Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm năm 2024

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

ĐỀ THI GIAO LƯU TOÁN- TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH

MÔN: TOÁN- LỚP 3

Năm học: 2018-2019

Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

  1. Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm)

1. Số lớn nhất có 3 chữ số là:

  1. 989 b. 100 c. 999 d. 899
  1. Khoảng thời gian từ 8 giờ kém 10 phút đến 8 giờ 30 phút là:
  1. 20 phút b. 30 phút c. 40 phút d. 50 phút
  1. Trong các phép chia có dư với số chia là 7, số dư lớn nhất là:
  1. 4 b. 5 c. 6 d. 7
  1. Số gồm 3 đơn vị, 7trăm, 8 chục và 2 nghìn là:
  1. 3782 b. 7382 c. 3782 d. 2783
  1. 5m 6cm = ......cm, số cần điền vào chỗ chấm là:
  1. 56 B. 506 C. 560 D. 6006
  1. 1/3 kg …..1/2 giờ, số cần điền là:
  1. > B. < C. = D. không có dấu nào
  1. Trong một phép chia hết, số bị chia là số có 3 chữ sốvà chữ số hàng trăm bé hơn 8, số chia là 8 thương trong phép chia đó là:
  1. Số có một chữ số B. Số có 2 chữ số C. Số có 3 chữ số.
  1. Phép chia nào đúng?
  1. 4083 : 4 = 102 (dư 3) B. 4083 : 4 = 120 (dư 3)
  1. 4083 : 4 = 1020 (dư 3) D. 4083 : 4 = 12 (dư 3)

II/ Phần tự luận ( 8 điểm)

Bài 1: Tìm số có ba chữ số biết chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng chục, chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị.

Bài 2: Ngày 6 tháng 7 là thứ ba. Hỏi ngày 5 tháng 9 cùng năm đó là thứ mấy?

Bài 3: Ông năm nay hơn cháu 63 tuổi, hai năm nữa ông sẽ gấp 8 lần tuổi cháu. Hỏi hiện nay cháu bao nhiêu tuổi, ông bao nhiêu tuổi.

Bài 4: Có hai chuồng lợn, mỗi chuồng có 12 con. Người ta chuyển 4 con lợn từ chuồng thứ nhất sang chuồng thứ hai. Hỏi khi đó số lợn ở chuồng thứ nhất bằng một phần mấy số lợn ở chuồng thứ hai?

Bài 5: Một bác nông dân muốn đưa một con dê, một con cáo và một bó cỏ sang sông. Bến sông chỉ có một con đò, mỗi chuyến bác chỉ chỏ được hoặc con dê hoặc con cáo hoặc chỉ bó cỏ sang sông. Bác nông dân nhận thấy không thể để cáo ở lại với dê vì cáo sẽ ăn thịt dê và không thể để dê ở lại vì dê sẽ ăn bó cỏ. Bác nông dân đang không biết làm cách nào. Em có thể giúp bác được không?

-Hết-

( Cán bộ coi thi không giải thích gì hơn)

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

ĐỀ THI GIAO LƯU TOÁN- TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3

Năm học: 2018-2019

Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

  1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tìm từ chứa tiếng có vần “an” hoặc “ang” có nghiã sau:

  1. Trái nghĩa với dọc:
  1. thẳng B. ngang C. bằng
  1. Nắng lâu không mưa làm đất nứt nẻ
  1. rạn B. hạn C. cạn

Câu 2: Từ dùng đúng chính tả

  1. chải chuốc B. tuồn tuột C. nuộc nà

Câu 3 Tên người đã được tôn vinh là anh hùng dân tộc?

  1. Đoàn Thị Điểm B. Nguyễn Du C. Trần Hưng Đạo

Câu 4: Cho bài thơ: “Em thương”

Em thương làn gió mồ côi

Không nhìn thấy bạn, vào ngồi gốc cây.

Em thương sợi nắng đông gầy

Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng

Nguyễn Ngọc Ký

  1. Sự vật nào trong thơ được tả như người?
  1. làn gió B. vườn C. Cải ngồng
  1. Những từ nào dùng tả người được dùng tả vât?
  1. mồ côi B. thương C. cây

Câu 5: Giải câu đố .

Để nguyên lấp lánh trên trời

Bớt đầu thành chỗ cá bơi hàng ngày.

  1. Trăng B. Sao C. mặt trời D. gió

Câu 6: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào”

Anh Đom Đóm lên đèn đi tuần khi trời đã tối

  1. Khi trời đã tối B. đi tuần C. đã tối

II.Phần tự luận

Câu 1: Cho các từ sau: Nhập ngũ, thi hào, mở màn, trẩy quân, chiến đấu, réo rắt, hy sinh, hoạ sĩ, dũng cảm.

  1. Hãy sắp xếp các từ ngữ trên thành hai nhóm: Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc và nhóm từ chỉ nghệ thuật.
  1. Đặt 2 câu với mỗi từ sau: Dũng cảm, mở màn.

Câu 2: Hãy đặt dấu câu cho đúng vào các câu sau:

Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn nhà cửa giặt quần áo khoảng gần 6giờ mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học tôi rất yêu mẹ của tôi.

Câu 3: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh

  1. Mặt trời mới mọc đỏ ối. b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc.

Câu 5: Trong những câu sau,từ nào viết sai chính tả? Em hãy sửa lại cho đúng :

- Suối chảy dóc dách - Cánh hoa dung dinh

- Nụ cười rạng rỡ - Chân bước rộn ràng

- Sức khỏe rẻo rai - Khúc nhạc du dương

Câu 6:Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

(Trần quốc Minh)

Câu 7: Viết một đoạn văn (7 đến 10 câu) tả cảnh đẹp quê em

--Hết--

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

ĐỀ THI GIAO LƯU TOÁN- TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5

Năm học: 2018-2019

Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Dưới đây là các câu hỏi và các ý trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?

  1. gồ ghề B. ngượng ngịu C. kèm cặp D. kim cương

Câu 2: Tiếng "xuân" nào được dùng theo nghĩa gốc?

  1. mùa xuân B. tuổi xuân C. sức xuân D. 70 xuân

Câu 3: Từ nào không phải là từ ghép?

  1. san sẻ B. phương hướng C. xa lạ D. mong mỏi

Câu 4: Từ nào là danh từ?

  1. cái đẹp B. tươi đẹp C. đáng yêu D. thân thương

Câu 5: Tiếng "đi" nào được dùng theo nghĩa gốc?

  1. vừa đi vừa chạy B. đi ôtô C. đi nghỉ mát D. đi con mã

Câu 6: Từ nào có nghĩa là "xanh tươi mỡ màng"?

  1. xanh ngắt B. xanh biếc C. xanh thẳm D. xanh mướt

Câu 7: Cặp từ quan hệ trong câu ghép: "Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ" biểu thị quan hệ nào?

  1. Nguyên nhân - kết quả B. Điều kiện, giả thiết - kết quả
  2. Đối chiếu, so sánh, tương phản D. Tăng tiến

Câu 8: Trong các dòng sau, dòng nào là câu

A.Ngày mới bắt đầu B. Khi ngày mới bắt đầu

  1. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 D. Ngày hôm qua

Phần II: BÀI TẬP

Câu 1: Xác định CN, VN trong các câu văn sau:

  1. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
  1. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
  1. Lúa con gái xanh biêng biếc, dâng lên dưới nắng xuân ấm áp.

Câu 2: Cho cặp từ sau: thuyền nan / thuyền bè

Hãy cho biết: 2 từ trong cặp từ trên khác nhau ở chỗ nào (về nghĩa và về cấu tạo từ)? Tìm thêm 3 ví dụ tương tự.

Câu 3: Tìm danh từ, động từ, tính từ, đại từ trong đoạn văn sau?:

Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây.Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi.

Câu 4:

Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?

Câu 5: Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 – 25 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em đối với cảnh vật đó.

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

ĐỀ THI GIAO LƯU TOÁN- TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4

Năm học: 2018-2019

Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1: Tiếng nào có âm đệm là âm u?

  1. Quốc B. Thuý C. Tùng D. Lụa

Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?

  1. cần mẫn B. học hỏi C. đất đai D. thúng mủng

Câu 3: Từ nào là từ láy?

  1. chùa chiền B. đi đứng C. ao ước D. chăm chỉ

Câu 4: Từ nào là động từ?

  1. cuộc đấu tranh B. lo lắng C. vui tươi D. niềm thương

Câu 5: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

  1. cuồn cuộn B. lăn tăn C. nhấp nhô D. sóng nước

Câu 6: Tiếng "đồng" trong từ nào khác nghĩa tiếng "đồng" trong các từ còn lại?

  1. đồng tâm B. cộng đồng C. cánh đồng D. đồng chí

Câu 7: CN của câu "Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả" là:

  1. Những con voi B. Những con voi về đích
  2. Những con voi về đích trước tiên D. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi

Câu 8: Dòng nào đã có thể thành câu?

  1. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó
  2. Trên mặt nước loang loáng D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành

Phần II: Tự luận

Câu 1: Các câu sau thuộc kiểu câu kể gì? Xác định TN, CN, VN của các câu đó

Tháng ba, sau những đợt mưa xuân, chuối tơ vươn lên phơi phới. Những tàu lá xanh ngắt như những bàn tay xanh nõn nà phe phẩy rung động.

Câu 2: Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong 2 câu văn sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về.

Câu 3: Trong bài "Về thăm nhà Bác" nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời

Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

Chiếc giường tre quá đơn sơ

Võng gai ru mát những trưa nắng hè.

Hãy cho biết, đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương?

Câu 4: Tìm 1 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ ghép có nghĩa phân loại, 1 từ láy có các tiếng : xanh, tươi, tốt, thắm (ví dụ : xanh tươi, xanh xanh, xanh biếc)

Câu 5: Cho các thành ngữ :

Non xanh nước biếc; thức khuya dậy sớm; non sông gấm vóc; thẳng cánh cò bay; học một biết mười; chôn rau cắt rốn ; dám nghĩ dám làm; quê cha đất tổ.

  1. Hãy chỉ ra các thành ngữ nói về quê hương :
  1. Hãy đặt một câu với một trong các thành ngữ em vừa chỉ ra.

Câu 6: Hãy viết một bài văn tả một cái cây cho bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.

-Hết-

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

ĐỀ THI GIAO LƯU TOÁN- TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH

MÔN: TOÁN LỚP 4

Năm học: 2018-2019

Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Phần trắc nghiệm( 2 điểm)

1.Trung bình cộng của các số : 110 ; 118 ; 126 ; 134 ; 142 là :

  1. 125 B.152 C.162 D.126

2.Có bao nhiêu số tự nhiên có một chữ số chia hết cho 3.

  1. 3 B. 4 C. 5 D. 64

3.Tích của 3 số tự nhiên đầu tiên là :

  1. 6 B.4 C. 2 D. 0

4.Nếu tăng số hạng thứ nhất 5 đơn vị và giảm số hạng thứ hai 3 đơn vị thì tổng của chúng

A.Tăng 8 đơn vị B.Giảm 8 đơn vị

C.Tăng 2 đơn vị D.Giảm 2 đơn vị

5. Nếu tăng số bị trừ 5 đơn vị và giảm số trừ 3 đơn vị thì hiệu của chúng sẽ

  1. Tăng 8 đơn vị B. Giảm 8 đơn vị

C.Tăng 2 đơn vị D.Giảm 2 đơn vị

6.Số phải điền vào chỗ chấm của dãy số : 32, 36, 40, 44, 48, .….. là :

  1. 49 B.50 C.51 D. 52

7. Cạnh của một hình vuông có độ dài là b (cm) thì chu vi của hình vuông sẽ là :

A.b+b+b+b (mm) B.4×b (mm)

C.b×40 (dm) D. A ,B và C đều sai

8.A là góc nhọn, B là góc tù , C là góc vuông còn D là góc bẹt .Thứ tự đúng là :a

  1. A

Phần tự luận

Câu 1: Tính nhanh tổng sau:

Câu 2:

Tìm tất cả các số có 3 chữ số sao cho nếu đem mỗi số cộng với 543 thì được số có 3 chữ số giống nhau?

Câu 3: Tìm các phân số lớn hơn và khác với số tự nhiên , biết rằng nếu lấy mẫu số nhân với 2 và lấy tử số cộng với 2 thì giá trị phân số không thay đổi ?

Câu 4: Linh mua 4 tập giấy và 3 quyển vở hết 5400 đồng. Dương mua 7 tập giấy và 6 quyển vở cùng loại hết 9900 đồng. Tính giá tiền một tập giấy và một quyển vở?

Câu 5: Một gia đình có 2 người con và một thửa đất hình chữ nhật có chiều rộng 20m, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Nay chia thửa đất đó thành hai hình chữ nhật nhỏ có tỉ số

diện tích là để cho người con thứ hai phần nhỏ hơn và người con cả phần lớn hơn. Hỏi có mấy cách chia? Theo em nên chia theo cách nào? Tại sao?

PHÒNG GD BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TH ĐẠO ĐỨC A

ĐỀ THI GIAO LƯU TOÁN- TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH

MÔN: TOÁN LỚP 5

Năm học: 2018-2019

Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I.Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)

Câu 1: Số 0,75 phải nhân với số nào để được 7,5

  1. 0,01 B. 100 C. 10 D.0,1

Câu 2. Giá trị của biểu thức: 7 : 0,25 – 3,2 : 0,4 + 8 x 1,25 là:

  1. 10; B. 20; C. 30; D. 200;

Câu 3. Tìm x: x – 2,751 = 6,3 x 2,4

  1. x = 12, 359; B. x = 15,12; C. x = 17,81; D. x = 17,871;

Câu 4. Sau khi giảm giá 25% thì giá một chiếc xe đạp là 757 500 đồng. Hỏi giá ban đầu của chiếc xe đạp là bao nhiêu đồng?

  1. 760000 đồng; B. 950000 đồng; C. 1010000 đồng; D. 943750 đồng;

Câu 5. Đổi 10325m2 = ….ha … m2, kết quả là:

  1. 103ha 25m2; B. 10ha 325m2; C. 1ha 3250m2; D. 1ha 325m2;

Câu 6: Có 10 người bước vào phòng họp. Tất cả đều bất tay lẫn nhau. Số cái bắt tay sẽ là:

  1. 45 B. 90 C. 54 D. 89

Câu 7: Có bao nhiêu hình tam giác đỉnh A? A

A.8 hình tam giác B.9 hình tam giác

C.36 hình tam giác D.18 hình tam giác

Câu 8: Biết mỗi ô vuông trong hình dưới đây đều có diện tích là 1 cm2. Hãy tính diện hình tam giác PQR ?

M P N

A.4 cm2 B.28 cm2

C.10 cm2 D.15 cm2

Q R

II.Phần tự luận

Câu 1: Tính nhanh + + + + +

Câu 2 Hai quả chanh và 5 quả na nặng 2,3 kg.Bẩy quả na và 3quả chanh nặng 3,27 kg.Biết các quả cùng loại thì nặng bằng nhau. Tính khối lượng một quả mỗi loại.

Câu 3: Giá hoa ngày tết so với tháng 11 tăng 20%, giá hoa sau tết so với ngày tết lại giảm 20%. Hỏi giá hoa sau tết so với tháng 11 tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?

Câu 4. Một ca nô xuôi dòng từ A đến b hết 2 giờ, ngược dòng từ B về A hết 4 giờ. Tính vận tốc ca nô khi ngược dòng, biết tổng vận tốc khi xuôi dòng và ngược dòng là 90 km/ giờ.

Câu 5: Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành AMCN có các kich thước như ghi trên hình vẽ. Tính diện tích hình bình hành AMCN bằng hai cách khác nhau.

N 4cm D 10cm C

-Hết-

Đáp án môn toán lớp 5

Phần 1: trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

D

C

C

A

C

D

Phần 2: Tự luận

Câu 1: +

\=(1-)+(-)+(-)+(-)+(-)+(-) (0,5đ)

\=1-+-+-+-+-+- (0,5đ)

\=1- (0,25đ)

\= (0,25đ)

Câu 2:

Gọi khối lượng 1 quả chanh là x kg, khối lượng 1 quả na là y kg (x,y >0) (0,25đ)

Theo bài ra ta có;

2x +5y = 2,3 (1)

7y +3x = 3,27 (2) (0,25 đ)

Nhân (1) với 3 , nhân (2) với 2 ta đươc:

6x + 15 y = 6,9 (3)

6x +14y = 6,54 (4) (0,25đ)

Lấy (3) trừ (4)ta được:

y = 0,36 (0,25đ)

Thay y = 0,36 vào (1)ta có:

2x +50,36 = 2,3

2x + 1,8 = 2,3

2x = 2,3 – 1,8

x = 0,25 (0,25đ)

Đáp số : Quả chanh: 0,25 kg

Quả na: 0,36 kg (0,25đ)

Câu 3:

Gọi giá hoa tháng 11 là 100% thì giá hoa ngày tết là:

100% + 20% = 120% (0,5đ)

Và giá hoa sau tết là:

120% - 20% 120% = 96% (0,5đ)

Giá hoa sau tết so với tháng 11 giảm số phần trăm là:

100% - 96% = 4% (0,25đ)

Đáp số : Giảm 4% (0,25)

Câu 4: Quãng đường không đổi thì vận tốc tỷ lệ nghịch với thời gian (0,25đ)

Ta có tỷ số giữa vận tốc ngược dòng và vận tốc xuôi dòng là \= (0,5đ)

Coi vận tốc ngược dòng là 1 phần thì vận tốc xuôi dòng là 2 phần bằng nhau như thế (HS có thể vẽ sơ đồ) (0,25đ)

Vận tốc của ca nô khi ngược dòng là: (0,25đ)

90: (1 + 2) = 30km/giờ (0,25đ)

Đáp số: 30km/giờ

Câu 5:Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành AMCN có các kich thước như ghi trên hình vẽ. Tính diện tích hình bình hành AMCN bằng hai cách khác nhau.

N D C

Giải:

Cách 1:

Diện tích hình bình hành AMCN là:

8 x (4 + 10) = 112 (cm2) (1 điểm)

Cách 2:

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

10 x 8 = 80 (cm2) (0,25 điểm)

Tổng diện tích của 2 hình tam giác ADN và BCM là:

(4 x 8 : 2) x 2 = 32 (cm2) (0,25 điểm)

Diện tích hình bình hành AMCN là:

80 + 32 = 112 (cm2) (0,25 điểm)

Đáp số: 112 cm2 (0.25 điểm)

Đáp án môn tiếng việt lớp 5

Phần trắc nghiệm: 2 điểm, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

A

A

A

D

B

A

Phần tự luận:

Câu 1: Học sinh xác định đúng mối bộ phận của mỗi câu cho 0,25 điểm

  1. Tiếng cá quẫy tũng toẵng/ xôn xao quanh mạn thuyền. CN VN
  2. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ/ lăn tròn trên bãi cỏ.

CN VN

  1. Lúa con gái /xanh biêng biếc, dâng lên dưới nắng xuân ấm áp.

CN VN

Câu 2: 2 từ trên khác nhau về nghĩa: Một từ mang nghĩa khái quát, 1 từ mang nghĩa cụ thể.

Về cấu tạo: Một từ là từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ là từ ghép phân loại ( cho 0,5 điểm)

VD: Tìm đúng 3 ví dụ cho 0,5 điểm

Cây bàng/ cây cối

Xe đạp/ xe cộ

Bánh rán/ bánh trái

Câu 3: 1,5 điểm

Danh từ

Động từ

Tính từ

Đại từ

Vườn, nhà, cây, tán, lá, khung trời, cây khế, ao, cành mặt, nước, quả, khế, bọn trẻ

Tạo thành, yêu, mọc.xuống,vẫy, gọi

Nhiều, xum xuê, xanh tươi, lòa xòa, chín mọng, trong vắt, vàng rộm,

Tôi, chúng tôi

Câu 4: 1 điểm. Họa sinh viết được.

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín…Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình.

Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế.

Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt.

Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường.

Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò.

Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Tùy theo bài làm của học csinh mà giáo viên cho 1 điểm; 0,75 điểm; 0,5 điểm; 0,25 điểm

Câu 6: Học sinh viết được bài văn để tả lại cảnh đẹp của quê hương. Bài viết trình bày đúng cấu trúc của bài văn. Biết sử dụng các từ ngữ có sức gợi tả cao, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuạt khi miêu tả. Bài viết trình bày sạch sẽ không sai lỗi chính tả. Tù theo bài làm của học sinh mà giáo viên cho 3 điểm; 2,75 điểm; 2,5 điểm; 2,25 điểm; 2 điểm; 1,75 điểm; 1,5 điểm; 1,25 điểm; 1 điểm; 0,75 điểm; 0,5 điểm.

Đáp án môn toán lớp 4

Phần 1: trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

D

C

A

D

D

B

Phần tự luận

Câu 1. Tính nhanh

Nhân cả 2 vế với 3 ta có:

Câu 2: (1,5điểm)

Các số có 3 chữ số giống nhau là:

111; 222; 333; 444; 555; 666; 777; 888; 999. (0,5 điểm)

Các số: 111; 222; 333; 444; 555 bị loại ( 0,25 điểm )

Vì số: 555 - 543 < ***

Còn lại ta có:

666 - 543 = 123

777 - 543 = 234 (0,5 điểm)

888 - 543 = 345

999 - 543 = 456

Vậy ta có 4 số là:

123; 234; 345; 456.

Đáp số: 123; 234; 345; 456. ( 0,25 điểm )

Câu 3: (2 điểm)

Gọi phân số đó là

Ta có:

Mặt khác ( Tính chất cơ bản của phân số )

Do đó

2 phân số có mẫu số bằng nhau suy ra: a + 2 = a X 2

a = 2

Ta phải tìm b để

Vậy b = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Nên ta có các phân số sau:

Loại bỏ các phân số tự nhiên :

Vậy các phân số cần tìm là:

Câu 4: (1,5 điểm)

Giả sử Linh mua gấp đôi số hàng và phải trả gấp đôi tiền tức là: 8 tập giấy + 6 quyển vở và hết 10800 đồng. Dương mua 7 tập giấy + 6 quyển vở và hết 9900 đồng. ( 0,5 điểm )

Như vậy hai người mua chênh lệch nhau 1 tập giấy với số tiền là:

10800 - 9900 = 900 ( đồng ) ( 0,25 điểm )

900 đồng chính là tiền một tập giấy

Giá tiền mua 6 quyển vở là:

9900 - ( 900 x 7 ) = 3600 ( đồng) ( 0,25 điểm )

Giá tiền 1 quyển vở là:

3600 : 6 = 600 ( đồng ) ( 0,5 điểm )

Đáp số: 900 đồng; 600 đồng

Câu 5: A B A M B

(1,5 điểm )

M N N

D C D N C

Hình 1 Hình 2 Quan sát hình 1 và hình 2 phần đất hình chữ nhật đều có chung 1 cạnh ( chiều dài ở hình 1; chiều rộng ở hình 2 ) nên ta chỉ cần chia cạnh kia thành 2 phần có tỉ số là được. ( 0,25 điểm )

Như vậy hình chữ nhật ABNM có chiều rộng là:

20 : ( 2 + 3 ) x 2 = 8 ( m ) ( 0,5 điểm )

ở hình 2 chiều rộng AM là :

20 x 2 : ( 2 + 3 ) x 2 = 16 (m ) ( 0,5điểm )

Vậy cách chia đẹp nhất là chia như hình 2 vì 2 phần đất đều cân đối để xây nhà.

Đáp số: Chia chiều dài thành 2 phần tỉ số là

(Hình vẽ 0,25 điểm )

Đáp án môn Tiếng Việt lớp 4

Phần trắc nghiệm: 2 điểm, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

D

B

D

C

C

B

Phần tự luận

Câu 1: ( 1,5 điểm)

Trả lời được các câu trên thuộc kiểu câu kể ai thế nào cho 0,5 điểm.

Xác định đúng TN, CN, VN của từng câu, mỗi bộ phận đúng cho 0,2 điểm.

Tháng ba, sau những đợt mưa xuân, chuối tơ /vươn lên phơi phới. Những tàu lá

TN CN VN CN

xanh ngắt như những bàn tay xanh nõn nà / phe phẩy rung động.

VN

Câu 2: ( 0,5 điểm)Điền đúng mỗi dấu phẩy cho 0,1 điểm

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen...đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về.

Câu 3 ( 1 điểm )Học sinh viết được

Đọc đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cho chúng ta thấy hình ảnh ngôi nhà của Bác- nơi Bác được sinh ra và đã trải qua những ngày thơ ấu ở quê Bác thật đơn sơ và giản dị như bao nhiêu ngôi nhà khác ở làng quê Việt Nam. Mái tranh nghiêng nghiêng trải bao mùa mưa nắng, chiếc giường tre, chiếc võng gai thật mộc mạc đơn sơ. Sống trong ngôi nhà bình dị đó, Bác đã được ấp ủ, che chở, vỗ về bởi tình cảm yêu thương của gia đình (võng gai ru mát những trưa nắng hè) và có lẽ cũng chính nơi đó đã khởi nguồn cho những chí hướng lớn lao, vĩ đại sau này của Bác. Cho 1 điểm. Tùy theo bài làm của học csinh mà giáo viên cho 1 điểm; 0,75 điểm; 0,5 điểm; 0,25 điểm

Câu 4( 1 điểm) Học sinh tìm đúng mỗi từ cho 0,1 điểm. Đúng tất cả các từ cho 1 điểm

Câu 5; ( 1 điểm)

  1. Hãy chỉ ra các thành ngữ nói về quê hương : Non xanh nước biếc; non sông gấm vóc; thẳng cánh cò bay; chôn rau cắt rốn ; quê cha đất tổ.cho 0,5 điểm, thiếu mỗi thành ngữ trừ 0,1 điểm

B, Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, có nội dung phù hợp, cuối câu có dấu chấm, đầu câu viết hoa cho 0,5 điểm.

Câu 6: Học sinh viết được bài văn để tả lại cây bóng mát ở sân trường. Bài viết trình bày đúng cấu trúc của bài văn. Biết sử dụng các từ ngữ có sức gợi tả cao, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuạt khi miêu tả. Bài viết trình bày sạch sẽ không sai lỗi chính tả. Tù theo bài làm của học sinh mà giáo viên cho 3 điểm; 2,75 điểm; 2,5 điểm; 2,25 điểm; 2 điểm; 1,75 điểm; 1,5 điểm; 1,25 điểm; 1 điểm; 0,75 điểm; 0,5 điểm.

Đáp án môn toán lớp 3

Phần 1: trắc nghiệm. Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

c

c

c

d

B

D

B

C

Phần tự luận

Bài 1

Vì chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng chục, chữ số hàng chục gấp 3 chữ số hàng đơn vị nên chữ số hàng chục chỉ có thể là 1 vì nếu là 2 thì chữ số hàng chục là 6, chữ số hàng trăm là 12. (0,5 điểm)

Vậy khi đó chữ số hàng chụ là: 1x3= 3. (0,25 điểm)

Chữ số hàng trăm là:

3x2= 6 (0,25 điểm)

Vậy chữ số cần tìm là: 631 (0,5 điểm)

Đáp số: 631

Bài 2:

Từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7 có 26 ngày, tháng 8 có 31 ngày, từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 5 tháng 9 có 5 ngày. Vậy từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 5 tháng 9 có: 26+31+5= 62 ngày. Một tuần có 7 ngày (0,5 điểm)

Ta có: 62 : 7 = 8 dư 6 ngày. (0,5 điểm)

Vậy ngày 6 tháng 7 là thứ ban thì đến ngày 5 tháng 9 là thứ hai. (0,5 điểm)

Đáp số: Thứ hai

Bài 3 Hai năm nữa ông vẫn hơn cháu 63 tuổi. Khi đó ta có sơ đồ: Tuổi ông:

Tuổi cháu:

(0,5 điểm)

Nhìn vào sơ đồ ta có 63 tuổi tương ứng với số phần tuổi của ông là:

8 – 1 = 7 ( phần) (0,25 điểm)

Tuổi ông hai năm nữa là

(63 : 7 ) x 8 = 72 tuổi 0,5 điểm)

Tuổi ông hiện nay là:

72 – 2 = 70 (tuổi) (0,5 điểm)

Tuổi cháu hiện nay là:

70 – 63 = 7 (tuổi) (0,5 điểm)

Đáp số: ông: 70 tuổi, cháu: 7 tuổi

Bài 4: Số lợn ở chuồng thứ nhất sau khi chuyển là:

12 – 4 = 8 ( con (0,5 điểm)

Số lợn ở chuồng thứ hai sau khi nhận thêm là

12 +4= 16 (con) (0,5 điểm)

Ta có 16 : 8 = 2

Vậy khi đó số lợn ở chuồng thứ nhất = ½ số lợn ở chuồng thứ hai. (0,5 điểm)

Đáp số: ½ số lợn chuồng thứ hai.

Bài 5: Ta chở như sau:

Lần 1: Chở Dê qua sông, sau đó bác để Dê ở lại và bác nông dân quay trở về.

(0,25 điểm)

Lần 2: Bác chở bó có sang sông, sau đó để bó cỏ ở lại và bác nông dân chở dê về

(0,5 điểm)

Lần 3: Chở cáo qua sông, để cáo ở lại cùng bó cỏ và bác nông dân quay về. (0,25 điểm)

Lần 4: Chở dê qua sông và bác nông dân mang tất cả các thứ trên về nhà. (0,5 điểm)

Đáp án môn Tiếng Việt lớp 3

Phần trắc nghiệm: 2 điểm, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu 1a

Câu 1b

Câu 2

Câu 3

Câu 4a

Câu 4b

Câu 5

Câu 6

B

B

B

C

A

A

B

A

Phần tự luận

Câu 1( 1,5 điểm)

  1. Tìm các từ đúng của mỗi nhóm cho 0,5 điểm. Thiếu 1 từ trừ 0,1 điểm

Nhóm từ bảo vệ Tổ quốc

Nhóm từ chỉ nghệ thuật

Nhập ngũ, trẩy quân, chiến đấu, hy sinh, dũng cảm

Thi hào, mở màn, réo rắt, họa sĩ.

Câu 1b: Đặt mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. Cuối câu không có dấu chấm, đầu câu không viết hoa trừ 0,1 điểm.

Câu 2:( 0,5 điểm), mỗi dấu câu đúng cho 0,1 điểm

Sáng nào ,mẹ tôi cũng dậy rất sớm .Đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn nhà cửa, giặt quần áo .Khoảng gần 6giờ, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học. Tôi rất yêu mẹ của tôi.

Câu 3: ( 1 điểm)Học sinh viết được mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.

Câu 4: ( 1 điểm) Học sinh tìm được các từ sai chính tả cho 0,5 điểm, sửa đúng các lỗi cho 0,5 điểm

Câu 5: ( 1 điểm)Học sinh nêu được biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó cho 0,5 điểm. Biết trình bày thành đoạn văn, trình bày ý rõ ràng cho 1 điểm. Học sinh nêu được:

Hình ảnh nhân hóa

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Cho thấy: Người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “thức” (soi sáng) trong đem, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể “thức” được nữa.

Hình ảnh so sánh:

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Cho thấy: Mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say (giấc tròn); có thể nói: mẹ là người luôn đêm đến cho con những điều tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời – ngọn gió của con suốt đời.

Câu 6: Học sinh viết được đoạn văn từ 7 đến 10 câu để tả lại cảnh đẹp của quê em. Bài viết trình bày đúng cấu trúc của đoạn văn. Biết sử dụng các từ ngữ có sức gợi tả cao, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuạt khi miêu tả. Bài viết trình bày sạch sẽ không sai lỗi chính tả. Tù theo bài làm của học sinh mà giáo viên cho 3 điểm; 2,75 điểm; 2,5 điểm; 2,25 điểm; 2 điểm; 1,75 điểm; 1,5 điểm; 1,25 điểm; 1 điểm; 0,75 điểm; 0,5 điểm.