Tác hại của màn hình đối với trẻ mầm non

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người cũng được nâng cao, những chiếc điện thoại thông minh và máy tính bảng ra đời ngoài việc là thiết bị liên lạc còn có thể giúp chúng ta dạy trẻ mầm non một cách hiệu quả.

Hiện nay, hình ảnh những đứa trẻ luôn luôn dán mắt vào màn hình điện thoại hay máy tính bảng đã không còn quá xa lạ trong thường ngày.Việc cho trẻ sử dụng điện thoại quá sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý ở trẻ khi lớn lên. Hôm nay thiết bị mầm non Việt Mỹ sẽ chia sẻ với các bạn xem có nên cho trẻ em mầm non sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng hay không.

Nguyên nhân trẻ bị nghiện điện thoại thông minh và máy tính bảng ?

Có thể thấy đa số lý do trẻ con lứa tuổi mầm non dễ dàng bị “nghiện” máy tính bảng và điện thoại – smartphone là do cha mẹ nuông chiều trẻ. Khi trẻ không chịu ăn hay nói không nghe lời cha – mẹ sẽ cho trẻ xem hoạt hình, chơi game trên điện thoại hay máy tính bảng trẻ sẽ chịu nghe lời ngay. Dần dần sẽ hình thành thói quen khó bỏ khi mà chỉ có điện thoại hay máy tính bảng thì trẻ mới chịu ăn và nghe lời cha mẹ.

Có nên cho bé sử dụng điện thoại hay không và khi trẻ “nghiện smartphone sẽ như thế nào?

Điện thoại và máy tính bảng sẽ gây nghiện đối với trẻ em mầm non

Điện thoại và máy tính bảng có khả năng gây “nghiện” cao cho trẻ mầm non. Với hệ thống giả trí vô vàn từ hình ảnh đến video, trò chơi dành cho trẻ em trên điện thoại, máy tính bảng sẽ thu hút, hấp dẫn trẻ.

Nếu cho trẻ trẻ sử dụng điện thoại – máy tính bảng quá lâu và nhiều lần không có sự kiểm soát của người lớn thì dần dần trẻ sẽ dễ bị “nghiện”, khó có thể dứt bỏ được. Những người trưởng thành như chúng ta đôi khi còn bị nghiện điện thoại – máy tính bảng thì khó có thể tránh được chuyện trẻ mầm non không bị gây nghiện bởi những thiết bị giải trí này. Vì vậy chúng ta cần xem xét thời gian và tần suất cho trẻ sử dụng những thiết bị này.

Điện thoại và máy tính bảng làm tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con

Một trong những tác hại tiếp theo của điện thoại – máy tính bảng đối với trẻ em là làm tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Khi trẻ ở giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi, việc giao tiếp thường xuyên giữa cha mẹ và trẻ không chỉ để trẻ phát triển mà còn để xây dựng tình cảm giữa hai bên.

Thiết bị mầm non Việt Mỹ khuyến khích các bậc phụ huynh cho trẻ tương tác nhiều hơn với cha mẹ thay vì sử dụng điện thoại và máy tính bảng. Việc sử dụng các thiết bị thông minh này quá nhiều sẽ khiến trẻ dễ phụ thuộc vào thiết bị, vô tình tạo ra bức tường ngăn cách giữa cha mẹ với con cái khó kiểm soát được.

>> Xem thêm Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Điện thoại và máy tính bảng làm trẻ mầm non bướng bỉnh và dễ nóng giận hơn

Theo như quan sát của thiết bị mầm non Việt Mỹ trong đời sống thường ngày, dấu hiệu khi trẻ con bị phụ thuộc vào điện thoại là trẻ sẽ coi điện thoại như là món báu vật, là người bạn thân thiết của mình không thể tách rời ra được. Khi bất kể là thầy cô hay bố mẹ lấy đi điện thoại hay máy tính bảng lại thì trẻ sẽ khó làm chủ cảm xúc của mình. Lúc này trẻ sẽ tỏ thái độ nóng giận, khó chịu, khóc lóc và cáu gắt, la hét lên đòi lại.

Theo Tiến sĩ Jenny Radesky [ giảng viên môn Phát triển – Hành vi Nhi khoa, ở đại học Boston] cho biết: “Nếu cha mẹ dùng điện thoại – máy tính bảng là một phương pháp để dụ dỗ, đánh lạc hướng trẻ, cơ thể trẻ sẽ phát triển thói quen thích nghi với phương pháp này. Từ đó, điện thoại trở nên gây nghiện và trẻ sẽ khóc lóc, ăn vạ nếu không được sử dụng điện thoại – máy tính bảng.”

Điện thoại và máy tính bảng ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ mầm non

Việc cho trẻ sử dụng điện thoại hay máy tính bảng trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Điện thoại và máy tính bảng phát ra ánh sáng làm ức chế hormone melatonin, loại hormone này giúp cho trẻ ngủ ngon hơn và giúp thức dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau. Nếu cho trẻ sử dụng trước khi ngủ trong thời gian dài thì sẽ làm thay đổi chu kì sinh học của trẻ.

Vì vậy các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại – máy tính bảng trước giờ đi ngủ để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn và tỉnh táo vào sáng hôm sau.

>> Có thể bạn quan tâm:

Bàn ghế mầm non mẫu mã đẹ chất lượng cao cho trẻ

Bộ cầu trượt liên hoàn hấp dẫn cho trẻ

Giường ngủ mầm non chất lượng giá tốt

Điện thoại và máy tính bảng làm trẻ tuổi mầm non mất khả năng học hỏi

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng điện thoại và máy tính bảng sẽ làm cho trẻ bị sao nhãng, khó tập trung vào việc học và tư duy bởi những trò chơi, video trên điện thoại – máy tính bảng làm hạn chế trí tưởng tượng và sự sáng tạo ở trẻ.

Theo tiến sĩ Jenny Radesky cho biết: “điện thoại hay máy tính bảng có ảnh hưởng lớn đến kỹ năng vận động và các giác quan của trẻ, đó là những yếu tố quan trọng với việc tiếp thu và xử lý các kiến thức ở những môn học”.

Trên đây là những chia sẻ của thiết bị mầm non Việt Mỹ về tác hại của việc cho trẻ mầm non sử dụng điện thoại – máy tính bảng mà không kiểm soát được thời gian và tần suất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh và thầy cô trong việc nuôi dạy trẻ mầm non. Các bạn hãy ghé thăm Thiết bị mầm non Việt Mỹ để cập nhật những tin tức bổ ích hằng ngày cho trẻ nhé!

25/ 06/ 2019 16:53:00 0 Bình luận

 Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như : Ipad, Smartphone, tivi, máy tính,..  Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi đã sử dụng thành thạo iphone, ipad,... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ.

 Một câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh : " Trẻ tiếp xúc với công nghệ: Nên hay Không nên ?"

Hãy cùng Cầu Vồng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé !

I. LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

1. Lợi ích

 Công nghệ ngày nay tiến bộ rất nhiều xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học – kỹ thuật giúp cho các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với những thành tựu công nghệ.

 Những sản phẩm công nghệ cao ngày nay như smartphone, laptop thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội, các nguồn thông tin, các kiến thức từ các trang web công nghệ trên Internet,…luôn tạo ra sự phấn khích tò mò cho trẻ nhỏ,  từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Vì thế mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị công nghệ với những ứng dụng học tập bổ ích và thú vị giúp trẻ tiếp thu bài một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều trường tiểu học và mầm non trên thế giới đã sử dụng iPad như một phần của chương trình giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do vậy, công nghệ phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả của ngành giáo dục hơn.

2. Tác hại

 Bên cạnh những lợi ích công nghệ đem lại, theo các chuyên gia tâm lý và thể chất, việc cho trẻ sử dụng thường xuyên những thiết bị này sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống của trẻ.

- Ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách : 

 Các bé thường hay bị thu hút sự chú ý bởi các thiết bị công nghệ nên cha mẹ Việt thường hay có thói quen cho con cái sử dụng máy tính, điện thoại hoặc ipad để con đỡ đòi hỏi và ngoan ngoãn nghe lời hơn. Thế nhưng, việc này lại gây ảnh hưởng xấu cho bé vì mỗi lần các con "ăn vạ" thì mẹ lại lấy smartphone để dỗ dành con. Khi đó trẻ sẽ sinh ra tâm lí thích đòi hỏi và các con sẽ luôn nghĩ rằng chỉ cần cứ giận dữ là bố mẹ sẽ cho sử dụng điện thoại. 

 Bên cạnh đó, nếu bố mẹ cho con dùng đồ công nghệ quá thường xuyên sẽ khiến bé sinh ra một tâm lí “gây nghiện” khó bỏ.  Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều trò chơi bạo lực, nội dung thiếu lành mạnh cho trẻ tính cách nóng nảy và khiến các bé dễ dàng bắt chước theo, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của bé.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe :

 Việc các bé sử dụng quá mức và tập trung quá nhiều vào các thiết bị này có thể dẫn đến thói quen không lành mạnh, ảnh hưởng không chỉ ở thể chất mà còn là tinh thần của trẻ.

 Khi trẻ dành nhiều thời gian chơi video game, sử dụng máy tính liên tục, không vận động thể thao sẽ dẫn đến tình trạng:

  • Ngày càng lì hơn khi ngồi hàng giờ trước các sản phẩm công nghệ
  • Giảm khả năng linh hoạt của tay:bé sẽ chỉ tập trung vào ngón trỏ và cái để lướt web, do vậy mà các ngón khác sẽ không hoạt động đều 
  • Nguy cơ béo phì, khó ngủ, trầm cảm sẽ ngày càng tăng cao hơn do ngồi lì một chỗ, lười vận động, sức khỏe của bé sẽ bị giảm sút một cách nhanh chóng.
  • Giảm thị lực khi trẻ xem phim, chơi điện tử trên điện thoại, ipad…

- Ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ :

 Việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ sẽ khiến trẻ không dành thời gian trò chuyện, tương tác với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến việc bé ngại giao tiếp, thiếu tự tin, phản xạ kém, khó khăn trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp thông thường.

II. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

 Công nghệ đã cung cấp nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ mang lại một số tiêu cực không mong muốn mà chính người lớn chúng ta cần giám sát, giải thích cặn kẽ để giúp trẻ có cái nhìn tốt hơn và định hướng tới những mặt tốt hơn trong cuộc sống.

1. Cần xác định được thời gian cho trẻ dùng thiết bị công nghệ mỗi ngày

 Việc cho trẻ sử dụngthiết bị công nghệ theo một thời gian nhất định trong ngày sẽ tốt và tạo thói quen cho bé. Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ để có một lịch biểu cho thời gian trẻ giải trí. Đối với trẻ sơ sinh đến 18 tháng tuổi cần tránh tránh xa các loại màn hình, kể cả tivi.

 Khi trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi có thể cho trẻ sử dụng tivi, máy tính, smartphone…nhưng một ngày không quá 1 tiếng. Khoảng thời gian sẽ tăng lên 2 tiếng đối với trẻ trên 6 tuổi. Bên cạnh đó, cần phân bổ thời gian hợp lý đến giấc ngủ, các hoạt động học tập, ăn uống và tập thể dục…của trẻ!

2Đừng cấm mà hãy đưa ra những lựa chọn

 Việc nghiêm cấm, quát mắng sẽ tạo sự nơm nớp lo lắng cho trẻ nên những lúc như vậy sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Và cách này thường làm cho bé cảm thấy tệ hơn và tìm cách để qua mặt bố mẹ.

 Thế nên hãy khéo léo và đưa cho trẻ nhiều lựa chọn khác! Hãy cho trẻ xem nhưng sau đó bạn có thể cho trẻ đi chơi thể thao, chơi đồ chơi thông minh, đọc sách …và chính những niềm vui đó sẽ cho bé thấy được niềm đam mê khác để có thể thay thế được! 

3. Hãy thay đổi chính mình

 Ở độ tuổi 2 đến 6 tuổi - giai đoạn vàng trong tiến trình phát triển của trẻ. Đồng thời, trong giai đoạn này, trẻ cần phát triển những yếu tố về mặt thể lực như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, hình thành thói quen vận động giúp trẻ có ý thức hơn trong việc vận động để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe. Bố mẹ sẽ được chứng kiến sự phát triển vượt bậc của trẻ về não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, do đó ở giai đoạn này trẻ có khả năng bắt chước và làm theo hành động người lớn rất nhanh.

 Nếu như bố mẹ cũng suốt ngày ôm điện thoại thì đây là thói quen trẻ sẽ bắt chước từ bố mẹ. Vì vậy hãy là tấm gương cho con và từ đó trẻ sẽ luyện tập cho mình những thói quen tốt hơn khi ở cùng gia đình!

 Ngoài việc đi làm, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng con, lắng nghe, chia sẻ, đưa con ra ngoài để tạo cơ hội khám phá thế giới xung quanh, biết thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích giúp con giảm bớt thời gian sử dụng các sản phẩm công nghệ.  Bên cạnh việc phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ  cho trẻ thông qua các thiết bị công nghệ, thì việc đọc sách cùng con, hoặc giúp con tiếp cận với các sản phẩm đồ chơi thông minh cũng đang là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.

 Cuối cùng, thông qua bài viết này Cầu Vồng hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ.

Xem thêm các bài viết khác của Cầu Vồng tại đây !

Video liên quan

Chủ Đề