Số điện thoại thần đèn nguyễn văn cư năm 2024

Hà Tĩnh - Theo “Thần đèn” Nguyễn Văn Cư, hiện nay nhu cầu về dịch chuyển, nâng cao nhà ở của dân, hay cả công trình trụ sở nhà nước là rất lớn sau khi đường giao thông nâng cao, thế nhưng thủ tục cấp phép nhiều nơi khó khăn khiến nhiều công trình có nguy cơ phải đập bỏ để xây mới rất tốn kém, lãng phí.

Số điện thoại thần đèn nguyễn văn cư năm 2024
"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư (bên phải) chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động. Ảnh: Hải Yến.

Duyên hiếm với nghề

“Thần đèn” Nguyễn Văn Cư (Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư) năm nay 70 tuổi, ông quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng hiện nay định cư ở TPHCM.

Trong những ngày cuối tháng 1.2024 khi thực hiện di dời cổng đền cổ ở Hà Tĩnh, ông Cư đã có thời gian trò chuyện, chia sẻ về nghề của mình với phóng viên Báo Lao Động.

Điều rất lạ, rất đặc biệt là ông Cư học Đại học Luật ở Huế, nhưng sau này, vào năm 2002 khi đi làm, ông lại xin việc vào một công ty chống lún nghiêng công trình xây dựng.

“Ban đầu tôi làm cho một công ty xử lý lún nghiêng ở TPHCM. Quá trình đi công trường tôi quan sát kĩ, thấy họ làm những cái về kĩ thuật thấy vô lý. Trong khi ý kiến của tôi lại không được họ lắng nghe vì nói rằng tôi không có chuyên môn xây dựng. Bất đồng, đến năm 2004 tôi tự tách ra lập công ty để làm nghề chống lún, nghiêng” - ông Cư kể.

Ông Cư chia sẻ rằng, bản thân mình không có chuyên môn của một kĩ sư xây dựng nhưng như có giác quan thứ 6, có một trực giác đặc biệt hay có kĩ năng thiên bẩm nên mỗi khi đến trực tiếp xem một công trình để nhận di chuyển hay nâng cao, chống nghiêng, chỉ quan sát một lúc là ông đưa ra quyết định nhanh chóng “làm được”, hay “lắc đầu”.

Đội thợ của ông Cư đang hoàn thiện đổ trụ đỡ nâng cổng đền ở Hà Tĩnh lên cao 1,2m sau khi đã di chuyển đi 63m. Ảnh: Trần Tuấn

Trong cuộc đời 20 năm làm nghề dịch chuyển, nâng cao, chống lún, nghiêng, ông Cư cho biết, mình cùng các cộng sự đã thực hiện hơn trăm công trình lớn nhỏ khác nhau.

Trong đó, công trình nặng nhất là nâng Nhà thờ giáo xứ Nữ vương Hòa Bình ở quận Gò Vấp, TPHCM nặng 6.000 tấn, xử lý móng, nâng cao 2m vào năm 2018, thời gian thực hiện trong 8 tháng.

“Nhờ ơn trên chứ từ khi làm nghề đến nay, chưa có công trình nào mà quá trình tôi làm gặp sự cố, thất bại” - ông Cư khẳng định.

“Thần đèn” chia sẻ rằng, thành công đó là nhờ ông rất tâm huyết với nghề. Mọi công trình ông đều trực tiếp đi xem rồi nhận, sau đó ra phương án kĩ thuật để di dời, nâng, hay chống nghiêng.

Quá trình thi công, ông cũng thường xuyên sâu sát trực tiếp chỉ huy tại công trường. Ngoài ra, phải kể đến sự hỗ trợ của hệ thống máy móc thiết bị hiện đại mà ông đã đầu tư vào rất lớn.

Mong thủ tục cấp phép bớt khó khăn

Chia sẻ về trăn trở trong nghề, ông Nguyễn Văn Cư cho hay, hiện nay nhu cầu nâng cao nhà cửa của dân, công trình nhà nước hay công trình tôn giáo là rất lớn vì sau khi nâng đường giao thông, các công trình đó bị thấp, ngập nước nên nhu cầu đó rất cao.

Tuy nhiên, để thực hiện phải xin thủ tục cấp phép, có nơi thì thủ tục cũng tương đối thuận lợi, nhưng nhiều nơi lại gây phức tạp, nói rằng không có căn cứ để cấp phép dẫn đến nhu cầu lớn mà không thể nhận làm.

Có lúc nào đó mà nhận làm “chui” thì bị đình chỉ gây mất an toàn, dở dang phiền phức cho cả chủ và thợ. Trong khi để xây mới sẽ tốn kém rất lớn, lãng phí tiền của lớn hơn rất nhiều lần.

Số điện thoại thần đèn nguyễn văn cư năm 2024
Ông Nguyễn Văn Cư bên công trình di dời cổng đền Thánh Vân Chàng ở Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn

“Tôi mong muốn thủ tục cấp phép khi dịch chuyển, nâng cao, chống lún, nghiêng công trình được các địa phương giải quyết nhanh gọn, không gây khó khăn để công việc của chúng tôi thuận lợi mà người dân cũng được lợi” - ông Cư nói.

Dù năm nay đã 70 tuổi nhưng ông Cư vẫn sâu sát mọi công trình, tại mọi công trường mà Công ty ông nhận thi công.

“Ơn trời cho tôi có sức khỏe. Đến giờ tôi còn tâm huyết, còn đam mê với nghề lắm. Cũng chưa nghĩ đến khi nào sẽ nghỉ ngơi, dù con trai tôi cũng đã theo nghề của cha đã 16 năm, cũng đủ chuyên môn, kinh nghiệm để gánh vác thay cha rồi” - "Thần đèn" Nguyễn Văn Cư chia sẻ.

Ngày 22-1, tranh thủ thời tiết thuận lợi, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư và nhóm cộng sự đang tập trung cao độ đóng cốp pha để đổ bê tông làm phần móng, sau khi cổng đền Thánh Vân Chàng đã được nâng cao thêm 1,2m theo thiết kế.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư cho biết thời điểm hiện tại, việc nâng công đền Thánh Vân Chàng đã hoàn thành, nhóm công nhân đang tập trung hoàn thiện phần móng đền, đến ngày 24-1 này sẽ bàn giao trước tiến độ 12 ngày so với hợp đồng đã ký.

Theo ông Cư, quá trình di dời cổng đền Thánh Vân Chàng gặp không ít khó khăn, bất lợi.

Ngay khi nhận dời cổng đền, ông đã đến hiện trường khảo sát và nhận thấy ở khu vực vòm mái của đền có vết nứt, cổng đền xây dựng từ lâu, phần chân bằng gạch dễ vỡ nên khi đào móng phải hết sức cẩn trọng.

Số điện thoại thần đèn nguyễn văn cư năm 2024

Cổng đền được nâng cao để bằng với mặt đường vành đai thị xã Hồng Lĩnh - Ảnh: LÊ MINH

Trong quá trình di chuyển cổng đền gặp trời mưa, nền đất yếu nên phải di chuyển rất chậm. Đến công đoạn nâng cổng đền cao thêm 1,2m phải điều động thiết bị từ TP.HCM ra, các kích nâng đều tay để tránh cổng đền bị xoay, nghiêng đổ.

Cận cảnh cổng đền cổ nặng 100 tấn vừa được 'thần đèn' di dời, nâng cao

"Tôi từng nâng thành công một công trình tuổi thọ hàng trăm năm ở một tỉnh phía Nam lên cao 1,5m. Song, cổng đền Thánh Vân Chàng đã cổ, di dời đi quãng đường xa nên cũng có chút lo lắng.

Tuy nhiên, do chúng tôi rất thận trọng, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đến nay việc di dời đã thành công và đảm bảo an toàn" - "thần đèn" Cư nói.

Số điện thoại thần đèn nguyễn văn cư năm 2024

Các công nhân tranh thủ thời tiết thuận lợi để sớm hoàn thành làm phần móng cổng đền - Ảnh: LÊ MINH

Theo ông Trần Xuân Thắng - chủ tịch UBND phường Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh), ngay khi cổng đền hoàn thành, chính quyền địa phương sẽ tiếp nhận bàn giao để quản lý.

Trước mắt, tổ chức san gạt mặt bằng, làm hàng rào quanh cổng đền. Thời gian tới sẽ đề xuất thị xã Hồng Lĩnh quy hoạch để địa điểm này trở thành điểm di tích.

"Cổng đền Thánh Vân Chàng là công trình cổ có ý nghĩa tâm linh đối với người dân địa phương.

Do đó, về lâu dài mong muốn vận động xã hội hóa để quy hoạch cổng đền có quy mô hơn, trở thành một địa điểm thu hút người dân và du khách thập phương tham quan, hương khói" - ông Thắng chia sẻ.

Số điện thoại thần đèn nguyễn văn cư năm 2024

Cổng đền có tuổi thọ trên 200 năm đã được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư và nhóm cộng sự di dời thành công đến địa điểm mới - Ảnh: LÊ MINH

Đền Thánh Vân Chàng là công trình cổ kính được xây dựng từ thế kỷ 18, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, ngôi đền đã trở thành phế tích, hiện nay chỉ còn cổng và một số cây xanh.

Cổng đền có chiều cao khoảng 5m, rộng 3m, được xây dựng từ vật liệu đá tổ ong, gạch, vôi vữa, nặng khoảng 100 tấn.

Cuối năm 2022, UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) triển khai dự án đường vành đai đã vướng phải cổng ngôi đền Thánh Vân Chàng, nên cổng đền phải dời đến vị trí mới cách địa điểm cũ 63m.

Các đơn vị liên quan đã thuê "thần đèn" Nguyễn Văn Cư về khảo sát từ ngày 22-12-2023, đến ngày 4-1 bắt tay vào công việc di dời cổng đền.

Được biết, kinh phí di dời đền hết 800 triệu đồng, trong đó 700 triệu là kinh phí thuê di dời, 100 triệu là kinh phí đổ móng ở địa điểm mới.