So sánh bãi nhiệm và miễn nhiệm năm 2024

Miễn nhiệm là khái niệm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chính trị, pháp luật liên quan đến các chức vụ được bầu, được bổ nhiệm, được cử, được giao giữ nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị của nước ta.

So sánh bãi nhiệm và miễn nhiệm năm 2024
Bỏ phiếu- một hình thức thường được sử dụng để "miễn nhiệm" các chức danh.

Theo tiếng Pháp “Démission” được hiểu là hành động từ bỏ, thôi chức trách của mình (miễm nhiệm, từ nhiệm). Động từ của miễn nhiệm là Démissionner, được hiểu theo hai nghĩa khác nhau tùy thuộc vào cách sử dụng động từ này: nếu là nội động từ, tức dùng không có bổ ngữ trực tiếp được hiểu là “từ chức”; nếu là ngoại động từ, tức dùng có bổ ngữ dược hiểu là “miễn nhiệm”(1).

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, miễn nhiệm được hiểu là: “Cho thỏi giữ chức vụ do được bầu (hoặc được bổ nhiệm) trong những trường hợp người giữ chức vụ đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm”(2). Đây là một cách giải thích chưa được rõ ràng và thiếu chính xác, bởi đã đồng nhất giữa miễn nhiệm và bãi nhiệm: “Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm” thì sẽ bị bãi nhiệm đối với những người được bầu, có thể coi đó như là một hình thức kỷ luật cách chức nếu họ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo. Trong khi đó, nguyên nhân dẫn đến miễn nhiệm thường là do “nhu cầu công tác, sức khoẻ không đảm bảo, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật nhưng chưa đốn mức bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức...”.

Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông: “Miễn nhiệm được hiểu là cho thôi không tiếp tục giữ chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước” (3). Cách giải thích này chưa chính xác ở hai khía cạnh:

Thứ nhất, cách giải thích này mới nêu lên hình thức của việc miễn nhiệm là cho thôi giữ chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước, mà chưa nêu lên được nguyên nhân của sự việc. Cách hiểu này còn chung chung, dễ làm cho người đọc hiểu nhầm với bãi miễn.

Thứ hai, quan niệm này có phạm vi hẹp, bởi vì bộ máy nhà nước là tổng hợp của các cơ quan nhà nước; trong khi đó, việc miễn nhiệm có thể xảy ra ở các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (được quy định trong điều lệ của tổ chức đó). Như vậy, trong hệ thống chính trị của nước ta, ở bất kỳ cd quan, tổ chức nào cũng có thể xảy ra tình trạng miễn nhiệm chứ không phải chỉ trong bộ máy nhà nước.

Thuật ngữ miễn nhiệm được sử dụng nhiều trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia”(4). Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007); Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2015), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016; Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015...

Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định rõ ràng và cụ thể hơn về các lý do của việc miễn nhiệm (khoản 1, Điều 54) (5): Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

  1. Không đủ sức khỏe;
  1. Không đủ năng lực, uy tín;
  1. Theo yêu cầu nhiệm vụ;
  1. Vì lý do khác.

Từ Hiến pháp Việt Nam năm 1980 trở về trước, trong các văn bản pháp lý của Việt Nam thường sử dụng thuật ngữ bãi miễn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ này là không chính xác. Vì vậy, kể từ Hiến pháp năm 1992 đến nay, bãi miễn được thay bằng miễn nhiệm và bãi nhiệm. Để tránh việc hiểu nhầm giữa hai thuật ngữ này cũng như một số thuật ngữ liên quan khác như từ chức, cách chức, cần có sự so sánh giữa chúng:

Điểm giống nhau giữa 4 thuật ngữ này là:

- Về mặt hình thức, các thuật ngữ đều thể hiện việc thôi giữ một chức vụ đang đảm nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ hoặc trước khi hết thời hạn được bổ nhiệm, được cử;

- Phải được người, cơ quan (cấp có thẩm quyền) xem xét thông qua trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.

Tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác nhau như sau:

TT

Tiêu chí so sánh

Miễn nhiệm

Bãi nhiệm

Cách chức

Từ chức

Ghi chú

1

Phạm vi đối tượng.

Tất cả những người được bầu, được cử hoặc bổ nhiêm.

Chỉ áp dụng đối với những người được bầu cử. Việc bãi nhiệm chĩ được áp dụng đối với cán bộ, công chức do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (6).

Áp dụng đối với những người được bổ nhiệm hoặc được cử-

Tất cả những người được bầu, được cử hoặc bổ nhiệm.

Từ chức giống miễn nhiệm.

2

Nguyên nhân (mức độ vi phạm).

Lý do chính đáng hoặc năng lực có hạn hoặc vi phạm kỷ luật chưa đến mức bị cách chức.

Một hình thức kỷ luật cao của người có chức vụ áp dụng đối với những người được bẩu cử.

Là hình thức kỷ luật cao đối với cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ được bổ nhiệm hoặc dược cử.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chưa phát hiện được có vi phạm hay không vì xuất phát từ người đương chức chủ động từ bỏ chức vu của mình.

3

Chủ thể thực hiện.

Do người đương chức hoặc cơ quan có thẩm quyển đã bầu, đã bổ nhiệm, đã cử thực hiện (vừa chủ động, vừa bị động).

Do người bầu cử ra mình thực hiện (hoàn toàn bị động).

Do cơ quan có thẩm quyển đã bổ nhiệm hoặc dã cử thực hiên (hoàn toàn bị động).

Hoàn toàn do người đương chức thực hiện (hoàn toàn chủ động).

Bãi nhiệm và cách chức giống nhau.

4

Tính có lỗi hay không có lỗi.

Có thể có lỗi hoặc có thể không có lỗi.

Hoàn toàn có lỗi.

Hoàn toàn có lỗi.

Không có lỗi.

Bãi nhiệm và cách chức giống nhau.

5

Hâu quả pháp lý.

Có thể dược bố trí vào chức vụ khác.

Không được bố trí vào chức vụ lãnh dạo nữa

Không được bố trí vào chức vụ lãnh đạo nữa.

Được bố trí công tác khác.

Qua sự so sánh trên, miễn nhiệm có thể được hiểu như sau: miễn nhiệm là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những trường hợp khi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền cho một người (được bầu, được cử hoặc được bổ nhiệm) thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ hoặc trước khi hết thời hạn bổ nhiệm theo đúng trình tự, thủ tục luật định./.

Bãi nhiệm khác với miễn nhiệm như thế nào?

Ví dụ, một người khi được bầu hoặc bổ nhiệm vào vị trí khác, có thể cao hơn chức vụ đang giữ, thì sẽ nhận được quyết định “miễn nhiệm” chức vụ đang giữ để nhận nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, “bãi nhiệm” lại thường xuất phát từ lý do có sai phạm, nên “bãi nhiệm” cũng giống như một hình thức kỷ luật.

Quyết định bãi nhiệm là gì?

Bãi nhiệm là (Chế tài kỷ luật) buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kì đối với người được giao giữ chức vụ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

Theo Luật Cán bộ công chức năm 2008 bãi nhiệm là gì?

Theo Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 22/2008/QH12: “Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.” Như vậy, chúng ta có thể hiểu bãi nhiệm tức là bãi bỏ chức vụ của một cá nhân nào đó khi chưa kết thúc nhiệm kỳ theo quy định của Nhà nước.

Khi nào dùng từ miễn nhiệm?

– Miễn nhiệm là khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm. – Chức vụ chủ thể được cơ quan nhà nước giao không còn xứng đáng đảm nhiệm. – Nhiệm vụ được giao không hoàn thành.