Sau sinh bao lâu được uống đồ lạnh

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và ăn uống đồ lạnh là điều chị em sau sinh quan tâm rất nhiều trong thời gian kiêng cữ.

Sau sinh, cơ thể nữ giới rất yếu do đó cần kiêng cữ nhiều thứ, việc kiêng cữ lúc này không chỉ cần thiết để bảo vệ sức khỏe sau này của mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng của con. Vậy sau sinh bao lâu thì được sử dụng nước lạnh và bao lâu thì được ăn đồ lạnh? Cùng Suckhoewiki tìm hiểu nhé!

Phụ nữ sau sinh có được đụng nước lạnh không?

Theo quan niệm dân gian, nữ giới sau sinh cần kiêng cữ rất nhiều thứ: kiêng đi ra gió, không để cơ thể bị lạnh, kiêng một số loại thực phẩm nhất định, kiêng tắm trong 3 tháng đầu ở cữ. Vậy điều này có thực sự đúng? Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh?

Đụng nước lạnh sau sinh có thể khiến mẹ bị nhiễm lạnh, cảm cúm, mắc các bệnh về hô hấp, sức khỏe của mẹ lúc này sẽ lâu khỏi hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp mẹ sau sinh kiêng cữ không đụng vào nước nên không tắm, điều này không chỉ khiến mẹ ngứa ngáy khó chịu mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh da liễu sau khi sinh.

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thơm tho không chỉ giúp mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục mà còn là cách để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn từ mẹ xâm nhập sang bé sơ sinh và gây bệnh, nhất là khi mẹ cho bé ti. Vậy phụ nữ sau sinh có cần kiêng sử dụng nước lạnh không?

Trên thực tế, việc kiêng cữ không đụng nước lạnh sau sinh là hoàn toàn có cơ sở, nhưng các bà mẹ cũng không nên vì thế mà ngừng vệ vệ sinh cá nhân. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch vệ sinh, chăm sóc cơ thể một cách đúng đắn và khoa học.

Theo chuyên gia y tế, sau sinh nữ giới cần kiêng đụng nước lạnh bao lâu tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ, thông thường sau khoảng 5 – 7 ngày là mẹ có thể sử dụng nước lạnh và sau 10 ngày là mẹ có thể tắm với nước lạnh nếu mẹ có tình hình sức khỏe tốt.

Các mẹ sau sinh nên hạn chế tối đa việc đụng nước lạnh, nếu muốn vệ sinh cơ thể hãy ưu tiên sử dụng nước ấm, nguyên tắc dùng nước ấm sau sinh được áp dụng cho cả mùa hè và mùa đông.

Việc tắm nước lạnh “giải nhiệt” vào những ngày hè nóng bức có thể mang đến cho mẹ cảm giác thoải mái tạm thời, nhưng về lâu dài sẽ gây ra không ít rắc rối điển hình là tình trạng ngưng trệ máu huyết lưu thông, sản dịch trong cơ thể khó bài tiết ra bên ngoài, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt trong tương lai.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, chị em khi tắm sau sinh cần tuân thủ 2 nguyên tắc sau:

  • Tắm nhanh: Mẹ nên thao tác tắm càng nhanh càng tốt, thậm chí chỉ cần 5 phút và tối đa là 10 phút.

  • Tắm dội: Dùng vòi hoa sen và gáo múc nước tắm, dội nước từ trên xuống dưới và tuyệt đối không tắm trong bồn hay trong chậu.

Bên cạnh đó, các bà mẹ sau sinh nên lựa chọn vị trí tắm là những nơi kín đáo, lau khô người nhanh chóng, sấy khô tóc, không để cơ thể bị ướt sẽ gây nhiễm lạnh, cảm cúm.

Với các trường hợp mẹ bầu sinh mổ thì cần kiêng 4 – 5 ngày thì có thể lau người sạch sẽ với nước ấm. Đừng quên lau nhẹ nhàng, tránh để nước dây vào vị trí tổn thương.

Sau sinh bao lâu thì được ăn uống đồ lạnh?

