Sau sinh thường bao lâu được ăn thịt vịt

Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không?

Sau khi sinh con, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bù đắp lại lượng máu mất đi trong quá trình sinh nở cũng như để tạo ra nhiều sữa cho em bé bú. Do vậy mà việc lựa chọn các thực phẩm ăn hằng ngày cũng khiến các bà mẹ phải đau đầu, một trong các món ăn khiến nhiều người quan tâm liệu có nên ăn hay không đó chính là thịt vịt. Vậy thịt vịt có lợi hay hại đối với phụ nữ sau sinh?

Sau sinh thường bao lâu được ăn thịt vịt

Cứ trong 100g thịt vịt thì có tới 337 kcal, 19g protein, 11mg canxi, 28g Lipid, 204 mg Kali,…đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho hoạt động hằng ngày của con người. Ngoài ra, thịt vịt còn giúp hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh tim mạch, ung thư, bệnh lao… giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Với thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, thịt vịt hoàn toàn phù hợp với phụ nữ sau sinh, ăn nhiều các món ăn chế biến từ thịt vịt sẽ giúp các mẹ tiết nhiều sữa, nhanh chóng điều tiết cơ thể sau sinh,phục hồi tốt cơ thể….

Sau sinh thường bao lâu được ăn thịt vịt

Mặc dù thịt vịt rất tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì cần chú ý đến cách chế biến sao cho phù hợp với cơ địa của phụ nữ sau sinh. Một số điều mà các mẹ cần lưu ý như sau:

  • Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên đối với phụ nữ sau sinh vết thương chưa hồi phục hoàn toàn thì không nên ăn thịt vịt ngay vì như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ.
  • Hệ tiêu hóa của phụ nữ mới sinh còn yếu nên khi chế biến chỉ nên sử dụng phần thịt nạc, loại bỏ hết phần da và mỡ ra khỏi món ăn để không bị đầy bụng khó tiêu do ăn phải mỡ vịt.
  • Đồng thời, ngay cả phụ nữ đang mang thai cũng như sau sinh không nên ăn thịt vịt sống, tiết canh… Vì trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn gây tổn hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ nên nấu chín thịt vịt theo nhiều kiểu khác nhau như nấu cháo vịt đậu xanh, vịt rang xả, vịt tiềm… Nên hạn chế ăn các món ăn từ thịt vịt nhưng có vị chua như vịt om măng, vịt om sấu…

Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không? Qua những thông tin trên hy vọng các mẹ đã có thể yên tâm hơn khi sử dụng thịt vịt để chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tác dụng lợi sữa giảm cân của chè vằng đối với phụ nữ sau sinh

Giải đáp: Phụ nữ sau sinh có nên ăn rau muống

Phụ nữ sau sinh có ăn được mướp đắng không

Phụ nữ cho con bú ăn măng cụt được không

Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Mẹ nên đợi sau 2-6 tuần (tùy thuộc vào việc mẹ sinh thường hay sinh mổ) để ăn thịt vịt. Bên cạnh đó, không phải món ăn nào từ thịt vịt mẹ cũng có thể ăn được, nên hạn chế các món có vị chua như vịt om măng, vịt om sấu…

Nội dung bài viết:

  • Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
  • Sau sinh có ăn được thịt vịt không?
  • 1 số món ngon từ thịt vịt cho mẹ
  • Lưu ý khi ăn thịt vịt sau sinh

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt là món ăn thơm ngon được rất nhiều người yêu thích vì vừa bổ dưỡng lại giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Nếu biết chế biến, thịt vịt không những tăng phần thơm ngon mà còn thêm giá trị chữa bệnh, tăng khả năng sinh lý.

Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phospho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

Sau sinh thường bao lâu được ăn thịt vịt

Thịt vịt rất bổ dưỡng (Nguồn ảnh: iStock)

Bạn đang tìm kiếm:

Sau sinh ăn thịt vịt được không?

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, thịt vịt là thực phẩm bổ dưỡng, chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phospho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… Tuy nhiên, người mắc các bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng sức khỏe sẽ trầm trọng hơn:

  • Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Thịt vịt có tính hàn (lạnh) nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng để tránh bệnh nặng hơn. Người mới phẫu thuật, nhất là các mẹ sau sinh cần kiêng chất tanh thì cũng không nên ăn thịt vịt vì nó làm cho vết thương lâu lành.
  • Người bị bệnh gout: thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn nên người có hệ tuần hoàn kém không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ – xương – khớp.

Một số nguyên nhân mẹ sau sinh mổ không nên ăn thịt vịt còn có:

  • Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Hệ tiêu hóa của phụ nữ mới sinh xong còn chưa trở lại như bình thường. Ăn thịt vịt ngay có thể khiến mẹ khó tiêu, đầy bụng.
  • Mẹ sinh mổ cũng cần tránh ăn thịt vịt trong thời gian ở cữ vì ăn thịt vịt khi đang lên da non có nguy cơ sẹo xấu như khi ăn một số thực phẩm khác như: rau muống, thịt bò, trứng, hải sản, cà phê. Thịt vịt đặc tính nóng gây ngứa ngáy sưng đau khó chịu ở vùng da bị tổn thương và gây ra mưng mủ làm chậm quá trình hồi phục lâu lành, để lại sẹo.

Mẹ sau sinh nên ăn thịt vịt vào thời gian nào?

Bà đẻ ăn vịt được không? Nên ăn vào lúc nào? Sau 2-6 tuần (tùy thuộc vào việc mẹ sinh thường hay sinh mổ) thì cơ thể mẹ mới dần bình phục. Lúc này mẹ có thể ăn thịt vịt như một nguồn protein bổ sung cho bữa ăn trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ được đa dạng.

Khi ăn mẹ nên ăn ít một xem phản ứng của bé như thế nào sau khi mẹ ăn thịt vịt. Ngoài ra, mẹ cũng chỉ nên ăn 1-2 bữa/tuần chứ không nên ăn quá nhiều trong một bữa hoặc nhiều bữa liên tục.

Điều quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh chính là chế độ ăn uống đa dạng, kết hợp nhiều thực phẩm xen kẽ, chú trọng nguồn chất xơ và protein. Đồng thời mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày và giữ cho tinh thần luôn thoải mái để bé có được lượng sữa mẹ dồi dào.

Mẹ sinh mổ ăn thịt vịt thế nào cho đúng?

Sau sinh thường bao lâu được ăn thịt vịt

Mẹ sinh mổ lên bỏ phần da vịt mà chỉ nên ăn phần thịt nạc (Nguồn ảnh: iStock)

  • Mẹ sinh mổ chỉ nên ăn phần thịt nạc của con vịt, bỏ phần da và lớp mỡ bên ngoài do 2 phần này chứa nhiều cholesterol và chất béo không tốt cho hệ tiêu hóa, làm mẹ bị khó tiêu, ảnh hưởng đến vết mổ
  • Các mẹ cũng chỉ nên ăn thịt vịt được chế biến tại nhà, hạn chế mua đồ ăn sẵn ngoài hàng quán để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồ nấu tại nhà cũng hạn chế được tình trạng chiên xào nhiều dầu mỡ gây khó tiêu cho mẹ
  • Khi nấu thịt vịt, chỉ nên nêm ít gia vị và nấu chín kỹ. Mẹ có thể bổ sung thêm 1 số thành phần bổ dưỡng khác như hạt sen, đậu xanh nấu cháo…. để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể
  • Các mẹ sinh mổ có tiền sử tiêu hóa kém, bị thận, bệnh gout… thì nên hạn chế ăn thịt vịt do lượng protein trong thịt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thịt vịt có tính hàn cũng dễ làm sản phụ nhiễm lạnh
  • Tuyệt đối không ăn thịt vịt với quả mận, dâu để tránh khó tiêu và nóng ruột.

Một số món ăn từ thịt vịt dành cho mẹ sau sinh

1. Cháo vịt đậu xanh

Đây là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình, thơm ngon đậm hương vị với thịt vịt mềm, đậu xanh thanh mát, đặc biệt là đem lại cho mẹ sau sinh một món ăn không quá nặng bụng mà vẫn đủ chất.

Nguyên liệu:

Vịt 1 con, gạo thơm, đậu xanh nguyên hạt, gừng tươi, hành, rau ngò, giá đậu, cải xanh.

Cách làm:

Luộc chín thịt vịt, để nguội và chặt miếng vừa ăn. Dùng nước luộc vịt nấu gạo và đậu xanh thành cháo, khi cháo đã chín nhừ múc ra bát tô cho thêm hành ngò. Xếp thịt vịt ra đĩa và ăn cùng cháo nóng, rau đi kèm.

Sau sinh thường bao lâu được ăn thịt vịt

Cháo vịt với gỏi là món ăn quen thuộc của người Việt (Nguồn ảnh: iStock)

Bạn đang tìm kiếm:

2. Thịt vịt trộn rau lang

Thịt ức vịt được ướp đậm đà lại được trung hòa nhờ độ mát xanh và giòn của rau lang là một món trộn giàu dinh dưỡng và thơm ngon cho mẹ sau sinh.

Nguyên liệu:

Thịt vịt, rau lang non

Cách làm:

Thịt vịt làm sạch, ướp gia vị để khoảng 10 phút cho thịt thấm. Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường. Chiên áp chảo thịt vịt cho chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng. Rau lang lặt những đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, xả qua nước sôi để nguội. Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanhvà gia vị vừa ăn.Bày ra đĩa ăn với cơm rất ngon.

3. Vịt kho sả

Bữa cơm ở cữ sẽ thật hấp dẫn với món vịt kho sả. Món ăn có vị cay thơm nồng từ sả, ớt sẽ kích thích vị giác và giúp mẹ ăn ngon miệng.

Nguyên liệu:

Thịt vịt, sả cây, ớt, gừng, hạt nêm, gia vị

Cách làm:

  • Khử mùi tanh của vịt băng gừng giã nhuyễn và muối hột, chà xát lên bề mặt thịt và rửa sạch để ráo
  • Chặt thịt vịt thành miếng vừa ăn
  • Ướp thịt vịt 15-30 phút với ước mắm, đường, hạt tiêu, sả băm, hạt nêm, nước hàng, ớt
  • Rửa sạch và băm nhỏ sả
  • Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu, cho sả và hành khô xào thơm
  • Trút thịt vịt vào xào săn, thêm nước và nhỏ lửa để thịt thấm gia vị
  • Dùng nóng với cơm

Lưu ý khi ăn thịt vịt

  • Thịt vịt có tính hàn, có tác dụng bổ âm, phụ nữ sau sinh chưa hồi phục hoàn toàn thì chưa nên ăn thịt vịt
  • Khi chế biến đồ ăn cho phụ nữ sau sinh, chỉ nên sử dụng phần thịt nạc, bỏ hết phần da và mỡ vịt để không bị đầy bụng khó tiêu
  • Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Câu trả lời là được nhưng không nên ăn thịt vịt sống, tiết canh, thịt chưa nấu chín kỹ… vì trong thịt sống chứa nhiều vi khuẩn gây tổn hại sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là trong giai đoạn mang thai.
  • Có thể chế biến thịt vịt theo nhiều cách như nấu cháo, rang, tiềm…
  • Nên hạn chế món ăn từ thịt vịt và có vị chua như vịt om măng, vịt om sấu.

Ngoài tìm hiểu sau sinh có ăn được thịt vịt không, mẹ cũng đừng quên ăn nhiều rau củ quả, uống nước ấm và vitamin bổ sung, giúp cơ thể sớm hồi phục và sản sinh nguồn sữa tốt nhất cho bé yêu trong năm đầu đời. Hi vọng bài viết này đã trả lời được câu hỏi mới sinh có ăn được thịt vịt không cho các mẹ.

Nguồn tham khảo: Hai thứ cấm kỵ ăn cùng thịt vịt – vnexpress.net

Xem thêm:

  • Giải đáp thắc mắc sản phụ sinh thường ăn thịt bò được không?
  • Thực đơn cho bà đẻ – Ăn gì để mẹ sau sinh nhanh hồi phục lại nhiều sữa
  • Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!