So sánh osaka và tokyo

Nếu ở Việt Nam chúng ta thường so sánh sự khác nhau giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì ở Nhật cũng tương tự như thế. Mọi người thích tìm những điểm khác biệt thú vị về văn hóa giữa Osaka và Tokyo, 2 thành phố đại diện cho 2 vùng Kansai và Kanto.

Những bạn đang lên kế hoạch chọn trường, chọn vùng để du học Nhật Bản có thể tham khảo bài viết này để quyết định môi trường học tập phù hợp cho mình nhé.

Khác biệt về giọng nói

Sự khác biệt về giọng nói giữa Osaka và Tokyo cũng giống người nước ngoài học tiếng Việt ở Hà Nội mà vào Trung hay Nam thì nghe mọi người nói tiếng Việt như một ngôn ngữ khác vậy.

Người của 2 thành phố luôn có sự bất đồng về ngôn ngữ, dân Osaka thì bảo giọng Tokyo rất lạnh lùng, còn người Tokyo gặp người Osaka sẽ bảo “Ồ giọng Kansai kìa”.

Tất nhiên, tiếng Nhật mà chúng ta đang học là tiếng Nhật chuẩn. Tuy nhiên, chuẩn có nghĩa là toàn dân đều hiểu được chứ không có nghĩa là toàn dân đều phải nói. Do vậy, bạn nói giọng vùng nào không quan trọng, quan trọng là bạn nói người ta có hiểu hay không nhé.

Nếu bạn nghĩ mình "sỏi" tiếng Nhật rồi thì hãy nghe thử giọng Osaka nhé

Cách đi thang cuốn

Người Nhật có thói quen lịch sự là đứng một bên khi đi thang cuốn và chừa lại phía bên kia cho người đi vội. Tuy nhiên người Osaka sẽ đứng về phía bên tay trái, còn người Tokyo sẽ đứng về khía bên phải.

Ẩm thực và khẩu vị

Người Osaka nói riêng và Kansai nói chung cho rằng vị thức ăn của mình nhạt hơn Kanto. Nhưng nếu so sánh về lượng muối trong các món ăn sử dụng nước tương thì Kansai mới là vùng ăn nhiều muối hơn. Thế nhưng nhìn vào màu sắc thì rất dễ bị đánh lừa. Vì màu sắc của nước tương vùng Kansai nhạt hơn.

Thực ra món ăn ở Osaka có vị mặn hơn so với Tokyo

Giao tiếp với người lạ

Người nước ngoài đến 2 khu vực này nhận xét người dân ở Osaka thân thiện và hoạt ngôn hơn người Tokyo. Nếu đang cầm quyển hướng dẫn đi lòng vòng với vẻ mặt bối rối thì sẽ được những người Kansai bắt chuyện một cách thân thiện và giúp đỡ. Trong khi ở Tokyo cuộc sống dường như quá bận rộn nên họ ít khi để ý đến người xung quanh.

Có vẻ như Osaka là vùng đất lý tưởng cho những ai mới đến Nhật lần đầu, chưa rõ về văn hóa Nhật Bản và cần được giúp đỡ từ phía người dân bản địa.

Cách dùng từ “aho” và từ “baka”

2 từ này đều nghĩa là “đồ điên”. Nhưng “aho” của vùng Osaka không gồm ý sỉ nhục còn “baka” có ý sỉ nhục. Ở Tokyo thì cách dùng ngược lại Osaka.

Cách sử dụng từ "ngu ngốc" ở Osaka và Tokyo hoàn toàn ngược nhau đấy

Quan hệ gia đình

Nhiều người nói rằng quan hệ gia đình của người dân vùng Kansai thắm thiết, gần gũi hơn người Kanto. Thậm chí, mẹ chồng, con dâu có thể khoác tay nhau dạo phố trong một buổi tối cuối năm.

Quần áo, trang phục

Không phải người Nhật ở mỗi vùng ăn mặc khác nhau mà là phản ứng khi mua quần áo mới . Nếu là người Kanto thì họ sẽ hỏi 「それどこで買ったの?」[Bạn mua ở đâu thế?], còn người Kansai thì 「それなんぼで買うたん?」[Bạn mua bao nhiêu tiền thế?].

Thêm nữa là, mặc dù trường học ở Nhật đều có quy định về đồng phục nhưng có lẽ dân Tokyo "chơi" hơn hay sao ấy mà váy nữ sinh bị cắt đi ngắn hơn, còn Osaka đồng phục dài hơn.

Đồng phục nữ sinh ở Tokyo luôn bị cắt còn rất ngắn

Bạn thấy sao về những điểm khác biệt giữa Osaka và Tokyo? Đây mới chỉ là một phần khác biệt nhỏ giữa hai vùng của đất nước Nhật Bản thôi. Hãy đến đây và tự trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn nữa nhé!

Nhìn chung Nhật Bản được chia thành hai khu vực văn hóa chính: Kantō ở phía Đông và Kansai ở phía Tây. Tokyo và khu vực đô thị của nó tạo nên vùng Kantō. Kansai gồm các thành phố lịch sử như Osaka, Kyoto, Kobe và Nara. Nếu cố đô Kyoto là thủ đô của Nhật Bản từ 794 đến 1869 thì Osaka - “nhà bếp Nhật Bản” được biết đến như một điểm đến lý tưởng cho những người sành ăn.

1. Sự khác biệt trong thời trang: Kanto sành điệu - Kansai cá tính

Có một sự khác biệt rõ ràng khi nói đến thời trang và phong cách. Người Kanto thường đề cao sự sành điệu và sự đơn giản tinh tế. Ngược lại, người Kansai thích những thứ màu mè, nổi bật và cá tính, họ thường có xu hướng thể hiện cái “tôi” cá nhân qua phong cách thời trang.

2. Sự khác biệt ở vị trí đứng trên thang cuốn: Bên trái ở Kanto - bên phải ở Kansai

Khi sử dụng thang máy, người Kanto thường sẽ đứng về phía bên trái và người Kansai sẽ đứng về phía bên phải, phía còn lại họ sẽ để cho những người muốn leo bộ sử dụng. Đây là điểm khác biệt rõ rệt giữa phía Đông và Tây Nhật Bản. Ngay cả người Nhật, những người từ Tokyo đến Osaka, hay những người từ Osaka khi mới đến Tokyo cũng không ít lần phải ngạc nhiên và giật mình “Ồ, ngược hướng mất rồi!”.

Cách đi thang cuốn của vùng Kanto và Kansai [Ảnh: asaruozeki.hatenablog.jp]

Tuy nhiên, ở những vùng nông thôn thường không có quy định đứng bên nào khi sử dụng thang máy, tất cả có thể đứng lẫn lộn theo ý thích.

3. Sự khác biệt về màu sắc xe taxi: Kanto nhiều màu - Kansai màu đen

Phần lớn xe taxi ở Kansai chỉ có một màu đen. Trong khi đó, những chiếc xe trên đường phố ở Kanto lại rực rỡ, nhiều màu sắc từ vàng, da cam, trắng, cho đến màu đen. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì cước phí taxi thì hoàn toàn giống nhau.

Xe taxi nhiều màu ở Tokyo. [Ảnh: tsunagujapan.com]

4. Sự khác biệt trong nền ẩm thực

?Độ mỏng của bánh mì:

Độ mỏng của bánh mì ở hai vùng khác nhau

Sự khác biệt nổi bật nhất có lẽ là độ dày bánh mì được yêu thích ở hai khu vực này. Ở Kansai thường là 4-5 lát, trong khi ở Kanto là 6-8 lát. Bánh mì mỏng rất dễ ăn và có thể thưởng thức nhiều lần với một ổ bánh. Ngược lại, với miếng bánh dày, bạn có thể cảm nhận rõ hương vị của bánh mì. Tất nhiên, dù ở Kanto hay Kansai, bạn đều có thể mua được cả 2 loại tùy theo sở thích và khẩu vị của mình.

?Mì Udon:

Nước dùng đậm được làm từ cá ngừ khô [鰹だし] ở Kanto và nước dùng vị thanh, nhẹ được làm từ tảo bẹ [昆布だし] ở Kansai.

