So sánh nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với sáng kiến kinh nghiệm

SO SÁNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


SO SÁNH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

STTSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1– Thiên về miêu tả nội dung công việc dựa theo kinh nghiệm cá nhân, theo cách nhìnchủ quancủa người thể hiện nhiều hơn.– Nghiên cứu vấn đề không những chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải dựa vàothực tế khách quanđể điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, NCKH phải mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bản thân người nghiên cứu.
2– Không nhất thiết phải có những mục như tổng quan tài liệu, cơ sở khoa học, tài liệu tham khảo, phụ lục.– Nhất thiết phải có những mục như tổng quan tài liệu, cơ sở khoa học, tài liệu tham khảo, phụ lục.
3– Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản thân, người viết đúc kết kinh nghiệm nhằm giúp mọi người áp dụng dễ dàng để mang lại hiệu quả tốt hơn.– Bằng nhận thức của bản thân, tác giả có thể làm mới một vấn đề dựa trên những cơ sở khoa học [lý luận và thực tiễn] và được thực hiện bằng [những] phương pháp khoa học.
4Ứng dụng thành công, chỉ rõ hiệu quả kinh tế, giá trị sử dụng.– Là một loại hoạt động chứa đựng nhiều mạo hiểm, nghiên cứu có thể thành công, cũng có thể phải nếm trải những thất bại.

Quản lý hoạt động NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG & SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [578.89 KB, 52 trang ]

Quản lý hoạt động
NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG
TS. TRẦN ANH TUẤN
TRƯỜNG
ĐH GIÁO DỤC- ĐHQGHN
& SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
091.303.7748;
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC

1


Mục tiêu
Kiến thức: Hiểu được khái niệm, chu trình, khung nghiên cứu, các phương
pháp và Quy trình thực hiện một NCKHSPƯD & SKKNGD. Từ đó thực
hiện quản lý hiệu quả các HĐ NCKH & SKKN trong nhà trường.

Kỹ năng:
- Áp dụng quy trình NCKHSPƯD & SKKNGD : xác
định đề tài, lựa chọn thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ
liệu, phân tích dữ liệu, báo cáo kết quả và lập kế hoạch
NCKHSPƯD & SKKNGD;
- Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động NCKH trong nhà
trường; Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá được
đề tài NCKHSPƯD & SKKNGD của giáo viên.
2


Mục tiêu
Thái độ:


- Có ý thức tích cực tham gia thực hiện các hoạt động
NCKH & SKKN.
- Có ý thức áp dụng và khuyến khích, tạo điều kiện cho
giáo viên áp dụng NCKHSPƯD & SKKN vào thực tế
nhằm cải thiện chất lượng dạy học.

3


NỘI DUNG


A. Giới thiệu về NCKHSPƯD & SKKNGD

 B.

Cách tiến hành
 C. Lập kế hoạch
 D. Đánh giá đề tài

4


Phương pháp học tập
 Nêu

và giải quyết vấn đề
 Động não
 Sơ đồ tư duy
 Thảo luận

 Thực hành


A. Giới thiệu về NCKHSPƯD
A1. Tìm hiểu về NCKHSPƯD & SKKNGD
 NCKH là gì? NCKHSPƯD là gì? SKKNGD là gì?
 Vì sao cần NCKHSPƯD & SKKNGD?
 Chu trình NCKHSPƯD & SKKNGD.
 Khung NCKHSPƯD.
A2. Phương pháp NCKHSPƯD & SKKNGD

6


A1. Tìm hiểu về
Nghiên cứu khoa học giáo dục NCKHGD,
NCKHSPUD & SKKNGD

7


Nghiên cứu KHGD là gì, tại sao?
Nghiên cứu khoa học [NCKH] là một HĐ nhận thức đặc biệt tìm
kiếm, phát hiện những tri thức bản chất về SVHT, nhằm đạt đến
sự hiểu biết được kiểm chứng bởi tư duy khoa học [PPNCKH]
NCKH giáo dục [Educational Research/ Scientific
research in education] là HĐ NCKH trong lĩnh vực giáo dục
nhằm phát hiện các quy luật GD, các tri thức mới trong lĩnh vực
GD và tìm cách ứng dụng các kết quả NCKH vào giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả GD.

Trong thời đại ngày nay, các HĐGD và việc nâng cao chất lượng
GD/DH không thể chỉ dựa trên kinh nghiệm, mà nhất thiết phải
dựa trên các cơ sở KH và NCKH.


Các loại hình và mức độ của NCKH trong GD
Nghiên cứu và Triển khai [R&D]


Nghiên cứu cơ bản: Đề tài KH-CN; Luận án, luận văn KH



Nghiên cứu ứng dụng: NCKHSPƯD



Triển khai kết quả NC

 SKKNGD thuộc loại nào?
SKKN: là những điều hiểu biết mới, những ý kiến mới có được
do từng trải, do tiếp xúc với tài liệu với thực tế…làm cho công việc
được cải tiến, tiến hành tốt hơn
SKKNGD thuộc loại NC mô tả và giải thích thực trạng/ Tổng kết
kinh nghiệm cá nhân.
Tính khoa học và độ tin cậy, tính thuyết phục của SKKNGD đều ở
mức thấp/ Giá trị ứng dụng, triển khai hạn hẹp


Sản phẩm nghiên cứu khoa học

1.Nghiên cứu cơ bản:
Khám phá quy luật & tạo ra các lý thuyết
2.Nghiên cứu ứng dụng:
Vận dụng lý thuyết để mô tả, giải thích, dự báo và đề
xuất các giải pháp
3.Triển khai [Technological Experimental Development; gọi tắt là
Development; tiếng Nga là Razrabotka]:
- Chế tác Vật mẫu : Làm Prototype
- Làm thử [Pilot]: tạo công nghệ để sản xuất với Prototype
- Sản xuất loạt nhỏ [Série 0] để khẳng định độ tin cậy.

Sản phẩm của SKKNGD là gì? Là những kinh nghiệm cá nhân, để
ghi nhận sự cải tiến/ thành tích cụ thể của một người/ nhóm người .
Trở thành bài học bản thân, có thể chuyển giao cho người khác [ít]


Bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa SKKN và NCKHSPƯD
Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm

NCKHSPƯD

Mục đích

Cải tiến/tạo ra cái mới
nhằm thay đổi hiện trạng,
mang lại hiệu quả cao

Cải tiến/tạo ra cái mới nhằm

thay đổi hiện trạng, mang lại
hiệu quả cao

Căn cứ

Xuất phát từ thực tiễn,
được lý giải bằng lý lẽ
mang tính chủ quan cá
nhân

Xuất phát từ thực tiễn, được
lý giải dựa trên các căn cứ
mang tính khoa học

Quy trình Tuỳ thuộc vào kinh
nghiệm của mỗi cá nhân

Quy trình đơn giản mang
tính khoa học, tính phổ biến
quốc tế, áp dụng cho
GV/CBQLGD.

Kết quả

Mang tính định tính/ định
lượng khách quan.

Mang tính định tính chủ
quan


11


Nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng là gì ?
NCKHSPƯD là một phần trong quá trình phát triển
chuyên môn của Giáo viên, CBQLGD trong thế kỷ 21.
NCKHSPUD là một trong các loại hình nghiên cứu trong
giáo dục nhằm thực hiện một tác động, hoặc can thiệp
sư phạm và đánh giá ảnh hưởng GD của nó.
Tác động, hoặc can thiệp đó có thể là sử dụng PPDH,
sách giáo khoa, phương pháp quản lí, chính sách mới …
của GV, CBQLGD.
Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPUD là:
Tác động và Nghiên cứu.
12


Nghiên cứu KHSPUD là gì ?





Thực hiện những
giải pháp thay thế
nhằm cải thiện hiện
trạng trong dạy
học/QLGD.
Vận dụng tư duy

sáng tạo



TÁC ĐỘNG &
NGHIÊN CỨU


So sánh kết quả
của hiện trạng với
kết quả sau khi
thực hiện giải
pháp thay thế
bằng việc tuân
theo quy trình
nghiên cứu thích
hợp.
Vận dụng tư duy
phê phán
13


Vì sao cần NCKHSPUD ?
 NCKHSPƯD là cách tốt nhất để GV/CBQL – người NC xác

định những vấn đề GD tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện [lớp,
trường học] và tìm giải pháp cải thiện tình hình ngay tại chỗ.
Phát triển tư duy khoa học của GV/CBQLGD một cách hệ
thống theo hướng phát hiện & giải quyết vấn đề thực tiễn GD.
 Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định

về chuyên môn một cách chính xác, hiệu quả.
 Giúp GV/CBQLGD nhìn lại quá trình GD/DH và tự đánh giá.
 Tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học và QLGD lớp học,
trường học].
 Tăng cường khả năng phát triển CM và nghiệp vụ của
GV/CBQLGD, tiếp nhận các chương trình, PPDH mới một cách
sáng tạo, có sự phê phán với thái độ tích cực.

14


Chu trình NCKHSPUD
. Chu trình NCKHSPƯD bao
Suy nghĩ

gồm: Suy nghĩ, Thử nghiệm và
Kiểm chứng.
. Suy nghĩ: Phát hiện vấn đề và
đề xuất giải pháp thay thế.

Thử
nghiệm

Kiểm
chứng

. Thử nghiệm: Thử nghiệm giải
pháp thay thế trong lớp học/
trường học/….
. Kiểm chứng: Tìm xem giải

pháp thay thế đó có hiệu quả
15
hay không.


NCKHSPƯD là một chu trình liên tục tiến triển,
không ngừng và dường như không có kết thúc

[khác với NCKH/ SKKNCN]
Suy nghĩ
Thử
nghiệm

Kết thúc một NCKHSPƯD này
Là khởi đầu một NCKHSPƯD mới.

Kiểm
chứng

Luôn luôn có cơ hội cải thiện!
Luôn tìm ra câu trả lời mới cho vấn đề cũ

16


Chu trình NC này bắt đầu bằng việc GV quan sát thấy có các
vấn đề trong lớp học/ trường học.
Những vấn đề đó khiến họ nghĩ đến các giải pháp thay thế
nhằm cải thiện hiện trạng.
Sau đó, GV thử nghiệm những giải pháp thay thế này trong

lớp học hoặc trường học.
Sau khi thử nghiệm, GV tiến hành kiểm chứng để xem những
giải pháp thay thế này có hiệu quả hay không.

17


* Khung NCKH
1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu
4. Thiết kế
Khung NCKHSPUD là cơ sở lập Kế
5. Đo lường
hoạch nghiên cứu.
6. Phân tích
Áp dụng theo khung NCKHSPUD
7. Kết quả
giúp người nghiên cứu sẽ không bỏ qua
Những yếu tố quan trọng, đảm bảo
độ tin cậy của kết quả NC trong quá
trình triển khai đề tài.
18


Khung NCKHSPƯD
1.
Phát hiện những hạn chế của hiện trạng trong dạy học,
Hiện quản lý GD và các hoạt động khác của trường học/ lĩnh
trạng vực GD ở địa phương.

Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế.
Lựa chọn một nguyên nhân để tác động.
2.
Suy nghĩ tìm các giải pháp thay thế, cải thiện hiện trạng.
Giải -Tham khảo các kết quả NC đã triển khai thành công.
pháp - Lựa chọn giải pháp phù hợp
thay - Đề xuất giải pháp thay thế
thế
3.
Vấn
đề
NC

Xác định vấn đề nghiên cứu
- Nêu câu hỏi nghiên cứu
- Nêu các giả thuyết nghiên cứu.

19


4.
Lựa chọn thiết kế phù hợp để thu được dữ liệu tin cậy, có giá
Thiết trị. Thiết kế bao gồm việc xây dựng nội dung tác động [tài liệu
thực nghiệm], xác định nhóm thực nghiệm và nhóm đối
kế
chứng, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.
5.
Đo

Xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế

nghiên cứu [các dữ liệu thô: kết quả kiểm tra, kq phiếu hỏi, kq
lường phiếu quan sát…]
6.
Sử dụng thống kê để phân tích dữ liệu thô thu được và giải
Phân thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Mô tả dữ liệu, so
tích sánh dữ liệu và liên hệ dữ liệu
7.Kết Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, khẳng định giả
quả thuyết nghiên cứu. Đưa ra các kết luận và khuyến nghị.

20


A2. Phương pháp NCKHSPƯD

Phương pháp
NCKHSPƯD

NC định tính

NC định lượng

NC định lượng trong NCSPƯD: thu thập số liệu dựa
trên thống kê, các công thức tính và kiểm định độ tin
cậy;
Kết quả NC thể hiện trên số liệu, không chỉ là các nhận
định
21


Phương pháp NCKHSPƯD

Kết quả NC định lượng giúp nguời đọc hiểu rõ
hơn về nội dung nghiên cứu.

Một số
lợi ích
của NC
định lượng

Giúp phân tích và đánh giá - nền tảng quan
trọng khi tiến hành nghiên cứu định tính trở nên
thuyết phục, đáng tin cậy hơn rõ rệt.
Thống kê được sử dụng theo các chuẩn quốc
tế - như một ngôn ngữ thứ hai - làm cho kết
quả NC được công bố trở nên dễ hiểu, thuyết
phục
22


Câu hỏi thảo luận


Anh [chị] hãy suy nghĩ và nêu một số vấn đề hạn chế,
bất cập trong dạy học, giáo dục ở nhà trường / địa bàn
GD của mình và có thể áp dụng NCKHSPƯD để thay
đổi hiện trạng?



Anh [chị] nhận thấy NCKHSPƯD có gì khác biệt so với
hoạt động nghiên cứu [SKKN] trong lĩnh vực giáo dục

mà anh [chị] đã thực hiện từ trước đến nay?

23


Tìm hiểu hiện trạng [suy ngẫm về tình hình hiện tại]
-

Nhìn lại các vấn đề trong dạy học, giáo dục, /QLGD:
HS hay nghỉ học,
HS thụ động không tích cực, HS chưa hiểu bài,
HS chưa tích cực sáng tạo,
HS chưa tích cực tham gia các hoạt động trong lớp học,
HS chưa thực hiện tốt bài tập có nội dung thực tế,
HS chưa có kĩ năng tiến hành thí nghiệm nghiên cứu,
GV không áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực,
Vấn đề bạo lực học đường,
Vấn đề về giới tính, học sinh yêu nhau.
Về uy tín, danh dự, phẩm chất nhà giáo…

24

24


II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NCKHSPƯD
B1: Xác định đề tài nghiên cứu
B2: Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
B3: Thu thập dữ liệu nghiên cứu
B4: Phân tích dữ liệu

B5: Báo cáo đề tài nghiên cứu

25

25


Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Và Sáng Kiến Kinh Nghiệm Ở Trường Phổ Thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [2.57 MB, 70 trang ]

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP.HCM

LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
VÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
GVC. TS. Trần Thanh Nguyện
ĐT: 0907083776
E-mail:
Gia Lai – Tháng 7 năm 2016





Vậy ý nghĩa thật sự
của những sáng kiến cải tiến
trong nhà trường là gì ?


Mục tiêu
• Kiến thức:
Trình bày được các khái niệm cơ bản; phân biệt sự
giống nhau và khác nhau giữa NCKHSPƯD và SKKN ở
trường phổ thông.
• Kỹ năng:
Vận dụng được quy trình lập kế hoạch thực hiện
NCKHSPƯD và SKKN ở trường phổ thông.
• Thái độ:


Ý thức được vị trí, vai trò của hoạt động NCKHSPƯD
và SKKN trong việc đổi mới dạy và học ở trường phổ
thông.


Cấu trúc chuyên đề
Số
TT
1.

Khái quát về NCKHSPƯD và SKKN

2.

Lập kế hoạch NCKHSPƯD

3.

Quy trình tiến hành NCKHSPƯD và SKKN

4.

Đánh giá đề tài NCKHSPƯD và SKKN ở trường
phổ thông

5.

Quản lý hoạt động NCKHSPƯD và SKKN ở
trường phổ thông


Nội dung chuyên đề


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2009], Tài liệu tập huấn đào tạo
viên về nghiên cứu khoa học ứng dụng, Dự án Việt – Bỉ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2010], Thông tư 12/2010/ TTBGDĐT ngày 29/3/2010 quy định về quản lý đề tài khoa
học và công nghệ cấp Bộ.
3. Chính phủ [2012], Nghị định 13/2012/NĐ-CP ngày
02/3/2012 về việc ban hành điều lệ sáng kiến
4. Vũ Cao Đàm [1996], Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Trường CBQLGD TP.HCM [2012], Tài liệu bồi dưỡng
cán bộ quản lý trường phổ thông, Quyển 1, lưu hành nội
bộ.


