So sánh động cơ 3 pha và 1 pha

Chúng ta thường nghe đến điện 1 pha và điện 3 pha trong cuộc sống bởi tính ứng dụng vô cùng phổ biến của chúng. 1 pha, 3 pha là hai dòng điện thông dụng nhất hiện nay và rất dễ gây nhầm lẫn cho người dùng về cả bản chất cho đến hiệu quả sử dụng. Do vậy, việc phân định sự khác nhau giữa điện 1 pha và 3 pha là vấn đề rất quan trọng và đáng được quan tâm. Nếu bạn còn đang khó hiểu về sự khác nhau đặc biệt này, hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ rõ những điểm khác biệt nổi bật nhất để bạn có thể dễ dàng nắm bắt được.

Thực chất, điện 1 pha và điện 3 pha có sự khác biệt hoàn toàn rõ nét thông qua các tiêu chí nhất định về khái niệm, hiệu điện thế và đối tượng sử dụng, cụ thể như sau:

Điện 1 pha và điện 3 pha

Điện 1 pha là gì?

Theo quy ước của ngành điện lực, số pha của dòng điện sẽ được tính bằng số dây nóng hay là dây lửa. Theo đó, ta có cách định nghĩa 2 dòng điện này như sau:

Điện 1 pha là dòng điện được tách ra từ một phần của dòng điện 3 pha. Dòng điện 1 pha có cấu tạo gồm có 2 dây dẫn trong đó 1 dây lửa và 1 dây mát [1 dây nóng và 1 dây lạnh].

Điện 3 pha là gì?

Điện 3 pha thường có 4 dây bao gồm có 3 dây lửa và 1 dây mát [hay còn gọi là là 3 dây nóng và 1 dây lạnh]. Có thể hiểu đơn giản hệ thống điện 3 pha tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song với nhau và có chung 1 dây trung tính.

Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và nối hình tam giác. 

Chính vì cấu tạo có sự khác nhau thể hiện qua số dây nóng nên ngay trong cách gọi tên, ta cũng có thể thấy được những điểm khác nhau của 2 điện áp này.

Tùy vào từng khu vực địa lý mà điện áp 1 pha sử dụng các hiệu điện thế khác nhau phù hợp nhất. Tại Việt Nam, dòng điện 1 pha sử dụng hiệu điện thế giữa 2 đầu dây là 220V. Với một số quốc gia khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ lại sử dụng hiệu điện thế thấp hơn cho dòng điện 1 pha như 100V, 110V,…

Cũng có sự khác biệt về hiệu điện thế ở mỗi quốc gia về điện 3 pha, theo đó, dòng điện 3 pha của nước ta sử dụng hiệu điện thế là 380V/3F.

  • Dòng điện 1 pha được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt gia đình, được sử dụng cho các thiết bị điện có công suất nhỏ, không bị hao phí về nguồn điện năng nhiều. Dòng điện mà ta thường xuyên sử dụng cho tủ lạnh, tivi, bếp điện, máy giặt,… là dòng điện 1 pha.
  • Tuy nhiên dòng điện 3 pha có tính ứng dụng thiên về việc truyền tải điện, sản xuất công nghiệp với các máy móc công suất lớn. Tuy vậy, bạn cũng có thể sử dụng điện 3 pha vào cuộc sống sinh hoạt nhưng bạn sẽ phải đối mặt với hoá đơn tiền điện cao ngất bởi điện 3 pha nằm trong danh sách điện kinh doanh sản xuất mà không phải điện sinh hoạt.

>>> Xem thêm: Công thức tính công thức tiêu thụ điện 3 pha

Qua sự so sánh cụ thể qua từng tiêu chí kể trên, mỗi dòng điện lại có những ưu điểm riêng biệt. Nếu bạn hỏi rằng: “Tôi nên dùng điện 1 pha hay là dùng điện 3 pha?” vậy thì câu trả lời hoàn hảo nhất đó là tuỳ vào mục đích sử dụng và nhu cầu sử dụng ra sao để sử dụng dòng điện sao cho phù hợp nhất.

Bạn muốn chọn một dòng điện để phục vụ cho đời sống sinh hoạt, dòng điện 1 pha sẽ là phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề hao phí điện năng tiêu thụ cho đến thiết kế, lắp đặt cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Bạn muốn chọn một dòng điện đáp ứng nhu cầu về hiệu suất dẫn điện cao, tải những máy móc công suất lớn thì dòng điện ba pha mới thực sự phù hợp. Trong các ngành công nghiệp, có tới 70% các động cơ, máy móc công nghiệp đều được thiết kế để sử dụng nguồn điện 3 pha để đạt hiệu quả cao nhất.

Dù là điện 1 pha hay 3 pha nếu được sử dụng trong điều kiện môi trường, mục đích thích hợp sẽ giúp người tiêu dùng tối ưu chi phí và thu được lợi ích vô cùng lớn. Hy vọng rằng, qua so sánh sự khác nhau giữa điện 1 pha và 3 pha kể trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hai dòng điện thông dụng này và có sự lựa chọn đúng đắn nhất cho mình.

Dòng điện 3 pha là gì? Dòng điện 1 pha là gì? Những tiết bị chúng ta đang dùng hàng ngày hoạt động bằng loại nào? Nếu không phải là dân chuyên về điện, chắc hẳn bạn cũng không thể trả lời được đầy đủ những câu hỏi này. Nhưng khi có nhu cầu mua 1 tổ máy phát để dự phòng thì bạn phải hiểu rõ thế nào là điện 3 pha 1 pha. Để đưa ra sự lựa chọn phù hợp, tiết kiệm nhất.

I. Khái niệm

Trước khi so sánh sự khác nhau giữa điện 3 pha 1 pha, chúng ta cần hiểu rõ về định nghĩa thế nào được coi là 3 pha? 1 pha?

Hệ thống điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và nối hình tam giác.

Đường điện 3 pha tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, chung 1 dây trung tính. Vì vậy hệ thống điện của chúng ta thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh.

Cũng giống như điện 1 pha, điện 3 pha ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào lịch sử, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế, công nghệ….và một số yếu tố khác.

Ví dụ:

+ 380V/3F: Việt Nam

+ 220V/3F: Mỹ

+ 200V/3F: Nhật Bản

Điện 1 pha là điện có 2 dây dẫn, trong đó 1 dây nóng và 1 dây lạnh, hay còn gọi là dây lửa và dây mát. Điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, công suất thiết bị nhỏ, các thiết bị không bị hao phí về điện năng nhiều. Tại Việt Nam, hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V.

Tuy nhiên trên thực tế ở một số quốc gia khác ví dụ như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, điện áp 1 pha theo quy chuẩn thấp hơn : 100V, 110V, 120V…

II. So sánh sự khác nhau giữa điện 3 pha và 1 pha

Điện 1 pha

Điện 3 pha

Hiệu điện thế Hiệu điện thế thấp : 220V Hiệu điện thế cao: 380V
Đối tượng sử dụng

Điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, công suất thiết bị nhỏ,

các thiết bị không bị hao phí về điện năng nhiều

Điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải,
sản xuất
công nghiệp sử dụng thiết bị điện
có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng
*

Trên thực tế, nhiều hộ gia đình có hệ thống điện 3 pha sẵn, lắp đặt thêm một chiếc ổn áp 3 pha để lấy đầu ra 220V 1 pha phục vụ cho sinh hoạt.

Đây là cách làm rất tối ưu bởi tận dụng được lợi thế của nguồn cấp 3 pha.

*
Ưu điểm – Vì có công suất nhỏ, chủ yếu phục vụ
cho các gia đình nên chi phí thiết kế của điện 1 pha thấp

– Sử dụng hiệu quả nhất đối với các thiết bị có công suất nhỏ.

