Nang thận phải là gì

U nang thận [nang thận] là những túi chứa đầy chất lỏng hình thành trong hoặc xung quanh thận của bạn, thường gặp hơn ở người lớn tuổi. Mặc dù hầu hết các nang thận là lành tính nhưng đôi khi cũng gây ra biến chứng. Vì vậy, không ít người bệnh đặt ra câu hỏi vậy bị u nang thận có nguy hiểm không?

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về u nang thận, các biến chứng có thể xảy ra và cách để điều trị hiệu quả với các thông tin sau đây nhé!

U nang thận là gì và các loại nang thận?

Trước khi giải đáp u nang thận có nguy hiểm không thì hãy cùng tìm hiểu qua về u nang thận và các loại bệnh nang thận.

Thận đóng vai trò như một “máy lọc máu” của cơ thể, giúp loại bỏ chất thải và dịch dư thừa trong cơ thể ra ngoài, chính là nước tiểu của chúng ta. Tuy nhiên, khi xuất hiện các túi chứa đầy chất lỏng – hay còn được gọi là nang thận, chúng có thể ngăn thận lọc máu và loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể, thậm chí tiến triển thành suy thận.

Có nhiều loại bệnh nang thận, một số là do nguyên nhân đột biến gen di truyền từ bố mẹ sang con cái, hoặc xuất hiện trong suốt cuộc đời với các dạng u nang thận điển hình như:

  • Bệnh thận đa nang
  • Bệnh thận đa nang tủy thận
  • Bệnh thận nephronophthisis.

Hoặc một số tình trạng u nang thận không di truyền khác:

U nang thận có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc bạn mắc phải dạng u nang thận nào. Chẳng hạn như thận đa nang sẽ nguy hiểm hơn, sẽ có những tiến triển cấp như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn các nang thận gây sốt cao, đau tăng lên, chảy máu [có khi dữ dội và khó điều trị], sỏi axit uric. Trong khi đó, bệnh nang thận mắc phải sẽ tiến triển theo thời gian nhưng sẽ thoái lui sau khi được điều trị; còn nang thận đơn thậm chí không cần điều trị.

Nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi nang thận có nguy hiểm không vì lo lắng tình trạng này có thể phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, chỉ các nang thận thứ phát [phát triển sau lần đầu bị nang thận] mới có nhiều nguy cơ gây ung thư.

Tuy nhiên, nang thận có nguy hiểm không thì vẫn có, là khi chúng có khả năng phát triển thành các biến chứng sau đây:

  • U nang thận bị nhiễm trùng, gây sốt và đau.
  • Một khối u nang thận vỡ ra gây đau dữ dội bên hông của bạn.
  • Một số nang thận phát triển gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến thận ứ nước.
  • Suy thận.
  • Các vấn đề về van tim, phổ biến hơn ở bệnh thận đa nang.
  • Nang gan và nang tụy, phổ biến hơn ở bệnh thận đa nang.
  • Các vấn đề về tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh.

Nang thận điều trị như thế nào?

Nang thận đôi lúc không cần điều trị

Thông thường nếu u nang thận không gây ra triệu chứng hay không ảnh hưởng đến chức năng thận thì điều trị là không cần thiết. Thay vào đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn siêu âm thận định kỳ hoặc chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra xem nang thận có to ra hay không, thuộc type nào và có các biến chứng hay chưa. Họ sẽ đưa ra quyết định điều trị phù hợp tại thời điểm u nang thận có triệu chứng hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận. Đôi lúc, một nang thận đơn sẽ tự biến mất theo thời gian.

Phương pháp điều trị u nang thận có triệu chứng

U nang thận có nguy hiểm không được đánh giá dựa trên kích thước và mức độ ảnh hưởng đến chức năng thận. Nếu các u nang thận biểu hiện triệu chứng hay có dấu hiệu mở rộng,… bác sĩ thường đề nghị các phương pháp điều trị sau:

  • Chọc hút nang đơn thuần
  • Chọc dẫn lưu và tiêm xơ nang thận
  • Cắt bỏ chỏm nang bằng mổ mở
  • Cắt bỏ chỏm nang qua nội soi

Ngoài ra, các phương pháp điều trị các bệnh u nang phức tạp khác, xảy ra khi đã có biến chứng có thể bao gồm:

  • Lọc máu – một thủ thuật được chỉ định khi đã suy thận mạn giai đoạn cuối.
  • Ghép thận nếu bệnh nhân đang trong tình trạng suy thận.
  • Dùng thuốc và thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp.

Bệnh u nang thận có thể không nguy hiểm nhưng lại không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng và ngăn chặn u nang thận phát triển. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết bệnh nhân đều có thể sống chung lành mạnh với bệnh u nang thận khi tuân thủ điều trị, chỉ số ít trường hợp cần lọc máu hay ghép thận.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nang thận do tình trạng ứ đọng nước tiểu trong thời gian dài dẫn đến hình thành những khối dịch bất thường trong thận. Khối dịch có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên thận. Nang thận thường là những u thận lành tính, tuy nhiên một số trường hợp chúng phát triển thành u ác tính gây hại cho sức khỏe.

Nang thận xuất hiện trong thận ở dạng khối dịch bất thường. Chúng có thể tồn tại ở một bên hoặc cả hai bệnh thận. Hình dạng của nang thường là dạng tròn, bên trong trong có chứa dịch. Nang thận không thông với khu vực đài bể thận.

Nang thận là gì?

Bệnh xuất hiện phổ biến ở đối tượng bệnh nhân trên 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lý này có xu hướng trẻ hóa. Trẻ em khi mắc bệnh thường được gọi là bệnh nang thận ở trẻ em. Một số trường hợp, trẻ có thể mắc bệnh bẩm sinh từ khi chào đời.

Hầu hết những trường hợp có nang thận đều là dạng lành tính, nhận biết thông qua hình ảnh thu được nhờ khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên để chẩn đoán rõ hơn về những nguy cơ có thể xảy ra, bệnh nhân khi được xác định có nang ở thận sẽ phải thực hiện xét nghiệm, kiểm tra kỹ hơn.

Hiện nay, chuyên gia chia nang thận thành 3 dạng cơ bản như sau:

Thận chỉ xuất hiện một khối dịch bất thường, khối dịch này có  thể nằm một bên hoặc ở hai bên. Đây là tình trạng phổ biến hiện nay, người bệnh trên 50 tuổi thường gặp phải nang thận loại đơn độc. Khi nang xuất hiện, người bệnh gần như không nhận thấy biểu hiện gì.

Khi nang phát triển với kích thước lớn hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở khu vực hông lưng, vị trí chứa nang. Bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh thông qua phương pháp chụp CT scan hay siêu âm. Tuy nhiên, nang thường chỉ ở dạng nhỏ, kích thước không quá 6cm, không gây biến chứng và không cần can thiệp điều trị.

Trường hợp nang thận lớn hơn có thể gây chèn ép lên chủ mổ thận. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến một số chức năng của cơ quan này. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ nang để cải thiện tình trạng. Bởi, nếu kéo dài, nang thận lớn hơn không chỉ gây đau đớn mà còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Tương như như tình trạng nang đơn độc, tuy nhiên lúc này trong thận sẽ xuất hiện nhiều nang hơn. Tình trạng này hình thành bởi nhiều đơn vị thận gặp sự cố, gây tắc nghẽn ứ đọng nước tiểu trong thời gian dài.

Trường hợp này thường liên quan đến yếu tố di truyền, có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng. Bệnh nhân thường được chỉ định định kỳ theo dõi nửa năm một lần bằng phương pháp siêu âm.

Cho đến hiện nay nguyên nhân gây nên tình trạng nang thận vẫn chưa có nghiên cứu chỉ ra chính xác. Yếu tố gây bệnh chủ yếu được cho rằng là do tình trạng ứ nước tiểu trong thận hình thành các khối dịch bất thường.

Bên cạnh đó, hiện tượng xuất hiện các nang bất thường cũng có liên quan đến vấn đề cấu trúc thận bị phá hủy, thiếu máu thận,…Túi thừa trong thận có thể tách ra, một số sẽ hình thành nang chứa dịch. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền.

Tình trạng ứ đọng nước tiểu trong thận có thể là nguyên nhân tạo khối dịch bất thường trong cơ quan này

Ngoài những nguyên nhân kể trên, yếu tố nguy cơ gây bệnh nang thận còn có thể kể đến như:

  • Tuổi tác càng lớn nguy cơ mắc bệnh càng cao, đặc biệt là người trong độ tuổi ngoài 50.
  • Theo thống kê cho thấy, nam giới thường có u lành tính trong thận cao hơn. Ngược lại nữ giới nếu bị nang thận có nguy cơ là u bệnh, khả năng biến chứng nguy hiểm.
  • Người có tiền sử bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này.
  • Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình bị bệnh về thận, phải chạy thận nhân tạo thường gặp phải tình trạng xuất hiện nang ở một hoặc cả hai bên thận.

Xác định yếu tố gây bệnh là việc làm cần thiết giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị cho người bệnh. Người nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên chủ động thăm khám và phòng ngừa, hạn chế các vấn đề không mong muốn ảnh hưởng chức năng thận và sức khỏe tổng thể.

Như đã đề cập, người bệnh có nang thận nhỏ thường không nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nào. Chỉ khi thăm khám sức khỏe, qua hình ảnh siêu âm, CT scan mới phát hiện. Những triệu chứng mà một số bệnh nhân có thể gặp phải dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo:

Biểu hiện lâm sàng:

  • Nang phát triển lớn có thể nằm chèn ép lên vùng sườn, hông và các cơ quan khác khiến các khu vực này bị đau mỏi khó chịu. Một số trường hợp bệnh nhân nhận thấy trong nước tiểu có lẫn máu.
  • Trường hợp nhiễm trùng nang, nang bị chảy máu sẽ khiến người bệnh bị sốt, đau và kèm theo theo tình trạng rét run. Lúc này, người bệnh nhận thấy cơn đau quặn dữ dội, tương tự như đau khi bị sỏi thận hoặc tắc nghẽn đài bể thận.
  • Huyết áp tăng khi tình trạng chèn ép của nang thận lên động mạch thận.
  • Thận trở nên to hơn, có thể sờ thấy qua khám lâm sàng. 40% – 50% người bệnh bị nang thận đồng thời có nang ở gan. Do đó, bệnh nhân thường bị tăng huyết áp và nhận thấy khối u ở vùng bụng.

    Nang nhỏ thường không gây ra triệu chứng cho người bệnh, chỉ đến khi chúng phát triển hoặc biến chứng làm phát sinh triệu chứng nặng nề hơn

Triệu chứng khi bệnh biến chứng:

  • Tình trạng nhiễm khuẩn, xuất huyết nang hay có sỏi trong thận gây đau bụng, đau mạng sườn dữ dội.
  • Một số trường hợp vỡ nang ở thận gây xuất huyết. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể do sỏi thận, nhiễm khuẩn gây ra. Người bệnh được chỉ định nằm nghỉ trong khoảng 1 tuần, bổ sung nước. Những bệnh nhân ngoài 50 nếu sau đó thấy hiện tượng đái máu tái phát lại nên nghĩ đến trường hợp u ác tính.
  • Hiện tượng đau mạng sườn, sốt, bạch cầu tăng không chỉ là triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn nang. Bệnh nhân thăm khám nước tiểu có thể cho kết quả bình thường nhưng khi cấy máu có kết quả dương tính. Sở dĩ có tình trạng này là do các nang thận không thông với đường tiết niệu. Cần can thiệp điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh.
  • Biến chứng sỏi thận khi nang phát triển bất thường, tỷ lệ chiếm khoảng 20%. Chủ yếu là sỏi calci oxalat, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh bổ sung nhiều nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng sỏi thận.
  • Bệnh nhân khi gặp biến chứng nang thận sẽ nhận thấy huyết áp tăng cao. Thông thường, có đến hơn ½ trong tổng số bệnh nhân đều gặp phải tình trạng này trong lần thăm khám đầu tiên. Nửa còn lại sẽ gặp khi bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn.

Do bệnh thường không có biểu hiện sớm nên việc phát hiện tương đối khó khăn. Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để nhận diện các vấn đề sức khỏe. Nếu phát hiện nang thận, bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận và can thiệp điều trị khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.

Nhiều bệnh nhân khi phát hiện trong thân có nang thường thắc mắc liệu bệnh lý này có nguy hiểm không. Tuy nhiên, đa số trường hợp nang thận khi phát hiện đều có kích thước nhỏ, không gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh. Ngoài ra, chúng cũng ít gây biến chứng, có mức độ nguy hiểm thấp.

Chỉ khi nang phát triển quá lớn, nằm chèn ép lên các cơ quan khác người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hại hơn. Cụ thể như:

  • Nang thận gây nhiễm trùng, vỡ nang rò rỉ dịch ra ngoài khiến nhiễm trùng máu. Biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
  • Tắc nghẽn đường tiểu do khối nang to, điều này kéo theo hiện tượng thận ứ nước nguy hiểm.
  • Biến chứng làm nhiễm trùng tiết niệu, gây sỏi thận, kéo theo tình trạng cao huyết áp, phình động mạch não.

Cần sớm thăm khám để nhận diện nang thận. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội – ngoại khoa nhằm kiểm soát sự ảnh hưởng của các khối dịch bất thường này trong thận. Trường hợp vẫn còn nằm trong phạm vi an toàn, nang lành tính thường bệnh nhân sẽ được theo dõi thận trọng, không cần điều trị chuyên sâu.

Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình người bệnh như có bị bệnh thần, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hay ung bướu,…trước đó không. Người bệnh cần cung cấp trung thực các triệu chứng lâm sàng đang gặp phải cho bác sĩ củng cố chẩn đoán bệnh.

Phương pháp chẩn đoán nang thận

Các xét nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành như:

  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
  • Phân tích nước tiểu, tế bào nước tiểu để kiểm tra hàm lượng bạch cầu, hồng cầu niệu xác định nhiễm trùng nang thận.
  • Protein niệu, hồng cầu niệu,…
  • Siêu âm, chụp thận thu thập hình ảnh của nang và u trong thận,…

Thông qua những biện pháp chẩn đoán kể trên, bác sĩ có thể rút ra kết luận chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp cho từng đối tượng người bệnh.

Tùy từng dạng nang thận mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hoặc không cần điều trị đối với từng bệnh nhân. Dưới đây là những hướng can thiệp phổ biến:

Đây là trường hợp nang thận đơn giản, kích thước nhỏ nên không gây triệu chứng cụ thể. Lúc này nang thận chưa ảnh hưởng đến các cơ quan xong quan nên thường không cần can thiệp điều trị.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh theo dõi sức khỏe định kỳ, nhất là tình trạng phát triển của u nang trong thận. Thông quá các biện pháp theo dõi bằng siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chức năng thận và khuyến cáo bệnh nhân không nên va chạm mạnh ảnh hưởng đến cơ quan này.

Trường hợp thận phát triển u nang về kích thước và gây ra triệu chứng cụ thể hơn. Bác sĩ lúc này có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện các biện pháp kiểm soát tại khoảng thời gian này để ngăn không cho bệnh tiến triển hoặc biến chứng nặng nề hơn.

Hiện nay, gần như chưa có biện pháp nội khoa nào mang lại hiệu quả trong việc điều trị sự phát triển của nang thận ảnh hưởng kéo theo tình trạng suy thận. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:

  • Chọc hút, bơm vào trong thận chất chống xơ hóa nang. Mặc dù ít gây xâm lấn nhưng biện pháp này có tỷ lệ tái phát cao trong thời gian 3 tháng sau điều trị, thống kê khoảng 70% bệnh nhân gặp phải.
  • Phẫu thuật ngoại khoa bằng biện pháp mổ hở để cắt nang thận. Bệnh nhân phải nằm viện sau khi thực hiện phẫu thuật, vết mổ có khả năng để lại sẹo, chậm phục hồi sức khỏe.
  • Phẫu thuật nội soi cắt nang, phục hồi nhanh, an toàn, khắc phục được nhược điểm của phương pháp mổ hở. Tuy nhiên nếu nang nằm ở vị trí khó, không thể phẫu thuật nội soi thường sẽ được bác sĩ chỉ định can thiệp bằng mổ hở.
  • Các biện pháp khác: Điều trị chảy máu bằng thuốc cầm máu, truyền máu. Điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh, người bệnh sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh phải uống mỗi ngày đủ 2 lít nước để hạn chế tạo sỏi. Trường hợp bệnh nhân bị tăng calci niệu sẽ được dùng thuốc lợi niệu, kiềm hóa nước tiểu đối với bệnh nhân nhiễm toan ống thận.

    Bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở khi cần thiết

Ngoài những biện pháp kể trên, người bệnh nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt phù hợp để giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi phác đồ, sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ yêu cầu để bảo vệ sức khỏe, tránh các biến chứng không mong muốn.

Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây để phòng ngừa nguy cơ bệnh nang thận biến chứng và tái phát, góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị an toàn và thành công:

  • Đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể đầy đủ mỗi ngày, khoảng 2 lít nước giúp tránh nguy cơ ứ đọng nước tiểu, tích sỏi thận thận nguy hiểm.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, nên ăn uống hạn chế muối để tránh tình trạng phù nề cơ thể do ứ nước. Có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ trong việc xây dựng thực đơn, tránh ăn những món ăn không có lợi cho tình trạng sức khỏe.
  • Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Không uống rượu, bia, sử dụng đồ uống chứa chất kích thích, không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.
  • Tập thể dục, vận động cơ thể phù hợp, việc này giúp cho cơ thể trao đổi chất tốt hơn, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Thăm khám theo lịch hẹn định kỳ của bác sĩ để theo dõi tình trạng nang thận. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý, giúp bệnh nhân bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Nang thận là một trong những vấn đề về thận phổ biến. Các khối dịch thường ở dạng lành tính không gây triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nang thận phát triển gây chèn ép, ảnh hưởng hoạt động của thận và những bộ phận xung quanh. Đặc biệt nguy cơ biến chứng có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Nhanh chóng thăm khám y tế khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bảo vệ sức khỏe của thận

Bạn đọc không nên chủ quan, cần thăm khám khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Nội dung bài viết trên đây mang tính tham khảo, không thể thay thế cho các chẩn đoán y khoa. Bạn đọc nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa và nhận tư vấn cũng như thực hiện kiểm tra sức khỏe và điều trị theo hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề