So sánh tố tụng hành chính và tố tụng dân sự

Xuất phát từ những khác biệt về tính chất đặc thù quan hệ tranh chấp, do đó giữa thủ tục tố tụng hành chính và tố tụng dân sự sẽ có nhiều điểm khác nhau cơ bản.

Tiêu chí

TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

TỐ TỤNG DÂN SỰ

Căn cứ pháp ly

Phạm vi giải quyết

Người tham gia tố tụng

Đương sự là cơ quan, tổ chức

Người đại diện của đương sự trong tố tụng

Ủy quyền lại cho bên thứ 03

Thời hiệu khởi kiện

Thời hạn xem xét đơn khởi kiện của thẩm phán

Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện

Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa

Luật tố tụng hành chính 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Giải quyết vụ án hành chính về:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

- Khiếu kiện danh sách cử tri.

Giải quyết các vụ án về:

-Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động [vụ án dân sự];

-Việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động [việc dân sự];

-Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

- Đương sựbao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Người đại diện của đương sự,

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,

- Người làm chứng,

- Người giám định,

- Người phiên dịch.

- Đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

- Người làm chứng

- Người giám định

- Người phiên dịch

- Người đại diện

Các cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không được tham gia tố tụng với tư cách là đương sự trong TTHC. [Khoản 11 Điều 3 và khoản 3 Điều 60]

Các cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân vẫn có thể là đương sự trong TTDS:

“Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng”. [Khoản 5 Điều 74]

Cán bộ, công chức trong các cơ quan Thanh tra, Thi hành án, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật [Điều 60]

Cán bộ, công chức trong các cơ quan Thanh tra, Thi hành án vẫn được làm người đại diện. Riêng sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an có được làm người đại diện trong TTDS hay không thì vẫn còn những quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhấtcho rằng theo quy định tại Khoản 3 Điều 87 Bộ luật TTDS 2015 thì: ” Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong TTDS, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật” nên sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong TTDS.

- Quan điểm thứ haithì theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân không phải là công chức. Do đó, sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân được làm người đại diện trong TTDS.

Đại diện được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ 3 [Khoản 5 Điều 60]

Không có quy định.

Riêng đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng [Điều 85 BLTTDS]

Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nếu thời hiệu khởi kiện đã hết [Điểm g Khoản 1 Điều 143]

Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện khi đương sựcó yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết [Điểm e Khoản 1 Điều 217]

3 ngày làm việc

5 ngày làm việc

10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về nộp tiền tạm ứng án phí.

Không quy định trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện rút lại đơn khởi kiện [Điều 123]

Có quy định việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện rút lại đơn khởi kiện [Điều 192]

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khản cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm

Đối với một số yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm [Điều 136 BLTTDS]

Đại diện Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm [Điều 25].

Đại diện Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong một số trường hợp mà pháp luật có quy định [Điều 21].

Video liên quan

Chủ Đề