Sức khỏe loại 4 có đủ điều kiện làm việc

Mục lục bài viết

  • 1. Có nhất thiết phải khám sức khỏe trước và khi đã đi làm?
  • 1.1. Khám sức khỏe trước khi đi làm
  • 1.2. Khám sức khỏe sau khi đi làm
  • 2. Tiêu chuẩn sức khỏe để làm việc, lao động hiện nay

1. Có nhất thiết phải khám sức khỏe trước và khi đã đi làm?

1.1. Khám sức khỏe trước khi đi làm

Hiện nay tại thông tin tuyển dụng của một số nơi hay một số công ty, ngành nghề khi đăng tuyển đều có kèm theo tiêu chí về sức khỏe. Do tính chất đặc thù của công việc nên một số ngành nghề bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi đi làm, những ngành nghề có thể kể đến như ngành hàng không, công an, giáo dục, khai thác,... Đây đều là những công việc cần đến sức khỏe tốt nên việc đặt vấn đề sức khỏe là tiêu chíưu tiên tuyển dụng là điều khá cần thiết để đảm bảo chất lượng công việc cũng như đảm bảo chính quyền lợi cho người lao động

Như vậy, vấn đề sức khỏe là tiêu chí bắt buộc hay là tiêu chí ưu tiên ứng tuyền sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất, đặc thù công việc và nơi mà bạn ứng tuyển. Do đó, việc khám sức khỏe trước khi đi làm cũng chưa hẳn là tiêu chí bắt buộc nếu như doanh nghiệp không yêu cầu đến vấn đề này.

1.2. Khám sức khỏe sau khi đi làm

TạiBộ luật lao động năm 2019 và Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015có quy định trách nhiệm của các công ty, doanh nghiệp đối với việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Tức là, sau khi đã trúng tuyển vào vị trí của doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đảm bảo sức khỏe cho nhân viên của mình trong suốt quá trình kể từkhi người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

Theo đó, hàng năm người sử dụng lao động sẽ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động. Đối với những trường hợp đặc biệt như người lao động phải làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... hoặc người lao động là người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi thì sẽ được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần

Riêng đối với lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản. Còn người lao động làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Việc tổ chức khám và bố trí, sắp cếp vị trí làm việc cần phải đảm bảo phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động và những điều kiện khác theo quy định của pháp luật

Như vậy, việc khám sức khỏe và quản lý sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm bắt buộc của các công ty, doanh nghiệp trong quá trình từ khi người lao động vào làm việc đến suốt quá trình người lao động làm việc tại cơ sở.

2. Tiêu chuẩn sức khỏe để làm việc, lao động hiện nay

Đối với người lao động chưa đủ 15 tuổi, doanh nghiệp cần phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người lao động chưa đủ 15 tuổi có phù hợp với công việc

Đối với người lao động cao tuổi thì pháp luật nghiêm cấm doanh nghiệp sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc mang tính chất nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người cao tuổi, Trừ trường hợp đảm bảo các điều kiện về việc an toàn lao động

Còn với những người lao động thông thường, áp dụng cho cả người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, vấn đề về sức khỏe cần đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT. Theo đó, người lao động sẽ phải khám những hạng mục: Nội - ngoại khoa, thị lực, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, da liễu, xét nghiệm máu và nước tiểu. Đối với lao động nữ thì thêm mục khám phụ khoa. Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe cũng có thể khám theo yêu cầu của doanh nghiệp do tính chất đặc thù của một số ngành nghề có sự yêu cầu cụ thể cho ứng viên, người lao động.

Về tiêu chuẩn sức khỏe của người lao động được quy định cụ thể tại như sau:

+ Sức khỏe loại I: Rất khỏe

+ Sức khỏe loại II: Khỏe

+ Sức khỏe loại III: Trung bình

+ Sức khỏe loại IV: Yếu

+ Sức khỏe loại V: Rất yếu

Thường thấy, những người ứng tuyển vào các doanh nghiệp thuộc sức khỏe loại I và II sẽ được ưu tiên tuyển dụng hơn những mức còn lại. Nhưng không có nghĩa những người thuộc sức khỏe loại III, IV, V không được đi làm, mà họ có thể ứng tuyển tại các vị trí, công việc có tính chất nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của họ hơn.

Như vậy, việc đề ra các tiêu chuẩn sức khỏe cho người lao động là vô cùng cần thiết khi tham gia vào thị trường lao động hiện nay. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên giúp người lao động có thể làm việc trong môi trường có những điều kiện phù hợp với thể chất, thể trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó đem lại hiệu quả năng suất công việc cho người sử dụng lao động và hiệu quả làm việc cũng như sự phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho người lao động khi làm việc.

Trên đây là tư vấn về Tiêu chuẩn sức khỏe làm việc, lao động hiện nay. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Ngày nay, việc đi khám sức khỏe không còn xa lạ gì đối với mọi người, khám sức khỏe không chỉ để kiểm tra cơ thể mình có mắc bệnh gì hay không mà nó còn là một yếu tố quan trọng cho việc đi xin việc làm ở các công ty tư nhân và nhà nước. Một số bạn mới ra trường có thắc mắc đó là Sức khỏe loại 4 có đi làm được không? Vấn đề này sẽ được cungok.com giải đáp trong bài viết!

Sức khỏe loại 4 có đi làm được không? Dành cho người mới xin việc

Giấy khám sức khỏe là gì?

