Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Thực hành Tiếng Việt trang 71 Ngữ văn lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 71 ​​​​​​​[Chân Trời Sáng Tạo]

Câu 1 [trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

- Cách viết “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” không nhấn mạnh được công sức và sự chờ đợi, tình yêu thương, chăm bẵm của ông dành cho cây ổi mà nhấn mạnh việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả.

- Cách viết “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” nhấn mạnh sự chú ý của người đọc tới công sức của người ông.

Câu 2 [trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời: 

a. Câu văn nhiều thành phần vị ngữ: "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây."

b. Tác dụng: nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.

Câu 3 [trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấuấy,tôi sẽ không bao giờ quên.

Câu 4 [trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời: 

- Ví dụ: Mùa hè bắt đầu gõ cửa, hàng thông xanh reo vui, đu đưa theo làn gió nhè nhẹ của buổi đầu hè vừa được thổi vào từ biển cả bao la.

- Chú thích: phần in đậm là phần mở rộng nội dung tả về một đối tượng

Câu 5 [trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời: 

a. Từ ngữ nhân hóa: khói vui, ngọn lửa nhảy nhót reo vui.

b. Tác dụng:

- Làm cho câu văn hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

- Nhấn mạnh các hình tượng khói, ngọn lửa, giúp các sự vật hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người.

* Viết ngắn

Đề bài [trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Viết một đoạn văn [khoảng 150 đến 200 chữ] kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Bài làm tham khảo

     Hè đến, tôi được ra nhà bác ở biển Diêm Điền chơi. Đó là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Nhà bác nằm cạnh biển, ồn ã, tươi vui. Tôi đã vô cùng sung sướng khi đứng trước không gian bao la. Sóng biển vỗ vào bờ. Những sóng nước xô nhau chạy nhảy vui mắt. Ông mặt trời sau ngọn núi xa xa đang vươn mình thức giấc. Tôi cùng gia đình bác ngắm bình minh, ngắm từng đoàn thuyền nô nức trở về sau một buổi đêm ra khơi. Nước biển trong xanh. Cát vàng thơm mùi sớm mai, mùi của hương nồng nàn và mang theo hơi mằn mặn của biển cả. Những cành dừa dọc bờ biển đu mình trong gió. Cây nào cây nấy ngả nghiêng như người thiếu nữ duyên dáng. Tiếng cười nói vang lên rộn rã. Không gian biển xanh bao la làm lòng tôi thấy thư thái, rộng mở hơn bao giờ hết. Tôi yêu, tôi sẽ nhớ mãi về tháng ngày vô tư, vô lo và vui vẻ hòa mình cùng mênh mang sóng nước. 

Chú thích:

- Nhân hóa: in đậm

- Câu có nhiều vị ngữ: gạch chân.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 bài Thực hành Tiếng Việt trang 71 - sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Ngữ văn lớp 6 trang 67 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt [trang 67], thuộc sách Chân trời sáng tạo.

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 6 có thể chuẩn bị bài nhanh chóng, đây đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt [trang 67]

1. Đọc đoạn ca dao sau:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.

  • Phồn hoa: nơi có cuộc sống náo nhiệt và giàu có, xa hoa.
  • Không thể thay thế. Bởi “phồn vinh” dùng để chỉ sự thịnh vượng, đang phát triển tốt đẹp [thường dùng cho quốc gia, đất nước].

b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.

  • Biện pháp tu từ so sánh: phố - mắc cửi, đường - bàn cờ.
  • Tác dụng: Giúp người đọc thấy được sự đông đúc, nhộn nhịp của kinh thành Thăng Long.

c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.

  • Các từ láy: ngẩn ngơ.
  • Tác dụng: Cho thấy sự ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ đẹp của chốn kinh thành.

d. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.

  • Không thể dùng cụm “bút đây” thay cho “bút hoa”.
  • Nguyên nhân: Từ “bút hoa” cho thấy sự khéo léo, tài năng của người viết ra bài thơ.

2. Đọc bài ca dao sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?

- Nghĩa của từ “sẵn”: ở trạng thái có thể sử dụng được ngay hoặc hành động được ngay, do đã được chuẩn bị

- Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện. Từ sẵn đã cho thấy được sự giàu có, trù phú của thiên nhiên ở Tháp Mười.

b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên.

Điệp từ “sẵn”: nhấn mạnh vào sự giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.

3. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:

Câu

Từ điền vào chỗ trống

1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động… những phương án giải quyết.

a. hoàn thành

2. Bạn Nga… bạn Nam làm lớp trưởng

b. con

3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang… bà một ít cam ạ!

c. chú

4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã… cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.

d. lung linh

5. Một bài văn… cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

đ. long lanh

6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ… những bài tập còn lại nhé!

e. đề xuất

7. Người thợ săn bị một… hổ tấn công.

g. đề cử

8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.

h. biếu

9. Đôi mắt nó… như hai hòn bi ve.

i. hoàn chỉnh

10. Bóng trăng… trên mặt nước

k. tặng

Gợi ý:

1 -  e. đề xuất

2 -  g. đề cử

3 - h. biếu

4 - k. tặng

5 - i. hoàn chỉnh

6 - a. hoàn thành

7 - b. con

8 - c. chú

9 - đ. long lanh

10 - d. lung linh

4. Đoạn đoạn văn sau:

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

  • Các từ láy là: mộc mạc tha thiết, ngọt ngào, bâng khuâng, xao xuyến.
  • Tác dụng: Các từ láy góp phần thể hiện vẻ đẹp của bài ca dao, cũng như tâm trạng của tác giả khi đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

* Viết ngắn:

Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn [từ 150 đến 200 chữ] để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.

Gợi ý:

Đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đầu tiên là vẻ đẹp hùng vĩ của rừng núi Tây Bắc với những thảm ruộng bậc thang. Tiếp theo là Hồ Gươm với tháp Rùa cổ kính, cầu Thê Húc cong cong giữa lòng thủ đô Hà Nội. Xuôi về với miền Trung, hình ảnh bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng trong hoàng hôn mới đẹp làm sao. Đến với miền Tây Nam Bộ, chúng ta sẽ cảm thấy ấn tượng với những miệt vườn rộng lớn đầy hoa thơm, trái ngọt. Cuối cùng là những cánh rừng ngập mặn còn nguyên vẻ hoang sơ của mảnh đất cực Nam Tổ quốc. Nơi nào cũng mang một nét đẹp riêng khiến con người phải yêu mến, say mê.

Cập nhật: 26/10/2021

Video liên quan

Chủ Đề