So sánh bệnh bướu cổ và bazơđô

Giống: Có sự to ra của tuyến giáp

Khác:

Bướu cổ

- Nguyên nhân: do sự thiếu hụt hormone tuyến giáp do thiếu iod đã làm kích thích làm tuyến giáp tăng sinh để đáp ứng với nhu cầu khi hormone đang thiếu

- Biểu hiện:  tuyến giáp phì đại nhưng chức năng của tuyến giáp vẫn bình thường, không có nhiễm độc giáp.

Base dow:

- Nguyên nhân: Chưa rõ [tự miễn]

- Biểu hiện: tuyến giáp phì đại, có nhiễm độc giáp, tức là tuyến giáp của bệnh nhân tự tăng sinh và tổng hợp rất nhiều hormone tuyến giáp gây ra các triệu chứng nhiễm độc cho cơ thể.

Chào bạn Giải SGK Sinh học 8 trang 178

Sinh học 8 Bài 56 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về tuyến yên, tuyến giáp. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương X trang 178.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 56 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Sinh 8 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp

1. Đặc điểm

+ Nằm ở vùng dưới đồi, thuộc não trung gian

+ Có hình nhỏ như hạt đậu trắng nằm ở nền sọ

- Tuyến yên gồm: có thùy trước tuyến yên và thùy sau tuyến yên. Giữa hai thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.

- Tuyến yên là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác và các quá trình sinh lí của cơ thể.

2. Các hoocmôn của tuyến yên

II. Tuyến giáp

1. Đặc điểm

  • Nằm trước sụn giáp của thanh quản
  • Là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g
  • Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết

- Hoocmôn của tuyến giáp là tiroxin [TH], trong thành phần có iot.

2. Vai trò của hoocmôn tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.

* Khi thiếu iot → tiroxin không tiết ra → tuyến yên tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động → phì đại tuyến → gây ra bệnh bướu cổ

Hậu quả:

  • Trẻ em: chậm lớn, trí não kém phát triển
  • Người lớn: hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém

- Phòng bệnh: tuyên truyền toàn dân dùng muối iot

* Khi tuyến giáp hoạt động mạnh → tiết nhiều hoocmôn → tăng cường trao đổi chất quá mức → ​nhịp tim tăng → người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.

Do tuyến giáp hoạt động nhiều nên cũng gây nên bệnh bướu cổ, mắt lồi.

- Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitoxin + hoocmôn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu.

Tuyến cận giáp gồm có 4 tuyến, nằm sau tuyến giáp, có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 6 x 3 x 2 mm, màu sắc giống tuyến giáp.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 56 trang 178

Bài 1 [trang 178 SGK Sinh học 8]

Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết đã học theo mẫu sau:

Gợi ý đáp án:

Bảng so sánh:

STTTuyến nội tiếtVai trò

1

Tuyến yên

Là tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hoocmon có ảnh hưởng đến sinh trưởng, trao đổi glucozo, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn.

2

Tuyến giáp

Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.

3

Tuyến cận giáp

Cùng với tuyến giáp có vai trò điều hoa trao đổi canxi và photpho trong máu.

Bài 2 [trang 178 SGK Sinh học 8]

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt?

Gợi ý đáp án:

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Bệnh bướu cổ do thiếu iotBệnh Bazodo

Khi thiếu iốt, chất tiroxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoocmon thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmon làm tăng trao đổi chất, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh. Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi.

Cập nhật: 10/07/2021

Giải bài 2 trang 178 SGK Sinh học 8. Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 2 trang 178 Sinh học 8: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt.

Trả lời:

Quảng cáo

Bệnh Bazơđô Bệnh bướu cổ
Nguyên nhân - Do tuyến giáp hoạt [lộng mạnh tiết nhiều hooc-môn làm tăng cường trao đổi chất tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp,căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
- Do tuyến giáp hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước.
- Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp [bướu cổ].
Hậu quả Người bệnh luôn hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh. - Trẻ bị bệnh này sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển.
- Người lớn bị bệnh sẽ giảm sút thần kinh, trí nhớ kém.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 8 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 8 [ngắn nhất] | Trả lời câu hỏi Sinh học 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-56-tuyen-yen-tuyen-giap.jsp

Bệnh bướu cổ và bazơđô là bệnh lý tuyến giáp phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng BVĐK Phương Đông tìm hiểu và phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô qua bài viết dưới đây.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô sự chênh lệch không quá nhiều và bệnh tập chung chủ yếu ở nữ giới. Để phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô , trước tiên cần tìm hiểu 2 bệnh này là gì?

Bệnh bướu cổ 

Bướu cổ là một tuyến nội tiết nằm ở dưới thấp của cổ, phía trước, ép vào mặt bên của thanh quản và những vòng đầu tiên của khí quản. Bướu cổ có 3 loại chính như sau:

  • Bướu cổ đơn thuần: Bướu giáp đơn thuần là loại mà nguyên nhân gây bệnh không phải do u viêm, các chức năng của tuyến giáp khi đó hoàn toàn bình thường. 
  • Bướu giáp độc tính: Là dạng có kèm theo tình trạng cường giáp hay nhiễm độc thyroxin.
  • U lành tính tuyến giáp: U lành thường gặp ở độ tuổi trung niên, khối u thường đơn độc và nằm ở vị trí bất kỳ trên tuyến giáp. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh thường khó phân biệt với bướu giáp đơn thuần u tuyến giáp lành tính và thể nhân.

Bệnh bướu cổ là bệnh lý của tuyến giáp 

Bệnh bazơđô

Bệnh bazơđô là một dạng bệnh nội tiết phổ biến nhất hiện nay, trong đó bệnh cường giáp tự miễn chiếm hơn 90% các bệnh về cường giáp. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng bướu giáp lan tỏa và triệu chứng lồi mắt, thường bắt gặp chủ yếu ở nữ giới. Nếu như không được điều trị kịp thời, tình trạng kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân.

Phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô

Bệnh bướu cổ đơn thuần là sự phì đại tuyến giáp tuy nhiên không phải do viêm hay suy hay ung thư tuyến giáp và quan trọng nhất là chức năng tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thiếu hụt i-ốt trong cơ thể gây.

Biểu hiện của bệnh là tuyến giáp to hơn bình thường, kích thước tùy thuộc tình trạng cụ thể. Người mắc sẽ cảm giác nghẹn vùng cổ, nuốt vướng, tinh thần lo lắng. Tuy nhiên, bề mặt bướu vẫn đề và nhẵn, bướu di động, không đau khi nuốt.

Phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô qua triệu chứng điển hình

Bướu cổ có thể tự khỏi, việc điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào loại bướu và giai đoạn phát triển. Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành sàng lọc sinh thiết bướu cổ để sàng lọc ung thư và bướu cổ ác tính. Phương pháp điều trị là dùng thuốc nội tiết hoặc cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Còn với bệnh Bazơđô, đây là bệnh hay gặp, có biểu hiện của hội chứng cường giáp như ăn nhiều, sụt cân, tinh thần bất ổn, khó ngủ hoặc mất ngủ, run tay, mắt lồi,... kèm theo bướu giáp lan toả. Để chẩn đoán, ngoài triệu chứng lâm sàng người bệnh cần phải làm một số các xét nghiệm chuyên biệt.

Bệnh biến triển nguy hiểm nếu không được điều trị hoặc phác đồ không đúng, sẽ gây nguy hiểm cho tim mạch như bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, kiệt quệ và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp.

Phương pháp điều trị bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô

Bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô được phân biệt thông qua các biện pháp được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Mỗi phương pháp chữa trị đều có ưu và nhược điểm khác nhau để phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Phương pháp điều trị chính của 2 bệnh trên gồm:

  • Bệnh Bướu cổ đơn thuần: Bổ sung muối i-ôt và một số thức ăn có nhiều i-ốt như trứng, sữa, hải sản,... Khi bướu to chữa trị bằng thuốc hormone tuyến giáp như L.Thyroxin theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô qua phương pháp điều trị

  • Đối với bệnh bazơđô: Mặc dù cho đến nay, những hiểu biết về cơ chế sinh bệnh của bazơđô tương đối rõ ràng, tuy nhiên vẫn chưa có một loại thuốc hay phương pháp chữa trị nào giải quyết được nguyên nhân sinh bệnh. Chủ yếu vẫn tập trung là chữa trị cường năng tuyến giáp bằng một trong ba phương pháp căn bản: Điều trị nội khoa với thuốc kháng giáp tổng hợp, chữa trị bằng phẫu thuật hoặc bằng i-ốt đồng vị phóng xạ.

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc tình trạng, mức độ của từng bệnh nhân.

Biện pháp phòng ngừa bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô

Một số biện pháp được khuyến khích thực hiện nhằm phòng ngừa bướu cổ và bệnh bazơđô gồm:

  • Đảm bảo cơ thể luôn được cấp đầy đủ i-ốt: Hãy bổ sung cho cơ thể những loại thức ăn giàu i-ốt tự nhiên như: cá biển, nước mắm. 
  • Không ăn những thực phẩm ảnh hưởng tới tuyến giáp: Các rau thuộc họ cải như xải xoăn, bắp cải, súp lơ,... là những thực phẩm nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến bệnh lý tuyến giáp.

Người bệnh không nên ăn những thực phẩm ảnh hưởng tới tuyến giáp

  • Tránh tiếp xúc với những yếu tố độc hại: Theo nghiên cứu của Viện khoa học Y tế Mỹ thì việc tiếp xúc lâu dài với chất gây rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, trong đó chất perfluorinated có trong thảm sàn, áo mưa... 
  • Xây dựng kế hoạch dinh dưỡng hợp lý: Trong phòng ngừa, điều trị và hạn chế tiến triển bệnh bướu và bazơđô, thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn được khuyến cáo hàng đầu. Điển hình trong số đó là dâu tây, việt quất, cà chua, quýt, cam, các loại rau họ cải,... chúng có tác dụng điều hòa chức năng, giảm hoạt động của tuyến giáp.

Ngoài ra nên có chế độ ăn uống đảm bảo và sinh hoạt lành mạnh để giúp bản thân tránh được những nguy cơ mắc bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô. Nếu nghi ngờ mắc một trong hai căn bệnh hãy đi khám để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Điều trị càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao, giảm nguy cơ để lại di chứng.

Hi vọng bài viết về phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô đã cho bạn góc nhìn khách quan về cả 2 bệnh lý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan hãy liên hệ BVĐK Phương Đông hotline 1900 1806 để nhận được hỗ trợ, tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề