Sự khác nhau giữa tài sản và nguồn vốn

Trong quá trình học kế toán, bạn sẽ thường phải nghe đến hai khái niệm là tài sản và nguồn vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ xác định được vai trò và có những loại tài sản hay vốn nào. Nếu bạn muốn hiểu thêm về cách phân biệt tài sản và nguồn vốn trong kế toán. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để được cung cấp thêm các thông tin hữu ích về hai khái niệm này.

Trước khi học được phân biệt tài sản và nguồn vốn, bạn phải hiểu rõ về khái niệm của những thuật ngữ này. Ví dụ như:

Tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản sẽ bao gồm toàn bộ các nguồn lực kinh tế được nắm giữ bởi đơn vị chủ quản của doanh nghiệp. Đó có thể là cá nhân, tổ chức hoặc các cổ đông đã góp vốn để hình thành nên công ty.

Tài sản được sử dụng với mục đích phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp. Nó sẽ được đơn vị chủ quản nắm quyền kiểm soát trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, tài sản sẽ có giá phí xác định [hay giá trần] và chủ sở hữu chắc chắn sẽ thu lại được lợi ích trong tương lai.

Tham khảo thông tin chi tiết: Giá trần là gì? Cách tính mức giá trần chính xác nhất

Nguồn vốn doanh nghiệp càng nhiều thì năng lực cạnh tranh càng lớn

Nguồn vốn là các quan hệ tài chính của doanh nghiệp mà thông qua đó đơn vị có thể huy động hoặc khai thác để tăng lên tài sản công ty. Suy ra, nguồn vốn là nơi hình thành nên tài sản. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về cả kinh tế lẫn pháp lý cho tài sản của đơn vị.

Bên cạnh đó, nguồn vốn sẽ là cơ sở để công ty xác định được vị trí và đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra. Nó cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Vốn càng nhiều đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp sẽ càng mạnh. Nó là cơ sở để công ty mở rộng hoạt động sản xuất và xâm nhập vào các thị trường tiềm năng để nâng cao doanh thu, uy tín trên thương trường.

Có thể bạn quan tâm: WACC là gì? Bật mí công thức tính WACC chuẩn không cần chỉnh

Khi học cách phân loại tài sản và nguồn vốn, bạn phải nắm được các loại tài sản thường có trong doanh nghiệp. Từ đó quản lý vốn và thực hiện báo cáo tài chính hàng tháng được tốt hơn. 

Thường thì doanh nghiệp sẽ chia tài sản thành hai loại là dài hạn và ngắn hạn với các đặc tính khác nhau. Ví dụ:

Trong doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn là những tài sản mang giá trị thấp và có thời gian sử dụng trong 1 chu kỳ kinh doanh hoặc trong 12 tháng. Nó cũng sẽ được thường xuyên thay đổi giá trị và hình thái trong suốt quá trình sử dụng, bao gồm:

Tiền mặt là một trong những tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp sẽ bao gồm tiền mặt [VNĐ hoặc ngoại tệ] cùng với tiền gửi ngân hàng, kho bạn. Nó cũng có thể là tiền đang chuyển khoản hoặc các khoản có giá trị tương đương như chứng khoán trong thời gian đáo hạn 2 tháng, vàng, đá quý, đồ kim khí….

Đây là những khoản tiền rảnh rỗi mà công ty đầu tư ra bên ngoài với mục đích thu về lợi nhuận trong thời gian ngắn. Nó có thể là đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh hay cho vay ngắn hạn….

Đây là một bộ phận tài sản của công ty nhưng bị các cá nhân, đơn vị khác chiếm dụng hợp pháp hoặc không hợp pháp. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi số tài sản này về trong vòng 12 tháng.

Hàng tồn kho là một phần tài sản của công ty đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh bị tồn kho lại. Nó bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất, thành phẩm, sản phẩm dở dang hay hàng hóa gửi bán…. và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp đó.

Ký quỹ trong doanh nghiệp

Những tài sản ngắn hạn khác sẽ bao gồm các khoản ký quỹ hoặc ký cược trong thời gian ngắn. Ngoài ra, nó còn là các khoản tiền được ứng trước hoặc khoản chi phí được trả trước ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là loại tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi hay luân chuyển từ 12 tháng trở lên. Bên cạnh đó, nó rất ít khi bị thay đổi về mặt hình thái giá trị trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh, chúng bao gồm:

Đây là những tài sản mang giá trị lớn và có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất hoặc kinh doanh của công ty. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định sẽ bị hao mòn dần, đồng thời nó sẽ được chia thành 2 loại:

  • Tài sản cố định hữu hình: Thường là nhà cửa, xe cộ, máy móc sản xuất, thiết bị chuyên dùng cho quản lý, cây cối hoặc bàn ghế văn phòng….
  • Tài sản cố định vô hình: Thường là quyền sử dụng đất, bản quyền tên thương hiệu, sản phẩm, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm quản lý máy tính…

Những khoản mà công ty đầu tư ra bên ngoài nhằm thu lợi nhuận và có thời hạn thu hồi trong vòng 1 năm trở lên được xem là tài sản dài hạn. Ngoài ra, nó còn là các khoản phải thu của khách hàng hoặc đối tác có thời gian thu hồi trên 1 năm.

Bất động sản đầu tư là một trong những tài sản dài hạn

Các loại hình bất động sản như nhà hoặc đất được công ty đầu tư nhằm kiếm lời cũng sẽ được tính vào tài sản dài hạn. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cơ bản dang dở hay ký cược, ký quỹ dài hạn cũng sẽ được thêm vào danh sách này.

