So sánh người lái đò sông đà với chữ người tử tù

Câu 12: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

So sánh Chữ người tử tù [Ngữ văn 11, tập một] với Người lái đò sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945


Tiêu chí

Chữ người tử tù

Người lái đò sông Đà

Thống nhất

- Văn phong tài hoa, uyên bác được tổng bằng vốn kiến thức phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực

- Nhân vật trong sáng tác được quan sát và tái hiện từ phương diện thẩm mĩ, văn hóa, đều là người nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện trong nghề nghiệp của mình

- Những cảm xúc mãnh liệt có tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ, giác quan của người nghệ sĩ

- Ngôn ngữ được sử dụng được chọn lựa kĩ lưỡng, chau chuốt, những từ ngữ chỉ mức độ được đẩy lên đến đỉnh cao

Khác biệt

- Nhân vật là người trí thức đương thời với khí phách hiên ngang, oai phong - hình ảnh biểu trưng của lớp nhà nho cuối mùa “bất đắc chí”

- Vẻ đẹp được khắc họa là vẻ đẹp chỉ còn là vang bóng trong quá khứ: thú chơi chữ thanh cao, tao nhã của người xưa

- Khung cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với con sông Đà vừa hung bạo, dữ dội lại vừa đằm thắm, trữ tình.

- Nhân vật là người lao động đời thường vô danh - hình ảnh biểu trưng của con người hiện đại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước chế độ mới.

- Vẻ đẹp được khắc họa là vẻ đẹp của chính những con người bình dị, gắn với cuộc sống lao động: con người dày dạn trên sông nước với tay lái ra hoa


VĂN MẪU 11: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – NGUYỄN TUÂNNHỮNG BÀI VĂN MẪU NHỮNG SO SÁNH TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙVÀ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀĐề số 1: Phân tích những biểu hiện đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuântrong tuỳ bút "Người lái đò sông Đà” so sánh với "Chữ người tử tù", nhận xét vềnhững chỗ thống nhất và chỗ khác biệt trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuântrước và sau cách mạng."Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" [Nguyễn Minh Châu].Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu". Cung đàn văn chương Nguyễn Tuân đượcviết trên cùng một khuông nhạc nhưng với thanh âm trầm bổng khác nhau của các nốtnhạc. Phong cách Nguyễn Tuân vì vậy mà có sức hấp dẫn người đọc. Những nét thốngnhất và khác biệt ấy thể hiện rõ qua hai tác phẩm "Chữ người tử tù" [1939] và "Người láiđò sông Đà" [1960].Sau nhiều lần đến với Tây Bắc đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958 tại nơi đâyNguyễn Tuân đã viết tập tuỳ bút "Sông Đà". "Người lái đò sông Đà" được coi là mộttrong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất của tập tuỳ bút này. Với khát khao truytìm "chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc" - "thứ vàng mười đã được thử lửa" [Đimở đường], Nguyễn Tuân đã viết lên bài ca cuộc sống của con người và thiên nhiên TâyBắc với nhiều nét độc sáng mới lạ.Những nhà văn lớn phải là những nhà phong cách lớn. Sinh thời Nguyễn từng aoước khi chết đi sẽ mang theo nguyên cảo của mình và không để lại bất cứ bản sao nàokhác trên cuộc đời. Có lẽ, cái Nguyễn Tuân sợ mất đi nhất chính là phong cách, cá tínhcủa mình. Phong cách nghệ thuật chính là diện mạo thẩm mĩ độc đáo, riêng biệt của nhàvăn trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện,phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà văn về đời sống. Phong cách nghệ thuật đượchình thành nhờ sự lặp đi lặp lại một số yếu tố thuộc phạm trù nội dung và hình thức mộtcách có thẩm mĩ, xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của tác giả. Đặc trưng nhất quán đầu tiêncủa phong cách nghệ thuật là tính thống nhất, ổn định, bền vững. Phong cách nghệ thuậtNguyễn Tuân không nằm ngoài đặc điểm này.Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp văn học Nguyễn Tuân, ta thấy các sáng tác của ônghướng tới nhiều chủ đề khác nhau: ca ngợi truyền thống văn hoá, phong cảnh đất nước,cách mạng,… những đề tài này được triển khai ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tuỳ bút,ký, tiểu luận… Văn ông có thể viết trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: những chuyến điphiêu bạt để "thay đổi thực đơn cho các giác quan", trong một xóm cô đầu, một conthuyền trên sông hương… Còn sau cách mạng, ông viết trong những chuyến đi thực tếlên Tây Bắc, khi hành quân cùng bộ đội lên Việt Bắc… thế nhưng ta vẫn tìm thấy trongnhững sáng tác ấy có một cốt cách chung. Trước hết, ta thấy một Nguyễn Tuân luôn saymê truy tìm vẻ đẹp độc đáo của con người và cuộc sống.Trong "Chữ người tử tù", Nguyễn viết về một thời đã xa nhưng còn vang bóng.Ông trân trọng, nâng nịu và giữ gìn, làm sống dậy trong lòng người đọc một thú chơi taonhã của người xưa: Thú chơi chữ. Khi hiện thực bấy giờ với những "ông nghè, ông cốngcũng nằm co" [Tú Xương]. Vũ Đình Liên làm ta rơi nước mắt xót xa trước cảnh ông đồgià bị lãng quên giữa dòng chảy cuộc đời, thì Nguyễn lại cho ta rạo rực sống lại cái thủahoàng kim, hán học với nghệ thuật thư pháp điêu luyện từng "Vang bóng một thời". Cáithi vị hoài cựu đưa ta về với những mảnh lụa trắng, bút lông, nghiên mực hay câu đối,hoành phi… - cái đẹp thanh khiết của cả người cho chữ và người chơi chữ. Tất cả cuốnngười đọc về với hồn dân tộc, với nét đẹp truyền thống ngàn năm còn vang mãi. Mộtchàng Nguyễn ngông ngạo, ngang tàn, chỉ muốn "ném đá" vào những người xung quanhlại thiết tha với giá trị văn hoá tinh thần của cha ông. Vùng mĩ cảm của Nguyễn Tuân rấtriêng cho ta thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín, một tinh thần dân tộc có màu sắc độcđáo trong chàng trai kiêu bạc của những năm 30 của thế kỉ 20. "Có thể nói, lòng yêunước, tinh thần dân tộc gắn liền với những giá trị văn hoá cổ truyền là tư tưởng chủ đạocủa Nguyễn Tuân, đã tạo nên giá trị chân chính và lâu bền cho các tác phẩm của ông"[Giáo sư: Nguyễn Đăng Mạnh].Vẫn với lòng đam mê đi tìm vẻ đẹp độc đáo của con người và cuộc sống, đến vớisông Đà, Nguyễn Tuân đã thực sự bị cuốn hút bởi sự khác thường của nó:"Chúng thuỷ giai Đông tẩuĐà giang độc Bắc lưu"Nếu sông Đà cứ chảy xuôi dòng như bao con sông khác thì có lẽsẽ chẳng bao giờ Nguyễn Tuân viết về nó, bởi không có gì đặc biệt thì làm sao có thể hấpdẫn ngòi bút của nhà văn?! Một dòng sông hung bạo và trữ tình, khám phá nó như trèolên một cái cây đầy gai, nhưng trên ngọn là quả ngọt, không ít khó khăn nhưng cũng đầythú vị. Nguyễn Tuân đã chọn đúng đối tượng miêu tả để mang lại cho người đọc cảmgiác kỳ thú, tò mò khi ở nơi thượng nguồn sông Đà và chợt khoan khoái, yên bình khi vềđến hạ lưu. Màu nước sông cũng rất độc đáo tưởng như những chiếc khăn với màu sắckhác nhau mà núi rừng Tây Bắc quàng lên mình mỗi khi chuyển mùa: "Mùa xuân dòngxanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sôngLô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về".Nguyễn Tuân cũng có cách cảm nhận về ngoại hình người lái đò rất độc đáo.Người lái đò ấy dù gần 70 tuổi, nhưng vẫn tráng kiện, có thân hình "cao to và gọn quánhnhư chất sừng, chất mun" cùng với "cái đầu quắc thước", "đôi cánh tay trẻ tráng"… Nétriêng ấy của ông lái đò đã cho ta một cách cảm nhận về những con người lao động khoẻkhoắn, từng trải nơi rừng núi Tây Bắc. Những vẻ đẹp độc đáo trong văn Nguyễn Tuân đãgây ấn tượng với người đọc ngay từ những trang đầu tiên, là nét phong cách dễ nhận ranhất của ông.Một nét đặc sắc nữa trong phong cách Nguyễn Tuân là ông thường miêu tả nhữngcảnh đẹp tuyệt mỹ, tuyệt đích; cái đẹp ấy là sự hội tụ của cái đẹp thi vị trữ tình và vẻ đẹphoàng tráng dữ dội đến dữ dằn.Ta bắt gặp một không khí hừng hực lửa cháy và khói trắng trong đêm cho chữ ởnhà tù Tỉnh Sơn [Chữ người tử tù]. Đây là ấn tượng của Nguyễn Tuân về một "cảnhtượng xưa nay chưa từng có". Những tưởng sẽ chẳng có cảnh gì đẹp giữa không gian nhàtù u tối, "chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián".Thế nhưng bằng đôi mắt nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đã khám phá ra cái đẹp tinh tế, mới mẻ ởchốn "bùn lầy nước đọng" ấy. Không gian nhà tù trở thành nơi cho chữ thiêng liêng, gợikhông khí của thời tiền sử với "ánh sáng đỏ rực" của bó đuốc toả sáng đỏ cả không gian,khói toả bốc lên mờ ảo, huyền bí. Ngỡ như sương mờ của chiều hoàng hôn lạnh cháy đỏtrời đã thu hẹp và được Nguyễn Tuân đặt trong không gian này. Một cảnh thơ ảo nhưngcũng rất huyền bí ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng.Đến với "Người lái đò sông Đà" ta cảm thấy "sởn gai ốc" khi Nguyễn Tuân miêutả thác đá sông Đà. Hai bên bờ sông dựng đứng vách đá như những hùm beo, ăn chẹnlòng sông Đà, gợi lên thế hiểm trở của dòng sông: "Những vách đá bờ sông dựng váchthành […], có chỗ vách đá thành chẹn lòng sông Đà như một cái yết hầu". Cái dữ dội củanước, hút nước, thác và thạch bàn trận trên sông Đà đã khơi nguồn cảm hứng nghệ thuậtcho nhà văn. Nước sông Đà như uẩn ức, oán thán mà thành "nước xô đá, đá xô sóng,sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gằn gè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt". Nhàvăn tưởng tượng ra cái hút nước sông Đà giống như "cái giếng bê tông […] nước ở đâythờ và kêu như cái cửa cống bị sặc". Cái đẹp dữ dội, hoành tráng của dòng sông làmngười đọc giật mình nhưng không gây cảm giác sợ hãi, rợn ngợp. Thác sông Đà "nhưtiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữ rừng vầu, rừng tre nổ lửa, phá tuôngrừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng". Con sông như đanglồng lộn trong một cơn cuồng phong, giống như một người trong cơn thịnh lộ ghê gớm.Cái mặt dữ dằn của sông Đà còn hiện lên trên gương mặt đá: "Mặt hòn đá nào cũng ngỗngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó […] tiu nghỉu xanh lè". Con sông Đà hung bạonhư hùm, beo, thuỷ quái đã giúp Nguyễn Tuân tô đậm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc hùngvĩ uy nghiêm.Việc tiếp cận con người sự việc từ phương diện thẩm mĩ, từ góc độ của cái đẹpcủa Nguyễn Tuân đã cho ta thấy một con sông trữ tình, lãng mạn. Dòng sông mơ mộng,huyền ảo bởi cái dáng hình uốn lượn tự nhiên, bởi khung cảnh thi vị hai bên bờ sông.Đây là nét đẹp thứ hai của dòng sông được Nguyễn miêu tả bằng cảm quan của một nhàvăn lãng mạn với cái nhìn duy mĩ. Sông Đà gợi cảm khiến nhà văn cảm thấy "vui nhưthấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng, dòng sông đãgợi ra niềm vui ngây thơ con trẻ, đưa ta trở về với giây phút hồn nhiên trong quá khứcủa chính mình. Cảnh bờ bãi sông Đà có lẽ đã đẹp đến tận cùng qua ngòi bút miêu tảcủa Nguyễn Tuân: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như mộtnỗi niềm cổ tích thuở xưa". Không hiểu sao tôi lại thấy thú vị với cách so sánh vừa trừutượng, vừa cụ thể này. Sông Đà chính là nơi hội tụ của đất trời, là sợi dây nối giữa thiênnhiên hoang dại của thủa hồng hoang với cảnh vật tươi đẹp, mộng mơ của hiện tại. Nétđẹp mềm mại, trong sáng của sông Đà gợi ra từ những câu văn thướt tha duyên dáng:"Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiệntrong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban, hoa gạo tháng 2 và cuồn cuộn mùi khói núiMèo đốt nương xuân". Có lẽ đọc đến câu văn này không ít người muốn lên ngay Tây Bắcđể chiêm ngưỡng ngay khung cảnh huyền diệu ấy. Cái đẹp của cảnh trời quê hương vẫnluôn là một niềm sáng trong văn Nguyễn Tuân.Con người trong văn Nguyễn Tuân bao giờ cũng đẹp với vẻ tài hoa nghệ sĩ trongnghề nghiệp của mình. Với Nguyễn Tuân những người bình thường khi thực hiện nhữngcông việc bình thường trong phạm vi nghề nghiệp của mình nếu đạt tới một trình độ tinhxảo, nhuần nhuyễn, khéo léo mà người khác khó lòng theo kịp thì được coi là một kẻ tàihoa: "mỹ thuật vốn không có bà con luận lí với thời đại, một thằng ăn cắp cũng trở lênđẹp đẽ khi nó cắt túi người ta rất gọn, rất nhanh". Vì vậy trong "Vang bóng một thời",Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi tài "thả thơ", "đánh thơ", tài ném bút chì… mà còn trântrọng tài viết chữ "rất nhanh rất đẹp" của Huấn Cao - "những nét chữ vuông tươi tắn nóilên cái hoài bão tung hoành của cả một đời con người". Đẹp hơn nữa là cái nhân cáchđáng trọng in tâm hồn Huấn Cao. Đó là thiên lương cao đẹp, khí phách hiên ngang khôngkhuất phục quyền uy. Chính vì vậy, đối với quản ngục, xin chữ Huấn Cao không chỉ bởichữ quý mà còn như vớt được một linh hồn cao khiết giữa chốn trần ai bụi bặm thời bấygiờ. Huấn Cao toả sáng rực rỡ trong ngục tù tăm tối, ông chính là "tấm lụa bạch cònnguyên vẹn lần hồ" và cũng là người muốn trao tấm lụa ấy cho thầy thơ lại, quản ngục.Nếu như Nguyễn để cho cụ ấm mơ ước "chỉ có những người tao nhã cùng một thanh khímới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà" [Chén trà in sương sớm ] thì đến với HuấnCao không chỉ muốn mình giữ được thanh khí mà còn muốn những người tốt xung quanhmình không mất đi cái thanh khí. Đó là một con người có cái tâm cao cả, rộng lớn.Sau cách mạng, Nguyễn Tuân cũng khai thác vẻ đẹp nghệ sĩ của ông lái đò. Đọctrang tuỳ bút Nguyễn Tuân ta thấy hiện lên không phải là một ông lái đò bình thường màlà một nghệ sĩ trong nghề sông nước, như một nhạc sĩ thiên tài chỉ huy giàn nhạc trên conthuyền để vượt lên bảng trường ca sóng nước ào ạt kia. Ông đò không chịu được cảnhphẳng lặng của sông nước mà vẫn muốn tìm đến nơi nhiều ghềnh lắm thác để thử sức. ýnghĩa giản dị mà đáng quý biết bao: "chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễdại tay, dại chân và buồn ngủ". Luôn muốn vượt qua những thử thách khó khăn nhưkhông sống một cuộc sống mờ mờ, nhàn nhạt, hời hợt như đĩa đèn - ấy là cái cốt cách tàihoa trong một nghệ sĩ chèo đò. Với kinh nghiệm dạn dày, ông đò điều khiển chiếc thuyềnvượt thác dữ một cách điêu luyện: "thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơinước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được". Đó là nét đẹp kết tinh, là chất "vàng mười"đáng quý nhất của tâm hồn Tây Bắc.Cái uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện rõ ở những hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnhvực khoa học, nghệ thuật được ông đưa vào ngôn ngữ trong văn của mình. Đọc "Chữngười tử tù" ta thấy tầm hiểu biết lịch sử của Nguyễn về triều đại phong kiến nhàNguyễn, về giáo thụ Cao Bá Quát để tạo nên không khí lịch sử và nhân vật Huấn Cao.Nguyễn Tuân còn tỏ ra rất kinh nghiệm khi tung ra những hiểu biết về lĩnh vực văn hoá[nghệ thuật tư pháp], xã hội [những ứng xử, cung cách của các nhân vật]. Cảnh cho chữcuối cùng trong thiên truyện in đậm dấu ấn của cái nhìn điện ảnh. Sự tương phản, đối lậprõ nét giữa ánh sáng và bóng tối, cái đẹp rực rỡ của cảnh cho chữ với cái xấu xa nhơ bẩncủa nhà tù. Giữa không gian đỏ rực và màn khói trắng. Nguyễn Tuân đã tạc lên bức điêukhắc biểu tượng, hội tụ cái đẹp: "Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đangđậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh". Cái uyên bác của Nguyễn Tuân đã đem lại chotrang văn tính tạo hình và trở nên phong phú và chính xác hơn.Đến "Người lái đò sông Đà" nét phong cách này vẫn được giữ nguyên khi ôngtung ra những hiểu biết của mình về địa lý, lịch sử, hội hoạ, điện ảnh, quân sự, thể thao…để miêu tả con sông Đà. Người đọc như được chiêm nghiệm một cuốn từ điển sống, mộtcuốn Bách khoa toàn thư đồ sộ hấp dẫn kì lạ. Nguyễn mang đến trang văn của mình vớigóc nhìn của nghệ thuật thứ bảy khi ông quay cái hút nước ghê rợn của sông Đà: "Cái thquay tít, những thước phim màu cũng quay tít".Có khi ông lại đẩy ống kính ra xa hơn để thu toàn bộ cảnh thác đá và vượt thác củaông lái đò. Với con mắt của một nhà hội hoạ, Nguyễn Tuân cho người đọc cảm nhậnđúng màu nước sông Đà một cách tinh tế nhất. Dưới bàn tay tài hoa của một nhà điêukhắc đá sông Đà lại được Nguyễn miêu tả với những nét "mặt hòn đá nào cũng ngỗngược, nhăn nhúm, méo mó"… Cuộc giao chiến giữa ông lái đò và thác nước hiện lênsống động dưới con mắt chiến lược quân sự của nhà văn. Vốn văn hoá sâu rộng, lịch lãmcủa Nguyễn Tuân mở ra tầm hiểu biết mới cho người đọc về tài nguyên tổ quốc bao la,tất cả đều sống dậy như một sinh thể có hồn cốt, thức dậy trong ta lòng yêu tổ quốc vô bờbến…Nhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Anh Đức viết: "Không biếtchừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầycủa ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo, vô song mà mỗi dòng,mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng". Nét phong cách nàythể hiện rõ trong "Chữ người tử tù" và "Người lái đò sông Đà". Ngôn ngữ trong văn ôngđa dạng, phong phú, mới mẻ, in đậm dấu ấn cá tính riêng. Do viết về đề tài "vang bóng"các nhân vật chính là nho sĩ nên ngôn ngữ Nguyễn Tuân trong "Chữ người tử tù" rất cổkính, bác học: "Phiến trát, lạc khoan, pháp trường, thằng thập, bút con…".Những từ ngữ ấy được Nguyễn Tuân sử dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt,tạo âm vang ngàn xưa vọng lại - âm vang của một thời xa vắng. Trong "Người lái đòsông Đà", người đọc được thưởng thức một loạt ngôn từ mới mẻ, sáng tạo, mang bản sắcriêng: "lặng tờ, bờ tiền sử, nỗi niềm cổ tích, thơ ngộ…" Nhà văn thực sự là một ông lái tàihoa trên dòng sông ngôn ngữ. Các câu văn Nguyễn Tuân giàu nhạc điệu, co duỗi nhịpnhàng. Nhạc điệu trầm bổng, đưa người đọc đến với cái yên ả của dòng sông đà nơi hạlưu: "Dòng sông quãng này lững lờ như thương nhớ những hòn thác đá xa xôi để lại trênthượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm củangười xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải no khác hẳnnhững con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển dòng trên". Đọc "Chữ người tử tù" ta khôngthể nào quên những câu văn đầy chất thơ của ông: "Trong khung cửa sổ có nhiều consong kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm, tinh tú, một ngôi sao hôm nhấp nháynhư muốn tụt xuống phía chân giời không định". Cái nhịp điệu buồn buồn, kéo dài văngvẳng một nỗi tiếc nuối như thấm vào câu văn. Chính câu văn giàu nhịp điệu và âm vangcho nên Vũ Ngọc Phan có cảm tưởng "Đọc lên nó ngân sâu như những tiếng đàn trầm".Sự vận động, đổi mới trong phong cách nghệ thuật tồn tại song song với tínhthống nhất, ổn định của phong cách nghệ thuật. Quy luật sáng tạo đòi hỏi người nghệ sĩphải biết vượt lên chính mình và không được dẫm lên dấu chân người khác. Phong cáchNguyễn Tuân cũng có sự vận động theo chiều hướng tích cực ấy. Trước và sau cáchmạng là cả một sự thay đổi kì diệu trong văn ông. Cách mạng đã giải thoát cho tâm hồnvà nghệ thuật Nguyễn, hướng nhà văn tới cuộc sống và nhân dân.Trước cách mạng, Nguyễn Tuân tách rời cái đẹp khỏi cái có ích, đề cao cái đẹpthuần tuý, không vụ lợi. Ông nâng niu, trân trọng và khao khát cái đẹp. Nhưng trong đêmtối trước cách mạng, cái đẹp đâu dễ tìm, vây bủa xung quanh người nghệ sĩ toàn cái xấuxa, lừa lọc, với xã hội "kim tiền, chó đểu" [Vũ Trọng Phụng]. Nguyễn đã quay ngược thờigian tìm cái đẹp trong quá khá, ít quan tâm đến thực tại mà chỉ chú trọng tới cảm giác chủquan của mình. Ông tìm đến những con người mang nét tài hoa thiên về lĩnh vực nghệthuật. Ngợi ca cái đẹp nhưng ông vẫn vẽ lên một bức tranh héo úa, tàn tạ, hắt hiu về mộtthế giới tàn lụi trong "Chữ người tử tù". Vui say với cái đẹp của nghệ thuật thư pháp, trântrọng cái thiên lương, trong sáng, nhân cách hơn đời của Huấn Cao nhưng nhà văn vẫntrầm ngâm nuối tiếc bởi Huấn Cao sẽ phải chịu án và lìa xa cõi đời. Biết bao mến thương,luyến tiếc khi Nguyễn Tuân để quản ngục "chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉvào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào". Có phải giọt lấp lánh ấy, cái nghẹn ngào kia cũngchính là của Nguyễn Tuân, cái đau xót của lòng Nguyễn đã tràn ra câu chữ?Nhưng sau cách mạng, Nguyễn Tuân không còn nhấm nháp, say sưa chắt chiu cáiđẹp trong những tiểu thế giới tù túng, chật hẹp nữa. Nhà văn cảm nhận được cái khoẻđẹp, rộng rãi, bao la của đất trời đổi mới. Có lẽ bởi Nguyễn sinh ra để tôn thờ cái đẹp, màcách mạng chính là cái chân - thiện - mĩ, chân chính nhất. Cái nhìn của nhà văn với cuộcsống, con người trở nên đôn hậu hơn. Quan niệm của ông về cái đẹp vì thế mà bớt đi sựphù phiếm, phiến diện, từng bước tiếp cận với cái đẹp chân chính và tiến bộ. Tuỳ bút"Người lái đò sông Đà" là một trong những cái mốc quan trọng của Nguyễn Tuân trongquá trình chuyển từ phương pháp sáng tác lãng mạn sang phương pháp hiện thực xã hộichủ nghĩa. Ông đi tìm cái đẹp trong con người lao động bình thường. Ông lái đò trong tuỳbút này là một con người như thế. Miêu tả tư thế vượt thác hiên ngang, anh dũng của ônglái đò, Nguyễn Tuân ca ngợi phẩm chất của người lao động thời đại mới, chủ động trướcthiên nhiên, dám tấn công vào những thế lực dữ dội nhất của thiên nhiên. Đây là khámphá mới mẻ, độc đáo của Nguyễn về hình ảnh con người mới.Nếu như trước cách mạng, Nguyễn Tuân có cái ngông, khinh bạt, ngạo đời vớixung quanh thì nay ông dùng cái nhìn ấy để đả kích, tấn công kẻ thù. Mượn lời HuấnCao, Nguyễn Tuân gián tiếp bộc lộ thái độ của mình. Đó là lối nghĩ "cố ý làm ra khinhbạt đến điều" để đợi "một trận lôi đình báo thù" của Huấn Cao. Có lẽ cái thói ngông ngạocủa Nguyễn sở dĩ vấn được người đọc yêu mến bởi trước khi là một nhà văn ông đã làmột con người có nhân cách lớn. Sau cách mạng, nhà văn để dành lối khinh bạt ấy chothực dân Pháp nhằm đả kích, mỉa mai "chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà "đen" nhưthực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tâylếu láo mà cứ như thế mà phết vào bản đồ lai chữ". Sự thay đổi sắc sảo trong ngòi bútNguyễn Tuân cũng là kết quả của quá trình "lột xác" đầy đau đớn của ông.Trước và sau cách mạng có sự thay đổi lớn trong thể loại văn Nguyễn Tuân. Nếunhư trước cách mạng, ở các tập truyện ngắn Nguyễn được coi là bậc thầy với những nétđộc đáo, riêng biệt thì nét phong cách này được thể hiện rõ trong "Chữ người tử tù" - mộttruyện ngắn "gần đạt tới sự toàn mĩ" [Vũ Ngọc Phan]. Sau cách mạng, thể loại tuỳ bútphát triển mạnh mẽ hơn, "Người lái đò sông Đà" là một trong những thành công xuất sắccủa tuỳ bút Nguyễn Tuân. Sự chuyển hướng này phù hợp với cái tôi, bản lĩnh NguyễnTuân. Có thể nói trong thể loại tuỳ bút trong làng văn Việt Nam đã xuất hiện Thạch Lam,Vũ Bằng, Bàng Sơn… nhưng chưa ai theo kịp được "thể phách Nguyễn Tuân".Ngôn ngữ nghệ thuật trong "Người lái đò sông Đà" cũng trở nên giản dị, dễ hiểuhơn dù vẫn rất hàm súc và trau chuốt.Nếu cần phải minh hoạ cho bản chất sáng tạo của văn học thì phải kể đến NguyễnTuân - người với những trang văn tài hoa, độc đáo đã tạo ra không chỉ một con đường,một lối đi riêng mà phải nói là một "đại lộ" riêng trên các ngả khai phá của văn học ViệtNam. Trên "đại lộ" ấy ta bắt gặp nét quen thuộc và cả những điều mới mẻ - cái làm nênhồn cốt Nguyễn Tuân.Đề số 2: So sánh người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” với nhân vật Huấn Caotrong"Chữ người tử tù" để thấy sự chuyển đổi phong cách nghệ thật của NguyễnTuân.1.Hoàn cảnh* Điểm chung– Phải đối mặt với một môi trường sống chứa đựng nhiều nguy hiểm, đầy thửthách.