Buồng trứng đa nang có nên uống mầm đậu nành

Bổ sung mầm đậu nành giúp tăng estrogen trong cơ thể người phụ nữ

Isoflavones đậu nành là gì?

Isoflavone là một loại phytoestrogen hoặc vi chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật. Chúng giúp kích thích estrogen trong cơ thể bạn. Các loại thực phẩm như mầm đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành khác có hàm lượng protein chứa isoflavones với tỷ lệ cao.

Nhiều người cho rằng tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều isoflavones có thể làm tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Isoflavones đậu nành giúp tăng khả năng sinh sản như thế nào? 

Nhiều phụ nữ mắc các vấn đề sinh sản hoặc không rụng trứng. Isoflavones đậu nành có thể giúp gây rụng trứng, giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt. Isoflavones đậu nành giúp làm tăng sản xuất estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Điều này sẽ kích thích rụng trứng và giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng để mang thai. Do đó, bổ sung isoflavones đậu nành là một cách tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị vô sinh. 

Bổ sung isoflavones đậu nành có thể giúp hỗ trợ điều trị vô sinh

Ai nên dùng isoflavones đậu nành?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng của bạn đều đặn, bạn không được dùng isoflavones đậu nành vì chúng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Mặt khác, nếu bạn có vấn đề về rụng trứng hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, thì bạn có thể thử dùng mầm đậu nành, nhưng nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia. 

Cách bổ sung isoflavones đậu nành để tăng khả năng sinh sản

Có 2 cách dùng isoflavones đậu nành để tăng khả năng sinh sản. 

- Dạng bổ sung: Isoflavones đậu nành có ở dạng bổ sung - viên nén hoặc viên nang. 

- Thực phẩm: Bạn có thể ăn các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa chua đậu nành, sữa đậu nành, nước tương... 

Liều dùng giúp hỗ trợ sinh sản 

Liều lượng bổ sung isoflavones đậu nành để có thai là 80mg mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thực phẩm bổ sung isoflavones đậu nành.

Tác dụng phụ khi bổ sung isoflavones đậu nành 

- Bổ sung isoflavones đậu nành trong hơn 5 ngày liên tục mỗi tháng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của bạn.

- Bổ sung quá nhiều isoflavones đậu nành có thể làm mất cân bằng hormone, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

- Bổ sung isoflavones đậu nành cùng với thuốc kháng sinh khác có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

- Isoflavones đậu nành có thể dẫn đến ung thư vú ở một số phụ nữ.

- Tiêu thụ isoflavones đậu nành cũng có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.

- Rối loạn tiêu hóa và đau đầu là tác dụng phụ khác của việc tiêu thụ isoflavones đậu nành.

Vậy có nên bổ sung isoflavones đậu nành để có thai?

Bạn có thể bổ sung mầm đậu nành trong thời gian ngắn để xem liệu điều này có giúp bạn mang thai hay không, nhưng đừng dùng trong thời gian dài, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe. Để có kết quả tốt nhất, hãy bổ sung isoflavones đậu nành vào đúng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Thông thường, nên dùng chúng 3-5 ngày sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Uống bổ sung sau bữa ăn và cùng một thời điểm mỗi ngày, để tránh rối loạn tiêu hóa hoặc mệt mỏi.

Những điều cần nhớ trước khi tiêu thụ isoflavones đậu nành 

- Dùng liều lượng bổ sung chính xác. Tăng liều bổ sung có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.

- Nếu bạn đang bị hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS], tốt hơn là tránh bổ sung isoflavones đậu nành.

- Nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc tuyến giáp, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bổ sung isoflavones đậu nành. 

- Nếu bạn bị vô sinh do u xơ tử cung, polyp tử cung, vú bị xơ hóa hoặc các vấn đề về tuyến giáp, thì bạn đừng bao giờ dùng isoflavones đậu nành vì chúng có thể làm cho các rối loạn này trở nên tồi tệ hơn.

- Nếu bạn trên 35 tuổi, chắc chắn tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bổ sung isoflavones đậu nành.

Vân Anh H+ [Theo parenting.firstcry]

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân có chứa isoflavones đậu nành, giúp cân bằng nội tiết

Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; phụ nữ suy giảm nội tiết tố; phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQCWebstite: //yxuan-tredep.vn/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Buồng trứng đa nang nên ăn gì để tốt nhất cho nội tiết? Đa nang buồng trứng nên ăn gì để dễ thụ thai? Hay em đi khám BS kết luận bị buồng trứng đa nang, giờ phải làm sao? Vì sao em bị bệnh buồng trứng đa nang? Em phải làm sao để có con?… là những câu hỏi rất thường gặp. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một cách thật dễ hiểu cho các bạn.

Trước hết cần nói rằng “Buồng trứng đa nang” không phải là 1 bệnh lý, mà nó là một hội chứng [bao gồm nhiều triệu chứng khá điển hình giốn nhau cùng xuất hiện trên những người phụ nữ này]. Buồng trứng đa nang là tình trạng đặc trưng cho sự mất cân bằng nôi tiết tố, trong đó có sự gia tăng nội tiết tố nam Testosterone và Lh. Đặc điểm điển hình là tình trạng thưa kinh, rậm lông, nhiều mụn, rụng tóc [kiểu thừa nội tiết tố nam, thiếu nội tiết tố nữ].

Buồng trứng đa nang vốn không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ do giảm khả năng thụ thai


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có khả năng 5-10% mắc hội chứng buồng trứng đa nang[ PCOS]. Ở những phụ nữ không bị vô sinh và hoàn toàn khỏe mạnh, tỉ lệ mắc lên đến 22%. Hội chứng buồng trứng đa nang dẫn đến vô sinh chiếm đến 75% trong tất cả các nguyên nhân. Vậy buồng trứng đa nang có nên uống sữa đậu nành hay không? Bài viết dưới đây của Thạc sỹ Dược sĩ Nguyên Văn Khanh sẽ giải đáp cho bạn nhé

Buồng trứng đa nang có nên uống sữa đậu nành

Buồng trứng đa nang được định nghĩa là các rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và tăng cường sự đề kháng insulin. Gây nên rất nhiều triệu chứng: chu kỳ kinh nguyệt không đều, vô kinh, rậm lông, mụn, thừa cân, rụng tóc, trên kết quả siêu âm cho thấy có rất nhiều nang trong buồng trứng,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến hệ nội tiết, tăng cân bất thường và nguy hiểm nhất là dẫn đến tình trạng vô sinh.

Với trình độ y học hiện ngày càng phát triển kéo theo có nhiều phương pháp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang[ PCOS]. Có thể kể đến 4 phương pháp chính: Điều trị thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, ngoại khoa, hỗ trợ sinh sản. Cho dù được điều trị bằng phương pháp nào, chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần lớn vào việc tăng sức đề của cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Một câu hỏi được nhiều phụ nữ thắc mắc: “phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] có nên sử dụng đậu nành hay không?”

Đây là một vấn đề gây tranh cãi chưa thống nhất trên thế giới. Quan điểm tốt cho sức khoẻ được các nhà sản xuất đậu nành, các công ty thực phẩm sử dụng đậu nành để thêm vào sản phẩm của mình ủng hộ. Ngược lại, nhiều nhóm người tiêu dùng quan tâm đến sức khoẻ cho rằng sử dụng đậu nành tác dụng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ[FDA], có vẻ quan điểm tốt cho sức khỏe đang chiếm ưu thế.Vậy thực sự quan điểm nào là chính xác?

Buồng trứng đa nang có nên uống sữa đậu nành hay không

Để giải quyết cho câu hỏi trên đầu tiên cần hiểu rõ trong đậu nành có những thành phần nào và chúng tác động đến cơ thể ra sao?

Thành phần và tác động của sữa đậu nành lên cơ thể

  • Trong đậu nành có hàm lượng protein dồi dào dao động từ 34-56% trọng lượng khô. Nó là thực phẩm cung cung cấp protein thực vật tốt nhất. Trong các loại protein của đậu nành có protein lunasin- là một protein hoạt tính. Nó giúp phòng ngừa và chống lại bệnh ung thư.
  • Chất béo trong đậu nành chủ yếu là chất béo không hoà tan, không chứa cholesterol nên tốt cho cơ thể. Protein đậu nành trực tiếp làm giảm nồng độ lipoprotein-cholesterol tỷ trọng thấp[ LDL-cholesterol] trong máu, đậu nành có ít chất béo bão hòa và là nguồn cung cấp cả hai axit béo thiết yếu, axit béo omega-6 loại LA[Linoleic axit] và axit béo omega-3 loại axit alpha-linolenic. Giảm nguy cơ mắc các bệnh lí tim mạch.
  • Lượng carbohydrate cung cấp ít nên đậu nành đặc biệt phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường. Nó còn các tác dụng kiềm chế hấp thụ năng lượng ở người béo phì thừa cân nên là thực phẩm tuyệt hỗ trợ quá trình giảm cân.
  • Đậu nành chứa một lượng khá lớn chất xơ hoà tan và không hoà tan. Chất xơ không hòa tan chủ yếu là  alpha-galactosidase[một loại enzyme tiêu hoá]. Không được khuyên sử dụng ở người mắc hội chứng ruột kích thích [IBS] vì có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng. Chất xơ hoà tan đã được chứng minh có lợi cho hệ tiêu hoá.
  • Đậu nành là một kho “ vitamin và khoáng chất” dồi dào cho cơ thể.Chứa nhiều vitamin K, vitamin B9, B1; đồng, mangan, phốt pho,.. Có nhiều tác dụng quan trọng trong các quá trình chuyển hoá của cơ thể. 
  • Trong đậu nành chứa Isoflavone: Là một chất chống oxy hoá có nhiều lợi ích cho sức khỏe, được mệnh danh là estrogen thực vật[ phytoestrogen]. Chất này giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi và làm chậm quá trình loãng xương.
  • Axit phytic được tìm thấy trong các loại hạt thực vật bao gồm cả đậu nành. Làm giảm quá trình hấp thụ khoáng chất như sắt, kẽm. Quá trình này có thể bị giảm đi thông qua việc nấu chín thức ăn, lên men hạt đậu.
  • Saponin trong đậu nành giúp làm giảm lượng cholesterol động vật cơ thể hấp thu.

Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao và nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể, giá cả phải chăng, đa dạng nhiều sản phẩm. Các sản phẩm từ đậu nành đang được ưa chuộng trên khắp thế giới.

Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có nên uống sữa đậu nành.

Đậu nành có thực sự tốt với người mắc hội chứng buồng trứng đa nang[PCOS]?

Qua nhiều nghiên cứu thực chứng đã đưa ra kết luận : Các sản phẩm đậu nành chưa qua chế biến : đậu hũ, sữa đậu nành,đậu tương lên men, xì dầu, đậu hũ non,.. thường có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến như protein phân lập từ đậu nành liên quan đến tác động có hại của đậu nành lên tuyến giáp. Bệnh lý tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang chỉ có một vài biểu hiện giống chứ không liên quan về nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy đậu nành ảnh hưởng xấu đến bệnh lý tuyến giáp chứ không gây hại đến người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Các nhà khoa học đã tìm ra trong đậu nành chứa phytogen, isoflavone rất tốt cho sự phát triển nội tiết tố phụ nữ. Nhiều người nhầm tưởng rằng Isoflavone đậu nành giống như estrogen. Điều đó không hoàn toàn sai vì Isoflavone bắt chước chức năng có lợi của estrogen và ngăn chặn tác động xấu của estrogen.

Tác dụng sinh học của Isoflavone về cơ bản với estrogen, nó yếu hơn estrogen 400- 1.000 lần. Isoflavone có cả đặc tính estrogen và kháng estrogen. Ở thời kỳ mãn kinh, Isoflavone gắn kết với các thụ thể estrogen gây tăng hoạt tính của estrogen từ đó làm giảm các triệu chứng của tình trạng mãn kinh do thiếu hụt estrogen. Ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ làm lượng estrogen tăng cao. Isoflavone cạnh tranh gắn với thụ thể estrogen. Do có hoạt tính sinh học yếu hơn estrogen nên sẽ làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người phụ nữ. 

Isoflavone được mệnh danh là estrogen thực vật. Ở những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ làm các hormone sinh dục bị rối loạn, cường androgen. Isoflavone giúp điều hoà thụ thể androgen, giảm nồng độ androgen. Nên bổ sung estrogen thực vật là cần thiết, giúp cân bằng hormone trong cơ thể, tái lập sự rụng trứng,chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Hỗ trợ điều trị  hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS].

Buồng trứng đa nang uống sữa đậu nành

Tiến sĩ Zatollah Asemi của Đại học Y khoa Kashan[ Iran] đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa đậu nành và hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]. 70 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đối chứng được chia làm 2 nhóm,1 nhóm được sử dụng 50 mg Isoflavone [tương đương 500ml sữa đậu nành mỗi ngày] , nhóm còn lại được sử dụng giả dược. Sau nghiên cứu cho thấy nhóm sử dụng 50mg isoflavone đã giảm mức đề kháng insulin và các cholesterol có hại khi so với nhóm dùng giả dược.

Nghiên cứu rút ra kết luận rằng “Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể hưởng lợi nếu bổ sung đậu nành vào bữa ăn hằng ngày”. Như vậy bổ sung đậu nành hằng ngày làm giảm tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]. Từ đó làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn chặn sự tiết testosterone, giảm mỡ máu, chống béo phì. 

Ở một khía cạnh khác, Phytogen và Isoflavone còn được mệnh danh là những “ chiến binh” chống lại nguy cơ ung thư vú, u thư buồng trứng, phòng ngừa các biến chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Thông qua cơ chế ức chế nhiều enzyme gây hại cho mô và tế bào, ngăn cản nguy cơ gây ung thư.

Ở một nghiên cứu cắt ngang được công bố trên tạp chí Fertility and Sterility. Tiến hành trên 315 phụ nữ ở Bắc Mỹ trong độ tuổi 30-50  về tác động của đậu nành đến kết quả điều trị vô sinh bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản [ART] tại bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Mỹ . Kết quả cho thấy không chỉ cải thiện tỉ lệ thụ tinh, mà tỉ lệ mang thai và sinh con ở những phụ nữ ăn nhiều đậu nành cao hơn hẳn so với nhóm không ăn đậu nành. Điều đó cho thấy phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dẫn đến vô sinh khi được sử dụng đậu nành sẽ tăng tỉ lệ thụ tinh thành công.

Ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] chiết xuất đậu nành giúp cải thiện chỉ số chuyển hóa và hormone. Nghiên cứu của Khani với 146 phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] ở độ tuổi trung bình 27. Được sử dụng 36mg genistein [1 loại Isoflavone chủ yếu trong mầm đậu nành] trong vòng 3 tháng. Kết quả cho thấy lượng hormone LH, testosterone, DHEAS giảm xuống có ý nghĩa trong máu và các chỉ số chuyển hóa [triglycerides, LDL-C] cũng giảm có ý nghĩa so với nhóm được sử dụng giả dược. 

Từ những điều trên cho thấy, sử dụng các sản phẩm từ đậu nành ở những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] không những không gây ra các tác động xấu mà còn đem lại nhiều lợi ích. Giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến cường androgen, giảm kích thích buồng trứng, tăng cường rụng trứng. Giảm tình trạng đề kháng insulin.Hỗ trợ điều trị vô sinh, tăng cường tỷ lệ thụ thai thành công cho người mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS].

Cách sử dụng đậu nành đúng cách

Đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, tuy nhiên nếu không biết cách chế biến, sử dụng hiệu quả sẽ làm giảm các giá trị dinh dưỡng, đôi khi có thể gây sinh ra các chất độc hại. Vì vậy việc hiểu rõ cách sử dụng đậu nành hợp lí là cần thiết. 

Buồng trứng đa nang uống mầm đậu nành

  • Chọn các sản phẩm từ đậu nành chưa qua chế biến, không sử dụng các chế từ nguồn đậu nành biến đổi gen.
  • Sử dụng bơ hạt đậu nành thay cho bơ hạt đậu phộng.
  • Sản phẩm từ sữa đậu nành tự nấu chỉ nên sử dụng trong ngày, không sử dụng sản phẩm đã để quá lâu không được bảo quản đúng cách. Nên bảo quản ở nơi có nhiệt độ mát mẻ, không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Chỉ nên sử dụng trong vòng 24 tiếng. Vì vậy nên nấu lượng vừa phải, đủ sử dụng trong ngày để không làm giảm giá trị dinh dưỡng. 
  • Vì trong đậu nành có chứa Axit phytic làm giảm hấp thu sắt, kẽm nên cần nấu chín kỹ trước khi sử dụng để làm bất hoạt tác hại này của nó. Ngoài ra nó còn chứa các chất ức chế men trypsin, saponin nên cần ăn chín uống sôi để không gây ra tình trạng nôn, đau bụng, đi ngoài,…
  • Ở người mắc hội chứng buồng trứng đa nang hay đi kèm với tình trạng tiểu đường vì vậy sử dụng sữa đậu nành không đường là tốt nhất. Tăng hiệu quả đạt được trong quá trình hỗ trợ điều trị. Sử dụng đường sẽ làm mất đi một phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ gây ra các vấn đề về tiêu hoá cho cơ thể . 
  • Để không gây ảnh hưởng đến dạ dày, không nên uống sữa đậu nành vào lúc đói. Không nên uống sữa đậu nành trước khi đi ngủ vì nó có chứa một số chất gây tác dụng lợi tiểu. Làm thức giấc, gián đoạn giấc ngủ. Hạ thấp chất lượng giấc ngủ. 
  • Không sử dụng sữa đậu nành để uống kèm thuốc vì có thể gây ra các tương tác thuốc không mong muốn. Không để sữa quá lâu ngoài không khí vì các vi khuẩn có thể xâm nhập, phân huỷ, làm hỏng, tạo ra các độc tố gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Không sử dụng các chế phẩm từ đậu nành quá nhiều vì có thể gây phản tác dụng. Không dùng đậu nành thay thế hoàn toàn cho thịt. Tác động tới hormone trong có thể, gây rối loạn nội tiết. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên. 
  • Có thể dùng đậu phụ để làm thành các món chay giống thịt, thay thế một phần thịt động vật để đa dạng hoá các nguồn cung cấp protein.  

Từ khoá: buồng trứng đa nang có nên uống sữa đậu nành

Video liên quan

Chủ Đề