So sánh tiêm 5in1 và 6in1

Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng [tiêm phòng miễn phí] của Bộ Y Tế hiện nay đã triển khai tiêm 12 loại vắc-xin cho tất cả trẻ em. Dù là tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ thì cũng đều giúp ngăn chặn sự lây nhiễm các bệnh nguy hiểm nhất cho trẻ em. Trong các chương trình tiêm chủng, hẳn bạn đã từng thắc mắc không biết nên nên tiêm vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về các vắc-xin này thông qua bài viết sau đây.

Mục đích của việc tiêm chủng là gì?

Vắc-xin hỗn hợp [ví dụ vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1] là vắc-xin giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh cho trẻ trong cùng 1 mũi tiêm. Các bệnh được phòng ngừa có thể bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và các bệnh gây ra do Haemophilus influenzae týp B [Hib]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ nhỏ. Trẻ em rất dễ mắc phải những bệnh này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Hậu quả trẻ phải chịu là vô cùng nặng nề, với tỷ lệ tử vong cao hàng năm ở các nước.

Việc tiêm chủng giúp tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tránh được các bệnh truyền nhiễm, trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, không bị di chứng tác động đến thể chất và trí não. Đặc biệt, việc tiêm chủng vắc-xin hỗn hợp giúp giảm số lần tiêm, không chỉ giúp trẻ ít bị đau nhiều lần, phụ huynh dễ ghi nhớ lịch tiêm mà chi phí tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị bệnh.

Việc tiêm chủng giúp tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể của trẻ trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Những điều cần biết về vắc-xin 5 trong 1 ComBE Five

Vắc-xin 5 trong 1 là vắc-xin phối hợp để phòng ngừa 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay có 2 loại vắc-xin 5 trong 1 là Pentaxim và ComBE Five. Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng [tiêm phòng miễn phí] của Bộ Y Tế đã triển khai 12 loại vắc-xin cho trẻ em Việt Nam, trong đó có vắc-xin ComBE Five.

Vắc-xin ComBE Five do công ty Biological, Ấn Độ sản xuất. Đây là vắc-xin mới được sử dụng tại Việt Nam từ tháng 6/2018. Thay thế cho vắc-xin Quinvaxem đã chính thức ngừng lưu hành tại Việt Nam. Vắc-xin ComBE Five phòng được bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh lý do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B [Hib].

Theo thông tin từ Bộ Y tế, vắc-xin ComBE Five đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định WHO từ năm 2012, được UNICEF chấp nhận và được sử dụng tại 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Ngoài ra, ComBE Five cũng có thành phần tương đương với vắc-xin Quinvaxem trước đây. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cũng đạt tiêu chuẩn an toàn, có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch.

Vắc-xin ComBE Five do công ty Biological Ấn Độ sản xuất, được sử dụng trong tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam

Lịch tiêm

Vắc-xin giúp trẻ ngừa được các bệnh nguy hiểm trong những tháng đầu đời. Bộ Y tế khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ tiêm sớm, đảm bảo đủ mũi, đúng lịch tiêm. Nên tiêm 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 trước 6 tuần tuổi trẻ còn miễn dịch từ mẹ. Trẻ cần được tiêm 3 mũi chính trước 1 tuổi. Mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày-1 tháng. Lịch tiêm phòng vắc-xin như sau:

Lịch tiêm vắc-xin 5 trong 1 ComBE Five

  • Mũi 1: lúc 2 tháng tuổi;
  • Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng;
  • Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng;
  • Mũi tiêm nhắc: khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi.

Các chuyên gia khuyến cáo nếu trễ lịch tiêm, trẻ có thể được tiêm sớm ngay sau đó mà không phải tiêm lại từ đầu. Trường hợp trẻ đang tiêm Quinvaxem nhưng không còn lưu hành vắc-xin này nữa, có thể tiếp tục tiêm thay thế bằng vắc-xin ComBE Five với liều tiếp theo mà không phải tiêm lại từ đầu.

Lịch tiêm vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim

  • 3 mũi đầu: tiêm cho trẻ lúc 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Mũi tiêm nhắc: khi trẻ 16 – 18 tháng tuổi.

Lịch tiêm vắc-xin 6 trong 1 Infanrix hexa

  • 3 mũi đầu: tiêm cho trẻ lúc 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Mũi 4 nhắc lại khi trẻ 16 – 18 tháng tuổi.
Trẻ nên được tiêm sớm, đảm bảo đủ mũi, đúng lịch tiêm

Những điểm khác biệt chính giữa vắc-xin 5 trong 1 và 6 trong 1

Vắc-xin 5 trong 1 và 6 trong 1, về cơ bản đều là những vắc-xin phối hợp, giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp trong cùng 1 mũi tiêm; và được chỉ định tiêm phòng cho trẻ khi 2 tháng tuổi. Điểm khác biệt có thể thấy để lựa chọn nên tiêm 5 trong 1 hay 6 trong 1 là:

Vắc-xin 5 trong 1 Vắc-xin 6 trong 1
Phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, các bệnh lý do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B [Hib] và:
  • Viêm gan B đối với vắc-xin ComBE Five
  • Bại liệt đối với vắc-xin Pentaxim
Phối hợp phòng được nhiều bệnh hơn vắc-xin 5 trong 1. Cụ thể: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và các bệnh gây ra do Haemophilus influenzae týp B [Hib]
Trẻ cần tiêm hoặc uống bổ sung vắc-xin khác tùy loại. Cụ thể:
  • Uống/tiêm bổ sung ngừa bại liệt đối với ComBE Five
  • Tiêm bổ sung viêm gan B đối với Pentaxim
Trẻ được ngừa đủ 6 loại bệnh mà không phải tiêm bổ sung
Có vắc-xin ComBE Five được dùng trong tiêm chủng mở rộng tại VNVC Cả 2 loại hiện có đang được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ

Nên tiêm 5 trong 1 hay 6 trong 1?

Các công ty vắc-xin khuyến cáo cần tiêm cố định một loại vắc-xin của cùng nhà sản xuất. Tuy nhiên trong trường hợp bất khả kháng, vắc-xin 5 trong 1 và 6 trong 1 có thể hoán đổi được. Việc lựa chọn nên tiêm 5 trong 1 hay 6 trong 1 không quan trọng. Quan trọng là phụ huynh cần cho trẻ tiêm bổ sung đầy đủ 6 thành phần phòng bệnh. Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và khả năng của mỗi gia đình. Chỉ cần đảm bảo đủ mũi tiêm, đủ khoảng cách giữa các mũi tiêm. Các vắc-xin có cùng thành phần kháng nguyên thường cần cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Việc lựa chọn tiêm vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 đều tốt miễn là tuân thủ các quy định tiêm phòng

Giá tham khảo vắc-xin tại hệ thống tiêm chủng VNVC:

Vắc-xin 5 trong 1:

  • Vắc-xin ComBE Five được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng [không mất phí].
  • Vắc-xin Pentaxim [sản xuất tại Pháp và Canada bởi Công ty Sanofi Pasteur thuộc Tập đoàn Sanofi-Aventis [Pháp]]: 785.000 VNĐ.

Vắc-xin 6 trong 1 chỉ đang được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ:

  • Vắc-xin Infanrix Hexa sản xuất bởi GlaxoSmithKline [Bỉ]: 915.000 VNĐ
  • Vắc-xin Hexaxim sản xuất bởi Sanofi Pasteur [Pháp]: 1.015.000 VNĐ.

Vắc-xin phối hợp vừa giúp trẻ bớt đau vừa giảm số lần tiêm. Các bậc cha mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm sớm, đủ số mũi và đúng lịch tiêm. Việc tiêm chủng giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, tránh hậu quả nghiêm trọng về sau. Trên đây là những thông tin tham khảo. Bạn hãy liên hệ với các trung tâm tiêm chủng gần nhất để được tư vấn về vắc-xin chính xác và đầy đủ nhé!

Ngày nào tui cũng bắt gặp câu hỏi này, và đa số những lời tư vấn sẽ là 6in1. Vậy có chuẩn không? 5in1 đáng sợ vậy mà sao Bộ Y tế vẫn cho sử dụng trong Chương trìn tiêm chủng mở rộng [TCMR]?

Hai loại vacxin này khác nhau thế nào? Chúng ta cùng tìm câu trả lời.

Vacxin là những con virus hoặc vi khuẩn bị giảm động lực, tức là nó đã rất yếu ớt khi đưa vào cơ thể chúng ta. Lúc này, nhiệm vụ của cơ thể rất nhẹ nhàng, là tiêu diệt mấy con đó trong một nốt nhạc, và tạo ra kháng thể về sau. Vacxin không ngừa được bệnh 100% nhưng giảm khả năng mắc bệnh xuống rất thấp, và cho dù có bệnh thì triệu chứng cũng rất nhẹ, so với những người không tiêm vacxin.

  • Vacxin 5in1 ComBE Five: Được sử dụng trong chương trình TCMR [miễn phí], giúp trẻ phòng được 5 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh lý do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B [Hib].
  • Vacxin 6in1 [dịch vụ] là loại vacxin phối hợp phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm, bao gồm 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và các bệnh gây ra do Haemophilus influenzae týp B [Hib].

Nhìn vô ta dễ dàng nhận biết, 6in1 khác 5in1 là có thêm thành phần BẠI LIỆT. Nhưng đó không phải là lý do khiến 5in1 mang “tai tiếng” trong cộng đồng bỉm sữa. Vậy thì do đâu? Trả lời: Do thành phần HO GÀ.

Ở 5in1 là vacxin ho gà toàn tế bào, còn ở 6in1 là vacxin ho gà vô bào. Đại khái, toàn tế bào là con bò tót bị cưa sừng, còn vô bào là con bò tót vừa bị cưa sừng vừa bị chặt què cái chân. Và đương nhiên, dũng sĩ đấu bò [hệ miễn dịch] sẽ hạ gục con bò bị què dễ hơn con bò kia. Đó là lý do mà mấy em bé tiêm 5in1 có phản ứng sau tiêm mạnh hơn mấy bé tiêm 6in1.

Nhưng cái gì cũng có giá của nó, dũng sĩ chiến thắng con bò không què tất nhiên kỹ năng giỏi hơn dũng sĩ chiến thắng con bò què. Trong 10 năm đầu, sức đề kháng với bệnh ho gà ở 5in1 và 6in1 là như nhau. Nhưng sau đó thì ho gà 5in1 bắt đầu thể hiện sức mạnh, đường dài mới biết sức ngựa [xem ảnh 1+2].

Vậy còn mấy trường hợp tử vong do tiêm 5in1 gây xôn xao dư luận thời gian qua, lý giải ra sao?! Thú thực, là một người cha, tui cũng rất xót xa và sợ hãi khi đọc những tin như thế. Nhưng sau đó bắt đầu tìm hiểu, đọc các bài phân tích của các bác sĩ trong và ngoài nước, thì tui dần dần tìm được câu trả lời:

  • Thứ nhất: các trường hợp tử vong đó, gần hết các gia đình không đồng ý cho giải phẫu tử thi vì thương con, cho nên không thể có câu trả lời chính xác, do vacxin hay là do nguyên nhân nào khác trùng thời điểm? Cũng có vụ tử vong cha mẹ đồng ý cho khám nghiệm, và hội đồng khám nghiệm đã xác định là nguyên nhân khác, không phải là do vacxin.
  • Thứ hai: cho dù nguyên nhân là do vacxin đi nữa, thì khi so 5in1 với 6in1 hãy so cho công bằng. Đó là trong một năm, số trẻ em tiêm 5in1 tính đến hàng triệu, còn tiêm 6in1 chỉ đến hàng chục nghìn, thì so sánh vậy có quá bất công cho 5in1 không? [Này là tui dựa vào thống kê trong các bài viết của các bác sĩ, bạn nào có số liệu chính xác thì cung cấp, mình google không thấy]. Xin nhắc lại, những bé đã tử vong sau khi tiêm chủng chưa chắc đã do vacxin gây ra.
  • Lấy ví dụ tượng hình như sau: Để đi một quãng đường, có 2000 người đi xe máy và có 10 người đi bộ. Trong 2000 người đi xe máy có 3 người bị tai nạn, trong 10 người đi bộ có 1 người bị tai nạn. Chẳng nhẽ lại kết luận là đi xe máy nguy hiểm hơn đi bộ, vì 3 > 1 . So sánh như vậy không có giá trị về mặt thống kê. Muốn đánh giá 6in1 có an toàn hơn 5in1 hay không, thì phải thống kê trên số trẻ tiêm chủng bằng nhau ở cả 2 loại vacxin này.

CHO ĐẾN GIỜ PHÚT NÀY, CHƯA CÓ BẤT CỨ NGHIÊN CỨU, BẰNG CHỨNG, Y VĂN NÀO KẾT LUẬN LÀ VACXIN 5IN1 NGUY HIỂM HƠN 6IN1.

Cái quan trọng nữa, là cha mẹ hãy phân biệt cho rõ, đâu là phản ứng sau tiêm, đâu là sốc phản vệ. Hai cái này khác nhau, đừng nhập nhằng. Sốc phản vệ mới nguy hiểm, còn phản ứng sau tiêm thì không. Mấy bé tiêm 5in1 bị nóng sốt đau nhức là bị phản ứng sau tiêm chứ không phải sốc phản vệ [Xem ảnh 3+4+5].

Cuối cùng, là nên tiêm loại nào cho con? Câu trả lời là tùy gia đình, tùy điều kiện, và tùy độ hiểu biết của cha mẹ. Cá nhân tui, tui có lời khuyên như sau [đây là quan điểm cá nhân, không yêu đừng nói lời cay đắng]:

  • Những bé nào nên tiêm 5in1: Tất cả em bé có thể trạng bình thường, không mắc những bệnh lý hiểm nghèo, chưa từng bị sốc phản vệ bởi lần tiêm vacxin trước đó. Nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên sẽ được miễn phí.
  • Những bé nào nên tiêm 6in1: Tiêm 6in 1 các bé sẽ ít nóng, sốt hơn nên Ngoài bệnh lý ra thì còn phải xét tới hoàn cảnh gia đình. Nhà nào mà neo đơn, cha mẹ sức khỏe kém không đủ sức để chăm con sốt, hoặc sinh đôi sinh ba thì cũng nên tiêm 6in1 cho nhẹ đầu cha mẹ. Khi bé đến 10 tuổi thì cho đi tiêm mũi ho gà nhắc lại [mấy bé đã tiêm 5in1 thì lớn lên không cần tiêm nhắc lại]. Tuy nhiên sẽ tốn tiền hơn ^^

TIÊM LOẠI NÀO CŨNG ĐƯỢC, QUAN TRỌNG LÀ ĐỪNG BỎ TIÊM. VACXIN LÀ PHÁT MINH VĨ ĐẠI CỦA NHÂN LOẠI, ĐỪNG CÓ BA TRỢN MÀ ĐÒI QUAY LẠI THỜI TIỀN SỬ.

Tham khảo thêm:

  • Bài viết của bác sĩ Tôn Nữ Thụy My. Bài này chị viết tháng 09/2017. Lúc đó vacxin 5in1 là Quinvaxem chứ không phải Combe Five, nhưng thành phần ho gà là toàn tế bào như nhau.
  • Bài viết của bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, viết tháng 3/2018. Lúc này cũng là vacxin Quinvaxem chứ chưa đổi sang Combe Five.
  • Ảnh: sách “Để con được ốm”, xuất bản 2016. Đồng tác giả: Uyên Bùi & Nguyễn Trí Đoàn.
  • Chọn tiêm vacxin 6in1 hay 5in1
  • Chọn tiêm vacxin 6in1 hay 5in1
  • Chọn tiêm vacxin 6in1 hay 5in1
  • Chọn tiêm vacxin 6in1 hay 5in1
  • Chọn tiêm vacxin 6in1 hay 5in1

Nguồn: FB Ngô Hải Duy

Video liên quan

Chủ Đề