– Môi trường ấy đồng thời cũng là cơ hội để họ bộc lộ trọn vẹn những vẻ đẹp độcđáo trong tâm hồn, tính cách, khả năng của họ.* Điểm riêng– Huấn Cao+ Chế độ phong kiến suy tàn, bắt đầu bộc lộ tính chất xấu xa, đen tối.+ Vì chống lại triều đình phong kiến mà Huấn Cao đã bị bắt, bị xử án tử hình, bịgiam cầm để chờ ngày ra pháp trường chịu án chém. Những ngày cuối cùng của cuộc đờiông phải sống trong buồng giam tử tù, nơi không có chỗ cho sự tồn tại của thiên lươnghay cái đẹp. Do đó, Huấn Cao luôn phải chuẩn bị tâm thế cho những trò đốn mạt, cạmbẫy xấu xa của kẻ tiểu nhân.– Ông lái đò+ Mso sanh nguoi lai do huan caoôi trường lao động đầy nguy hiểm: Con sông Đàhung bạo, độc dữ như kẻ thù số một.+ Công việc lái đò lại là công việc dễ tổn thọ bởi nó đầy những hiểm nguy, buộcngười lái đò phải luôn tay, luôn mắt, luôn gân, luôn tim. Nguy hiểm nhất là những lầnvượt thác – nơi dòng sông thể hiện đầy đủ nhất cái uy lực khủng khiếp của nó.2.Đặc điểm:Tài năng phi phàm, xuất chúng:– Huấn Cao:+ Tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật – đòi hỏi sự uyên bác và một tâm hồn phóngkhoáng.+ Tài viết chữ: Nét chữ vuông vắn, tươi tắn, viết nhanh và đẹp. Hồn chữ – điềuđược kí thác trong từng nét chữ là hoài bão tung hoành của một đời người. Danh tiếng:chữ Huấn Cao nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn đến kẻ vô danh tiểu tốt cũng biết đến màngưỡng mộ. Chữ Huấn Cao là một vật báu ở đời, là niềm ao ước của những ai có sự amhiểu về chữ thánh hiền và cảm nhận được giá trị của cái đẹp. Chữ Huấn Cao có khả nănglay động, chinh phục lòng người.– Ông lái đòTài năng bộc lộ trong lao động với một công việc rất bình thường: lái đò+ Tay lái ra hoa: Những động tác chèo lái chứa đựng vẻ đẹp. Cái đẹp đời thường,giản dị mà cũng vô cùng độc đáo.+ Linh hoạt trong từng động tác để ứng phó, hoá giải những đòn đánh, thế tấncông của con sông không chỉ độc dữ mà còn có khả năng quân sự tuyệt vời.Sông Đà đã phối hợp được sức mạnh của cả đá và nước. Ông lái đò chỉ đứng trênmột con thuyền với một mái chèo, một mình đơn độc giữ bao la sóng thác. Đá sông Đàdàn thạch trận với những cửa sinh, của tử biến ảo không lường. Nước sông Đà có nhữngthế võ và sức mạnh đủ để quật ngã những tay lái non gan và ít kinh nghiệm. mái chèo chỉlà một công cụ bình thường nhưng khi ở trong tay ông lái đò lại như một cây đũa thần,giúp ông ổn định thế trận, hoá giải sức mạnh của mọi đòn tấn công.Với sự linh hoạt của động tác, ông lái đò đã đưa chiếc thuyền vượt qua thạch trận.Lúc thì đè sấn lên sóng thác mà đi, chặt đôi sóng mà tiến,… Con thuyền dưới sự điềukhiển của ông lái đò khi tiến khi thoái, khi công khi thủ. Có lúc nó lao vút như một mũitên tre, xuyên nhanh qua nước, vừa bơi, vừa tự dộng lái được, lượn được.Qua mỗi trùng vi thạch trận, ông lái đò lại đổi tay lái và đổi luôn chiến thuật.Trong trận chiến trên sông, không phải không có lúc người lái đò méo bệch mặt đi vìnhững vết thương bởi sóng đánh đòn âm, đòn tỉa vào chỗ hiểm. Nhưng chính nhờ xự linhhoạt của động tác, sự biến hoá của chiến thuật đã khiến cho lũ đá nơi ải nước phải tiunghỉu cái mặt xanh lè thất vọng. Con thuyền của ông lái đò đã bỏ lại phía sau mình tiếnggieo hò của sóng thác để thanh thản hoà mình vào một không gian mới, không khí mớitrên chính con sông vừa mới đây thôi còn là đối thủ trong trận chiến sinh tử.Khí phách hiên ngang, bất khuất trước những hiểm nguy, thử thách không chịuđầu hàng, lùi bước mà sẵn sàng đối mặt với một tâm thế bình thản, ung dung nhất có thể.Thậm chí, họ còn coi những hiểm nguy như một niềm sinh thú trong cuộc sống của mình.* Điểm chung: Coi những hiểm nguy như một niềm sinh thú trong cuộc sống củamình– Huấn Cao: Quản ngục vì lòng cảm mến Huấn Cao, muốn ông được sống nhữngngày cuối cùng thoải mái nên đã biệt đãi người tử tù nguy hiểm. Hằng ngày, quản ngụcđều sai người mang rượu thịt vào tận buồng giam tử tù. Do chưa biết rõ về con ngườiquản ngục nên trong mắt Huấn Cao, rượu thịt đưa vào là một thứ cạm bẫy. Nhưng ôngkhông hề né tránh mà vẫn đón nhận như một thú bình sinh.– Ông lái đò: Ông lái đò là người không thích chèo đò ở những quãng sông bằngphẳng bởi nó tạo cho ông cảm giác dại chân, dại tay và dễ buồn ngủ. Ông coi nhữngnghềnh thác hiểm nguy chính là tình cảm đậm đà con sông dành cho nhà đò.* Điểm riêng: Tình thế phải đối mặt– Huấn Cao: Cái án tử hình, chốn ngục tù dơ bẩn với những trò tiểu nhân thị oai,với quyền lực xấu xa và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đối mặt với tình thế ấy, HuấnCao luôn giữ thái độ ung dung, bình thản, tự do, tự tại. Trò tiểu nhân thị oai không ngăncản ông thực hiện ý định của mình. Ông sẵn sàng đối mặt với quyền lực đen tối. Ngay cảcái chết cũng không gợi trong ông dù chỉ một thoáng phân vân. Nếu cái tin ngày maiHuấn Cao bị giải về kinh chịu án chém làm viên quản ngục tái nhợt đi, thầy thơ lại hớt hơhớt hải thì không khiến Huấn Cao bận tâm chút nào. Nỗi bận tâm của Huấn Cao bấy giờchỉ là nên hay không nên cho chữ quản ngục.– Ông lái đò: những trận thuỷ chiến trên sông, hiểm nguy luôn thường trực trongcuộc sống của những người lao động trên sông nước. Thậm chí, cuộc sống của người láiđò là cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay mình.Bởi con sông Đà mà ông lái đò phải đối mặt hung bạo, độc dữ như một người dì ghẻ, mộtkẻ thù số một. Vậy mà ông lái đò dám chung sống suốt đời với nghề chèo đò, dám đốimặt tới cùng [cưỡi trên thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ] với tư thế hiênngang không chịu đầu hàng, lùi bước, luôn bình tĩnh, tỉnh táo để chỉ huy con thuyền vượtsóng thác.Tấm lòng, nhân cách đáng quýĐều đem cái tâm trong sáng, cao quý để đối xử với cuộc sống, con người để vunđắp những mối quan hệ tốt đẹp, để xây dựng những mối tri kỉ, tri âm.* Huấn CaoLà người có tài viết chữ nhưng ông không dùng cái tài để mưu lợi cá nhân. Bởiông biết rằng cái quý của chữ nằm ở giá trị tinh thần của nó. Vì thế, ông chỉ cho nhữnhững người tri âm tri kỉ, những con người hiểu được tấm lòng của ông.Huấn Cao cho chữ viên quản ngục bởi ông nhận ra ở quản ngục một thiên lươngtrong sáng, một tấm lòng đáng trọng. Trao bức lụa với những nét chữ vuông vắn, tươi tắnvào tay quản ngục là trao cái đẹp vào tay người say mê cái đẹp, là trao tấm lòng chongười có tấm lòng. Hơn thế nữa, từ khi nhận ra con người quản ngục, Huấn Cao đã thểhiện sự trân trọng trong cách xưng hô, lựa chon không gian, thời gian viết chữ. Niềmmong muốn bảo vệ thiên lương cho con người đáng trọng đó bộc lộ ở lời khuyên chí tình.Chính tấm lòng, nhân cách của Huấn Cao đã lay động sâu sắc đến tình cảm của viên quancoi ngục, khiến quản ngục nghẹn ngào, cúi đầu xin bái lĩnh.Như vậy, cái đẹp do Huấn Cao sáng tạo ra có thể tồn tại bất tử và có ý nghĩa đốivới con người, cuộc đời.* Ông lái đò– Gắn bó thuỷ chung với con sông Đà, ông coi sông Đà như một kì phùng địch thủđể thi thố tài năng. Đồng thời, với ông, con sông Đà lắm tài nhiều tật còn là một người trikỉ tâm giao. Chính sự am hiểu đã giúp ông chinh phục được sông Đà.– Tấm lòng và trách nhiệm đối với quê hương đất nước+ Quá khứ: Thời chúa đất ngăn sông cắt bến, kẻ thù lùng sục, không thể trực tiếpchèo đò đưa bộ đội qua sông, những con đò bỏ vắng ven sông cùng với quy ước ngầmcủa những người lái đò [anh cán bộ nếu không muốn cho địch biết cái bến mình vừa sangthì cứ việc thả cho thuyền trôi dọc sông, người bến dưới bắt được sẽ gửi trả lại người phíatrên này] chính là tấm lòng của người lao động với cách mạng, kháng chiến.+ Hiện tại: Khi đất nước đang trong thời kì dựng xây, ông lái đò lại rất tự hào kểvề việc được chở một đoàn chuyên gia ta và chuyên gia Nga đi khảo sát địa hình, chuẩnbị cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện. Đây là một ngườiềm tự hào chân chính của mộtngười công dân khi được đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước.3.Đánh giá chung– Cả hai nhân vật đều được xây dựng bằng biện pháp lí tưởng hoá, xuất phát từ cơsở của cái nhìn độc đáo về con người của nhà văn Nguyễn Tuân: Nhìn con người ởphương diện tài hoa nghệ sĩ để có thể làm nổi bật những vẻ đẹp phi thường trong tàinăng, cốt cách của các nhân vật. Nhà văn đã đặt nhân vật vào những tình huống đầy thửthách, những mối quan hệ nhìn bề ngoài là đối nghịch nhưng bên trong là tri kỉ, tri âm đểcác nhân vật vừa bộc lộ khí phách, nhân cách, tài năng xuất chúng hơn người. Đồng thời,để tạo nên sức thuyết phục của hình tượng nhân vật, Nguyễn Tuân đã huy động kho vốnkiến thức trên nhiều lĩnh vực kết hợp với trí tưởng tượng độc đáo.* Chữ người tử tùSáng tác trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân lúc này là một nhà văn lãngmạn, ông đã tìm kiếm sự độc đáo bằng cách xây dựng những nhân vật đặc tuyển – hìnhmẫu lí tưởng của những cong người một thời vang bóng, những anh hùng bất đắc chí,những nho sĩ cuối mùa dù sa cơ thất thế vẫn cương quyết không chịu dung hoà với môitrường đen tối, với xã hội bát nháo, lố lăng.* Người lái đò sông ĐàSáng tác vào những năn 60, Nguyễn Tuân lúc này đã trở thành một nhà văn cáchmạng. Ông không còn đối lập xưa – nay, cổ – kim, cũng không còn tìm kiếm cái đẹp củamột thời vang bóng mà ở ngay cuộc sống hiện tại với những con người bình thường.Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, ông lái đò tuy chỉ là một người lao động bình thường nhưnglại có khí phách của một người anh hùng và tài năng, tấm lòng của một người nghệ sĩ.– Nếu như khi xây dựng Huấn Cao, Nguyễn Tuân chủ yếu sử dụng tri thức vềnghệ thuật thì khi xây dựng nhân vật ông lái đò, nhà văn cần rất nhiều vốn tri thức đờisống. Bởi vậy, những chuyến đi thực tế, sự gắn bó với những người lao động, công phutìm hiểu cuộc sống, công việc của họ chính là điều kiện cần thiết để ngòi bút nhà văn cóthể thăng hoa. Chính điều này giúp ngòi bút Nguyễn Tuân giữ được uy lực của mình, vẫngiữ được tài năng của mình. Những tác phẩm văn chương thống nhất ở tư tưởng nhưngphong phú, sáng tạo trong nghệ thuật biểu hiện.Đề số 3: Phân tích nhân vật người lái đò trong Người lái dò sông Đà của NguyễnTuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao để thấy chỗ thống nhấtvà khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cáchmạng tháng Tám.Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, ông có sở trường về tùy bút. Sông Đàlà tập tùy bút hay nhất của Nguyễn Tuân viết về cảnh và người Tây Bắc, là kết quả củachuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của nhà văn. Ở Tây Bắc, ông sống với bộ đội, thanhniên xung phong, công nhân làm đường và đồng bào các dân tộc ít người. Thực tiễn xâydựng cuộc sống mới ở vùng cao đã mang lại cho Nguyễn Tuân nguồn cảm hứng sáng tạodồi dào. Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừatuyệt vời, thơ mộng. Trong bài Người lái dò sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà, nhà thơkhông chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hết lời ngợi ca vẻ đẹp của con ngườiTây Bắc, nhất là những người lái đò trên con sông dữ dội và thơ mộng ấy.Vẻ đẹp của nhân vật người lái đò trong bài tùy bút này được thể hiện ở nhiều góccạnh khác nhau.Trong tùy bút, hình ảnh sông Đà hiện lên thật hung dữ:“Lúc này nước sông Đà reo như đun sôi lên một trăm độ muốn hất tưng đi một cáithuyền đang phải đóng vai một cái nắp ấm của một ấm nước sôi khổng lồ. Ngấn mạnthuyền thấp hơn ngấn nước tứ vi bên ngoài, cạp mui thuyền cắm ngập dưới ngấn nướcđang sôi trắng lên. Mặt sông cũng có ổ gà như mặt đường cạn, đi vào ổ gà sông làthuyền bị giật xuống bị dồi lên. Đã gọi là thác, tức là chỗ khúc sông phức tạp đó nhiềuluồng nước. Có luồng nước đi lầm vào thì chết ngay, có luồng nước đi vào đúng luồngrồi nhưng mà không trúng tim luồng thì cũng vẫn có thể lài thập tử nhất sinh nhưthường.. ”.Những hình ảnh sông Đà hiện lên không kém phần thơ mộng, trữ tình:“Tôi có bay tạtqua sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một gócđộ nhìn một cách nhìn về con Tây Bắc hung bạo và trữ tình.. “Con sông Đà tuôn dài nhưmột áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa banhoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưalàn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuốngdòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màuxanh canh hến của sông Gấm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặtngười bầm đi vì rượu bừa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗiđộ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửacon sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phếtvào bản đồ...”. Hình ảnh con sông Đà vừa “hung bạo và trữ tình” là cái nền để người láiđò xuất hiện.Ông lái đò là người anh hùng sông nước: trong cuộc chiến đấu gay go với consông dữ, ông là người chỉ huy tài ba, trí dũng, can trường, Vượt qua hết các vực xoáy,luồng chết, cửa tử,... để đưa con đò đến nơi sóng yên nước lặng. Về tư thế: “ông đò haitay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”, về phongthái: “tỉnh táo, tự tin., cố nén vết thương do sóng nước gây ra”, về hành động: “hai chânvẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, “đánh đòn tỉa”, “đánh đòn âm vào chổ hiểm”. Sau Khi“phá xong cái trùng vi thạch trận, vòng thứ nhất”, ông không một phút “nghỉ tay nghỉmắt”, phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn “chiến thuật”. Khi nắm chặt lấy được cáibờm sóng đúng luồng rồi, ông “ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóngnhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Thế là những luồngtử đã “bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh”. Sauđó, ông bước vào trận chiến với “một trùng vây thứ ba”. Ông liền “phóng thẳng thuyền,chọc thủng cửa giữa” có bọn đá hậu vệ của con thác. Rồi “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong,lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyênvừa tự động lái được, lượn được”. Thế là hết thác. Sóng nước lại thanh bình.Hơn nữa, ông lái đò còn là nghệ sĩ tài hoa. Trong nghề chèo đò vượt thác, ông láiđò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũđá nơi ải nước hiểm trở. Ở vòng đầu lũ đá ấy đã mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, mộtcửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngọn sông nhưng ông đã thuộc lòng các cửa này. Ởvòng thứ hai, cửa tử tàng lên đê đúng lừa con thuyền của ông vào, và cửa sinh lại