Số dư hạn mức tín dụng là gì

Hạn mức tín dụng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng

Published 20/03/2021

By Nhu Quynh

Thẻ tín dụng là một trong những công cụ đắc lực mang đến nhiều tiện ích về mặt tài chính trong cuộc sống hiện đại. Nếu bạn đang có ý định mở thẻ tín dụng hay người mới bắt đầu sử dụng thì hãy cùng Money24h tìm hiểu kỹ càng về hạn mức tín dụng là gì và cách tính/nâng hạn mức tín dụng trong bài viết sau nhé!

  • Làm thẻ ATM cần những gì
  • Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào
  • Điều kiện mở thẻ tín dụng

Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa bạn có thể thanh toán mà không bị phạt

Chúng ta thường hay nghe nói về hạn mức tín dụng hay giới hạn tín dụng nhưng không thực sự hiểu rõ về chúng. Vậy hạn mức tín dụng là gì ? Hạn mức tín dụng tiếng anh là Credit Limit là số tiền tối đa mà ngân hàng phát hành thẻ tín dụng định ra để bạn có thể thanh toán chi tiêu bình thường mà không bị phạt. Nếu sử dụng vượt quá hạn mức tín dụng cho phép, bạn có khả năng phải trả thêm phí.

Ví dụ về hạn mức tín dụng: Với mức vay hạn mức 100 triệu 1 tháng, bạn có thể vay tối đa 100 triệu. Nếu bạn trả 40 triệu trong tháng, bạn có thể vay tiếp 60 triệu, miễn sao số dư cuối tháng không vượt quá 100 triệu.

Dựa trên lịch sử tín dụng, thu nhập tài chính, tài sản hay uy tín của bạn, ngân hàng cấp thẻ sẽ đề ra hạn mức tín dụng phù hợp trong lúc xét duyệt. Về cơ bản, mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có hạn mức khác nhau tùy theo mục đích. Chẳng hạn, thẻ tín dụng loại chuẩn sẽ có hạn mức dưới 100 triệu đồng, trong khi với một số hạng thẻ tín dụng premium, bạch kim,...hạn mức có thể lên đến hàng tỷ đồng.

Yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng là gì?

Một số tiêu chí ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của bạn

Sau khi hiểu hạn mức tín dụng là gì thì tiếp theo bạn nên nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng trước khi tiến hành mở thẻ tín dụng.

Một điều bạn nên biết rằng hạn mức tín dụng không cố định. Vậy những tiêu chí có khả năng tác động đến hạn mức tín dụng là gì?

Tình hình tài chính và khả năng trả nợ tín dụng

Muốn làm thẻ tín dụng, bạn luôn cần chứng minh mức thu nhập của mình để xác nhận bạn có thể thanh toán nợ tín dụng đúng hạn. Ngoài việc thu nhập phải đáp ứng quy định thì còn phải đảm bảo rằng thu nhập của bạn ổn định và lâu dài. Mức thu nhập càng cao và càng ổn định thì ngân hàng sẽ cấp cho bạn hạn mức tín dụng càng cao.

Do đó, những người mới làm thẻ tín dụng lần đầu tiền, thu nhập chưa cao thì hạn mức tín dụng sẽ không cao. Vì ngoài tính năng thanh toán thì thẻ tín dụng còn như một món vay ngân hàng của bạn, vậy nên ngân hàng phải căn cứ vào uy tín và tổng tài sản của bạn để tiến hành thẩm định cho vay.

Tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ tín dụng

Lịch sử tín dụng

Lịch sử tín dụng tốt là khi bạn luôn thanh toán nợ tín dụng đúng hạn, không làm quá nhiều thẻ tín dụng, không hủy thẻ tín dụng; không rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thường xuyên,Bạn có thể tra đánh giá lịch sử tín dụng trên CIC.

Tài sản đảm bảo khác

Việc bạn sở hữu thêm các tài sản có giá trị khác như gói bảo hiểm nhân thọ; sổ tiết kiệm ngân hàng, các bất động sản,sẽ càng tăng uy tín của bạn với ngân hàng, từ đó sẽ gia tăng hạn mức tín dụng của bạn.

Phí vượt hạn mức tín dụng là gì và bao nhiêu?

Hầu hết các ngân hàng ghi rõ trong điều kiện điều khoản sử dụng thẻ tín dụng, khi khách hàng sử dụng vượt hạn mức tín dụng được cấp phải trả phí vượt hạn mức tín dụng.

Tham khảo phí vượt hạn mức tín dụng của một số ngân hàng phổ biến trong bảng sau:

Ngân hàngPhí/ số tiền vượt quá hạn mức
Vietcombank8% - 15%/năm [0,021% - 0,041%/ngày]
ACB0,075%/ngày [tối thiểu 50.000 đồng]
VIB2,5% - 3% [tối thiểu 50.000 đồng]
HSBC50.000 - 100.000 VND
Sacombank0,075%/ngày [tối thiểu 50.000 đồng]
VPBank4% [tối thiểu 50.000 đồng]
Phí vượt hạn mức tín dụng của một số ngân hàng phổ biến

Cách thay đổi hạn mức thẻ tín dụng hiện nay

Cách tăng hạn mức tín dụng

Trong trường hợp bạn có nhu cầu chi tiêu cao thì cách để thay đổi hạn mức tín dụng là gì ? Các ngân hàng thường chỉ chấp nhận tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng khi bạn đáp ứng đủ các tiêu chí xét duyệt riêng của họ.

Cách tăng hạn mức tín dụng

Sau một thời gian sử dụng tốt, bạn có thể tiến hành làm thủ tục tăng hạn mức tín dụng. Vậy những cách làm yêu cầu tăng hạn mức tín dụng là gì ? Thủ tục tăng hạn tín dụng như sau:

  • Chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất
  • Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất
  • Đến ngân hàng yêu cầu tăng hạn mức
  • Điền vào mẫu đơn yêu cầu gia tăng hạn mức
  • Ngân hàng sẽ xét duyệt và thông báo cho bạn kết quả.

Một mẹo nhỏ giúp việc tăng hạn mức tín dụng thành công là bạn nên có lịch sử tín dụng tốt và mức độ tín nhiệm cao. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như tăng hạn mức đột xuất trong thời gian ngắn, nhiều ngân hàng cho ra những quy định cho phép chủ thẻ có thể gia tăng hạn mức tín dụng tạm thời. Sau đó sẽ quay trở lại hạn mức cũ. Dịch vụ này sẽ đem lại nhiều tiện ích trong tình huống bạn muốn đi du lịch, nghỉ dưỡng và có nhu cầu sử dụng nhiều tiền hơn.

Giảm hạn mức tín dụng

Ngược lại, cách để giảm hạn mức tín dụng là gì ? Tương tự như cách nâng hạn mức, bạn cần điền vào mẫu đơn và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. So với sự kiểm duyệt khắt khe để tăng hạn mức tín dụng, việc giảm hạn mức dễ dàng và đơn giản hơn nhiều. Thế nhưng có một lưu ý quan trọng là sau khi đã giảm hạn mức tín dụng thành công, các chủ thẻ muốn tăng hạn mức trở lại thì phải thực hiện đủ thủ tục yêu cầu tăng hạn mức tín dụng. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định hạ mức tín dụng cho thẻ của bạn nhé!

Việc nắm rõ hạn mức tín dụng là gì cũng như cách điều chỉnh hạn mức tín dụng sẽ tiện lợi cho bạn trong quá trình mở thẻ và sử dụng thẻ tín dụng. Bạn cũng nên cân nhắc khả năng tài chính của mình để đảm bảo việc trả nợ đúng hạn, đem lại lịch sử tín dụng tốt và mức độ uy tín cao.

Share
Tweet
Send

Video liên quan

Chủ Đề