I. KHÁI QUÁT VỀ NCKHSPƯD VÀ SKKN
1.1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1.1.1. Khái niệm [tr.152]
• NCKHSPƯD là một loại hình nghiên cứu trong
giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can
thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó.
• Hai thành tố của NCKHSPƯD:
Thực hiện giải
pháp thay thế
nhằm cải thiện
hiện trạng
[bằng PP DH,
SGK,quản lý…]


So sánh hiện
trạng trước tác
động với kết
quả sau tác
động [theo một
quy trình NC]


I. KHÁI QUÁT VỀ NCKHSPƯD VÀ SKKN
1.1.2. Chu trình NCKH sư phạm ứng dụng [tr.153]
Kiểm
chứng
Suy
nghĩ

Chu trình
NCKH
SPƯD

Thử
nghiệm

 Suy nghĩ: Phát hiện vấn đề
và đề xuất giải pháp thay
thế.
Thử nghiệm: Thử nghiệm
giải pháp thay thế bằng các
tác động.
 Kiểm chứng: Kiểm tra, đối

chứng xem giải pháp thay
thế có hiệu quả hay không.

Kết thúc một NCKHSPƯD này là khởi đầu một NCKHSPƯD mới.


1.1.3. Khung NCKH sư phạm ứng dụng [tr.153]
Các bước
1. Hiện trạng
2. Giải pháp
thay thế
3. Vấn đề
nghiên cứu
4. Thiết kế
5. Đo lường
6. Phân tích
7. Kết quả

Hoạt động
Xác định hiện trạng, tìm các nguyên nhân
Đưa ra giải pháp để cải thiện hiện trạng.
Xác định vấn đề nghiên cứu với các giả thuyết nghiên
cứu kèm theo.
Lựa chọn thiết kế phù hợp, bao gồm: xác định nhóm
đối chứng, nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời
gian thu thập dữ liệu.
Xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo
thiết kế nghiên cứu.
Phân tích dữ liệu thu thập được và giải thích để trả
lời các câu hỏi nghiên cứu. [Giai đoạn này có thể sử

dụng các công cụ thống kê].
Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các
kết luận và khuyến nghị.


I. KHÁI QUÁT VỀ NCKHSPƯD VÀ SKKN
1.2. Sáng kiến kinh nghiệm [tr.154]
1.2.1. Khái niệm
SKKN là những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải
pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật [gọi
chung là giải pháp] của một cá nhân hoặc một nhóm đã được
áp dụng hoặc thử nghiệm thành công tại một cơ sở và được cơ
sở đó công nhận.
1.2.2. Tính mới và khả năng lợi ích của SKKN [tr.155]
1.2.3. Quy trình viết sáng kiến kinh nghiệm [tr.199]:
- Chọn đề tài
- Trang bị lý luận
- Thu thập dữ liệu
- Phân tích, xử lý
- Viết báo cáo.


Bảng so sánh sự giống và khác nhau
giữa SKKN và NCKHSPƯD [tr.156]
SKKN

NCKHSPƯD

Mục
đích


Cải tiến, tạo ra cái mới nhằm Cải tiến, tạo ra cái mới nhằm
thay đổi hiện trạng, đem lại thay đổi hiện trạng, đem lại
hiệu quả cao
hiệu quả cao

Căn
cứ

Xuất phát từ thực tiễn, được
lý giải bằng lý lẽ chủ quan,
cá nhân.

Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm
của mỗi cá nhân
Ghi lại kinh nghiệm, cải tiến
Hành đã thực hiện đem lại hiệu
động quả cao. Thống kê mang tính
suy luận.
Quy
trình

Kết
quả

Mang tính định tính chủ
quan

Xuất phát từ thực tiễn, được
lý giải trên các căn cứ mang

tính khoa học.
Quy trình mang tính khoa
học, tính phổ biến quốc tế
Nghiên cứu, đánh giá hiệu
quả trước và sau tác động để
kiểm chứng giả thuyết. Thống
kê mang tính mô tả
Mang tính định tính, định
lượng khách quan


II- LẬP KẾ HOẠCH NCKHSP ỨNG DỤNG
• Khởi đầu một NCKHSPƯD bằng việc lập kế hoạch.
• Kế hoạch NCKHSPƯD giúp người nghiên cứu thực
hiện xuyên suốt các bước nghiên cứu, đó là:
1. Suy ngẫm về tình huống hiện tại
2. Tìm kiếm các giải pháp thay thế
3. Xây dựng vấn đề nghiên cứu
4. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
5. Đo lường trong nghiên cứu
6. Phân tích dữ liệu
7. Dự kiến kết quả
[Xem TL từ tr. 156 – 160]


III- QUY TRÌNH NCKHSP ỨNG DỤNG
3.1. Xác định đề tài nghiên cứu [tr.160]




- Suy ngẫm để phát hiện vấn đề trong hoạt động
dạy học, quản lý hoặc các hoạt động khác ở cơ sở.
- Liệt kê các nguyên nhân gây ra vấn đề
- Lựa chọn một nguyên nhân muốn tác động



- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, liên hệ với
những giải pháp đã áp dụng thành công.
- Đưa ra giải pháp thay thế để giải quyết vấn đề

Hiện
trạng

Giải
pháp

- Xác định vấn đề nghiên cứu [câu hỏi nghiên cứu]
Vấn đề - Xây dựng giả thuyết nghiên cứu [câu trả lời]
- Nêu tên đề tài [biện pháp, mục đích, phạm vi đối
NC
tượng, thời gian]




3.1. Xác định đề tài nghiên cứu
Ví dụ:
Hiện
trạng


- Hoạt động NCKH trong trường PT còn yếu kém
- Nguyên nhân:
a] Đây là công việc khó đối với GV
b] GV không có nhiều kiến thức, kỹ năng về NCKH
c] Động cơ, động lực NCKH chưa cao

Giải
pháp

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng NCKHSPƯD cho GV

Vấn đề - Tập huấn về NCKHSPƯD có làm nâng cao năng
NCKH cho GV trong trường PT không?
nghiên - lực
Giả thuyết: Có. Tập huấn về NCKHSPƯD sẽ làm
cứu
nâng cao năng lực NCKH cho GV trong trường PT.
Đề tài: Tập huấn phương pháp NCKHSPƯD nhằm nâng cao
năng lực NCKH cho đội ngũ GV trường …. năm học ……..


Ví dụ xác định đề tài nghiên cứu
Hiện
trạng

- Hạn chế: Năng lực đọc – hiểu văn bản của học
sinh còn hạn chế.
- Nguyên nhân:
1] HS mất căn bản

2] GV chỉ thuyết giảng, truyền thụ một chiều
3] Câu hỏi trong SGK chỉ nhằm nhận biết,tái hiện

Giải
pháp

Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để nâng cao khả năng
đọc – hiểu văn bản cho học sinh.

Sử
dụng
câu
hỏi
nêu
vấn
đề

làm
nâng
cao
khả
Vấn đề năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh không?
nghiên - Giả thuyết: Có. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề sẽ
cứu
nâng cao khả năng đọc – hiểu VB cho học sinh.
Đề tài: Nâng cao khả năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh
lớp … trường… bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.


Ví dụ xác định đề tài nghiên cứu

Hiện
trạng

- Hạn chế: HS không nhận diện được các biểu đồ
nên kết quả vẽ biểu đồ không cao
- Nguyên nhân:
1] HS không phân biệt được các dạng biểu đồ
2] GV ít rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho HS
3] HS mất căn bản về toán học

Giải
pháp

Thiết kế bảng so sánh sự khác biệt giữa các dạng
biểu đồ [mục đích, cấu trúc, số liệu biểu diễn,…]

Thiết
kế
bảng
so
sánh
sự
khác
biệt
của
các
biểu
đồ
Vấn đề có nâng cao kết quả vẽ biểu đồ của HS không?
nghiên - Giả thuyết: Thiết kế bảng so sánh sự khác biệt của

cứu
các biểu đồ sẽ nâng cao kết quả vẽ biểu đồ của HS
Đề tài: Nâng cao kết quả vẽ biểu đồ của HS lớp … trường…
bằng việc thiết kế bảng so sánh sự khác biệt của các biểu đồ


Bài tập
• Mỗi nhóm xác định 1 đề tài nghiên cứu, trình bày 3 bước
theo khung dưới đây [điền vào phiếu bài tập]:
chế:
Hiện -- Hạn
nhân: 1]…. 2]….. 3]….
trạng - Nguyên
Chọn nguyên nhân để tác động:
Giải Tên giải pháp:
pháp
Vấn đề - Câu hỏi NC:
nghiên
cứu - Giả thuyết NC:
Tên đề tài: ………………………………………………


III – QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NCKHSPƯD
3.1. Xác định đề tài nghiên cứu
Lưu ý:
• Hiện trạng thường là những hạn chế, yếu kém trong thực
tế giáo dục ở cơ sở cần được cải tiến.
• Cần đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để tìm ra các nguyên
nhân của hiện trạng.
• Có thể tìm giải pháp thay thế từ các nguồn:

- Các giải pháp đã thực hiện thành công tại nơi khác hoặc
được đề cập trong các tài liệu đã công bố.
- Giải pháp được điều chỉnh từ các mô hình khác.
- Giải pháp mới do chính người nghiên cứu nghĩ ra.
• Vấn đề được chọn phải là vấn đề có thể nghiên cứu được.
Đó là vấn đề:
- Không đánh giá về giá trị [vì sẽ cảm tính, chủ quan].
- Có thể kiểm chứng bằng dữ liệu.


Hai dạng giả thuyết nghiên cứu [tr.159]

Ví dụ: H1: Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề sẽ làm thay đổi kết quả đọc –
hiểu của học sinh. [không định hướng: đuôi đôi]
H2: Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề sẽ làm tăng kết quả đọc – hiểu
của học sinh. [có định hướng: đuôi đơn]


III – QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NCKHSP ƯD
3.2. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu [tr.162]

Ngoài ra, còn có: Thiết kế cơ sở AB, thiết kế ABAB,
Thiết kế đa cơ sở AB


Thiết kế 1: Kiểm tra trước và sau tác động
đối với nhóm duy nhất [tr.162]
Kiểm tra
trước tác động


TÁC ĐỘNG

Kiểm tra
sau tác động

O1

X

O2

Chọn 1 nhóm duy nhất để tác động
• Kết quả sẽ được đo bằng việc so sánh chênh lệch giá trị
trung bình của kết quả bài kiểm tra trước tác động và kết
quả bài kiểm tra sau tác động:
Nếu O2 - O1> 0  tác động có ảnh hưởng
VD: O1 = [5+6+4+5+2+3+3+7+6+4]/10
= 4,5
O2 = [7+6+5+5+3+4+3,5+8+5+4,5]/10 = 5,1
O2 - O1= 0,6 > 0  tác động có ảnh hưởng


Thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động
đối với các nhóm tương đương [tr.163]
Nhóm
N1
N2

Kiểm tra trước
tác động

O1
O2

Tác động
X
---

Kiểm tra sau
tác động
O3
O4

• Nhóm thực nghiệm [N1] và nhóm đối chứng [N2] được kiểm
tra trước tác động để kiểm chứng sự tương đương. [x. cách
kiểm chứng sự tương đương].
• Tác động đối với nhóm thực nghiệm [N1]
• Kiểm tra sau tác động, so sánh kết quả và kết luận:
Nếu O3 - O4 > 0  tác động có ảnh hưởng


Thiết kế 3: Kiểm tra trước và sau tác động
đối với các nhóm ngẫu nhiên [tr.164]
Nhóm

Kiểm tra trước
tác động

Tác động

Kiểm tra sau

tác động

N1

O1

X

O3

N2

O2

---

O4

• N1 và N2 được lựa chọn ngẫu nhiên trên cơ sở có sự
tương đương.
• Kiểm tra trước tác động đối với cả hai N1 và N2 để kiểm
chứng sự tương đương.
• Tác động đối với nhóm thực nghiệm [N1].
• Kiểm tra sau tác động, so sánh kết quả và kết luận:
Nếu O3 - O4 > 0  tác động có ảnh hưởng


Video liên quan

Chủ Đề