Sự khác nhau giữa phản ánh (cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở)

Tâm Lý Học Đại Cương

By
LionLee
-
October 24, 2015
0
9030
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm
Sự khác nhau giữa phản ánh (cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở)

Mục Lục

  • Câu 11 (1đ): Nêu đặc điểm của NTCT. Cho VD minh họa.
  • Câu 12 (4đ): Phân biệt tình cảm và nhận thức. Chỉ ra mối quan hệ giữa chúng.
  • Câu 13 (2đ): Phân tích đặc điểm tính giao lưu của nhân cách, từ đó rút ra kết luận cần thiết.
  • Câu 14 (2đ): Phân tích đặc điểm tính tích cực của nhân cách, từ đó rút ra kếtluận cần thiết.
  • Câu 15 (2đ): Ý thức là gì? Phân tích cấu trúc của ý thức.

Nhận thức là gì?

Trước khi so sánh nhận thức và tình cảm, cần hiểu được những định nghĩa cơ bản về vấn đề này. Đầu tiên nhận thức là gì?

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.

Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Như vậy, nhận thức là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh mà còn phản ánh cả hiện thực xung quanh mình. Đồng thời nhận thức cũng phản ánh cái hiện tại, cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.

Dựa vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai mức độ:

– Nhận thức cảm tính: phản ánh thuộc tính bên ngoài( cảm giác và tri giác). Ví dụ: khi nhìn thấy một chiếc máy tính xách tay thì nhận thức cảm tính cho chúng ta thấy được màu sắc, kích thước , nhãn hiệu của chiếc máy tính

– Nhận thức lí tính: phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật. Ví dụ: khi nhìn thấy chiếc máy tính xách tay, bằng nhận thức lí tính ta biết được chất lượng của chiếc máy tính

Tình cảm là gì? So sánh tình cảm và nhận thức

by

Tình cảm là gì? So sánh tình cảm và nhận thức

Mục Lục:

  • Khái niệm tình cảm:
  • Khái niệm nhận thức:
  • Vai trò của tình cảm
    • a) Đối với hoạt động nhận thức:
    • b) Đối với hoạt động:
    • c) Đối với đời sống:
    • d) Đối với công tác giáo dục con người:
  • So sánh tình cảm và nhận thức
    • a) Giống nhau
    • b) Sự khác nhau
  • Mối quan hệ giữa tình cảm và nhận thức
  • Kết luận

Khái niệm tình cảm:

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con người.

Khái niệm nhận thức:

Nhận thức là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, không chỉ “cái bên ngoài mà cả bản chất bên trong, các mối quan hệ mang tính qui luật chi phối sự vận động, phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai mức độ:
Nhận thức cảm tính: phản ánh thuộc tính bên ngoài (cảm giác và tri giác).
Ví dụ: khi nhìn thấy một chiếc máy tính xách tay thì nhận thức cảm tính cho chúng ta thấy được màu sắc, kích thước, nhãn hiệu của chiếc máy tính.
Nhận thức lí tính: phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật.
Ví dụ: khi nhìn thấy chiếc máy tính xách tay, bằng nhận thức lí tính ta biết được chất lượng của chiếc máy tính.
Sự khác nhau giữa phản ánh (cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở)

Vai trò của tình cảm

a) Đối với hoạt động nhận thức:

Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái lí của tình cảm, chỉ đạo tình cảm, lí và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất trong một con người.

Ví dụ: Bác Hồ, chính vì lòng yêu nước là động lực mạnh mẽ thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc ta.

b) Đối với hoạt động:

Tình cảm chiếm vị trí dặc biệt quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi của con người. Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động; đồng thời tình cảm thúc đẩy con người hoạt động giúp con người vượt qua nhũng khó khăn trở ngại gặp phải.

Ví dụ:Edixơn chính vì niềm đam mê phát minh mà ông đã trải qua hơn 2000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn.

c) Đối với đời sống:

Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống con người, con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được. Khi con người bị đói tình cảm thì đời sống con người bị rơi vào tình trạng rối loạn và con người không thể phát triển bình thường về mặt tâm lí.

d) Đối với công tác giáo dục con người:

Xúc cảm, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng vừa là điều kiện, vừa là phương tiện giáo dục, đồng thời cũng là nội dung và mục đích của giáo dục. Tài năng của nhà giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu nghề và tình thương yêu tuổi trẻ, thiếu lòng yêu nghề, yêu học sinh thì người thầy khó trở thành người thầy tốt.

Ví dụ: những đứa trẻ trong thời kì phát triển mà thiếu sự chăm sóc, giúp đỡ của cha mẹ, thày cô, bạnsẽ rt dễ bị trầm cảm và cũng rất d sa vào các tệ nạn xã hội.

  • Tình cảm là gì? So sánh tình cảm và xúc cảm?
  • Đặc điểm đặc trưng của tình cảm, vai trò của tình cảm

So sánh tình cảm và nhận thức

a) Giống nhau

Đều phản ánh hiện thực khách quan: nghĩa là chỉ khi có hiện thực khách quan tác động vào mới có tình cảm và nhận thức.

Đều mang tính chủ thể: nghĩa là tình cảm và nhận thức đều mang những đặc điểm riêng của mỗi người: Cùng một vấn đề nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau thì cũng có những nhận thức và bộc lộ những tình cảm khác nhau.

Đều mang bản chất xã hội: ví dụ trong thời kì phong kiến qui định cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, cmđoán đôi lứa yêu nhau. Vì vậy mọi người đều nhận thức như vậy và tuân theo, những đôi lứa yêu nhau được cho là sai và bị mọi người kì thị, cấm đoán.

b) Sự khác nhau
Tiêu chí
Tình cảm
Nhận thức
Nội dung phản ánh
Tình cảm phản ánh các sự vật hiện tượng gắn liền với nhu cầu và động cơ của con người.
Ví dụ: khi bạn đang ngồi trên lớp học, nhận được tin máy tính của bạn bị mất. Ngay lúc đó bạn sẽ giật mình, rất buồn, lo lắng, hoang mang, ngồi học không yên, đầu óc bạn lúc đó chỉ nghỉ về chiếc máy tính bị mất, bạn không thể tập trung học
Phản ánh thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Ví du: Khi nhận tin máy tính của bạn bị mất, về nhận thức bạn biết được rằng máy tính của bạn đã không còn, nó mất khi nào, mất ở đâu, tại sao nó mất, và trong đầu bạn nghĩ ai là người lấy cái máy tính của mình.
Phạm vi phản ánh
Mang tính lựa chọn, chỉ phản ánh những sự vật có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu hoặc động cơ của con người mới gây nên tình cảm.
Ít tính lựa chọn hơn, rộng hơn. Bất cứ sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan tác động vào các giác quan của ta đều được phản ánh với những mức độ sáng tỏ, đầy đủ, chính xác khác nhau.
Phương thức phản ánh
Thể hiện tình cảm bằng những rung cảm, bằng những trải nghiệm.
Ví dụ: khi chiếc máy tính của bạn bị mất thì bạn rất buồn: nó thể hiện trên khuôn mặt lo lắng, hoang mang…
Phản ánh thế giới bằng những hình ảnh (cảm giác, tri giác) bằng những khái niệm (tư duy).
Ví dụ: khi bạn mất cái máy tính thì bạn biết trằng cái máy tính của bạn đã bị mất rồi, nó không còn nữa.
Con đường hình thành
Khó hình thành, ổn định. Bền vững, khó mất đi.
Ví dụ: để hình thành trong con người lòng yêu nước thì rất khó. Nhưng khi đã hình thành lòng yêu nước thì nó rất khó bị phá bỏ, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lí:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn nó vượt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”.
Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá bỏ.
Ví dụ: để cho mọi người hiểu được thế nào là lòng yêu nước thì rất dễ chỉ cần đưa ra khái niêm: lòng yêu nước xuất phát từ lòng yêu thương gia đình, bạn bè, người thân đến việc lớn lao hơn như tình yêu quê hương, tổ quốc.

Mối quan hệ giữa tình cảm và nhận thức

Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích con người tìm tòi đến với kết quả nhận thức.
Ngược lại, nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất với nhau.

Kết luận

Trong khi đề ra những con đường, những biện pháp xây dựng, giáo dục tình cảm đúng đắn cho học sinh cần chú trọng tới tâm lí của mỗi người.
Tránh sử dụng những biện pháp hình thành tri thức vào việc hình thành tình cảm: “dạy khoa học tự nhiên ta có thể dùng định lí, dùng công thức. Nhưng xây dựng con người, không thể theo công thức được.

Tạo môi trường sống lành mạnh trong việc hình thành nhân cách, tình cảm của bản thân mỗi người.

Sự khác biệt giữa tình cảm và nhận thức

Hai tính từ tình cảm và nhận thức là hai thuật ngữ linh hoạt được ử dụng trong nhiều lĩnh vực, với các ý nghĩa khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta

Sự khác nhau giữa phản ánh (cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở)

PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ

Hiện tượng tâm lí.

Khi ta nhìn, quan sát thấy một sự vật hiện tượng, biểu tượng đó xuất hiện trong đầu của chúng ta. Đó chính là biểu tượng tâm lí.

Khi chúng ta vui hoặc buồn, trạng thái vui hay buồn đó cũng là tâm lí.

Khi chúng ta suy nghĩ và đưa ra một nhận định, đánh giá nào đó, những nhận định đánh giá của chúng ta cũng là các hiện tượng tâm lí.

Có những sự việc không diễn ra tức thời như quá trình suy nghĩ hay như trạng thái vui, buồn mà nó chỉ là những khái quát từ các hiện tượng tâm lí khác.

Ví dụ: khi ta nói yêu lao động thì chúng ta đã đề cập đến một nét tính cách của con người. Đối với một con người như vậy họ rất trân trọng, quý trọng sản phẩm của lao động.

Trong ngôn ngữ Việt, bên cạnh thuật ngữ tâm lí còn có thuật ngữ tâm hồn. Đôi khi người ta tách chữ tâm riêng, chữ hồn riêng. Trong Từ điển tiếng Việt (1988), tâm hồn được định nghĩa là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của mỗi con người.

Các hiện tượng tâm lí, tâm hồn của con người đều có nguồn gốc từ bên ngoài, là sự phản ánh thế giới khách quan. Thế giới vật chất được chuyển vào não, dưới các dạng biểu tượng, hình ảnh đó không dừng lại ở mức độ xơ cứng, bất biến. Nhờ có các giác quan, chúng ta có được những biểu tượng về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Từ vô số các hình ảnh, biểu tượng về những ngôi nhà có thực, trong óc con người dần khái quát hoá, thu gọn tất cả những biểu tượng đó vào một khái niệm: nhà. Chính ngôn ngữ đã giúp cho khả năng nhận biết của con người về thế giới bên ngoài tăng lên một cách đột phá.

Cũng nhờ có ngôn ngữ, tư duy của con người đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại: từ tư duy bằng tay con người chuyển sang tư duy bằng khái niệm. Nhờ có tư duy bằng khái niệm, con người đã có khả năng “nhìn” sâu vào những cái mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Bằng mắt, con người không thể nào nhìn thấy đường đi của hạt ánh sáng song bằng tư duy thì có thể.

Như vậy có thể nhận thấy các hiện tượng tâm lí - thế giới nội tâm của con người, mặc dù là sự phản ánh thế giới bên ngoài song nó là các hiện tượng tinh thần. Thế giới tinh thần này cũng có những cơ chế, quy luật hoạt động cho riêng mình. Bản thân nó có cấu trúc phức tạp. Để có thể nghiên cứu sâu hơn các hiện tượng tâm lí, người ta phân chia chúng thành các lớp hiện tượng khác nhau.

Phân loại các hiện tượng tâm lí.

Có rất nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cách phân loại thường thấy.

Ý thức và vô thức:

Ý thức:

Khái niệm: có nhiều lĩnh vực quan tâm đến ý thức: Triết học, Giáo dục học, Tâm thần học, Tâm lí học…

Với Tâm thần học, ý thức chủ yếu giới hạn ở khả năng định hướng của con người: định hướng thời gian, định hướng không gian và định hướng bản thân. Khái niệm ý thức trong Tâm lí học được hiểu rộng hơn so với Tâm thần học. Như trên đã đề cập, những hình ảnh mà chúng ta quan sát được, những ý nghĩ và nhận định mà chúng ta có được trong quá trình tư duy… đều là những hiện tượng tâm lí. Khi những hiện tượng tâm lí đó lại là đối tượng để chúng ta suy nghĩ: tại làm sao chúng ta quan sát được? Liệu những suy nghĩ và quyết định của chúng ta có đúng hay không?…Khi đó các hiện tượng tâm lí đã được nâng cấp lên bình diện mới: bình diện ý thức. Nói một cách khác, ý thức chính là năng lực hiểu được các hiểu biết. Nói một cách khác, nếu các hiện tượng tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan thì sự phản ánh đó lại một lần nữa được phản ánh lại trong ta - đó chính là ý thức.

Ở động vật cũng có sự phản ánh tâm lí. Tuy nhiên sự phản ánh này chỉ dừng lại ở đó mà không có sự phản ánh lại một lần nữa. Con vật cũng có những khả năng nhận biết song chúng không nhận biết được rằng chúng đang nhận biết. Chúng không có ý thức.

Trong ý thức của con người có một bộ phận đóng vai trò quan trọng: tự ý thức. Tự ý thức là năng lực hiểu được chính mình, hiểu được những mong muốn, những xu hướng của mình. Tự ý thức được xem là “bộ máy chỉ huy” cao nhất trong toàn bộ ý thức của con người.

Cấu trúc: theo quan niệm chung, ý thức bao gồm 3 tầng bậc chính: nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và hoạt động.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính gắn bó mật thiết với nhau là cảm giác và tri giác. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính giúp chúng ta nhận biết được sự tồn tại của thế giới bên ngoài, làm ranh giới giữa thức và ngủ, giữa tỉnh và say.

Nhận thức lí tính cung cấp cho chúng ta những hiểu biết một cách khái quát, những mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.

Trong tầng bậc hoạt động, các hành động có ý thức đóng vai trò là những đơn vị cơ bản. Hành động có ý thức là quá trình con người sử dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của mình tác động vào thế giới hiện thực nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân và xã hội.

Vô thức:

Vô thức là những hiện tượng tâm lí không được ý thức. Nó bao gồm:

Những hành động hoặc những cảm giác diễn ra nhưng người ta không nhận biết được nguyên nhân.

Thành phần tự động hóa trong các kĩ năng, kĩ xảo.

Trạng thái mất ý thức do nguyên nhân sinh lí tự nhiên (mơ ngủ) hoặc do bệnh lí (chấn thương sọ não, sốt cao) hay nhân tạo (gây mê).

Trực giác.

Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào vô thức song vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ trong lĩnh vực này.

Tâm lí bao gồm các quá trình, trạng thái và thuộc tính:

Đây là cách chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách.

Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Các quá trình đều có sản phẩm của mình. Đó có thể là các biểu tượng của nhận thức cảm tính, là khái niệm, nhận định của tư duy, là rung cảm của cảm xúc…

Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong khoảng thời gian dài, mở đầu và kết thúc không rõ ràng và luôn luôn đi kèm theo, làm nền cho các quá trình tâm lí. Ví dụ như chú ý, tâm trạng…

Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, hình thành chậm song cũng khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Thuộc tính tâm lí chính là sự khái quát phối hợp giữa một số quá trình tâm lí với trạng thái tâm lí. Nét nhân cách có thể được xem xét một cách riêng biệt, ví dụ, tính cẩn thận, song chúng cũng có thể kết hợp tạo thành nhóm. Ví dụ như xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất.

Tâm lí bao gồm ba mặt:

Nhận thức: là các quá trình tâm lí giúp cho con người nhận biết được sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ của những sự vật hiện tượng đó. Nhận thức gồm 2 nhóm chính là nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lí tính (chủ yếu là tư duy).

Đời sống tình cảm: nếu như các quá trình nhận thức đem lại cho con người hiểu biết về thế giới khách quan thì đời sống tình cảm lại thể hiện mối quan hệ của chủ thể đối với các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên không phải đối với mọi sự vật hiện tượng mà chỉ là đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà thôi. Gọi nó là đời sống hay lĩnh vực bởi nó mang tính tổng thể (một cách tương đối) và bởi vì trong thành phần của nó có nhiều các thành tố khác nhau, trải dài từ những màu sắc cảm xúc của cảm giác cho đến tình cảm. Ngay trong lĩnh vực này, sự tách biệt đâu là quá trình, đâu là trạng thái, thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối.

Ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Nhờ có ý chí, con người chuyển được từ nhận thức và rung động sang hoạt động thực tiễn. Ý chí luôn đi kèm với hành động do vậy lĩnh vực này còn được gọi là hành động ý chí.

Thế giới các hiện tượng tâm lí của con người là một chỉnh thể trọn vẹn, thống nhất, không thể chia cắt được. Sự phân chia thành các lớp, loại, lĩnh vực trước hết nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu sâu hơn thế giới trừu tượng này. Mỗi cách phân loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ngay trong từng cách phân loại cũng đã mang tính tương đối bởi lẽ không thể xác định được một cách chính xác ranh giới của các hiện tượng, ví dụ giữa ý thức và vô thức hoặc không thể tách biệt một cách máy móc đâu là trạng thái cảm xúc và đâu là quá trình cảm xúc.

CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Nhận thức cảm tính.

Khái niệm:

Mỗi sự vật, hiện tượng quanh ta đều được thể hiện ra bên ngoài hàng loạt các đặc điểm như màu sắc (xanh, đỏ...), trọng lượng (nặng, nhẹ...), khối lượng (to, nhỏ...). Chúng ta biết được những thuộc tính đó là nhờ bộ não. Biểu tượng của những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào ta được gọi là các biểu tượng nhận thức cảm tính. Quá trình chúng ta nhận biết được các thuộc tính đó là quá trình nhận thức cảm tính.

Ví dụ: khi ta nhắm mắt, người bạn đặt vào lòng bàn tay ta một vật gì đó. Nếu không sờ mó, nắm, bóp, ta chỉ có thể cảm nhận được vật đó nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh.

Chúng ta đang quan sát ngôi nhà. Trong đầu chúng ta khi đó xuất hiện hình ảnh ngôi nhà.

Chúng ta có cảm giác nóng, lạnh, trong đầu có hình ảnh ngôi nhà… đó chính là biểu tượng nhận thức cảm tính. Khi chúng ta đang cảm thấy nóng hoặc khi chúng ta đang nhìn ngôi nhà thì đó là quá trình nhận thức cảm tính.

Đặc điểm chung nhất của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh được những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan chúng ta.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính là cảm giác và tri giác.

Cảm giác:

Khái niệm:

Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lí, sơ đẳng, đơn giản nhất. Biểu tượng của nó chỉ là những thuộc tính riêng rẽ của sự vật. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò khởi đầu cho các quá trình tâm lí khác như tưởng tượng, tư duy, trí nhớ… Cảm giác cũng là khâu đầu tiên trong sự nhận thức hiện thực khách quan của con người.

Các loại cảm giác:

Cảm giác bên ngoài:

Cảm giác nhìn (thị giác): cho chúng ta biết thuộc tính ánh sáng, màu sắc, kích thước của đối tượng.

Cảm giác nghe (thính giác): cho chúng ta biết những thuộc tính của âm thanh.

Cảm giác ngửi (khứu giác): giúp con người nhận biết được mùi.

Cảm giác nếm (vị giác): giúp chúng ta nhận biết các loại vị: mặn, nhạt, đắng, cay…

Cảm giác da (mạc giác): cho ta biết về nhiệt độ.

Cảm giác bên trong:

Cảm giác vận động.

Cảm giác thăng bằng.

Cảm giác nội tạng.

Các quy luật cơ bản của cảm giác:

Quy luật ngưỡng cảm giác (quy luật về tính nhạy cảm):

Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên cường độ kích thích phải đạt đến độ nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức độ đó được gọi là ngưỡng cảm giác.

Ngưỡng cảm giác là cường độ tối thiểu của kích thích để có thể gây ra được cảm giác.

Quy luật này còn gọi là quy luật về tính nhạy cảm bởi lẽ khi nói đến tính nhạy cảm cao thì điều đó có nghĩa là chỉ cần cường độ kích thích nhỏ nhưng đã có thể có cảm giác. Ví dụ: người ta nói một người nào đó có đôi tai rất thính có nghĩa là với âm thanh khá nhỏ, trong khi người khác chưa nghe thấy thì người đó đã nghe thấy. Như vậy độ nhạy cảm càng cao thì có nghĩa là ngưỡng cảm giác càng thấp.

Điểm đáng lưu ý ở đây là khi chúng ta nói đến ngưỡng cảm giác là chúng ta đề cập đến đại lượng vật lí, ví dụ như cường độ âm thanh, trọng lượng… còn khi ta nói độ nhạy cảm thì đó lại là “đại lượng” tâm lí. Do không đo được trực tiếp độ nhạy cảm của giác quan nên người ta phải đo nó một cách gián tiếp, thông qua việc đo các kích thích vật lí bên ngoài.

Quy luật thích ứng cảm giác:

Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích.

Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và ngược lại, độ nhạy cảm tăng khi cường độ kích thích giảm. Ví dụ: khi đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích mạnh), đi vào chỗ tối (cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau đó dần dần mới nhìn rõ mọi vật. Điều này là do độ nhạy cảm tăng dần.

Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luật thích ứng. Tuy nhiên mức độ khác nhau. Cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao. Trong bóng tối tuyệt đối, độ nhạy cảm với ánh sáng tăng gần 200.000 lần sau 40 phút. Bên cạnh đó, cảm giác đau hầu như không thích ứng.

Khả năng thích ứng của cảm giác cũng có thể được phát triển do rèn luyện. Ví dụ: công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới 500 - 600C trong hàng giờ đồng hồ.

Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác:

Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Do sự tác động qua lại như vậy, tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi. Kích thích yếu lên cơ quan phân tích này lại làm tăng độ nhạy cảm của giác quan kia. Ngược lại, tác động mạnh lên giác quan này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích khác.

Ví dụ: khi nghe nhạc, có ánh sáng mầu kèm theo thì các bản nhạc cũng được cảm nhận rõ nét hơn.

Tri giác:

Khái niệm:

Tri giác là một quá trình tâm lí nhận thức cảm tính, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan người ta.

Cũng giống với cảm giác, tri giác là một quá trình nhận thức cảm tính.

Là một quá trình vì có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

Là quá trình nhận thức vì biểu tượng tri giác giúp cho con người nhận biết được hiện thực khách quan bên ngoài.

Là cảm tính vì chỉ gọi là biểu tượng tri giác khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan.

Tuy nhiên biểu tượng tri giác là là một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng. Biểu tượng này được cấu thành từ các cảm giác. Ví dụ: hình ảnh ngôi nhà mà chúng ta đang nhìn thấy bao gồm những cảm giác khác nhau về màu sắc, kích thước. Lẽ đương nhiên đó không phải là một tổng số học mà là một tổng thể các cảm giác.

Các loại tri giác:

Tri giác không gian: tri giác không gian giúp người ta nhận biết được kích thước, hình dạng, khoảng cách, phương hướng của đối tượng.

Tri giác thời gian: tri giác thời gian là sự phản ánh độ lâu, vận tốc và tính kế tục của các hiện tượng.

Tri giác vận động: phản ánh những thay đổi về vị trí của các sự vật trong không gian.

Ngoài cách phân loại theo đối tượng tri giác như trên còn có cách phân loại theo giác quan. Theo cách phân loại này, người ta có các loại tri giác: thị giác, thính giác, khứu giác…

Các quy luật cơ bản của tri giác:

Quy luật về tính đối tượng của tri giác:

Hình ảnh mà tri giác đem lại bao giờ cũng là biểu tượng của một sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên cái mà tri giác đem lại. Trong quy luật này đã hàm chứa tính chân thực của tri giác.

Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:

Tri giác không thể phản ánh được toàn bộ những kích thích đang tác động lên giác quan của con người ở tại một thời điểm. Do vậy để tri giác, con người phải tách đối tượng ra khỏi bối cảnh.

Sự lựa chọn của tri giác cũng không mang tính cố định. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài cũng như bên trong của chủ thể.

Quy luật về tính lựa chọn của tri giác được ứng dụng nhiều trong thực tiễn: kiến trúc, quảng cáo, quân sự (nguỵ trang), trong giáo dục và dạy học.

Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:

Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật, hiện tượng. Chính vì lẽ đó, biểu tượng tri giác cho phép người ta gọi tên được sự vật hiện tượng, có thể sắp xếp chúng vào một nhóm, lớp nhất định.

Quy luật về tính ổn định của tri giác:

Tính ổn định của tri giác thể hiện ở chỗ trong các điều kiện khác nhau nhưng nội dung của biểu tượng tri giác vẫn không thay đổi. Ngôi nhà, dù có cách xa chúng ta hàng ngàn mét và hình ảnh của nó trên võng mạc nhỏ hơn hình ảnh của một người đang đứng trước mặt chúng ta thì ngôi nhà vẫn được tiếp nhận to hơn so với con người. Sự ổn định tri giác còn thể hiện ở cả về mầu sắc, kích thước...

Quy luật tổng giác:

Quy luật này thể hiện ở chỗ nội dung các biểu tượng tri giác còn phụ thuộc vào nội dung đời sống tâm lí của chủ thể: thái độ, nhu cầu, cảm xúc, động cơ... (Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ - Nguyễn Du).

Tri giác nhầm:

Trong một số trường hợp, hình ảnh của tri giác không phù hợp với thực tại. Cần phân biệt tri giác nhầm với ảo giác. Tri giác nhầm là quá trình chúng ta vẫn đang tri giác (sự vật, hiện tượng vẫn đang tác động vào giác quan) song biểu tượng tri giác không tương xứng với thực tiễn. Ví dụ: khi ta nhìn cái thìa đang để trong nửa cốc nước, ta thấy như cái thìa bị gãy ở chỗ mặt nước. Ảo giác là hiện tượng con người vẫn “nhìn” thấy, ví dụ: nhìn thấy rắn rết bò đầy trên giường nhưng thực tế không có, nghe thấy tiếng nói nhưng xung quanh không có ai. Tri giác nhầm là hiện tượng bình thường còn ảo giác là hiện tượng bệnh lí.

Cảm giác và tri giác đều là quá trình nhận thức cảm tính. Trong thực tế, khi chúng ta quan sát sự vật hiện tượng thì sự xuất hiện của cảm giác và tri giác là đan xen nhau, có thể cái này xuất hiện trước cái kia. Ví dụ: “bắt mắt” là màu đỏ, sau đó chúng ta mới quan sát tổng thể ngôi nhà. Cũng có thể hình ảnh ngôi nhà xuất hiện trước, sau đó với xuất hiện các cảm giác.

Tư duy.

Tư duy là gì ?

Cảm giác, tri giác đã giúp cho con người nhận biết được các của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên đó mới chỉ là các đặc điểm bên ngoài. Để nhận biết được cái bên trong, cái cốt lõi của các sự vật hiện tượng đó, con người cần đến tư duy.

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Các đặc điểm tư duy:

Tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề:

Hoàn cảnh có vấn đề có thể là một bài toán, một nhiệm vụ cần phải giải quyết… Cùng một hoàn cảnh song đối với người này là hoàn cảnh có vấn đề nhưng đối với người khác lại không. Như vậy hoàn cảnh có vấn đề là hoàn cảnh kích thích con người suy nghĩ.

Tính gián tiếp của tư duy:

Tư duy nhận biết được bản chất của sự vật hiện tượng nhờ sử dụng công cụ (các dụng cụ đo đạc, máy móc…); các kết quả của nhận thức (quy tắc, công thức, quy luật…). Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được thể hiện thông qua ngôn ngữ.

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:

Tư duy phản ánh cái bản chất, cái chung nhất cho một loại, một lớp hiện tượng sự vật và khái quát chung bởi khái niệm. Nhờ có tư duy, con người có thể đi sâu vào đối tượng, cho phép họ nhận thức được những vấn đề mà cảm giác, tri giác không tiếp cận được.

Tư duy liên quan chặt chẽ tới ngôn ngữ:

Tư duy trừu tượng không thể tồn tại nếu không có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ, tư duy có được tính khái quát và gián tiếp. Cũng nhờ có ngôn ngữ, những sản phẩm của tư duy mới được truyền đạt cho người khác. Trong lâm sàng tâm thần, ngôn ngữ được coi là hình thức của tư duy và việc phân loại các rối loạn hình thức tư duy dựa trên ngôn ngữ.

Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính:

Nhận thức cảm tính thu thập tư liệu. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính là nguyên liệu cho tư duy. Tư duy phát triển cũng giúp định hướng nhận thức cảm tính.

Các thao tác tư duy:

So sánh:

Dùng trí óc đối chiếu các đối tượng hoặc những thuộc tính, bộ phận... để xem xét sự giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất.

So sánh là cơ sở của mọi hiểu biết và của tư duy. Chúng ta nhận biết thế giới không ngoài cách thông qua so sánh và phân biệt với một vật gì khác thì chúng ta không thể có ý niệm nào và không thể nói lên một điểm nào về sự vật đó cả (Usinxki).

Phân tích và tổng hợp:

Phân tích: dùng óc phân chia đối tượng thành bộ phận, thuộc tính, quan hệ.

Tổng hợp: kết hợp những đối tượng, thuộc tính quan hệ v.v.. thành tổng thể.

Trừu tượng hoá và khái quát hoá:

Trừu tượng hoá: gạt bỏ những bộ phận, thuộc tính, quan hệ thứ yếu, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết của đối tượng để tư duy.

Khái quát hoá là dùng trí óc bao quát nhiều đối tượng khác nhau trên cơ sở một số thuộc tính, quan hệ, bộ phận giống nhau sau khi đã gạt bỏ những điểm khác nhau.

Khái quát hoá là loại tổng hợp mới sau khi đã trừu tượng hoá.

Trong tư duy, các thao tác được thực hiện theo một hệ thống nhất định.

Các loại tư duy:

Theo lịch sử hình thành:

Tư duy trực quan - hành động:

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ các tình huống bằng các hành động vận động có thể quan sát được. Loại tư duy này có ở cả động vật cao cấp.

Tư duy trực quan - hình ảnh:

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết các nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi. Loại này đã phát triển mạnh ở trẻ nhỏ.

Tư duy trừu tượng:

Loại tư duy được thực hiện trên cơ sở sử dụng các khái niệm, kết cấu logic, được tồn tại trên cơ sở tiếng nói

Ba loại tư duy trên tạo thành các giai đoạn của phát triển tư duy trong quá trình phát sinh chủng loại và cá thể.

Theo hình thức biểu hiện của vấn đề (nhiệm vụ) và phương thức giải quyết vấn đề:

Tư duy thực hành:

Tư duy thực hành là loại tư duy mà nhiệm vụ của nó được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành. Ví dụ: tư duy của người thợ sửa xe hơi khi xe hỏng.

Tư duy hình ảnh cụ thể:

Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ của nó được đề ra dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và sự giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh đã có. Ví dụ: suy nghĩ xem từ trường về nhà đi đường nào là tối ưu cho xe máy.

Tư duy lí luận:

Đó là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lí luận và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng hệ thống khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận. Ví dụ: giải quyết các bài toán về kinh doanh.

Ngôn ngữ.

Mặc dù ngôn ngữ không phải hoàn toàn là quá trình nhận thức song nó gắn bó một cách mật thiết với tư duy nên chúng ta đề cập sâu thêm về hiện tượng tâm lí này cũng là nhằm hiểu sâu sắc hơn lĩnh vực nhận thức.

Khái niệm về ngôn ngữ:

Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác và sử dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình nhờ có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội - lịch sử . Do sống và hoạt động cùng nhau nên con người có nhu cầu giao tiếp.

Nói một cách chung nhất, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ.

Kí hiệu: Pavlov đã nói ngôn ngữ là tín hiệu của tín hiệu.

Hệ thống: chỉ có ý nghĩa và thực hiện một chức năng nhất định trong hệ thống của mình.

Ngôn ngữ - hệ thống kí hiệu từ ngữ gồm 3 bộ phận:

Ngữ âm

Từ vựng

Ngữ pháp – hệ thống các quy tắc thành lập từ, cấu thành câu (từ pháp và cú pháp), sự phát âm (âm pháp).

Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản...

Các chức năng của ngôn ngữ:

Chức năng chỉ nghĩa:

Ngôn ngữ để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là thay thế chúng. Nói một cách khác, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng có thể được khách quan hoá lần nữa và có thể di chuyển đi nơi khác, làm cho con người có thể nhận thức được chúng ngay cả khi chúng không xuất hiện trước mặt.

Chức năng chỉ nghĩa còn được gọi là chức năng làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người.