  • Giấy khám sức khỏe là kết luận sau cùng của bác sĩ khi bạn đi khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo cơ thể bạn khỏe mạnh, kiểm tra cơ thể có mắc các chứng bệnh nguy hiểm hoặc bệnh lây nhiễm nào hay không.
  • Giấy khám sức khỏe có thể được xem như là kết luận để bạn có đủ năng lực lao động hay không, thường giấy khám sức khỏe sẽ được nộp kèm theo hồ sơ xin việc, thể hiện cho nơi mà bạn ứng tuyển biết được bạn là người khỏe mạnh, phù hợp về mặt sức khỏe với vị trí muốn ứng tuyển.
  • Một số trường hợp cần đến giấy khám sức khỏe trong hồ sơ tuyển dụng như là khi đi xin việc, đi du học hoặc thực tập tại các cơ sở trong và ngoài nước, đi xuất khẩu lao động… Mỗi nơi khác nhau sẽ có yêu cầu về giấy khám sức khỏe khác nhau.
  • Nhìn chung giấy khám sức khỏe có quy định về thời hạn là 6 tháng, trên giấy khám sức khỏe phải cung cấp đầy đủ thông tin người khám, ảnh chân dung kích cỡ 4x6cm và giấy khám khám sức khỏe được bệnh viện cung cấp.
  • Giấy khám sức khỏe bao gồm những nội dung khám như là: Nội khoa và Ngoại khoa [nếu là nữ thì phải khám phụ khoa], khám mắt, tai – mũi – họng và răng – hàm – mặt, khám da liễu, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
  • Hình thức trên được áp dụng cho những người trên 18 tuổi, còn đối với những đối tượng dưới 18 thì hình thức khám sức khỏe rút gọn hơn, chỉ cần khám mắt, tai mũi – họng và răng – hàm – mặt là được.

Một số lưu ý khi đi khám sức khỏe?

  • Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, bảo hiểm y tế, nếu có các giấy tờ xét nghiệm, đơn thuốc cũ… thì cũng nên mang theo.
  • Cung cấp tiền sử sức khỏe gia đình như có ai bị ung thư, mắc các chứng bệnh về tim mạch, đái tháo đường… để các bác sĩ đánh giá nguy cơ bạn có bị mắc các bệnh đó hay không và tiến hành khám kĩ hơn.
  • Cung cấp tiền sử bản thân như trước đây có phẫu thuật gì hay không, có dị ứng với những thực phẩm hay loại thuốc nào, những vắcxin đã tiêm từ trước giờ…
  • Nếu bạn mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị thì hãy mang mắt kính theo để kiểm tra thị lực, không nên mang kính áp tròng khi đi khám sức khỏe.
  • Khi đi khám sức khỏe thì tốt nhất bạn nên mặc quần áo thoải mái, dễ chịu, không quá bó chật, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng và thuận tiện trong việc khám sức khỏe.
  • Tốt nhất bạn không nên hút thuốc lá, uống rượu trong vòng ít nhất là 24h trước khi đi khám sức khỏe vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả khám sức khỏe.  Cần xem gấp >> Đi nước ngoài định cư có được xăm mình không?

Sức khỏe loại 4 có đi làm được không?

Sau khi tiến hành khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe, kết quả khám sức khỏe sẽ được bác sĩ kết luận ở giấy khám sức khỏe theo quy định QB 1613/1997/QĐ-BYT như sau:

  • Loại I: Cả 13 chỉ số đều đạt loại I, xếp loại rất khỏe
  • Loại II: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất ở loại II, xếp loại khỏe
  • Loại III: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất ở loại III, xếp loại trung bình
  • Loại IV: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất ở loại IV, xếp loại yếu
  • Loại V: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất ở loại V, xếp loại rất yếu.

Những người có kết quả khám sức khỏe loại I, II,tức là những người có sức khỏe tốt và rất tốt thường có thể ứng tuyển vào những công việc sử dụng thị lực, điều hành các phương tiện vận tải, công việc nặng nhọc, độc hại…

Những trường hợp bị thiếu về chiều cao, cân nặng hay mất 4,5 cái răng thì cũng đều ảnh hưởng đến kết quả của giấy khám sức khỏe. Nếu bị răng sâu, men ngà từ 6 cái trở lên đều xếp sức khỏe loại 4, nữ cao dưới 1m45, nặng 38kg thì sức khỏe cũng được phân loại 4… Xem thêm >> bị sẹo nhỏ có làm được tiếp viên hàng không?

Sức nhai cũng ảnh hưởng đến kết quả khám sức khỏe, nếu sức nhai còn 61% – 80% là sức khỏe loại 4 [loại yếu], còn nếu sức nhai dưới 61% thì sức khỏe thuộc loại 5 [loại rất yếu]. Tuy nhiên, nó không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe lao động.

Thường thì nếu người lao động có giấy khám sức khỏe loại I, II, III sẽ được ưu tiên hơn trong việc ứng tuyển và làm được nhiều ngành nghề hơn, làm những công việc mang tính chất nặng nhọc, độc hại vì đảm bảo về cả thị lực và sức khỏe.

Còn đối với những người có sức khỏe loại IV, V thì sẽ hạn chế công việc được ứng tuyển và các công ty thường ngần ngại với những người có giấy khám sức khỏe thuộc loại này. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể ứng tuyển vào làm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mình.

Bạn có thể thực hiện việc khám sức khỏe ở các bệnh viện nhà nước hoặc tư nhân, các trung tâm y tế,… Sức khỏe loại 4 có đi làm được không? bài viết đã giải đáp thắc mắc này cho mọi người và nếu ai thuộc sức khỏe loại 4 thì cũng đừng quá lo lắng nhé!

Posted in: Hỏi Đáp, Sức Khỏe

« Xây 1m2 tường 10 hết bao nhiêu gạch? Cách tính số viên gạch xây nhà

Có bị một sẹo nhỏ có làm được tiếp viên hàng không? »

Video liên quan

Chủ Đề