Sau 1945, có sự thay đổi gì trong hồn thơ huy cận? vì sao?

Bạn đang gặp khó khi làm bài vănNhận định về Huy Cận? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Nhận định 1: “Cù Huy Cận - Người suốt đời gắn bó với cách mạng và thơ”

Huy Cận sinh ra và gắn bó tuổi thơ với vùng quê Ân Phú, cạnh dòng sông La, nằm ở chân núi Mồng Gà, cảnh núi sông đẹp nhưng vắng vẻ hiu hắt. Huy Cận đã từng tâm sự:

"Tôi sinh ra ở miền sơn cước

Có núi làm xương cốt tháng ngày

Đất bãi tơi làm ra thịt mát

Gió sông như những mảng hồn bay…"

[Tôi nằm nghe đất]

Tuy sống ở quê hương Ân Phú chưa đến 10 năm, nhưng vẻ đẹp buồn bã của thiên nhiên đất nước nơi đây đã góp phần quan trọng tạo nên một hồn thơ độc đáo. Từ giã quê nhà từ thuở hoa niên, Huy Cận được người cậu đưa vào Huế học hết tú tài. Nơi xứ sở đẹp và thơ mộng này, cái duyên đời và duyên thơ của Huy Cận đã bén cùng Xuân Diệu để tạo nên một "trái đôi" hiếm thấy giữa đời. Cuộc tao phùng Huy - Xuân là sự gặp gỡ của hai tâm hồn "đồng thanh tương ứng". Ngay từ buổi tựu trường năm 1936, vừa gặp lần đầu mà hai người cảm thấy gần gũi thân thiết ["gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa"] và đôi bạn tri âm tri kỷ này đã gắn bó với nhau hơn nửa thế kỷ trên dương thế. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học Cao đẳng Luật và viết báo "Ngày nay". Tết Mậu Dần [1938] bài thơ "Chiều xưa"của Huy Cận và bài "Cảm xúc"của Xuân Diệu cùng được đăng trên báo "Ngày nay". Tháng 10.1939, Huy Cận ra Hà Nội học Cao đẳng Nông Lâm và hai người cùng sống với nhau ở căn gác nhà số 40, Hàng Than. Hai người vừa học tập vừa say mê sáng tác văn chương và trở thành những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Năm 1940, "Lửa thiêng", tập thơ đầu tay của Huy Cận, với lờiTựacủa Xuân Diệu, ra mắt bạn đọc tạo được tiếng vang lớn trên thi đàn. Có thể nói đây là tập thơ hay toàn bích, nhuần nhị, đằm thắm, hài hoà Đông - Tây, kim - cổ, kết tinh nhiều giá trị văn hoá truyền thống, là tập thơ hay nhất của Thơ mới.

"Lửa thiêng" man mác, dằng dặc nỗi buồn. Trong lịch sử thơ ca dân tộc có nhiều tác phẩm thể hiện nỗi buồn nhưng không có tập thơ nào nỗi buồn được nói lên một cách đa dạng, lắm cung bậc và nhiều sắc thái như "Lửa thiêng"của Huy Cận. Lúc nghe lòng mình hay ngắm nhìn ngoại cảnh, nhà thơ đều dễ gặp nỗi buồn. Nỗi buồn tưởng như vô cớ, như nghiệp dĩ nhưng thực chất có cuội nguồn từ đặc điểm tâm hồn thi nhân và đời sống xã hội. Nỗi buồn của Huy Cận thời "Lửa thiêng" là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của người dân mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ non sông và thân phận con người. Nhà thơ buồn vì kiếp người nô lệ đau khổ và khao khát biết bao cuộc sống tự do, hạnh phúc. Tình cảm yêu đời, yêu người, yêu nước tha thiết của thi nhân trong xã hội cũ đã biểu hiện một phần trong nỗi đau đời quằn quại. Yêu đời và đau đời như là âm bản và dương bản trong tâm hồn Huy Cận. "Lửa thiêng" không chỉ có nỗi buồn mà còn có những niềm vui. Trong tâm hồn Huy Cận có một mảng rất hồn nhiên, tươi trẻ thường hướng về những gì non tơ, trong trắng, thơ mộng. Nhờ thế mà nhà thơ có rất nhiều bài thơ hay về tuổi thiếu niên, tuổi áo trắng học trò. Những bài thơ "Tựu trường", "Học sinh", "Áo trắng"mãi mãi là bạn tâm giao của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên và tất cả những ai còn giữ được "tráitim run run trăm tình cảm rụt rè". Thơ Huy Cận rất nhiều không gian. Tâm hồn nhà thơ lúc nào cũng hướng tới sông dài trời rộng để thoát khỏi không gian chật chội tù túng của xã hội đương thời và cũng để trở về cuội nguồn thiên nhiên, cuội nguồn dân tộc. Thơ đối với Huy Cận là phương tiện màu nhiệm để giao hoà, giao cảm với đất trời, với lòng người, là chiếc võng tâm tình giữa tâm hồn mình với bao tâm hồn khác. Nhưng trong cuộc đời cũ, nhà thơ khó tìm được niềm đồng cảm nên dễ rơi vào tâm trạng cô đơn. Sau năm 1940, thơ Huy Cận càng có khuynh hướng siêu thoát vào vũ trụ vời xa. Đó là cuộc hành trình của một tâm hồn chối bỏ thực tại để tìm đến miền thanh cao, trong sạch. Khi đang bế tắc về tinh thần thì may mắn thay, năm 1942, Huy Cận đã gặp ánh sáng cách mạng soi đường. Yêu thơ và say mê lý tưởng cách mạng, Huy Cận đã trở thành một trong những người hoạt động sôi nổi trong phong trào học sinh, sinh viên.

Tháng 7.1945, Huy Cận tham dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào và được bầu vào Uỷ ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. Khi Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, Huy Cận được vinh dự đảm nhận trọng trách Bộ trưởng Bộ Canh nông, kiêm Thanh tra đặc biệt của Chính phủ. Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ hồi ấy chỉ có hai người: cụ Bùi Bằng Đoàn [nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế] và Cù Huy Cận. Nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra đặc biệt là chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ nhằm đề cao kỷ cương phép nước, tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền cách mạng. Đoàn Thanh tra đã đến nhiều địa phương nắm bắt tình hình, xử lý kiên quyết và khôn khéo những cán bộ mắc khuyết điểm, sai lầm. Những việc làm của Thanh tra đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ vì họ thấy Chính phủ Cụ Hồ luôn bênh vực bảo vệ dân. Tháng 3.1946, trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, Đảng ta chủ trương thành lậpChính phủ liên hiệp kháng chiếnvới sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau. Một hôm, Bác Hồ cho gọi Huy Cận đến và bảo: "Từ mai chú thôi làm Bộ trưởng nhé!". Huy Cận đáp: "Thưa Cụ! Cụ và cách mạng bảo làm gì thì con xin làm nấy". Sau đó, Bác thân mật giao nhiệm vụ: "Chú vẫn công tác ở Bộ Canh nông, chỉ không làm Bộ trưởng nữa, nhưng mọi việc chú vẫn làm hết. Chỉ nhớ khi nào cần ký thì chú đưa cho ông Bồ Xuân Luật ký. Ông ấy được mời làm Bộ trưởng thay cho chú". Từ đó, suốt bốn thập kỷ, Huy Cận sẵn sàng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ gì do Cách mạng giao phó, trong đó có nhiều việc "xa lạ" với một nhà thơ: Thứ trưởng Bộ Canh nông, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thứ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Bộ trưởng đặc trách công tác văn hoá - nghệ thuật tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Ngoài những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá trong nước, Huy Cận còn là nhà hoạt động quốc tế năng động, có nhiều đóng góp tích cực trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Ông là đồng Chủ tịch Đại hội nhà văn Á - Phi họp ở Ai Cập [2.1962], đồng Chủ tịch Đại hội văn hoá thế giới họp ở Cu Ba [1.1968], là Uỷ viên Hội đồng UNESCO [1978 - 1983], là Phó chủ tịch Tổ chức Hợp tác Văn hoá - Kỹ thuật của 49 nước [ACCT] [1981 - 1987], là Uỷ viên Hội đồng cao cấp tiếng Pháp [1985 - 2005]. Trong những lần chủ trì hoặc tham gia các hội nghị quốc tế, Huy Cận đã thể hiện được bản lĩnh vững vàng của nhà hoạt động chính trị và kiến thức uyên bác của nhà hoạt động văn hoá tài ba. Ông được nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị quý mến kính trọng. Trên dưới 50 lần làm việc, công tác tại nhiều nước trên thế giới, Huy Cận đã góp phần đưa văn hoá Việt Nam đến với bè bạn năm châu và trân trọng đón nhận tinh hoa văn hoá của nhân loại để làm phong phú thêm văn hoá dân tộc. Ông am hiểu nhiều nền văn minh, văn hoá và tiếp nhận nhiều nguồn ảnh hưởng nhưng cái gốc tâm hồn, cái gốc hồn thơ Huy Cận là ngọn nguồn văn hoá dân tộc Việt Nam.