Doanh nghiệp thường có các khoản nợ ngắn hạn

Nếu bạn chưa biết vốn khác của chủ sở hữu là gì thì có thể hiểu rằng nó là nguồn vốn ban đầu được chủ doanh nghiệp bỏ ra nhằm thành lập công ty. Nó thường là nguồn sử dụng dài hạn, không cam kết thanh toán và được chia thành 3 loại:

  • Nguồn vốn dùng cho việc kinh doanh: được hình thành nhờ các cổ đông tham gia góp vốn và sẽ được bổ sung từ lợi nhuận thu về sau thuế.
  • Lợi nhuận chưa phân phối: là số tiền doanh nghiệp thu về sau thuế nhưng chưa phân chia cho các chủ sở hữu hoặc chưa nộp vào các quỹ.
  • Các loại quỹ chuyên dùng trong doanh nghiệp: thường là những quỹ được kế toán lập ra từ việc phân chia lợi nhuận. Nó bao gồm quỹ dự phòng tài chính, phúc lợi, đầu tư hay chênh lệch tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ….

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có các khoản nợ phải trả cho khách hàng, công nhân viên hoặc đối tác….Chúng cũng được chia thành nợ ngắn hạn [thời gian dưới 1 năm] và nợ dài hạn [thời gian trên 1 năm].

Có thể bạn quan tâm: Vốn chủ sở hữu là gì? Có gì khác biệt với vốn điều lệ?

Nhìn chung, để phân biệt tài sản và nguồn vốn, bạn cần có một kiến thức nền tảng nhất định về kế toán. Bởi chúng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau nên khiến cho những người mới học kế toán hoặc không biết gì về chuyên ngành này dễ bị nhầm lẫn.

Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn vốn nhất định và ngược lại. Do đó, nếu tính theo phương trình kế toán tổng quát thì tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ bằng tổng nguồn vốn của chủ sở hữu cộng với tổng số nợ phải trả.

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Ngoài ra, chúng ta còn có một phương trình khác để tính tổng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Đó là lấy tổng giá trị tài sản doanh nghiệp trừ đi tổng số nợ phải trả để cho ra kết quả cuối cùng.

Mục đích của phép tính này là để giúp kế toán có thể dễ dàng lập bảng báo cáo về biến động của tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp. Thông qua báo cáo, chủ sở hữu sẽ nắm được các số liệu cụ thể nhất về tình hình kinh doanh của công ty và vạch ra các hướng đi mới.

Qua bài viết trên của Beat Đầu Tư, mong rằng quý độc giả đã biết cách phân biệt tài sản và nguồn vốn trong một doanh nghiệp. Có thể nói, cả tài sản và nguồn vốn đều đóng vai trò vô cùng trọng yếu với công ty. Nhờ nó nó mà chúng ta có thể đánh giá được tiềm lực phát triển của doanh nghiệp đó.

Tài sản và nguồn vốn là 2 khái niệm quen thuộc nhưng không dễ phân biệt trong kế toán. Tài sản là gì và vai trò như thế nào? Vốn được xác định ra sao và có những loại gì? Cách phân biệt tài sản và nguồn vốn như thế nào cho dễ hiểu? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Những vấn đề cần lưu ý về nguồn vốn

Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt cần có vốn và biết sử dụng vốn 1 cách hiệu quả nhất. Vậy, vốn là gì? Các doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vốn. Vốn trong doanh nghiệp được hiểu là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ đặc biệt này để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức là mục đích tích luỹ chứ không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong các doanh nghiệp. Đứng trên các giác độ khác nhau ta có cách nhìn khác nhau về vốn.

- Đầu tiên, vốn là là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.

- Thứ 2 Vốn là điều kiện tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là vốn sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì cần có vốn.

- Vốn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Có rất nhiều cách phân loại vốn theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

         - Phân loại vốn theo công dụng kinh tế: Khi đó, nguồn vốn được chia thành 3 loại: vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính.

         - Phân loại vốn theo quan hệ sở hữu: Khi đó, nguồn vốn được phân thành 2 loại: vốn chủ sở hữu và vốn nợ phải trả.

        - Phân loại vốn theo nguồn huy động: Khi đó nguồn vốn chia thành 2 loại: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.

         - Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn: khi đó nguồn vốn chia thành 2 loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

2. Những hiểu biết chung về tài sản

Hiểu đơn giản thì tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai như:

- Tài sản được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Tài sản có thể dùng để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác.

- Nó cùng có mục đích để thanh toán các khoản nợ phải trả.

- Hoặc tài sản dùng để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

>> Những tiêu chuẩn quy định ghi nhận tài sản cố định

3. Phân biệt tài sản và nguồn vốn

Để phân biệt được tài sản và nguồn vốn cần hiểu rõ sự hình thành của 2 vấn đề này. Cụ thể như sau: vốn [tài sản] của doanh nghiệp lại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau gọi là nguồn vốn hay có thể hiểu nguồn gốc hình thành của tài sản gọi là nguồn vốn.

Như vậy rõ ràng là tài sản và nguồn vốn chỉ là 2 mặt khác nhau của vốn. Một tài sản có thể được tài trợ từ một hay nhiều nguồn vốn khác nhau và ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản. Không có bất cứ một tài sản nào mà không có nguồn gốc hình thành, vì vậy mà:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tài sản của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều được hình thành từ 2 nguồn vốn: nguồn vốn của chủ sở hữu và các món nợ phải trả. Từ đó ta có một kết luận khác:

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

Xem thêm: Phần mềm quản lý tài sản cho các doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc buộc phải có trong quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề