So sánh Sony a6400 và a6500

Máy ảnh Sony A6400 và A6500 có ngoại hình gần như y hệt nhau. Cụ thể, kích thước hai máy đều có chiều cao là 67mm và chiều rộng là 120mm và. Tuy nhiên A6400 có nhỉnh hơn một chút, do thiết kế của màn hình hơi khác.

Sony A6400 có thiết kế nhỉnh hơn A6500

 

Cả hai máy đều được cấu tạo bởi các thành phần hợp kim magie và nhựa composite, với cách bố trí các nút điều khiển tương tự nhau. A6500 có hai nút bấm ở mặt trên của máy, trong khi a6400 chỉ có một nút, nhưng cả hai đều chụp tốt ở chế độ hoàn toàn tự động hoặc bán tự động.

Sony A6400 chỉ có 1 nút bấm

Về màn hình, A6400 có màn hình cảm ứng lật 180 độ linh hoạt cho phép người dùng xem được khung hình hướng về phía mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc việc quay video hoặc selfie tự sướng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đây là là ưu điểm vô cùng phù hợp đối với những ai có công việc đặc thù như Vlogger hay nhà sáng tạo nội dung.

Sony A6400 với màn hình lật 180 độ

 

Trong khi đó, tuy A6500 cũng có màn hình lật nhưng bị giới hạn ở khả năng chỉ có thể lật 90 độ, lật lên hoặc xuống để xem trên hoặc dưới tầm mắt dễ dàng hơn, thay vì có khả năng lật lớn như màn hình của a6400, khiến nó trở nên không còn lý tưởng hơn cho việc làm vlog.

Xem ngay: [So sánh] Sony A6400 và Sony A6300 - đâu là sự lựa chọn đáng giá?

Khả năng lấy nét tự động

Hiệu năng lấy nét tự động là một trong những điểm khác biệt có thể thấy rõ nhất giữa Sony A6400 và A6500. Những khác biệt này bao gồm số điểm phát hiện theo pha và độ tương phản, thời gian lấy nét, cũng như các tính năng như AF theo mắt thời gian thực, …

Sony A6500 khác biệt với A6400 ở khả năng AF

Sony A6400 đã chứng minh việc tuy ra đời sau nhưng lại có ưu thế hơn khi được Sony trang bị hệ thống AF nhanh nhất thế giới với tốc độ chỉ 0.02 giây. Trong khi đó, hệ thống AF “nhanh nhất thế giới” tại thời điểm A6500 ra mắt chỉ là 0.05 giây. Tất nhiên, thông số trên còn phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng khi chụp thực tế, nhưng nhìn chung vẫn rất ấn tượng.

Bên cạnh đó, cả hai chiếc máy đều có cùng số điểm lấy nét theo pha [425] bao phủ 84% diện tích hình ảnh và giúp chụp đối tượng chính xác hơn cho dù chúng được đặt ở vị trí nào trong khung hình. Cả hai chiếc máy này đều hỗ trợ lấy nét tự động theo mắt người [chỉ dành cho hình ảnh], nhưng chỉ có A6400 hỗ trợ lấy nét tự động theo mắt theo thời gian thực hoạt động cùng với nút chụp còn với A6500, bạn cần nhấn thêm một nút để bật AF theo mắt. 

 

Tham khảo ngay: [GIẢI ĐÁP] Sony Alpha A6400 có hoàn hảo trong tầm giá trên 20 triệu?

Hiệu năng và chất lượng hình ảnh

Cả Sony A6400 và A6500 đều sử dụng cảm biến APS-C 24.2MP, nhưng ISO trên A6400 có một chút khác biệt với phạm vi ISO là 100-32000, ] có thể mở rộng lên đến 102400, rất hữu ích với những điều kiện chụp thiếu sáng. ISO trên A6500 có thông số kém hơn một chút, với phạm vi ISO cơ bản là 100-25600 và mở rộng đến 51200.

Sony A6400 có phạm vi ISO rộng hơn

Tốc độ chụp liên tục không thay đổi, cả hai máy ảnh đều chụp ở tốc độ lên đến 11 khung hình/giây và tùy chọn các tốc độ chụp khác có khi người dùng cần chụp liên tục trong thời gian dài.

Tuy nhiên, không giống như trên A6500, Sony A6400 không có tính năng ổn định hình ảnh. Đây là một hạn chế lớn trong khi A6400 muốn làm tốt cả ảnh tĩnh và video. Bởi vậy máy sẽ phải phụ thuộc vào độ ổn định trên ống kính được sử dụng cùng nhau.

Ngoài ra A6500 cũng có bộ đệm lớn hơn với khả năng ghi lên đến 233 JPEG [107 ảnh RAW] trước khi cần chuyển sang thẻ nhớ. A6400 chỉ có khả năng ghi 99 ảnh JPEG [46 ảnh RAW].

Khả năng quay video

Sony A6400 hướng tới phân khúc người dùng sử dụng các phương tiện truyền thông trên mạng xã hội và những ai đang đầu tư vào quay video, vlog. Tuy nhiên, trên thực tế A6400 chưa có quá nhiều tính năng mới để có thể đánh bật lại những gì A6500 sở hữu.

Màn hình lật giúp quay video tiện lợi trên A6500

Cả A6400 và A6500 đều có khả năng quay video độ phân giải 4K với 30 khung hình/giây hoặc độ phân giải Full HD 1080p lên đến 120 khung hình/giây và tất nhiên cả hai chế độ 1080p 30 khung hình/giây và 60 khung hình/giây đều áp dụng cho chụp ảnh thông thường bằng cách sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến và thực hiện đọc toàn pixel.

Sony A6500 và A6400 đều trang bị jack cắm mic 3.5mm, bên cạnh các chế độ chụp “phẳng” cho phép người dùng làm Color grading cho ảnh trông chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên đáng tiếc là không chiếc máy nào có jack cắm headphone để điều khiển bằng âm thanh trong qua trình ghi hình. 

 

Nếu bạn đang tìm chiếc máy ảnh chuyên chụp ảnh tĩnh thì Sony A6500 rõ ràng là sự lựa chọn phù hợp nhất. Nhưng bạn là một vlogger hay nhà sáng tạo nội dung video, thì Sony A6400 là chiếc máy có ưu thế hơn so với Sony A6500. 

 

Trên đây Nexshop đã có bài so sánh A6500 và A6400 - hai chiếc máy hiện đại với những tính năng cao cấp đến từ Sony. Mong rằng sau bài viết này, bạn đã có thể tìm cho mình được lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.

 

Xem ngay: Máy ảnh Sony Crop E-mount hàng chính hãng giá tốt nhất tại Nexshop

Khám phá ngay 10 điểm khác nhau giữa Sony a6300, a6400 và a6500

Mới đây Sony công bố chiếc máy ảnh mirrorless mới nhất của hãng là a6400. Đây là mẫu máy ảnh mirrorless APS-C thứ tư trong dòng a6xxx có trang bị kính ngắm.

Nếu bạn đang băn khoăn làm thế nào để phân biệt a6400 với a6300 và a6500 thì trước hết hãy để ý các con số. Số càng cao thì máy ảnh càng cao cấp, mặc dù a6400 được trang bị một số tính năng mà các máy khác không có.

a6400 có một sự giống nhau không hề nhẹ khi đặt cạnh những người anh em a6xxx của nó [ngoại trừ a6000 là mẫu lâu đời nhất]. Câu hỏi đặt ra là: đâu là những tính năng mới chỉ có trên a6400 mà không có trên a6300 hay a6500? Hãy cùng theo dõi bài so sánh ba sau đây để tìm thấy lời giải đáp nhé!

1. AF: a6400 trang bị công nghệ mới nhất

a6400 có khả năng lấy nét chỉ trong 0.02 giây, nhanh hơn cả tốc độ 0.05 giây vốn đã rất xuất sắc của a6300 và a6500.

Cả ba mẫu máy đều có số điểm nhận diện pha giống nhau là 425 điểm. a6300 và a6500 có 169 điểm nhận diện tương phản, trong khi a6400 được nâng cấp đến 425 điểm [bằng số điểm nhận diện pha].

a6400 hưởng lợi từ thuật toán mới giúp cải thiện khả năng tracking chuyển động của đối tượng: thuật toán này có thể nhận diện đối tượng dựa vào màu sắc, chất liệu [độ sáng], khoảng cách, thông tin khuôn mặt và mắt.

Độ nhạy tối thiểu trong điều kiện thiếu sáng tăng thêm 1 stop so với những gì hai máy đời trước có [-2 Ev so với -1 Ev với khẩu F2].

Cả ba máy được trang bị Eye AF sử dụng điểm nhận diện pha đơn trên mắt của đối tượng [chỉ áp dụng với đối tượng tĩnh]. Tính năng này làm việc với cả AF đơn và AF liên tiếp.

a6400 được ưu ái cho nhiều cải tiến hấp dẫn, bao gồm Eye AF giờ đây đã làm việc được khi bạn nhấn nút bấm màn trập xuống một nửa [khong cần ấn định cho nút custom]. Bạn cũng có thể chọn lấy nét ưu tiên mắt trái hoặc mắt phải, hoặc hoàn toàn tự động.

Cập nhật firmware tương lai [khoảng hè 2019] sẽ bổ sung thêm tính năng Eye AF cho động vật. Tính năng này cũng kết hợp thuật toán AF mới và tốc độ chụp liên tiếp 11 fps, có thể biến a6400 trở thành chiếc máy ảnh giá cả phải chăng hấp dẫn nhất cho các nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã.

2. Ổn định trong body: a6500 là ngoại lệ

Một tính năng khiến a6500 trở thành ngoại lệ so với a6300 và a6400 chính là máy có ổn định hình ảnh trong body máy [IBIS]. Động cơ sensor shift làm việc trên 5 trục [roll, pitch, yaw, X, Y], hỗ trợ chỉnh sai khi máy bị rung, áp dụng với mọi ống kính.

IBIS có thể kết hợp với các ống kính OSS [ổn định 3 trục trên cảm biến và trục Pitch/Yaw trên ống kính], đồng thời làm việc với các ống kính không có tiếp điểm điện tử, mặc dù chỉ dùng được 3 trục.

Trên a6500, hệ thống 5 trục không được đánh giá quá cao, và cũng không có ưu điểm nổi trội gì so với ổn định quang học nói riêng. Video vẫn bị giật [jittering] trong quá trình quay. Ưu điểm thực tế duy nhất có lẽ chỉ là khả năng cho kết quả tử tế khi kết hợp ống kính không có ổn định.

a6300 và a6400 không có IBIS, do đó bạn sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào ổn định quang học trên ống kính, hoặc dùng thêm gimbal để ổn định máy trong lúc quay phim.

3. Màn hình LCD: a6400 có màn hình nghiêng 180°

Trong cả ba máy thì a6300 là mẫu ‘bết’ nhất: không có tính năng cảm ứng, cơ chế màn hình chỉ là nghiêng lên/xuống cơ bản.

a6500 có khả năng nghiêng tương tự, nhưng còn được trang bị thêm tính năng cảm ứng có thể dùng để di chuyển điểm AF và lấy nét [kể cả khi sử dụng EVF].

a6400 không chỉ có khả năng cảm ứng nâng cao, mà còn là mẫu máy duy nhất trong cả ba cho phép nghiêng màn hình đến 180° thuận tiện chụp selfie và làm vlog. Tuy nhiên có một điểm gây tranh cãi là bất kỳ phụ kiện nào gắn lên hot shoe cũng sẽ khiến màn hình không thể sử dụng được đến góc nghiêng nói trên. Có lẽ là giải pháp đa góc với màn hình lật sang bên có thể trở thành một lựa chọn thông minh hơn.

a6400 với màn hình nghiêng 180°

Màn hình trên cả ba máy sở hữu các đặc điểm tương đồng gồm kích thước 3 inch và độ phân giải 921k điểm ảnh.

4. Tốc độ chụp liên tiếp và bộ nhớ đệm: a6500 vượt trội nhất

Cả ba máy đều chụp với tốc độ 11 fps với màn trập cơ và lên đến 8 fps khi chụp Live View với blackout ngắn.

a6400 được cải tiến khi dùng màn trập điện tử: chụp liên tiếp lên đến 8 fps, trong khi a6300 và a6500 chỉ chụp với tốc độ thấp nhất là 3 fps.

a6500 dẫn đầu khi xét về bộ nhớ đệm, với khả năng ghi được 233 ảnh Extra Fine JPG và 107 ảnh RAW ở tốc độ tối đa. a6400 chốt ở vị trí thứ hai với 99 ảnh JPG và 46 ảnh RAW. a6300 tiếp tục dừng ở vị trí tệ nhất với 44 ảnh JPG và 23 ảnh RAW.

Khá đáng tiếc khi a6400 có nhiều cải tiến nhưng lại không có bộ nhớ đệm tương tự chí ít là a6500, kể cả khi hai máy đều có cùng một cấu trúc cảm biến với vi xử lý Front-end LSI được cho là có thể nâng tốc độ xử lý bất kể ở mảng nào.

5. ISO: a6400 được nâng cấp hơn một chút

Điểm chung giữa cả ba máy là cảm biến APS-C Exmor CMOS 24.2MP. a6500 khác biệt từ đây: sử dụng vi LSI tăng khả năng xử lý như đã đề cập bên trên.

a6300 và a6500 có phạm vi ISO giống nhau, từ 100 đến 25600, và mở rộng lên đến 51200.

Mặc dù Sony khẳng định a6500 có hiệu suất tốt hơn, trên thực tế điểm khác biệt chỉ là ít nhiễu hơn khi ở thiết lập NR chuyển sang Normal đối với file ảnh JPG.

a6400 được nâng cấp hơn một chút. Giờ đây phạm vi ISO đạt 32000, mở rộng đến 102400.

Lưu ý là các thông số mở rộng không áp dụng với chế độ video.

6. Time-lapse: kém rõ ràng

Người dùng a6300 và a6500 có thể tận dụng cửa hàng ứng dụng PlayMemories. Trên ứng dụng, người dùng có thể tìm thấy rất nhiều tính năng bổ sung thú vị cho máy ảnh như Digital Filter, Sky HDR,… Tin xấu là có rất nhiều ứng dụng không miễn phí, và một trong số đó là time-lapse [máy ảnh không có sẵn công cụ kiểm soát khoảng cách [intervalometer]].

Từ 2 năm trước, Sony có vẻ đã cho gỡ bỏ khả năng tương thích với cửa hàng PlayMemories trên các dòng sản phẩm mớt nhất, ví dụ như dòng A7 mark III, đồng nghĩa lựa chọn duy nhất để có Time-lapse trên các dòng máy này là mua thêm một intervalometer ngoài.

a6400 báo hiệu sự trở lại của khả năng time-lapse tích hợp trong máy. Người dùng cũng sẽ có tùy chọn tạo phim time-lapse với phần mềm Imaging Edge cho máy bàn [miễn phí]. Hy vọng là phiên bản mới sẽ xuất hiện trên các máy ảnh khác qua cập nhật firmware.

7. Video: a6400 trang bị thêm profile HDR

Cả ba máy đều quay video 4K đến 30 fps sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến và xử lý readout full pixel [6K thông tin được sử dụng và nén còn 4K cho độ sắc nét tăng cường].

Máy có thể xuất 4:2:2 8 bit rõ ràng qua cổng HDMI, có cổng cắm mic 3.5mm nhưng không có cổng xuất headphone.

Ở chế độ 1080p, máy quay với tốc độ đến 120 fps, người dùng còn có thể chọn quay slow motion trực tiếp từ máy ảnh [là chế độ HFR trên a6300], hoặc quay bình thường rồi giảm tốc độ của phim ở hậu kỳ. Trên a6400 và a6500, chế độ Quick&Slow cho phép chọn tốc độ khung hình từ 1 fps đến 120 fps đồng nghĩa người dùng có thể tạo video quick motion.

Picture Profiles chuyên biệt được sử dụng tương đồng trên cả ba máy, có thể tùy chỉnh, bên cạnh chế độ gamma S-Log2 và S-Log3 để ghi thêm dynamic range và color grading ở hậu kỳ. a6400 trang bị thêm profile HLG [HDR] để dùng với các thiết bị tương thích.

Một điểm trải nghiệm thực tế thú vị trên a6400 đó là máy có vẻ không quay tới giới hạn 30 phút/clip [chí ít là đối với máy US].

a6300 thiếu hẳn một tùy chọn bổ sung là khả năng trích ảnh tĩnh JPG 8MP từ phim 4K.

8. Thiết kế: khác biệt rất nhỏ trên a6500

a6300 và a6400 có vẻ ngoài gần như không có quá nhiều khác biệt, từ kích thước, trọng lượng đến thiết kế. Kính ngắm cũng giống nhau: panel OLED  0.39 inch, 2.6M điểm ảnh và độ phóng đại 0.7x.

a6500 cũng có nhiều nét tương đồng, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể bỏ qua một số điểm khác biệt nổi bật của máy. Ví dụ như phần báng cầm có thiết kế hơi lồi lên một chút, ở mặt trên của máy có 2 nút custom thay vì chỉ 1 nút, nút ON/OFF và nút bấm màn trập hơi lớn hơn, và họa tiết của vòng chỉnh phơi sáng cũng khác [nổi khối rõ hơn, dạng chấm điểm/đan lưới].

Việc giữ nguyên thiết kế cũ cho a6400 có thể mang lại sự thân thuộc, dễ tiếp cận cho máy mới, nhưng đồng thời cũng làm phát sinh các giới hạn về công thái học và khả năng sử dụng.

a6300 có phiên bản hệ thống menu cũ nhất, không hề thân thiện với người dùng. a6500 được nâng cấp hơn một chút với các tùy chọn đa dạng để sắp xếp dễ dàng hơn, mỗi trang có tiêu đề giúp người dùng hiểu được các thiết lập đang xem.

 a6400 có vẻ được trang bị giao diện mới nhất từng thấy trên thế hệ A7 mark III, được xem là một nước đi đúng hướng. Máy còn có trang My Menu để người dùng thiết lập lối tắt cho các tùy chọn ưa thích.

Một số điểm khác biệt nho nhỏ khá nổi bật khác trên a6400 gồm có:

– Tự động cân bằng trắng có thể khóa khi nhấn nút bấm màn trập xuống một nửa hoặc khi chụp liên tiếp [Shutter AWB Lock]

– Tùy chọn tỉ lệ khung hình 1:1 đối với ảnh SOOC JPG

– Xếp hạng và bảo vệ ảnh của bạn khỏi bị xóa khi ở chế độ xem lại

– Cải thiện chức năng peaking và màu phụ [màu xanh blue]

Các tính năng chỉ có a6300 là thiếu, như là:

– Tuổi thọ màn trập 200,000 vòng

– Tốc độ refresh EVF, khả năng chọn giữa 50/60Hz và 100/120Hz [phụ thuộc vào chế độ sử dụng là PAL hay NTSC]

– Kết nối bluetooth để ghi lại thông tin địa điểm

10. Giá bán

a6300 là mẫu máy cũ nhất và rẻ nhất, với giá $750.

a6500 đắt nhất với giá $1200.

Mẫu máy mới a6400 nằm giữa với giá $900.

Giá trên là giá khởi điểm cho body. Tùy vào kit kèm, giá sẽ dao động thêm khoảng $200 trở lên.

Tạm kết

Chúng ta có thể tóm tắt đơn giản cả ba máy như sau:

  • – a6300: tính năng ít nhưng giá rẻ
  • – a6400: có ổn định 5 trục, bộ nhớ đệm tốt hơn và màn hình cảm ứng
  • – a6500: AF mới nhất, màn hình thân thiện với nhu cầu vlog

Mặc dù a6400 chưa chính thức ra mắt, có thể dự đoán chất lượng hình ảnh và video của máy cũng không quá khác biệt, ngoại trừ cải thiện nhỏ về hiệu suất ISO cao.

Xét về các thông số thì a6400 có vẻ là sự lựa chọn hấp dẫn nhất: giá cả cạnh tranh, hệ thống AF nâng cấp tốt hơn, tốc độ chụp liên tiếp tuyệt vời và màn hình cảm ứng nghiêng 180°. Chỉ có cái là máy thiếu ổn định 5 trục, là một thiếu khuyết đáng tiếc khi mà các vlogger có thể tận dụng rất tốt từ tính năng này.

[Theo MC]

máy ảnh sonysony a6300Sony A6400Sony A6500Sony mirrorless

Video liên quan

Chủ Đề