Là cán bộ cao cấp của Chính phủ, phải dành nhiều tâm sức cho công tác quản lý nhưng Huy Cận vẫn say mê, bền bỉ sáng tạo thơ ca. Sự nghiệp chính trị của Huy Cận thật đáng trân trọng, trước sau nhất quán, Huy Cận vẫn là một nhà thơ. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Huy Cận có thêm gần hai chục tập thơ, trong đó có nhiều bài thơ hay, đạt tầm cao dân tộc và thời đại. Tiếp nối mạch thơ tình đời, tình người sâu nặng từ thời "Lửa thiêng", thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám có sự thay đổi cơ bản về cách nhìn nhận con người và cuộc đời. Nếu trước đây nhà thơ nhìn con người trong vũ trụ, con người giữa thiên nhiên thì giờ đây ông nhìn con người giữa cuộc đời, con người gắn bó trong các mối quan hệ xã hội hoà hợp tin yêu. Thơ Huy Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam.

Huy Cận tha thiết gắn bó với thiên nhiên đất nước Việt Nam, tâm hồn ông vươn lên những khoảng rộng xa vũ trụ nhưng tấm lòng nặng trĩu với đời. Hành trình thơ ca của Huy Cận đi từ "Trời mỗi ngày lại sáng"đến "Đất nở hoa", từ "Bài thơ cuộc đời"đến "Ngôi nhà giữa nắng", rồi từ "Hạt lại gieo"đến "Ta về với biển", lúc nào tâm hồn ông cũng chịu sức hấp dẫn của hai cực: vũ trụ và cuộc đời. Sức hấp dẫn ấy đã góp phần tạo nên một cá tính nghệ thuật độc đáo của Huy Cận trong vườn thơ dân tộc.

Thơ Huy Cận kết hợp hài hoà giữa hai nền văn hoá Đông - Tây, vừa có sức sống mạnh mẽ của truyền thống vừa mang hơi thở của thời đại. Ông tiếp nhận ảnh hưởng văn hoá phương Tây từ những ngày học ở Huế và qua sách báo đương thời nhưng cái gốc sâu xa làm nên gương mặt thơ Huy Cận là tiếng thơ dân tộc. Huy Cận yêu thiết tha tiếng nói dân tộc và luôn luôn có ý thức về nguồn mạch thơ ca mà mình tận hưởng.

Tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên, tình yêu văn hoá dân tộc đã nâng cánh thơ ông và nhờ thế ông gặp gỡ vẻ đẹp nhân bản của thơ ca nhân loại. Khi thơ ông đạt tầm cao dân tộc cũng là khi những thi phẩm ấy trở thành tài sản nhân loại. Vinh dự thay ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ thế giới. Danh hiệu cao quý ấy không chỉ minh chứng cho một tài năng văn chương cái thế mà điều quan trọng hơn là vẻ đẹp thơ ca dân tộc Việt Nam được nhân loại thừa nhận và tôn vinh.

Huy Cận là nhà thơ lớn của dân tộc, là cán bộ cao cấp của Chính phủ và cũng là con người của đời thường bình dị. Ở Huy Cận có sự thống nhất hài hoà của nhiều phẩm chất, năng lực như là đối cực. Ông có tầm nhìn chiến lược và tính cẩn trọng của một nhà lãnh đạo nhưng cũng rất tinh tế, đa cảm, lãng mạn và đam mê của một thi sĩ tài hoa. Ông là người uyên bác, hiểu biết sâu sắc nhiều lĩnh vực: Triết học, tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hoá nhưng vẫn không quên những việc đời thường. Ông quan tâm tới những người thân đến từng việc nhỏ, ngoài 80 tuổi vẫn nhớ được vài chục số điện thoại của cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp, không bao giờ lỡ hẹn với ai dù chỉ vài phút. Trong túi áo ngực của ông luôn luôn có một bọc nhỏ có đầy đủ các loại thuốc đề phòng bất trắc, lúc khoá cửa xong bao giờ ông cũng cầm ống khoá lắc lắc 2 - 3 lần xem đã chắc chưa, lúc ăn một món ăn lạ miệng ông muốn được chia sẻ với vợ con. Huy Cận là người làm việc rất nghiêm túc nhưng ăn mặc mộc mạc đến xuềnh xoàng, cởi mở chân thành đến mức hồn nhiên khi tiếp xúc với anh em, bè bạn. Huy Cận là người rất yêu đời, say mê sống, tha thiết sống. Cách đây mấy năm, tôi đến chúc Tết nhà thơ Huy Cận, ông đưa bàn tay trước mặt tôi và hỏi: "Ông xem tôi sống được bao lâu nữa?". Tôi liếc qua bàn tay của ông rồi dò hỏi: "Thế ngày tháng năm sinh chính xác của bác như thế nào?"- "Tuổi khai sinh của tôi hiện nay là do ông cậu khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn [dương lịch là ngày 22.1.1917]. Tôi có thể sống đến lúc kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long - Hà Nội không?". Trân trọng niềm khát vọng tốt đẹp của ông, tôi trả lời một cách tự tin: "Chắc là được bác ạ! Bác còn rất khoẻ mà". Đúng vào buổi chiều ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thân, theo lời hẹn trước, tôi và GS. Hà Minh Đức đến để cùng nhà thơ Huy Cận làm bữa tất niên. Nhưng đến nhà Lệ Duyên mới hay, ông vừa phải vào bệnh viện. Lúc ấy, tôi cảm thấy công hoàng và chột dạ vì hôm nay là sinh nhật của ông. Ông đã chạm tới tuổi 90 rồi! Tôi không tin ông sẽ ra đi trong mùa xuân Ất Dậu, tôi vẫn nghĩ rằng nhà thơ Huy Cận kính yêu sẽ còn sống khoẻ để dự lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long - Hà Nội của chúng ta./