–  Hệ thống điện 1 pha cũng đơn giản hơn nhiều.

– Điện 3 pha được sử dụng cho các công việc đòi hỏi công suất lớn nên sẽ hiệu quả hơn

nếu các thiết bị máy móc có công suất lớn

– Vì chủ yếu phục vụ cho việc truyền tải điện đi xa nên sẽ rất tiết kiệm chi phí, tránh tiêu hao

năng lượng.

– Cấu tạo của các động cơ sử dụng điện 3 pha cũng đơn giản và có nhiều đặc tính tốt hơn

so với các thiết bị dùng điện 1 pha.

III. TOP 5 câu hỏi thường gặp về máy phát điện 3 pha và 1 pha

1. Khi nào sử dụng máy phát điện 1 pha?

Khi các thiết bị điện của bạn sử dụng dòng điện 1 pha, hoặc nhu cầu về sử dụng điện năng không quá cao và thường xuyên sử dụng.

2. Khi nào sử dụng máy phát điện 3 pha?

Khi nguồn tải có thiết bị điện 3 pha hoặc nhu cầu sử dụng điện năng cao và liên tục. Máy phát điện 3 pha thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất,.. để giải quyết tình hình quá tải điện áp hoặc không đủ điện năng,..

3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động máy phát điện 3 pha như thế nào?

Để tạo ra nguồn điện ba pha, ta dùng máy phát điện đồng bộ ba pha có cấu tạo gồm:

  • Phần tĩnh [Stato] gồm có lõi thép xẻ rãnh, trong các rãnh đặt ba dây quấn AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và lệch nhau một góc 120 độ trong không gian. Mỗi dây quấn được gọi là một pha. Dây quấn AX gọi là pha A, dây quấn BY gọi là pha B, dây quấn CZ gọi là pha C.
  • Phần quay [Rôto] là nam châm điện N-S, được nuôi bởi dòng điện 1 chiều, để tạo ra từ trường biến thiên khi quay.

Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ:

  • Khi quay rôto, từ trường sẽ lần lượt quét các dây quấn stato, và cảm ứng vào trong dây quấn stato các sức điện động sin cùng biên độ, tần số và lệch nhau một góc 120 độ. Nếu nối các đầu dây của 3 cuộn với 3 mạch ngoài giống nhau thì ta có 3 dao động xoay chiều.

4. Làm sao có thể nhận biết máy phát điện 3 pha và 1 pha?

Phân biệt thông qua hình thức bên ngoài:

  • Máy phát điện 1 pha có công suất nhỏ do đó thiết kế của chúng cũng sẽ nhỏ gọn hơn và có thể di chuyển được. Có thể sử dụng nhiên liệu dầu hoặc xăng .
  • Máy phát điện 3 pha công suất lớn thiết kế cồng kềnh, trọng lượng lớn thường được đặt cố định tại vị trí. Sử dụng nhiên liệu dầu. 

Phân biệt qua nguyên lý hoạt động: Dựa vào cách mắc mạch điện và số lượng cuộn dây, nam châm.

5. Có thể dùng máy phát điện 3 pha cho hộ gia đình không?

Mạng điện sinh hoạt gia đình tại nhà của chúng ta phổ biến là 1 pha. Tuy nhiên, vẫn có một số nơi là hộ kinh doanh cá thể, hoặc ở nông thôn có diện tích cây nông nghiệp nhiều thì vẫn có thể dùng điện 3 pha để sử dụng phục vụ sản xuất hoặc tưới tiêu.

Nếu gia đình bạn có hệ thống điện 3 pha sẵn, thì lắp đặt thêm 1 chiếc ổn áp phù hợp để lấy đầu ra 220V 1 pha sử dụng cho sinh hoạt. Đây là cách làm rất tối ưu bởi tận dụng được lợi thế của nguồn cấp dòng điện này.

Video liên quan

Chủ Đề