700.000, độ chính xác tương đối cao đặc biệt nếu siêu âm 4D lúc 12 tuần đo khoảng sáng sau gáy được thực hiện bởi bác sĩ siêu âm giàu kinh nghiệm.
  • Nhược điểm: Douple Test chỉ khảo sát được 3 bất thường số lượng nhiễm sắc thể chính đó là: Hội chứng Down [3NST 21]; hội chứng Patau [3 NST 13]; hội chứng Edward [3 NST 18]

3. Xét nghiệm Triple test là gì?

Triple test cũng được coi là một xét nghiệm sinh hóa sau đó tính toán ra các nguy cơ mắc dị tật của thai nhi. Đối với xét nghiệm này có thể phát hiện nguy cơ cao với các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp.

 Test sàng lọc dị tật thai nhi: Triple Test

  • Thời gian thực hiện: từ 15 đến 20 tuần. 
  • Triple test và double test là 2 loại test sàng lọc dị tật thai nhi. Xét nghiệm Triple test được khuyến cáo thực hiện nếu mẹ bầu lỡ bỏ mất mốc thời gian làm Combined test. Nếu đã làm Combined test thì không khuyến cáo làm Triple test nữa.
  • Giá thành của Triple test dao động từ 500.000-600.000

Test sàng lọc dị tật thai nhi là một phần không thể thiếu bên cạnh siêu âm khảo sát bất thường dị tật của thai nhi trong các mốc khám thai. Dù kết quả là nguy cơ cao hay thấp thì các test nêu trên cũng vẫn chỉ là test sàng lọc do vậy không khẳng định chắc chắn là thai nhi có bị bệnh hay không mà phải qua các xét nghiệm chẩn đoán như chọc ối, sinh thiết gai rau.

Các xét nghiệm sàng lọc dị tật không xâm lấn giúp xác định các dị tật thai nhi trước khi sinh đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé và sức khỏe của mẹ. Bên cạnh đó trước khi thực hiện các test sàng lọc dị tật, cha mẹ cần tham khảo tư vấn của các bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn chính xác và phù hợp nhất.

Trên đây là các thông tin về những hình thức test sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất và phổ biến nhất hiện nay. ISOFHCARE là một trong những đơn vị kết nối hệ thống y bác sĩ cùng các cơ sở y tế hàng đầu đến với người dân. Hãy liên ngạy với chúng tôi hôm nay để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi nhé.

ISOFHCARE | Ngày đăng 27/12/2021 - Cập nhật 02/06/2022

Tham vấn y khoa:

BS.Nguyễn Thị Phương Anh

Chuyên khoa Sản,Chuyên khoa Phụ sản

Video liên quan

Chủ Đề