Nhận định 2: “Huy Cận: Nơi con chữ thấm đẫm một nỗi sầu vạn kỷ”

Là một thành viên xuất sắc của phong trào Thơ mới, Huy Cậnđã tìm thấy mụcđích và lý tưởng chân chính cho tiếng nói nghệ thuật của mình sau khiđến với Cách mạng,ông trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiệnđại.

Với vốn văn hóa phong phú, dòng cảm xúc tinh tế, chân thực và quanđiểm nghệ thuật rõ ràng cùng màu sắc riêng biệt, Huy Cậnđã trở thành một trong bốnđỉnh cao của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ và góp phần khiến thiđàn Việt Nam càng trở nên rực rỡ.

Vài nét về nhà thơ Huy Cận

Nhà thơ tên thật là Cù Huy Cận,ông sinh năm 1919 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận xuất thân trong một giađình gia giáo có bố là nhà nho lừng lẫy một thời, sau về quê dạy chữ Hán, còn mẹ là một cô gáiở vùng quê có nghề dệt lụa truyền thống.Bố mẹông đều yêu văn chương và rất thuộcTruyện Kiều.

Quê Huy Cận là một vùng bán sơnđịa có cảnh vật hùng vĩ vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, người dânởđây tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng lại rất yêuđời và mê hát ví dặm, kể truyện thơ Nôm.

Tuy gia đình có cha mẹđều hay chữ và hòa hợp nhau nhưng không khí giađình Huy Cận thường nặng nề vì nhiều xungđột giữa các thế hệ.

Những lúc như vậy,ông rất thích lang thang giữa vùng quê mênh mang và thả hồn vàođất trờiđểđược gần gũi vớiđấtđaiđồng ruộng và cuộc sống người nông dân.

Càng trưởng thành, Huy Cận càng nhạy cảm với cuộc sống của chính mìnhđể rồi sự tinh tế cùng lòng yêu mến, trân trọng thiên nhiên và con người trong ông ngày càng nở rộ bởi truyền thống văn hóa của giađình, quê hương.

“Tôi sinh raở miền sơn cước

Có núi làm xương cốt tháng ngày

Ðất bãi tơi làm da thịt mát

Gió sông như những mảnh hồn bay.”

Ngay từ khi còn nhỏ, Huy Cậnđãđược bố cho học chữ Hán vàở quê tới lớp bốn, lên lớp nămông ra Huế học và sống tạiđó cho tới hết tú tài. Sau nàyông lên Hà Nội học trườngCao đẳng Canh nông, trong thời gian học này Huy Cậnở phố Hàng Than và kết bạn cùng với Xuân Diệu.

Từ năm 1942ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh rồi tham dự nhiều sự kiện vàđược bầu làm các vị trí quan trọng. Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực VănĐoàn và có quan hệ thân thiết với các thành viên nơiđó.

Cách mạng tháng Tám thành công,ông liên tiếp giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nướcđiển hình như chức Bộ trưởng Canh Nông trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ và Thứ trưởng Bộ Kinh Tế.

Ngoài ra ông còn đóng vai trò quan trọng trong mảng văn hóa củađất nước, có thể kể tới là chức vụ Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa, Chủ tịchỦy ban trungương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật.

Chức vụ cuối cùng Huy Cận nắm giữ là Phó chủ tịchỦy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Ngoài những hoạtđộng chính trị, kinh tế, văn hóa trong nước Huy Cận còn là nhà hoạtđộng quốc tế năngđộng với nhiềuđóng góp lớn cùng nhiều vai trò khác nhau.Tháng sáu năm 2001, Huy Cận vinh dựđược bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Nhà thơ có hai người vợ trongđó người vợđầu củaông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu và là một người con gái tài giỏi. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga vănở một trườngĐại học lớn tại Hà Nội.

Huy Cận có người bạn thân thiết là Xuân Diệu, họ xem nhau như tri kỷ, Xuân Diệu cùng sống với giađình nhà thơ chođến hết cuộcđời tại Hà Nội.

Hình ảnh nhà thơ Huy Cận cùng Xuân Diệu

Huy Cận có hai con trai và hai con gái, hầu hết các người con củaôngđều trở thành những người thànhđạt và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng vàđạtđược nhiều giải thưởng danh giá.

Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám là một nhà thơ với nỗi sầu vạn kỷ

Con đườngđi theo văn chương của Huy Cận chia thành hai giaiđoạn, trước khi Cách mạng tháng Tám thành công và giaiđoạn sau Cách mạng.

Nhà thơ bắtđầu sáng tác từ năm 1936 bằng những bài bình luận văn họcđăng trên các báo Tràng An, Sông Hương với bút danh Hán Quỳ. Hai năm sau thơ củaôngđượcđăng trên báo Ngày Nay và bắtđầu thu hútđược sự chúý của nhiềuđộc giả cũng như các tác giả khác.

Năm 1940 Huy Cận cho ra mắt tập thơLửa thiênggồm những bàiđãđăng trên báo từ năm 1936đến năm 1940.

Tập thơ này mang một nỗi buồn da diết cùng hìnhảnh thiên nhiên bao la, hiu quạnh nhưng chính nóđã giúp Huy Cận trở thành một trong những tên tuổi hàngđầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ,đúng như lời nhận xét của một người bạn củaông:

“Tôi cho rằng, Lửa thiêng là một tập thơ mang tính chất một“hiện tượng văn học lớn” có một không hai trên thiđànđất nước ta từ xưađến nay, mà bấy lâu chúng ta chưa cóđiều kiện thảnh thơiđểđánh giá nó một cách thật khách quan, thật trong sáng.”

Tập thơ gồm năm mươi bài, là tiếng lòng của một thanh niênđang hừng hực tuổi trẻ muốn nói lên những niềm vui, nỗi buồn của chính mình. Giữa nhiều bài thơ khác cùng chủđề về tình yêu và tuổi trẻ,Lửa thiêngkhông rầu rĩ vàủ dột mà lại tươi sáng, dễ thương vô cùng với những cung bậc cảm xúc trong trẻo của tình yêu tuổi học trò:

“Chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng,

Người cùng tôiđi giữađường rải nắng,

Trí vô tư cho da thở hương tình.

Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình

Như sắp nói, nhưng mà không;– khóm trúc

Vừađộng lá, ta nhận vào một lúc

Cả không gian hồn hậu rất thơm tho;

Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ…”

– Đi giữađường thơm

Đẹpđẽ và hồn nhiên là thế nhưng tình yêuđôi lứaấy nhanh chóng vỡ tan và rơi vào vô vọng bởi sâu thẳm trong tâm hồn Huy Cận vẫn luôn có một nỗi buồnđè nặng, bắt nguồn từ chính những bi kịch và bế tắc thuở xa xăm.

Chính sự hòa quyện giữa sự hồn nhiên và vẻ u hoàiấyđã khiến Huy Cận trở thành nhà thơ có nỗi sầu bậc nhất trong những nhà Thơ mới.

Triền miên trong nỗi buồn thương nhưng Huy Cận không bị xoáy vào vòng tròn tuyệt vọng hay một thế giới siêu thực như nhiều nhà thơ khác giaiđoạnấy.Ông vẫn tha thiết với cuộcđời và dành trọn những gì chân thành nhất cho nó,đắm say vào cảnh sắc củađất nước, quê hương và hòa mình với hương vị nồng nàn của cây cỏ.

“Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy

Trong cành hoa trẻ, cổ chim non.

– Có ai gửiý trong xuân cũ,

Đất nở mùa xuân vẫn chẳng mòn.”

Ngoài ra ông còn nhiều tập thơ khácđược in trên báo, các tác phẩm nhưKinh cầu tựhayVũ trụ cađã mang một một màu sắc tươi mới hơn cho thiđàn văn học Việt Nam lúc bấy giờ.

Sau cách mạng thơ của Huy Cận chủ yếu là hô hào, ngợi ca cuộc sống mới và con người mới nên giá trị nghệ thuật không có nhiềuđiểm nổi bật như giaiđoạn sáng tác trướcđó.

Ông viết một số tác phẩm về biển, có thể kể tới các tập thơ nhưTrời mỗi ngày lại sáng,Đất nở hoa, Họp mặt thiếu niên anh hùng, Ngày hằng sống ngày hằng thơcùng nhiều bài thơ khác.

Nhà thơ của cảnh sắc quê hương và nỗi niềm nồng nàn yêu nước

Theo bối cảnh lúc bấy giờ Thơ mới dầnđi vào bế tắcđể rồi mỗi nhà thơđều phải loay hoayđi tìm lối thoát cho riêng mình, Huy Cận tìm cách thoát ly vào với thiên nhiên và vũ trụ,ông kêu gọi mọi người trở về hòa nhập vào tạo vật, tìm nguồn vui từ thiên nhiên vũ trụ:

“Có lẽ tạo vậtđau thương, đất trời vắng lạnh vì nỗi lòng ta xa cách tạo vậtđó thôi. Ta hãy trở về, ta hãy nhập cuộc, có nhịp sốngđưa nâng, có dòngđời xôđẩy, cái vui lớn, cái vui trọngđại dâng sóng tràn khắp cõiđời.”

Từ khi thoát vào vũ trụ hồn thơ Huy Cận trở nên mạnh mẽ, khoángđạt cùng nhiều cảm xúc mới lạ,ông say sưa trong cái mênh mang của trờiđất và vũ trụ:

“Trời xanh ran lá biếc

Biển chóa ngập buồm vàng

Gió thổi miền bất diệt

Mây tạnhđất hồng hoang.”

– Trời, Biển, Hoa, Hương

Mặc dù như gặp lại niềm vui thuở trước cùng niềm hân hoan, rạo rực và những khát khao của tuổi trẻ nhưng rất dễ nhận ra cái vui trongVũ trụ calà vui gượng, cố vui nên không trọn vẹn và vẫn mang vẻ chông chênh, vô vọng khiến tác giảđôi khi rơi vào trạng thái cầu kỳ hóa làm hìnhảnh mấtđi tính tự nhiên.

Dù vậy chính cái tôi giàu cảm xúc, nặng tình vớiđất nước, dân tộcđã dần dần kéo Huy Cận trở lại với sự gần gũi vốn có:

“Vềđâu những bước thời gianđã

In dấu mong manh trên cánhđào?

Vềđâu hạt bụi vàng thao thức

Theo bánh xe quay vòng khát khao?

Vềđâu ?…”

Câu hỏi“Vềđâu” cứ lặpđi lặp lại như mộtámảnh, day dứt khôn nguôi của Huy Cân về ngày mai vàý nghĩa của kiếp người.

Trước Cách mạng tháng Tám Huy Cận là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của Thơ mới, thơông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương và niềm khao khátđược hiến dâng tuổi trẻ, tài năng chođất nước nhưng khiđối diện với thực tại nghiệt ngã những kỳ vọngấyđã tan vỡ hoàn toàn.

Như nhiều nhà thơ lãng mạn khác, sáng tác của Huy Cận giaiđoạn này luôn có một nỗi sầu thường trực trên từng nhưngđó là biểu hiện sinhđộng của bi kịch tâm trạng vàđángđược cảm thông, trân trọng.

Sau Cách mạng tháng Tám thơ Huy Cậngắn bó sâu sắc với kháng chiến

Sau khiLửa thiêngra đời một năm, Huy Cận tìmđến với Cách mạng và hoạtđộng trong mặt trận Việt Minh.

Như một bộ phận lớn nhà thơ cùng thời, sự chuyển biến của Cách mạng cóý nghĩa vô cùng to lớn tựa như một bước ngoặt lịch sửđưa Huy Cận thoát khỏi sự tuyệt vọng và sự luẩn quẩn không lối thoát do mặc cảm nặng nề về thân phận nô lệ tạo nên.

Sau 1945 thơ Huy Cận thể hiện rõ quá trìnhđấu tranh tự khẳngđịnh sự góp mặt của một nhà thơ lớp trước vào cuộc sống mới. Tuy nhiên phải tới mười ba năm sau thì mới có một tập thơ [Trời mỗi ngày lại sáng] được rađờiđánh dấu sự thayđổi quanđiểm nghệ thuật cùng những cảm xúc trong suốt quá trìnhôngđi theo Cách mạng.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Huy Cậnđã góp tiếng thơ của mình vào việc phảnánh những sự kiện và vấnđề trọngđại của chiến tranh. Bằng nhiều chuyếnđi thực tế vào tuyến lửa nhà thơ kịp thời chuyển biến cách nhìn cùng suy nghĩ cho phù hợp với giaiđoạn cách mạng mới.

Giai đoạn này nhà thơ liên tiếp rađời nhiều tập thơ có giá trị nhưNhững năm sáu mươi, Chiến trường gầnđến chiến trường xa, Những người mẹ, những người vợvàNgày hằng sống, ngày hằng thơ.

Trong khuynh hướng chung của thơ ca Cách mạng, thơ Huy Cận cũng gắn bó sâu sắc vớiđời sống cách mạng và kháng chiến.

Từ thếđứng hùng vĩ và tầm vóc lớn lao của dân tộc trên tuyếnđầu chống Mỹ, nhà thơ càng cóđiều kiệnđể suy ngẫm về quá khứ và hướng về tương lai, từ truyền thống dân tộcđến quan hệ với thế giới và thờiđại.