Ngoài việc chú ý đến sau sinh bao lâu được dùng nước lạnh thì các chị em cũng cần lưu ý, không ăn đồ lạnh, các loại đồ ăn tái, sống thậm chí cả đồ ăn trong tủ lạnh mang ra hâm lại cũng không nên sử dụng.

Không uống nước đá, kem hay các loại đồ uống lạnh bởi chúng có thể khiến mẹ bị viêm họng, nhiễm lạnh, đường huyết thay đổi, từ đó làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ sau sinh.

Phụ nữ không nên ăn kem hay uống đồ lạnh sau sinh

Theo kinh nghiệm của ông cha ta và y học hiện đại cũng đã chứng minh, nữ giới sau sinh cần kiêng ăn đồ lạnh ít nhất 3 tháng, tránh tình trạng gây ê nhức chân răng, ảnh hưởng lâu dài đến hệ tiêu hóa.

Nhiều mẹ sau sinh thậm chí còn kiêng đồ lạnh đến tháng thứ 6 nhằm đảm bảo sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.

Một số lưu ý đối với nữ giới tắm nước lạnh sau sinh

  • Mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể.

  • Nếu tắm với nước lạnh, hãy dùng khăn ướt lau qua cơ thể tuyệt đối không dội nước lạnh đột ngột lên cơ thể.

  • Tuyệt đối không tắm bồn hay tắm chậu.

  • Nên chuẩn bị trước khăn lau, máy sấy tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.

  • Tùy theo tình hình sức khỏe của mẹ mà việc tắm nước lạnh như thế nào được áp dụng linh hoạt.

  • Tuyệt đối không tắm quá lâu, không tắm nhiều lần trong 1 ngày.

  • Chủ động tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi cơ thể phát ra bất kỳ tín hiệu bất thường nào.

Việc kiêng tắm nước lạnh sau sinh là cần thiết tuy nhiên không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà tùy thuộc hoàn toàn vào sức khỏe của chị em.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì tắm được?

Mong rằng những chia sẻ về chủ đề phụ nữ sau sinh bao lâu được đụng nước lạnh và ăn uống đồ lạnh trên đây đã mang đến cho chị em những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé một cách tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì khác, bạn hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Đánh giá: 

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và ăn đồ lạnh?

Điểm trung bình: 9.8 / 10 [ 22 lượt đánh giá ]

Trong rất nhiều bài phân tích có nói về ảnh hưởng của thói quen và chế độ ăn uống sau sinh các mẹ thường quan tâm đến việc có tốt hay không việc sử dụng đồ lạnh trong quá trình kiêng cữ. Bởi khoảng thời gian sau sinh, cơ thể người phụ nữ cần chú ý rất nhiều để đảm bảo được hồi phục về sức khoẻ về thể chất cũng như tinh thần. Vậy khoảng thời gian nào là thích hợp để các mẹ dùng được đồ lạnh?

Sau sinh ăn đồ lạnh được không?

Bảo quản thực phẩm dùng dở hoặc mua thực phẩm dự trữ bằng tủ lạnh rất được các mẹ ưa chuộng. Khi bỏ vào tủ lạnh, với nhiệt độ dao động từ 4-5 độ ở ngăn mát và âm 17 độ - âm 18 độ ở ngăn đá thì thức ăn sẽ được giữ trong môi trường ức chế vi khuẩn tốt nhất, giúp đảm bảo thức ăn được tươi sống lâu nhất có thể. Tuy nhiên thì việc dùng đồ lạnh lại không được khuyến khích cho các mẹ mới sinh nhất là trong thời gian kiêng cữ bởi các lý do sau đây.

Tại sao sau sinh không được ăn đồ lạnh?

Đầu tiên, ăn đồ lạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của các mẹ bởi hệ tiêu hoá của mẹ trong thời gian này rất yếu các thực phẩm có tính chất hàn như tôm, cua.. sẽ gây vấn đề khó tiêu hơn nữa còn gây kích ứng da, dễ bị dị ứng.

Nước cùng với thức ăn lạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Việc khó tiêu hoá thức ăn này có thể dẫn đến hình thành khí. Khí hư sẽ gây khó chịu và đau đớn, đặc biệt là đối với các mẹ sau sinh mổ.

Hơn nữa tủ lạnh là môi trường chứa rất nhiều vi khuẩn, đồ ăn để trong tủ lạnh có khả năng nhiễm khuẩn chéo cao. Nhiều người quan niệm sai lầm rằng lưu trữ đồ ăn trong tủ lạnh có thể diệt trừ hoặc ngăn ngừa được vi khuẩn. 

Thực tế, tủ lạnh chỉ đảm bảo ức chế vi khuẩn chứ không diệt khuẩn. Có rất nhiều loại vi khuẩn vẫn có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ thấp. Vì vậy thức ăn lạnh không đảm bảo được tốt nhất về mặt vệ sinh cho những người có sức khỏe yếu như các mẹ đang trong thời gian kiêng cữ. 

Thêm vào đó việc hâm lại đồ ăn đã từng để trong tủ lạnh sẽ làm hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm còn lại không được như lúc đầu. Việc hấp thụ đầy đủ chất của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng và chất lượng sữa cho con. Ví dụ như cơm còn thừa trong tủ lạnh để hâm lại, thực tế cơm nguội sẽ sinh ra độc tố nếu để trong thời gian dài. Vì thế để đảm bảo tốt nhất dinh dưỡng cho cả mẹ và con thì nên tránh dùng các sản phẩm đã qua chế biến và làm lạnh. 

Ngoài ra ăn đồ lạnh còn có thể gây ảnh hưởng đến các vấn đề về đường hô hấp. Ăn đồ ăn lạnh sẽ tác động trực tiếp vào khu vực họng làm nhiệt độ trong họng giảm, xuất hiện hiện tượng co mạch làm hạn chế hoạt động của các tuyến dịch. Họng khô đây là điều kiện môi trường rất lý tưởng cho virus phát triển và gây viêm, sưng, đau rát, có đờm ở họng.

Tóm lại nên hạn chế tối thiểu việc ăn và uống đồ mang tính hàn khí để đảm bảo quá trình hồi phục của các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đồng thời đây cũng là điều kiện để đảm bảo cho các mẹ không phát sinh các bệnh lý mãn tính về sau. 

Sau sinh bao lâu được ăn đồ lạnh

Chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào về việc thời gian lý tưởng để các mẹ có thể sử dụng thực phẩm có chứa hàn khí trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày.Tuy nhiên các mẹ hay được khuyên là tránh dùng đồ lạnh ít nhất từ 2 đến 3 tháng sau sinh.

Điều này tuy chưa được chứng minh nhưng với kinh nghiệm và sự kiểm nghiệm của những người đã từng trải qua thời gian kiêng cữ thì các mẹ nên hạn chế dùng đồ lạnh trong khoảng thời gian tương tự. Để đảm bảo rằng cơ thể hồi phục đủ khoẻ, sức đề kháng đủ tốt có thể chống lại những nguy cơ tiềm ẩn mà loại thực phẩm này có thể gây ra cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Lưu ý: Sau sinh bao lâu được tắm nước lạnh

Ông bà ngày xưa có quan niệm phải kiêng tắm gội trong vòng 1 tháng sau sinh do môi trường không khép kín dễ bị trúng gió, cảm lạnh. Nhưng với điều kiện đã phát triển hơn với nhà vệ sinh đảm bảo khép kín nên sản phụ không cần kiêng trong thời gian quá dài. 

Trong quá trình sinh nở các mẹ ra mồ hôi rất nhiều, máu huyết cũng bẩn lên cơ thể. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tạo ra bệnh lý ngoài da, viêm nhiễm và các con trong giai đoạn này cũng rất dễ lây nhiễm từ mẹ.

Vì vậy các bác sĩ khuyên rằng sau 3 đến 4 ngày sau sinh thì các mẹ đã có thể lau người bằng nước muối ấm không cần kiêng quá kỹ. Sau 5 đến 7 ngày sau sinh thì đã có thể tắm bằng nước ấm trong môi trường kín gió. 

Lưu ý với các mẹ sinh mổ thì cẩn thận hơn trong tắm gội để không bị ảnh hưởng đến vết thương. Tuy nhiên thì không nên tắm quá lâu và ngâm mình trong nước để tránh bị cảm lạnh.

Video liên quan

Chủ Đề