bố trílệch qua phía bờ hữu ngạn nhưng ông vẫn cứ hiểu được điều nguy hiểm ấy. Ông khámphá ra cách chinh phục chúng: cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liên xô ra định níu thuyền lôi vào tậpđoàn cửa tử, nhờ nhớ mặt bọn này nên đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ôngđè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến, ở trùng vây cuối cùng, mặc dù ít cửa hơnnhưng ông nhận ra rằng ở bên phải bên trái đều là luồng chết cả, lại ở ngay giữa bọn đáhậu vệ của con thác. Cho nên, ông dùng đòn “phóng thẳng”. Thế là ông chiến thắng trọntrong cuộc đi qua cửa ải nước đủ tướng dữ, quân tợn vừa rồi. Đúng như nhà văn NguyễnTuân nhận xét, ông lái đò là một “tay lái ra hoa”.Còn cô lái đò là một người phụ nữ Việt Nam yêu nước tha thiết, đảm đang, tháovát, tâm hồn dạt dào cảm xúc và tràn ngập chất thơ: “..Một buổi chiều Quỳnh Nhai khác,tôi lại tìm đến một cô lái đò đã từng chở đò dọc đưa gạo kháng chiến từ Quỳnh Nhai vềthác Tà Hè đổ lên kho quân lương. Cô lái đò châu Quỳnh Nhai giảng cho tôi hiểu biếtthêm về ý nghĩa kiến trúc của cái thuyền then vút đuôi én trên sông Đà: “Các eng bảothuyền giống con cá, bảo cái thuyền như một con cá nó quẫy mạnh đuôi trên mặt sông thìcùng được thôi. Chúng em chỉ biết cái đuôi thuyền nó vẫy lên cao như thế để có cái chỗmà treo cái bu gà. Gà sống này, con nào đẹp lông và gáy hay, thì phải mua đến mườiđồng bạc mới. Con gà sống là cái đồng hồ của người lái đò sông Đà đấy. Đi đường xa,qua bờ này bến khác, có tiếng gà gáy đem theo, nó đỡ nhớ nương ruộng bản mườngmình. Hai bên bờ sông Đà, ai ai cũng biết hát cả đấy. Đang phát nương, nhìn xuốngdòng sông Đà mà thấy thuyền các eng đi qua, là người phụ nữ Thái chúng em đều hátgửi xuống một hai câu và có khi hát cả một bài. Hồi Pháp chiếm đóng, tiếng hát của phụnữ đều lánh xa bờ xa bến. Nhiều tiếng hát chạy xa lên tận đỉnh núi. Nay hòa bình, hếtđịch rồi tiếng hát mới lại xuống dần tới mặt bến...”.Nhìn chung, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân rất tài hoa. Nhà vănlược bỏ hầu hết các chi tiết về đời tư của ông lái đò, cô lái đò để đi sâu khắc họa ngoạihình, hành động của nhân vật.Chúng ta thử so sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao [Chừ người tửtù]. Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con ngườitài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng. Huấn Cao viết chữ rấtđẹp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm[...]. Có được chữ ông Huấn mà treo là cómột báu vật trên đời”. Trong thị hiếu thẩm mỹ của cổ nhân, từ Trung Hoa đến Việt Nam,viết chữ đẹp là một thủ pháp nghệ thuật và chơi chữ đẹp là một thú chơi cao khiết, taonhã. Bởi vậy, qua những băn khoăn, tính toán, mưu mẹo, biệt đãi, nhẫn nhục, đau khổ,hốt hoảng, hi vọng, tuyệt vọng, hồi hộp, lo sợ, thành kính của viên quản ngục thì cái tàihoa quý hiếm của nhân vật Huấn Cao càng được tôn lên đỉnh cao chói lọi.Về khí phách, Huấn Cao không chịu vào luồn ra cúi, không chịu sống cảnh “cáchậu chim lồng”, ông đi làm giặc triều đình. Đến khi bị bắt đưa vào ngục tử tù, ôngkhông tỏ ra mảy may sợ hãi hay hối tiếc. Cổ mang gông, chân vướng xiềng, bước vàongục tử tù chờ ngày ra pháp trường, ông vẫn hiên ngang, đường hoàng như bước đi trênđường cái. Chính cái khí phách khác thường của ông đã làm cho ngục quan - một ngườiđầy uy quyền đối với ông - phải tỏ ra “khép nép” khi vào gặp ông tại nhà lao. “Thiênlương” của ông vô cùng trong sáng: cái tài của Huấn Cao chính là nơi phát lộ cái tâm củaông. Tiền bạc, uy quyền không hề lung lạc được ông: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọchay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông đúng là một nhân cách lí tưởng:“Bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”.Vì vậy, khi chưa hiểu được các phẩm chất tốt đẹp của ngục quan [biết trân trọng,thật lòng yêu cái đẹp dù phải sống trong hoàn cảnh xấu xa] thì Huấn Cao có thái độ cứngrắn với ông. Đến lúc cảm được “cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ngục quan, HuấnCao mềm lòng thốt lên: “Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có nhữngsở thích cao -quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phí mất một tấm lòng trong thiên hạ”. VàHuấn Cao sẵn sàng cho ngục quan những dòng chữ cuối cùng của một đáng tài hoa, mộtbậc anh hùng nghĩa sĩ trong một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có ở chốn lao tù”:“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnhtượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầymạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháynhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chútrên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lialịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên một tấm lụatrắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúmnúm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lạigầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thởdài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: “Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo bức lụatrắng với những nét vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời conngười. Thỏi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá vậy. Thầy có thấy mùi thơm ở chậumực bốc lên không?... Tôi bảo thực đây, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãythoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiệnlương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lửa đómcháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Bangười nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắptay nói một câu mà dòng nước mắt rì vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muộinày xin bái lĩnh”.Đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ trên đây bộc lộ tron vẹn nhất vẻ đẹp sángngời của nhân cách Huấn Cao. Trong không khí trang trọng, thiêng liêng, trong cảm hứngsáng tạo mãnh liệt, mê say, ông Huấn Cao đã quên hẳn gông xiềng, nhà ngục chặt hẹp,tối tăm, ẩm ướt, quên cả cái chết đang chờ đợi mình. Tâm hồn ông hoàn toàn hướng tớisự bất tử của cái đẹp, cái “thiện lương” trong sáng. Lời khuyên nhủ của ông đối với quảnngục đã thể hiện quan niệm biện chứng của ông giữa cái tâm và cái tài, giữa cái đẹp vàcái thiện. Trong nhân sinh quan cao vời của ông, người nghệ sĩ say mê cái đẹp trước hếtphải là người phải biết đặt “thiện lương” lên vị trí tột cùng. Lời di huấn thiêng liêng ấycủa Huấn Cao về nghệ thuật, về đạo lí làm người đã được quan ngục bái lĩnh bằng tất cảtấm lòng chân thực của mình và người đời trân trọng lắng nghe.Có thể nói, cảnh ông Huấn Cao cho chữ là sự chiến thắng kiêu hùng của ánh sángđối với bóng tối, của “thiện lương” đối với tội ác, của cái chân - thiện - mỹ đối với cáixấu xa, thô bỉ. Hơn nữa, đó còn là biểu tượng của việc tài hoa lên ngôi trong cảnh lao tù.Người tử tù đang tiến dần đến cõi chết, nhưng còn tài hoa của họ đang hàng hái, ungdung bước vào còi bất tử, vĩnh hằng.Nhìn chung, vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinhphục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao chúng ta dễthấy được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuântrước và sau Cách mạng tháng Tám. Về nét chung [tính thống nhất]: Nguyễn Tuân vẫntiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. ông vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác.lịch lăm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau trongmiêu tả và biểu hiện: điện ảnh, hội họa, điêu khắc... Ông vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sứctinh lọc, phong phú, độc đáo, giàu có. Khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình,có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhằng. Mặt khác, các phép ví von, so sánh, ẩndụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng, đối ngữ, liệt kê... được nhà văn phối hợp vô cùngđiêu luyện, về nét riêng [tính khác biệt]: Trước Cách mạng tháng Tám, con ngườiNguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phithường”. Các nhân vật ông Nghè, ông Cử, ông Huấn Cao [Vang bóng một thời], ôngThộng phu, cô đào Tám [Chiếc lư đồng mắt cua] là những minh chứng sinh động. SauCách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngaytrong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân. Đó là anh bộ đội Tây Bắc ngụytrang bằng hoa đào, đuổi giặc giữa rừng đào. Đó là người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu trồngđào trong xà lim hay cô nhân quân Quảng Bình ngồi gác máy bay dưới gốc hoàng mai.Đó là những cô gái lái đò sông Đà trên những chiếc thuyền đuôi én cao vút... Đặc biệt làông lái đò sông Đà vượt thác sông Đà “tay lái ra hoa”. Trước Cách mạng tháng Tám,Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh hum mê thanh sắc,thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Khi ấy, ởNguyễn Tuân, hầu như cái gì cùng trở thành “chủ nghĩa”: chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩaduy mĩ, chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cảm giác, chủ nghĩa tài tử, chủnghĩa ẩm thực..., và bao trùm lên tất cả là chủ nghĩa độc đáo. Sau Cách mạng tháng Tám,nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưngkhông còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn ra cái đẹpcủa con người dưới góc độ của những vấn đề xã hội [Xòe]. Cụ thể là cái đẹp gắn vớinhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở sinh sôi; đồng thời lên án, tố cáo chế độcũ, khẳng định bản chất nhân văn hóa của chế độ mới.Qua Người lái đò sông Đà và nhân vật người lái đò, ta thấy nổi lên một NguyễnTuân tài hoa độc đáo, uyên thâm, tâm huyết, có tấm lòng yêu thương, tự hào da diết về vẻđẹp của thiên nhiên, con người miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Ca ngợi sự gan góc,thông minh, dùng cảm, kiên cường, tài hoa nhân hậu của con người Việt Nam trong côngcuộc lao động xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao. Người lái đò sông Đà thật sự là mộtbài ca lãng mạn, trong sáng, hào sảng về lao động và về vẻ đẹp của con người trong laođộng.Đề số 4: Phân tích nhân vật người lái đò trong Người lái dò sông Đà của NguyễnTuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao để thấy chỗ thống nhấtvà khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cáchmạng tháng Tám.1. Đặt vấn đề: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai cảnh trong hai Tác phẩm:-Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học VN hiện đại.. TrướcCM, ông được biết đến với tư cách là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng với những sáng tác“Vang bóng một thời” “Thiếu quê hương”… ,Sau CM,cảm hứng nghệ thuật được khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống mới, ôngtrở thành một nhà văn khãng chiến, một nhà văn CM, say sưa tìm kiếm, khám phá vàngợi ca vẻ đẹp của non sông gấm vóc và vẻ đẹp của con người VN trong lao động vàchiến đấu: “tùy bút Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”…. Dù ở giai đoạn sáng tác nào,văn Nguyễn Tuân cũng đem đến cho người đọc sự cuốn hút đặc biệt bởi ngòi bút tài hoauyên bác .Trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, truyện ngắn Chữ người tử tù [trong tậpVang bóng một thời - sáng tác trước CM] và Người lái đò sông Đà [trong tùy bút SôngĐà- sáng tác trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc 1958] là hai thành công nổi bật, tiêubiểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả ở hai giai đoạn sáng tác. Đặc biệt là cảnh chochữ và cảnh vượt thác được xem là những áng văn đẹp nhất trong văn học VN. Qua đókhông những giúp ta cảm nhận được sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân mà còn thấyđược nét ổn định và nét mới trong phong cách nghệ thuật của tác giả trước và sau CM2.Giải quyết vấn đềa/ phân tích lần lượt hai cảnh trong hai tác phẩm*Cảnh cho chữ- Giới thiệu khái quát: cảnh cho chữ nằm ở phần cuối truyện ngắn Chữ người tửtù. Câu chuyện là cuộc gặp gỡ giũa hai con người trong một tình huống vô cùng hi hữu:Một bên là Huấn Cao có tài viết chữ nhanh và đẹp, văn võ song toàn nhưng lại là kẻ phảnnghịch lãnh án tử hình; một bên là viên quản ngục-kẻ thực thi pháp luật đang giam giữHuấn Cao nhưng lại là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, yêu quý cái Đẹp.Trên bìnhdiện xã hội, họ đối lập nhau, nhưng trên bình diện nghệ thuật , họ đều là những nghệ sĩchân chính.Sự gặp gỡ giũa hai con người ấy trong chốn đề lao tạo ra một tình huông đầykịch tính, kịch tính càng được đấy đến cao trào khi quản ngục bỗng nhận được công vănkhẩn và biết sáng sớm mai Huấn Cao đã bị giải ra pháp trường . Liệu cái sở nguyện thiếttha của viên quản ngục là có được chữ Huấn Cao để treo trong nhà có thực hiện đượckhông? Liệu tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông có được Huấn Cao thấu hiểu? Liệu conngười tài hoa Huấn Cao trước khi từ giã cõi đời có kịp để lại cho đời những dòng chữcuối cùng?..Đặt trong dòng cốt truyện, trong kết cấu của tác phẩm, cảnh cho chữ có vaitrò “cởi nút”, giải tỏa.Từ đây, nổi bật lên vẻ đẹp kỳ vỹ của nhân vật , nổi bật lý tưởngthẩm mỹ của người nghệ sỹ Nguyễn Tuân.- Cảnh cho chữ - “một cảnh tượng xưa nay chưa tùng có”+Thư pháp [nghệ thuật viết chữ đẹp] là một thú chơi tao nhã mang nét đẹp của vănhóa phương Đông. Nó thường diễn ra trong thư phòng hoặc trong khung cảnh sơn thủyhữu tình, trời trong gió mát, có trà, có rượu, có hoa…Vậy mà cảnh cho chữ ở đây lại diễnra trong đêm khuya ,ngay trong nhà giam tăm tốichật hẹp, ẩm ướt , tường đâỳ mạngnhện, nền đầy phân chuột phân gián..,trái ngược với những cái tăm tối bẩn thỉu ấy, nổibật lên ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc, khói tỏa ra như đám cháy nhà, tấm lụa trắngtinh, chậu mực thơm …thật đúng là một hoàn cảnh, thời gian, không gian “xưa nay chưatừng có”+Tư thế của người cho chữ và nhận chữ lại càng “chưa từng có” hơn nữa: Ngườicho chữ là kẻ tử tù chỉ sáng sớm mai đã ra pháp trường, cổ vẫn đeo gông , chân vướngxiềng đang dậm tô những nét chữ vuông tươi tắn trên tấm lụa bạch trắng tinh còn nguyênvẹn lần hồ.Những thứ gông xiềng quái ác ấy càng tô đậm lên vẻ đẹp hiên ngang, hànhđộng nghĩa hiệp, thiêng liêng của người cho chữ. Tương phản với tư thế, hành động nàylà người được nhận chữ: viên quán ngục lại khúm núm, thầy thơ lại gầy gò thì run runbưng chậu mực.

Video liên quan

Chủ Đề