Giữa khói lửa mịt mù của chiến tranh, cái nhìn của Huy Cận vẫn hướng về phía khái quátđể phát hiện ra những nétđẹp tiềmẩn trong văn hóa truyền thống củađời sống con người Việt Nam:

“Sống vững chải bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa

Trong và thật: sáng hai bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhânái chan hòa.”

– Ði trên mảnh đất này

Nhiều bài thơ của Huy Cận thể hiệnđược tính chính luận rõ ràng và xác thực từ những sự kiện chính trị, xã hội hay những chi tiết cụ thể củađời sống, nhà thơ mở rộng liên tưởngđể khám phá bề sâu triết lý của vấnđề.

Trước ngã baÐồng Lộc, một trọngđiểm trên tuyếnđường vào Nam và là nơi ghi dấu sự hy sinh dũng liệt của mười cô gái phá bomđã khiến Huy Cận nghĩđếný nghĩa quyếtđịnh của những ngã ba trongđời mỗi người, mỗi dân tộc:

“Qua trái tim ngã ba Ðồng Lộc

Máu qua tim máu lọc

Xe vượt ngã ba xe xốc tới miền Nam

Những ngã ba Việt Nam

Trên đường dài kẻđịch còn găm

Nhiều bom nổ chậm

Ðường sẽ thông xeđi về Cách mạng.”

– Ngã ba Ðồng Lộc

Bằng những hìnhảnh giản dị và cụ thể Huy Cận tập trung ngợi ca sức quật khởi, sức sống bất diệt và phong thái ung dung của con người Việt Nam.

Nhà thơđiđến một khái quát cóý nghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc kháng chiến chống Mỹ rằngđây là cuộc chiếnđấu và chiến thắng của nhân nghĩa trước bạo tàn phi nghĩa, của sự sống trước sự hủy diệt.

Nhận thức này thấm sâu trong cảm xúc và hình tượng thơ, tạo nên tâm thế bình tĩnh, tự tin của cả một dân tộc anh hùng trước những thử thách khốc liệt:

“Buổi trưaấm lại bốn bề tiếp tục

Con gà mái lạiđâuđây cục tác

Báo vớiđời thêm một trứng tròn to

Anh bộđội ngoáiđồng ngồi trên mâm pháo bóng tròn vo.”

Huy Cận là nhà thơ của cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam cùng nhữngáng thơ lãng mạn và trong trẻo. Bởi vậy Việt Nam thời chống Mỹ trong thơông cũng thấp thoáng những làng quê yênả với nhịp sống tưởng như bình lặng nhưng luôn có nhiều xaođộng tinh tế.

“Gà gáy trong mưa vẫn tiếng vang

Giọng kim, giọng thổ rộn vangđồng

Ðược mùa giống mới, gà no bữa

Tiếng gáy tròn như lúa nặng bông.”

– Gà gáy trên cánh đồng Ba Vìđược mùa

Huy Cận rất yêu mến và quan tâmđến trẻ con, nhà thơ dành hẳn một tập thơ cho các em.Tập thơ như những bài học nhằm giáo dục lòng yêu quê hươngđất nước, yêu con người, yêu laođộng và có tinh thầnđoàn kết.

Không là những lời giáo huấn khô khan, tiếng thơ Huy Cận rất hồn nhiên vàđáng yêu nên dễđi vào tâm trí trẻ thơ:

“Buổi trưa lim dim

Nghìn con mắt lá

Bóng cũng nằm im

Trong vườnêmả.”

Từ 1975đến gần cuốiđời, Huy Cận vẫn sáng tácđềuđặn, gác lại chuyện chiến tranh, tâm hồn nhà thơ trở về với mạch cảm xúc quen thuộc của cuộcđời hàng ngày quanh mình,ông lại say mê thiên nhiên vũ trụ và nghiền ngẫm suy tư về sự sống con người.

Những tập thơ tiêu biểu có thể kểđến nhưNgôi nhà giữa nắng, Hạt lại gieo, Chim làm ra gióvàLời tâm nguyện cùng hai thế kỷ.

Thơ Huy Cận tiếp tục phát triển theo hướng suy tưởng và hướng nội hơn, ngoài ra còn có khuynh hướng chiêm nghiệm vềý nghĩa nhân sinh cao cả từ những biểu hiện bình dị củađời thường:

“Yêu mãi, yêu rồi, đâu hết yêu

Cuộcđời như miếngđất phì nhiêu

Trồng bao nhiêu vụ còn tươi tốt

Hạt gặt xong rồi, hạt lại gieo”

– Hạt lại gieo

Nhà thơ giờđâyđã cảm nhậnđược trọn vẹn từ những mùi vị dân dã củađấtđaiđồng ruộngđến lời ru của gió, nhịp thở của biểnđể rồi nói lên linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên bằng giai điệu trong trẻo, dễ rungđộng lòng người.

Trước 1945, tuy vật vã với nỗi sầuđau nhưng thiên nhiên trong thơ Huy Cận vẫn thấm thía tình người, tìnhđời vàtừ sau Cách mạng tháng Tám tiếng thơ trở nênđằm thắm, sâu nặng nghĩa tình và cảnh sắc thiên nhiênấm áp, xôn xao hơn nhiều:

“Chiều thu trong, lá trúc vờnđẹp quá

Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ

Tiếng lao xao như ai ngả nón chào

Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao

Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.”

– Chiều thu quê hương

Năng lựcấy không chỉ cóđược bằng sự tinh nhạy của các giác quan mà cònđược rèn dũa trong những năm tháng tuổi thơ sốngở quê hương, xuất phát từ chiều sâu tâm hồn tác giả, một tâm hồn luôn rộng mởđểđón nhậnđủđầyâm vang mọi phíađời sống.

Có thể nói thiên nhiên, quê hươngđất nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Huy Cận. Nếuở Xuân Diệu, thiên nhiên thường nồng nàn hương vị và ngôn ngữái tình thìở Huy Cận, núi sông cây cỏ bao giờ cũng lặng lẽ, bình thản như tâm hồn tác giả.

Nắng vàng, trời xanh, gió biếc, biển rộng, sông dài tuy luôn hiển hiện trong thơ Huy Cận nhưng tác giả vẫn luôn nặng lòngđời và khẳngđịnh sự hài hòa giữa con người với tự nhiênđể mở rộng biên giới những xúc cảm, nâng tầm nhận thức về sự tồn tại của con người.

“Thơ viết vềđất nước, thiên nhiên và quê hương là mộtđiểm mạnh của Huy Cận. Dường nhưởđây nhà thơđã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, caođẹp nhất của tâm hồn mình.”

– Xuân Diệu

Vũ trụ và cuộcđời luôn song hành tồn tại, thành hai cực hấp dẫn hồn thơ Huy Cận. Thơông ngày càng gắn bó vớiđời nhưng cảm hứng về cuộcđời không tách rời cảm hứng về vũ trụ, vươn lên tìm hiểu những bíẩn của không gian vô cùng cũngđồng thời nhìn về tráiđấtđể hiều hơn chính mình.

Khát vọngấy mang bản chất triết lý, nhân văn cao cả bởiđíchđến cuối cùng của nó không phải cõi siêu hình nào mà chính là mặtđất, cuộc sống của con người.

Huy Cận viết nhiều về cái chết, về sự tương phản nghiệt ngã giữa hữu hạnđời người với cái vô hạn của tạo hóa. Sự sống là bất tử, vũ trụ là vô cùng nhưng con người không thể tránh được cái chết.

Nghĩ đến lúc từ giã cõiđời, nhà thơ không khỏi xót xa nuối tiếc nhưngđó không là biểu hiện của tháiđộ ham sống sợ chết tầm thường mà là của khát vọngđược cống hiến hết mình,được tái sinh:

“Ðời thân yêu, một ngày mai ta chết

Cho ta đi khi hè chói chang trưa

Ðể ta hiểu giã từ chưa phải hết

Nằmđất quen như hạt chín sang mùa”

– Say mùa hè

Cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước 1945 có sự phân cực khá rõ giữa hiện thực và lãng mạn. Từ sau 1945 haiđối cựcấy dần dầnđạtđếnđộ hòa hợp cần thiết, trên cơ sở sự thống nhất giữa lý tưởng và hiện thực trong cuộc sống mới.

Huy Cận là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, tuy am hiểu nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại hồn thơông vẫnđậmđà bản sắc dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền thốngđã rót vào tâm hồn Huy Cận những giaiđiệu du dương khiến cho tiếng thơ gần gũi rất dễđi vào lòng người.

Huy Cận cùng Tố Hữu tại Paris

Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của dân ca Nghệ Tĩnh vừa mộc mạc chân tình vừa lắngđọng, hàm súc và sắc thái biểu hiệnđược phát huy rõ rệt, chất suy tư bàng bạc chảy tràn khắp các tứ thơ.

Hìnhảnh thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gâyấn tượng mạnh mà thâm trầm, khơi gợi như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ ngườiđọc. Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rấtítđường nét, giảnước theo bút pháp cổđiển và gợi nhiều hơn tả.

Với khối lượng thơđồ sộ cùng dòng cảm xúc tinh tế, mỗi trang thơđềuđongđầy một nỗi côđơn và buồn da diết cuốn theo cả tâm trạng ngườiđọc, Huy Cậnđãđược mệnh danh là nhà thơ có nỗi sầu vạn kỷ.

---/---

Trên đây là một số bài văn Nhận định về Huy CậnTop lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

Video liên quan

Chủ Đề