Ngôn ngữ khác hẳn với những tiếng kêu của động vật. Về bản chất, động vật không có ngôn ngữ.

Chức năng thông báo:

Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt, tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động của con người.

Chức năng thông báo của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng giao tiếp.

Chức năng khái quát hoá:

Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà cả một loại, lớp có chung một/một số thuộc tính: phạm trù, khái niệm, thuật ngữ... Nhờ vậy nó là phương tiện đắc lực cho hoạt động trí tuệ.

Ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là phương tiện lưu lại kết quả của hoạt động này. Do vậy hoạt động trí tuệ không bị gián đoạn, không bị lặp lại và có cơ sở cho sự phát triển tiếp theo.

Chức năng khái quát hoá của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ.

Trong 3 chức năng của ngôn ngữ kể trên, chức năng giao tiếp là chức năng cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp, con người mới lĩnh hội được tri thức về hiện thực, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Về thực chất, chức năng nhận thức cũng là quá trình giao tiếp, ở đây là giao tiếp với chính bản thân mình. Còn chức năng chỉ nghĩa chỉ là điều kiện để thực hiện hai chức năng kia.

Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức:

Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính:

Đối với cảm giác: ảnh hưởng mạnh đến ngưỡng cảm giác.

Đối với tri giác: làm cho quá trình tri giác dễ dàng hơn, đặc biệt trong quan sát.

Đối với trí nhớ:

Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lí tính.

Gắn bó rất mật thiết với tư duy. Ở người trưởng thành, tư duy và ngôn ngữ không tách rời nhau.

Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải tư duy.

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và lí tính.

Nhận thức của con người bắt đầu từ nhận thức cảm tính.

Các biểu tượng nhận thức cảm tính được trí nhớ lưu giữ lại.

Nhiều biểu tượng cùng loại với nhau được “cô đặc” lại vào từ.

Các từ, khái niệm (hoặc cũng có thể các biểu tượng cảm tính) được sử dụng cho tư duy: giải quyết một nhiệm vụ nào đó.

Biểu tượng cảm tính càng phong phú thì hệ thống khái niệm cũng phong phú theo và là điều kiện tốt cho tư duy.

Tư duy, ngôn ngữ phát triển nó sẽ định hướng, lựa chọn, hỗ trợ đắc lực (cùng với cảm xúc, tình cảm) cho nhận thức cảm tính.

Khái niệm và vai trò của nhận thức

Trước khi đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm thì cần phải hiểu khái niệm, đặc tính và vai trò của nó.

Nhận thức là gì?

Trong Triết học, nhận thức là quá trình phản ánh sự năng động và sáng tạo hiện thực khách quan đến bộ não con người. Hoạt động của nhận thức không chỉ “vỏ” bên ngoài mà liên quan đến bản chất bên trong. Mác – Lênin nhận định các mối quan hệ đều mang tính quy luật để chi phối sự vận động. Từ đó phát triển sự vật, hiện tượng chứ không chỉ phản ánh hiện tại cái đã qua và cái sẽ tới.

Sự khác nhau giữa phản ánh (cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở)
Nhận thức phản ánh hiện thực trên não bộ con người

Khi nhắc đến hoạt động này, mọi người sẽ thấy bao gồm nhiều quá trình khác nhau. Chúng đều thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thức khách quan để mang đến sản phẩm không giống nhau. Vì thế, căn cứ vào tính chất phản ánh mà chia hoạt động nhận thức thành hai mức độ.

– Nhận thức cảm tính: thường sẽ phản ánh thuộc tính bên ngoài gồm cảm giác và tri giác. Chẳng hạn khi nhìn thấy một chiếc váy thì nhận thức cảm tính sẽ giúp bạn thấy được kích thước, màu sắc, nhãn hiệu.

– Nhận thức lý tính: phản ánh chân thực nhất những thuộc tính bên trong và bản chất sự vật. Ví dụ khi nhìn thấy chiếc váy, qua đánh giá bằng nhận thức biết được chất lượng của loại vải.

Vai trò của nhận thức

– Nhận thức sẽ đi từ vấn đề cá biệt đến phổ biến, từ cái riêng nhất đến cái chung cơ bản. Bên cạnh đó, nó sẽ xuất phát từ hiện tượng mới đi đến bản chất bên trong. Chính vì thế nên con người sẽ đạt đến những hiểu biết đầy đủ, chính xác liên quan đến bản chất. Từ đó sẽ hình dung rõ hơn về quy luật sự vật và thế giới khách quan.

Sự khác nhau giữa phản ánh (cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở)
Nhận thức sẽ tác động từ cái riêng đến cái chung của một vấn đề

– Trong quá trình đi từ cái riêng đến cái chung của nhận thức sẽ giúp con người hiểu được đặc tính chung. Từ lớp sự vật dần sẽ đúc kết thành những khái niệm và phạm trù cá nhân.