Tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ

Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
 

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá [Chuẩn]

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm+ Tác giả Đỗ Phủ: Là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc [cùng với Lý Bạch]; vừa làm quan vừa làm thơ

+ Tác phẩm “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”: Chính là hiện thực cho hoàn cảnh, số phận cũng như cuộc đời của Đỗ Phủ cùng gia đình ông.

2. Thân bài

– Phân tích cảnh ngôi nhà bị gió thu tàn phá:+ Khung cảnh ngôi nhà trước trận gió: Gió giật thổi bay mái tranh,…

+ Tâm trạng của tác giả: Lo lắng và bất lực…[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá [Chuẩn]

Đỗ Phủ không chỉ là nhà thơ nổi tiếng thời Đường mà ông còn là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc [cùng với Lý Bạch], vừa làm quan vừa làm thơ, với 1500 bài thơ để lại đã phần nào phản ánh cuộc đời của ông. Trong đó bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” chính là hiện thực cho hoàn cảnh, số phận cũng như cuộc đời của Đỗ Phủ cùng gia đình ông, qua bài thơ, người đọc được cảm nhận nỗi thống khổ, bất hạnh của tác giả đồng thời thấy được tấm lòng thiên lương cao cả của Đỗ Phủ.

“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ, ra đời vào năm 760, cùng năm đó Đỗ Phủ được bạn bè và người thân giúp đỡ dựng một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây kinh thành. Mới ở trong căn nhà tranh được mấy tháng thì trận gió mùa thu kéo đến đã phá nát ngôi nhà của tác giả.

“Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta…”

Tiết trời tháng tám vào thu với những cơn gió gào thét “thét già” từng cơn cuồn cuộn kéo đến với mây giông mù mịt sầm trời, cơn gió ấy đã “nhẹ nhàng” cuộn đi từng lớp mái căn nhà tranh của Đỗ Phủ, căn nhà nhỏ với vài tấm tranh mà gió đến đã mang đi mất 3 lớp, đem ra “rải khắp bờ”, “treo tót ngọn rừng xa” và “quay lộn vào mương sa”. Thật trớ trêu khi cơn gió đã cuốn theo những mảnh tranh đi xa, mỗi nơi mỗi ngả, khiến cho tác giả nhìn mà xót xa, lo lắng, nhà đã nghèo nay lại thêm phần rách nát. Trớ trêu thay, lũ trẻ con còn cướp mất những mảnh tranh rồi cười nhạo trước mặt nhà thơ:

“Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,…
Quay về, chống gậy lòng ấm ức !”

Những đứa trẻ khinh tác giả tuổi già sức yếu không thể đuổi theo nên đã xô tới cướp giật, cắp những mảnh tranh “đi tuốt vào lũy tre”, mặc kệ cho nhà thơ đang “Môi khô miệng cháy gào chẳng được”, nhìn chúng cướp giật tranh nhà ngay trước mặt mà bất lực không làm gì được tác giả chỉ đành chống gậy quay về lòng đầy ấm ức. Có thể thấy thời buổi loạn lạc khiến cho những đứa trẻ thơ cũng trở nên suy đồi đạo đức, tác giả không chỉ bất lực về hoàn cảnh của riêng mình mà bất lực cho cả hoàn cảnh của xã hội, đất nước. Khi gió đã lặng là lúc mây giông và mưa kéo đến, cơn mưa trong đêm mùa thu khiến cho trời tối đen như mực, lúc này cả gia đình tác giả phải đương đầu với mưa lạnh, giá rét. Mền vải lâu năm đã mòn rách “lạnh tựa sắt”, tấm nằm lót cũng nát tướp vì con đạp, nhà tranh tốc mái dột chẳng chừa chỗ nào trong khi trời vẫn mưa không dứt. Vừa mưa vừa lạnh giá buốt khiến cho con người khó có giấc ngủ, đó chính là sự thiếu thốn đến bần cùng về vật chất trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, không chỉ riêng nhà của Đỗ Phủ mà còn rất nhiều những gia đình khác trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Xuất phát từ chính nỗi khổ của mình và gia đình mình, cảm thông cho nỗi khổ chung của dân chúng, Đỗ Phủ đã nói lên ước nguyện của mình:

“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”

Ước nguyện của tác giả đơn sơ và vĩ đại, cao cả, căn nhà “rộng muôn ngàn gian” không phải cho riêng ông mà là cho khắp mọi người trong thiên hạ. Ông đã đặt nỗi khổ của mọi người lên trên nỗi khổ của mình, chỉ cần có nhà ấy cho dân chúng ở, ông cam chịu “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được !”. Điều đó đã cho thấy tấm lòng nhân ái, tình thương dân của Đỗ Phủ thật bao la rộng lớn, vĩ đại và cao cả đến nhường nào.

Bằng thể thơ cổ thể với việc sắp xếp các trình tự sự việc trong thơ một cách hợp lí, tuần tự cùng với việc kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm, tự sự trong bài thơ, nhà thơ Đỗ Phủ đã kể về nỗi khổ của chính mình trong hoàn cảnh căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” không chỉ mang giá trị hiện thực về xã hội Trung Quốc đương thời mà còn có giá trị nhân đạo nằm trong chính ước nguyện và tấm lòng cao thượng của nhà thơ.

—————HẾT————–

Để thấy được tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ dành cho những con người nghèo khổ, bất hạnh, các em không nên bỏ qua: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Phân tích 5 câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá [Mao ốc vị thu phong sở phá ca] –

Qua Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, cảm nhận được tình thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ, bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm và kĩ năng sử dụng từ đồng âm đã học ở bậc Tiểu học. Đánh giá được chất lượng bài tập làm văn số 2 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm. Hiểu vai trò và biết vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức, Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật, Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre Môi khô miệng cháy gào chẳng được, Quay về, chống gậy lòng ấm ức ! Giây lát, gió lặng, mây tối mực, Trời thu mịt mịt đêm đen đặc. Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt, Con nằm xấu nết đạp lót nát Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dúrt. Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê[*] Đêm dài ướt át sao cho trót ? Ước được nhà rộng muôn ngàn gian, Chekhắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan, Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn ! Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được ![Đỗ Phủ [*], Khương Hữu Dụng dịch, trong Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962]Chú thích[*]. Đỗ Phủ [712-770] là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm hoạ, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. Đỗ Phủ vừa ở nhà mới được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của bài thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.132[1] Sự biến An Lộc Sơn – Sử Tư Minh xảy ra năm 755, đến năm 763 mới chấm dứt. Như vậy, lúc bài thơ được sáng tác, tình hình xã hội vẫn rối loạn. Đỗ Phủ mất ngủ không chỉ vì nghèo đói, bệnh tật mà còn vì lo lắng tới vận dân, vận nước.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.[Gợi ý:- Bài thơ gồm mấy phần ? Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần. Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào ?-Thống kê số ỗi phần và thử lí giải vì 6 phần dài, phần ngắn, nhiều phần có số câu lẻ và một số câu trong phần cuối có số chữ nhiều hơn phần lớn các câu khác trong bài – trừ câu 20 và 21, bản dịch đã giữ đúng số câu, số chữ của nguyên bản.]133 2. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lí.Phương thức بر۔N* t: – || Miêu tả| Tự sự |Kết hợpხუ Miêu || Tự Bi: kết hợp|kết hợp | cả 3’| “ | “” |trực tiếp biểu || biểu |phươngPhần – cảm CATT thức Phần … Phần.3. Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được để cập trong bài thơ ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào ?4. Giá thử không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào ? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối.Ghi nhớKết hợp nhiều phương thức biểu đạt, Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.LUYÊN TÂP1. Đọc diễn cảm hai phần cuối.2. Dùng tối đa là hai câu để nêu lên ý chính của đoạn văn sau đây bàn về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.”… Trong bài thơ này, Đỗ Phủ đã miêu tả nỗi thống khổ của bản thân song khi đọc xong phần cuối của bài thơ, chúng ta hiểu ngay rằng nhà thơ không miêu tả nỗi thống khổ của bản thân một cách cô lập, đơn thuần mà thông qua sự miêu tả đó để biểu hiện nỗi thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”, để biểu hiện thảm hoạ của xã hội, của thời đại. Mới đọc câu “Quay về chống gậy lòng ấm ức!” ta chưa lí giải được sâu sắc nội dung của tiếng “than thở” của nhà thơ, song khi134″Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được !”, ta liền nhận ra rằng nhà thơ không chỉ vì sự bất hạnh của chính mình mà than thở, mà mất ngủ, mà gào to thét lớn ! Trong đêm thu bị mưa vùi gió dập một cách tàn nhẫn, điều quay cuồng trong đầu óc nhà thơ không chỉ là chuyện “riêng lều ta nát” mà còn là tình cảnh mọi ngôi nhà tranh của “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ” đều rách nát… Hàng trăm, nghìn năm nay, tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả – yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối – của Đỗ Phủ mãi mãi kích động tâm khảm độc giả và phát huy tác dụng tích cực.” [Hoắc Tùng Lâm, trong Đường thi giám thưởng từ điển, Thượng Hải Từ thư xuất bản xã, Hưng Hà trích dịch]

Video liên quan

Chủ Đề