Nguyên liệu làm mì Udon của hai vùng khác nhau

?Cùng một món ăn nhưng tên gọi khác nhau: Nikuman và Butaman [Bánh bao nhân thịt]

Ở vùng Kansai, thay vì là Nikuman [bánh bao thịt] thì chúng được gọi là Butaman [bánh bao thịt lợn]. Ở Kansai có nhiều vùng sản xuất thịt bò nổi tiếng như thành phố Matsuzaka ở tỉnh Mie với thịt bò Matsuzaka, hay thành phố Kobe ở Hyogo với thịt bò Kobe, nên nếu bạn nói từ “thịt” ở đây thì mọi người sẽ hiểu đó là thịt bò. Chính vì lý do đó, để tránh hiểu lầm về món bánh bao nhân thịt [không phải thịt bò] nên người dân ở đây đã gọi đích danh nó là Butaman, có nghĩa là bánh bao sử dụng nhân thịt lợn.

Bánh bao thịt của Nhật Bản cũng có tên gọi khác nhau giữa hai vùng

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các cửa hàng tiện lợi thường bán món bánh này và đề tên là Nikuman. Người dân Kansai cũng dần quen và ý thức hơn về tên gọi này.

5. Sự khác biệt trong giao tiếp: Kanto lịch sự - Kansai cởi mở

Người Kanto thường cư xử rất lịch thiệp và giữ khoảng cách khi giao tiếp.

Người Kansai rất thân thiện và thoải mái trong giao tiếp.

Kansai mọi người thường có tính cách cởi mở và thẳng thắn. Thỉnh thoảng trên tàu điện, bạn có thể bắt gặp hình ảnh một bác gái sẵn sàng ngồi phịch xuống cạnh bạn, đưa cho bạn kẹo hoặc quýt. Đây là một hình ảnh khá phổ biến ở Osaka.

Đặc biệt, thành phố này còn là nơi sản sinh ra một chương trình hài kịch nổi tiếng có tên là “Yoshimoto shinkigeki”-những trò hề hay những câu chuyện hài hước được tìm thấy ngay trong cuộc sống bình thường. Người Osaka gắn liền với thể loại hài kịch này và có thể thể nói “Yoshimoto shinkigeki” có một vị trí khá đặc biệt trong trái tim họ. Tiếng cười như một phép màu kì diệu đưa mọi người đến gần nhau hơn.

6. Sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ Osaka và Tokyo

OSAKA?TOKYO

ちゃう [cha-u]?ちがう [chi-ga-u]: Khác

あかん [a-kan]?ダメ [da-me]: Không được

めっちゃ [me-cha]?とっても [tot-te-mo]: Rất, cực kỳ

わからへん [wa-ka-ra-hen]?わからない [wa-ka-ra-nai]: không biết

アホ [a-ho]?バカ [ba-ka]:ngốc

おおきに [oo-ki-ni]?ありがとう [a-ri-ga-tou]: Cảm ơn

ほんま [hon-ma]? ほんとうに [hon-tou-ni]: Thật sự

Và còn một số từ đậm chất của osaka như sau:

なんでやねん [nan-de-ya-nen]: cái quái gì thế

なんやこれ [nan-ya-ko-re]: cái gì đây?

どしたん [do-shi-tan]: sao thế?

ええやん [ee-yan]: không được hả?

おもろい [o-mo-roi]: buồn cười nhỉ

ありえへん [a-ri-e-hen]: không thể tin được

なにいうてんね [na-ni-i-u-ten-ne]: Nói cái quái gì vậy?

まぼちぼちでんな [ma-bo-chi-bo-chi-den-na]: Ừ thì, vẫn vậy

かまへん [ka-ma-hen]: Không quan tâm

あかんで [a-kan-de]: Không được

あかんで、何してんね![a-kan-de, nan-shi-ten-ne]: Dừng lại, làm cái quái gì vậy?

Vậy Tokyo và Osaka có sự khác biệt về: phong cách thời trang, chiều đứng thang cuốn, màu xe taxi, ẩm thực và đặc biệt là trong giao tiếp. Tuy nhiên, sự khác biệt do giữa hai vùng đã tạo nên nét đặc trưng của từng nơi, khiến cho ngành du lịch phát triển. Vì vậy nếu có cơ hội đến Nhật Bản các bạn hãy sắp xếp thời gian để đến Tokyo và Osaka để cảm nhận những sự khác biệt thú vị này nhé!

Tham khảo: songhantuorist

Ảnh: Pinterest

Japan IT Works

Video liên quan

Chủ Đề