Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì

Đề bài

Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử trang 30 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

- Hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh [Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a] >< khối Hiệp ước [Anh, Pháp, Nga].

⟹ Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Duyên cớ:

- Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Nhân cơ hội đó giới quân phiệt Đức, Áo đã tuyên chiến.

⟹ Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.

Loigiaihay.com

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914-1918] là?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 11 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914-1918] là?

A. Hình thành hai khối quân sự đối lập

B. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản

C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát

D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và thuộc địa

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914-1918] là thái tử Áo - Hung bị ám sát

Kiến thức tham khảo về Chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" [Anh. Pháp]... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức, Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để giành giật thuộc địa.

- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha [1898]: Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha; Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ [1899 -1902]: Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ; Chiến tranh Nga - Nhật [1904 - 1905]: Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán đảo Triểu Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là: khối Liên minh Đức - Áo-Hung [1882] và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà [1907]. Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

2. Những diễn biến chính của chiến sự

- Ngày 28 - 7 - 1914 Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

- 1 - 8 Đức tuyên tuyên chiến Nga.

- 3 - 8 tuyên chiến với Pháp.

- 4 - 8 tuyên chiến với Đức, chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng thành chiến tranh thế giới.

3. Diễn biến chiến tranh

a.Giai đoạn thứ nhất [1914 - 1916]

Thời gian

Diễn biến chiến sự

28/7/1914

Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

1/8/1914

Đức tuyên chiến với Nga.

3/8/1914

Đức tuyên chiến với Pháp.

4/8/1914

Anh tuyên chiến với Đức.

Tháng 8/1914

Đức tấn công Pháp ở mặt trận phía Tây, thủ đô Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.

9/1914

Nga tấn công Đức ở mặt trận phía Đông. Đức phải điều bớt quân từ mặt trận phía Tây về mặt trận phía Đông⇒ Pháp được cứu nguy.

Đầu năm 1915

Đức tập trung binh lực tấn công Nga ở mặt trận phía Đông, tuy nhiên, Đức không đạt được mục đích loại Nga khỏi vòng chiến.

1916

- Đức chuyển trọng tâm tấn công sang mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-đooong [Pháp, tháng 12/1916], nhưng thất bại.

→ Hai phe Hiệp ước và Liên minh chuyển sang giai đoạn phòng ngự.

b. Giai đoạn hai [1917 – 1918]

- Tháng 2/1917: cách mạng tháng Hai ở Nga diễn ra, phong trào cách mạng thế giới bùng nổ và dâng cao buộc Mĩ phải tham chiến và đứng về phe Hiệp ước [tháng 4/1917]

- Phe Liên minh liên tiếp bị thua trận.

- 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nga rút khỏi chiến tranh.

- Từ cuối năm 1918: Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng

- Ngày 11/11/1918: Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phe Liên minh.

4. Kết cục của chiến tranh

- Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa.

- Tuy nhiên vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

- Tính chất: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 – 1918] là gì?


A.

Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

B.

Mâu thuẫn giữa tư sản với chúa phong kiến ở các nước tư bản

C.

Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản

D.

Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát

Video liên quan

Chủ Đề