Xì hơi là gì

Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể để thải khí thải không cần thiết sau khi tiêu hóa ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu xì hơi quá nhiều sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt. Dưới đây là những cách chữa bệnh xì hơi nhiều hiệu quả nhanh đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

Nguyên nhân xì hơi nhiều

Theo các chuyên gia y tế, xì hơi là nhu cầu sinh lý bình thường nhưng nếu xì hơi nhiều lần thì có thể cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh về đường ruột, đặc biệt là dạ dày. Cụ thể như mắc các bệnh:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm ruột

Xì hơi là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể cảnh báo vấn đề ở đường ruột

  • Viêm dạ dày
  • Nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh trĩ

Nguyên nhân thứ 2 gây ra hiện tượng xì hơi là do chế độ ăn uống. Do đó để chữa bệnh xì hơi nhiều hiệu quả nhanh bạn cần xem lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

>> Tìm hiểu thêm: Đầy bụng xì hơi khi mang thai

Cách chữa bệnh xì hơi nhiều hiệu quả nhanh

Cacbonat có nhiều trong các loại đồ uống có ga, rượu bia. Vì thế khi thường xuyên sử dụng loại đồ uống này sẽ sinh hơi gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi, xì hơi nhiều. Để hạn chế xì hơi hoặc khắc phục tình trạng xì hơi thì bạn cần giảm bớt hàm lượng cacbonat trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Đường và những thực phẩm ngọt chứa chất dễ phân hủy, có thể khiến lượng khí gia tăng và làm bạn xì hơi mọi lúc, mọi nơi. Do đó để hạn chếxì hơi bạn cần sử dụng đường và đồ ngọt ở mức độ vừa phải.

Để chữa bệnh xì hơi nhiều bạn cần hạn chế các thực phẩm ngọt như bánh, kẹo…

Cam hoặc nho là những loại trái cây có công dụng giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng xì hơi nhiều hàng ngày bởi chúng giúp giải quyết tình trạng khó tiêu một cách nhanh chóng.

Hạn chế tinh bột cũng là cách khắc phục tình trạng xì hơi nhiều. Các loại thực phẩm giàu tinh bột nên hạn chếnhư khoai mì, các loại ngũ cốc.

Khi bạn nhai kẹo cao su, bạn nuốt vào rất nhiều không khí, điều đó gây ra chứng xì hơi. Tương tự, khi bạn hút thuốc bạn cũng hấp thụ nhiều không khí hơn, do vậy hiện tượng xì hơi sẽ liên tục xuất hiện. Do đó nếu bạn có chứng xì hơi thì nên bỏ thuốc và ngừng nhai kẹo cao su để khắc phục dần tình trạng bệnh.

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với lượng phù hợp các chất như protein, vitamin, canxi, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Nếu đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bạn giảm tình trạng xì hơi nhiều.

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt vừa nêu trên, bạn có thể áp dụng các mẹo tự nhiên sau để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe:

Bên cạnh đó cần cân bằng thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng xì hơi nhiều

Bạn lấy nước cốt chanh hòa với cốc nước nóng và thêm thìa mật ong, đập thêm nhánh gừng, uống sau mỗi bữa ăn có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng xì hơi nhiều.

Bạn pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày.

Nếu áp dụng các biện pháp vừa nêu trên mà tình trạng xì hơi của bạn không cải thiện, bạn nên tới gặp bác sĩ để tìm ra lý do, căn nguyên gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Để tìm hiểu thêm về cách chữa bệnh xì hơi nhiều hiệu quả nhanh, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0904 97 0909 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Trung tiện là một danh từ dùng rộng rãi trong y học để miêu tả phản ứng của cơ thể thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn. Trong dân gian, khái niệm này thường được miêu tả bởi những từ như: xì hơi, rắm [phương ngữ của Bắc Bộ] hay địt [phương ngữ của Nam bộ], "thả bom" [nói tránh].

Tiếng xì hơi

Khi trung tiện, hậu môn mở rộng, cùng lúc khí hôi thối tích tụ trong ruột già sẽ bị đẩy ra. Thường hành động này tạo ra một tiếng động. Trung tiện còn có thể là một dấu hiệu dự báo đại tiện hoặc cho biết ruột của người bệnh sau khi qua phẫu thuật đã thông. Trung tiện là hoạt động sinh lý cơ bản của con người. Tuy nhiên hoạt động này đôi khi gây bất tiện cho người thực hiện và gây khó chịu cho những người đang ở xung quanh.

Trung tiện giúp thoát khỏi tình trạng đầy bụng; có tác động tốt tới đường ruột và giúp cảnh báo một số bệnh.

Thành phần trung tiện gồm: Nitơ từ 20 đến 90%, hydro từ 20 đến 30%, cacbon mônôxít: 10-30%, O2: 0-10%, mêtan [CH4]: 0-10%. Mùi của trung tiện là mùi cặn bã từ trực tràng và ruột già bị đẩy ra ngoài. Hydro sulfide H2S là hóa chất làm cho trung tiện có mùi của trứng thối.[1]

Quá trình tiêu hóa có thể mất đến 42 giờ, gây ra khí trong ruột. Phần lớn khí này khuếch tán vào máu và được thải ra qua phổi. Trung tiện thực tế là sự thặng dư khí khoảng 0,5 đến 1,5 lít mỗi ngày, mà không đào thải theo cách này. Nguyên nhân có thể là thành phần của thức ăn hoặc triệu chứng khó tiêu.

  1. ^ Trung tiện là thước đo sức khỏe, bbc, 25.6.2016

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trung tiện.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trung_tiện&oldid=67925469”

Ợ hơi và xì hơi đều là những hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện quá nhiều thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Để tìm hiểu rõ hơn về ợ hơi xì hơi cũng như các giải pháp chữa trị hiệu quả, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé! 

Tại sao sau khi ăn cơ thể lại có hiện tượng ợ hơi và xì hơi? Dưới đây là cơ chế dẫn đến hai hiện tượng này:

Ợ hơi [Belching] là tình trạng trong dạ dày tồn đọng một lượng khí dư thừa. Thông qua hoạt động nhai nuốt, cơ thực quản dưới bị giãn ra kéo theo không khí từ bên ngoài đi vào trong gây áp lực lên dạ dày. Đến khi tích tụ đủ lớn lượng khí này sẽ được đẩy ngược lên thực quản và truyền ra ngoài qua đường miệng. Do đó, nếu lượng khí dư càng nhiều thì bạn sẽ nghe thấy tiếng ợ hơi càng lớn.

Ợ hơi thường được phân làm 2 loại:

  • Ợ hơi sinh lý là phản ứng bình thường của cơ thể, thường xảy ra sau khi ăn khoảng một giờ. Khi uống nhiều nước có gas, ăn quá no, quá nhanh,… bạn sẽ gặp phải hiện tượng này.
  • Ợ hơi bệnh lý là tình trạng cơ thể bị ợ hơi nhiều lần. Đôi khi còn kèm theo các triệu chứng khó chịu như: nóng rát cổ họng, chua hoặc đắng miệng,… 

Xì hơi [Flatulence] cũng là một hiện tượng sinh lý của cơ thể, xảy ra khi bên trong dạ dày có chứa lượng lớn khí. Khi không được đẩy ra ngoài bằng ợ hơi, lượng khí này sẽ đi vào ruột non đến ruột già. Tại đây, chúng sẽ kết hợp với phần khí được chuyển hóa từ vi khuẩn, sau đó truyền qua trực tràng để thải ra ngoài. Xì hơi thường có mùi khó chịu là do các chất khí có mùi hôi như H2S, CO2,… sinh ra trong quá trình lên men Carbohydrate tại đại tràng.

Ợ hơi là tình trạng dạ dày tổn đọng lượng khí dư thừa và bị được đẩy ngược lên khoang miệng, thoát ra ngoài

Ợ hơi và xì hơi là dấu hiệu của bệnh gì? Dưới đây là các bệnh về đường tiêu hóa có liên quan đến tình trạng này, bạn nên chú ý để kịp thời thăm khám và chữa trị.

Trào ngược dạ dày – thực quản là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng ợ hơi và xì hơi nhiều. Khi mắc bệnh, lượng acid dư thừa trong dạ dày luôn ở mức cao khiến cơ thực quản dưới phải chịu một áp lực lớn. Do đó, hoạt động của nhóm cơ này sẽ trở nên yếu đi. Vì vậy, acid dịch vị có thể trào ngược lên khoang miệng bất cứ lúc nào. 

Tại đây, lượng acid sẽ được trung hòa bởi tính kiềm của nước bọt. Thế nên khi acid đẩy lên càng nhiều thì càng kích thích xoang miệng tiết nước bọt. Việc này làm tăng số lần nuốt nước bọt và kéo theo không khí bên ngoài đi vào trong. Đến mức độ nhất định, cơ thể sẽ phải ợ hơi xì hơi để giải phóng không khí tích tụ.

Hiện tượng này không chỉ khiến trào ngược dạ dày – thực quản trở nên trầm trọng hơn. Ngược lại bệnh cũng gây ra ợ hơi, ợ chua và xì hơi liên tục.

Trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ra tình trạng ợ hơi và xì hơi nhiều

Ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, stress căng thẳng,… là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh gây tổn thương phần niêm mạc, lượng acid dịch vị tiết ra quá mức sẽ ăn mòn và tạo nên các ổ loét. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau bụng xì hơi, ngoài ra còn kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, nóng rát cổ họng.

Do đó, khi phát hiện dấu hiệu bất thường bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Tránh để kéo dài vì các ổ viêm loét có thể lan rộng gây khó khăn trong chữa trị.

Thoát vị hoành là tình trạng cơ hoành rời khỏi vị trí khiến phần trên của dạ dày dịch chuyển về gần phía lồng ngực. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc bệnh hen suyễn. Nguyên nhân do cơ hoành phải chịu áp lực trong quá trình phổi thu nhận không khí cung cấp cho việc hô hấp.

Đồng thời, ho lâu ngày cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ hoành, đồng thời làm tăng số lần nuốt khí và ợ hơi.

Đối với những người mắc chứng không dung nạp đường Lactose, khi uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa sẽ xuất hiện tình trạng chướng bụng, đau bụng và xì hơi nhiều.

Bởi vì trong hệ tiêu hóa của những người này không có enzyme phân giải đường Lactose. Nên sau khi ăn sữa sẽ trôi tuột từ dạ dày vào ruột non và đến ruột già. Tại đây, chúng được lên men bởi vi khuẩn, từ đó sản sinh ra khí và thải ra ngoài qua trực tràng.

Những người không dung nạp đường Lactose dùng chế phẩm từ sữa có thể gây ra đau bụng và xì hơi nhiều

Acid dịch vị tiết ra ít tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột sinh sôi và phát triển không ngừng. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn ở đường ruột ngày càng kém dần. Những mảnh thức ăn không tiêu hóa hết sẽ được đưa xuống ruột già và lên men, sản sinh khí bởi vi khuẩn. Trong trường hợp lượng khí tích tụ nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy bụng sôi xì hơi nhiều.

Vậy làm cách nào để giảm thiểu tình trạng ợ hơi và xì hơi nhiều? Dưới đây là những biện pháp đơn giản giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu này:

Để đẩy lùi bệnh tật cũng như cải thiện chứng ợ hơi, xì hơi bạn nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý và hình thành một số thói quen lành mạnh như:

Bỏ bữa sẽ gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng. Nếu kéo dài lâu ngày, bạn có thể bị suy nhược và mắc một số bệnh điển hình như: viêm loét dạ dày. Bởi vì khi bỏ bữa, bên trong dạ dày hoàn toàn trống rỗng nhưng chúng vẫn luôn co bóp và tiết ra dịch vị. Khi lượng acid tăng cao sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày và được đẩy ngược lên miệng gây ợ hơi. Vì vậy, bạn không nên bỏ bữa nhất là bữa sáng.

Nhai kỹ giúp nghiền nhỏ thức ăn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, thói quen ăn chậm sẽ giúp bạn hạn chế đưa không khí từ bên ngoài vào trong dạ dày, từ đó giảm thiểu tình trạng ợ hơi, xì hơi.

  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Để cải thiện tình trạng ợ hơi, xì hơi hay bụng sôi xì hơi, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như:

– Các loại trái cây: đu đủ, dưa hấu, chuối,… giúp giảm nồng độ acid dạ dày 

– Các loại rau cải xanh, súp lơ, bí đỏ, cà rốt, dưa chuột,… đều là những thực phẩm dễ tiêu

– Sữa chua hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi.

Các loại trái cây: đu đủ, dưa hấu, chuối,… có tác dụng giảm nồng độ acid dạ dày

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây ợ hơi

Ngoài thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, bạn nên hạn chế, ăn ít những loại thực phẩm sau để giảm thiểu ợ hơi:

– Thực phẩm sinh hơi: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa,…

– Thực phẩm có tính acid như xoài, cóc, dưa cải muối

– Thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, tỏi,…

– Thực phẩm khó tiêu: thịt bò, thịt cừu, món ăn chứa nhiều dầu mỡ,…

– Bia rượu, nước ngọt có gas.

Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra nhanh chóng. Từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, đây là cách chữa xì hơi nhiều, đồng thời giảm thiểu tình trạng chướng bụng, ợ hơi và xì hơi.

Tập luyện thể dục hàng ngày là cách chữa xì hơi nhiều, ợ hơi và xì hơi hiệu quả

Bên cạnh việc điều chỉnh thói quen ăn uống thì việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên cũng giúp bạn cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, xì hơi,…hiệu quả. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

Curcumin là một chất chống viêm có trong củ nghệ giúp giảm thiểu tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời loại củ này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

Đặc biệt củ nghệ còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu nên thường được kết hợp với mật ong để uống.

Gừng là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Theo Đông Y đây là loại thảo dược có tính cay, ấm giúp giảm ho, hạ sốt, chống buồn nôn. Đặc biệt, trong củ gừng có chứa Shogaol và gingerol là hai hoạt chất có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng đầy hơi. Vì vậy, bạn có thể sử dụng loại thảo dược này để pha trà uống vào mỗi buổi sáng, để ngon hơn bạn có thể kết hợp với mật ong.

Cam thảo được nhiều người biết đến là một vị thuốc trong Đông Y. Loại thảo dược này thơm, ngọt và có tính bình nên thường dùng để giải nhiệt ngày hè. Đồng thời trong cam thảo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa làm giảm sưng, nhanh lành vết loét và trung hòa dịch vị. Vì vậy, khi gặp các vấn đề về dạ dày bạn có thể pha trà bằng cách cho 1 – 2g rễ cam thảo hãm với 300ml nước sôi, ngâm trong 10 – 15 phút rồi uống từng ngụm nhỏ. 

Với hương vị thơm mát, bạc hà được nhiều người sử dụng làm thức uống để cải thiện tình trạng ợ hơi. Ngoài công dụng làm dịu hệ tiêu hóa, giảm co thắt ruột, Flavonoid có trong loại lá này còn có khả năng ức chế tế bào Mast – loại tế bào có trong ruột gây đầy bụng.

Hoa cúc La Mã cũng là loài hoa thuộc họ Cúc, có màu trắng vị hơi ngọt. Loài hoa này được dùng để chữa chứng khó tiêu, viêm loét, buồn nôn. Tương tự với bạc hà, hoạt chất Flavonoid có trong hoa cúc La Mã không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng chướng hơi, ợ hơi. Vì vậy, bạn có thể pha 1 thìa hoa cúc khô với 240ml nước sôi, sau đó ngâm trong 10 phút để uống.

Bạc hà được nhiều người sử dụng làm thức uống để cải thiện tình trạng ợ hơi và xì hơi

Để biết rõ hơn về các hiện tượng liên quan đến xì hơi trong cơ thể, bạn có thể tham khảo một số thông tin sau.

Xì hơi và ợ hơi nhiều là tình trạng dạ dày tích tụ một lượng lớn khí. Khi đạt đến mức độ nhất định, cơ thể sẽ phải giải phóng khí ra ngoài bằng cách ợ hơi hoặc xì hơi. 

Bụng sôi là hiện tượng bụng phát ra âm thanh xảy ra khi nhu động ruột tăng. Nếu mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc ăn thực phẩm cay nóng,… thì hiện tượng này có thể đi kèm với xì hơi nhiều, ợ chua, ợ nóng.

Đau bụng xì hơi là biểu hiện thường gặp sau khi uống sữa hoặc sử dụng các sản phẩm chứa đường Lactose. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Từ 05/05/2022 – 15/06/2022 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc triển khai chương trình ưu đãi NỘI SOI TIÊU HÓA và TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA cực kỳ hấp dẫn dành tặng quý khách hàng tại 3 cơ sở: Yên Ninh – Savico – Phúc Trường Minh.

Chi tiết chương trình:

– ƯU ĐÃI 20% nội soi tiêu hóa

– GIẢM TỚI 1,6 TRIỆU ĐỒNG tầm soát ung thư tiêu hóa

– Miễn phí khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

NHANH TAY ĐĂNG KÝ NGAY 

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: 

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề