Tài sản cần định giá khi góp vốn là gì

Các loại tài sản có thể góp vốn vào công ty

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì các loại tài sản có thể góp vốn vào công ty bao gồm:

  1. Tiền Việt Nam;
  2. Ngoại tệ tự do chuyển đổi: các loại tiền nước ngoài được pháp luật Việt Nam cho phép lưu hành;
  3. Vàng;
  4. Giá trị quyền sử dụng đất: Quyền sử dụng đất ở lâu dài, hoặc quyền sử dụng đất thuê đã trả tiền thuê theo thời hạn hoặc trả tiền thuê đất một lần.;
  5. Giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng,…
  6. Công nghệ, bí quyết kỹ thuật
  7. Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Ví dụ: xe cộ, tàu bè, tài sản hữu hình,…

Ai là người có quyền quản lý, sử dụng tài sản dùng góp vốn công ty

Sau khi góp vốn thì Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Hữu ích: Dịch vụ thành lập công ty

Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn

✔  Đối với các tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất, Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định  khi góp vốn, cổ đông hoặc thành viên góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

✔  Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp vào làm vốn của công ty với điều kiện các tài sản này phải là các tài sản được chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp. Tuy nhiên tài sản được chấp nhận góp vào làm vốn còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận cụ thể của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của công ty.

Định giá tài sản góp vốn vào công ty là phương thức xác định giá trị tài sản góp vốn công ty được Luật doanh nghiệp 2020 quy định. Việc định giá tài sản góp vốn theo tinh thần của Luật doanh nghiệp phải tuân theo nguyên tắc nhất trí, tức là phương thức định giá sẽ do các thành viên hay cổ đông sáng lập lựa chọn:

✔  Tự định giá tài sản góp vốn theo quy định.

✔  Định giá thông qua một tổ chức chuyên nghiệp định giá nhưng vẫn cần có sự đồng ý của đa số các thành viên hoặc cổ đông [Khoản 2, Khoản 3  Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020].

Việc góp định giá tài sản vốn là vô cùng quan trọng bởi mục đích của nó là xác định giá trị phần vốn góp vào công ty của người góp vốn. Giá trị phần vốn góp này sẽ tương ứng với phần quyền lợi người đó nhận lại từ công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các thành viên công ty. Vì vậy

+ Trường hợp góp vốn thành lập công ty: Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

+ Trường hợp định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty: Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Việc cần làm khi góp vốn công ty bằng tài sản

Để việc góp vốn được hoàn thành, công ty phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiêu chí sau:

✔  Công ty thông qua việc chấp nhận hình thức góp vốn, loại tài sản góp vốn của cổ đông, thành viên công ty theo đúng quy định pháp luật.

✔  Tài sản góp vốn được chuyển giao thông qua biên bản giao nhận tài sản hợp pháp.

✔  Công ty phải hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp và thay đổi giấy chứng nhận đăng ký tài sản góp vốn.

✔  Công ty bố trí người, đơn vị quản lý và sử dụng tài sản góp vốn theo đúng quy định.

Về thực tế rất nhiều tranh chấp có thể phát sinh trong nội bộ công ty khi tiếp nhận tài sản góp vốn mà không thực hiện đúng quy trình. Nhiều trường hợp thỏa thuận góp vốn công ty bằng ô tô nhưng lại sang tên xe cho Giám đốc,...tức là bản thân công ty chưa nắm rõ nghĩa vụ cần làm trong việc xác lập tài sản góp vốn và quản lý tài sản góp vốn. Luật sư Trí Nam nhận giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp đảm bảo uy tín và nhanh gọn. Quý khách hàng cần hỗ trợ pháp lý ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi theo số  để gặp luật sư.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với Quý vị trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo: Dịch vụ luật sư uy tín

Vốn là một yếu tố quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp, quyết định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu ,chủ đầu tư của doanh nghiệp. Mà một trong các nguồn quan trọng và chủ yếu nhất để hình thành vốn của doanh nghiệp chính là vốn góp của các thành viên khi thành lập doanh nghiệp. Trước khi các cá nhân hay tổ chức tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn làm ăn, nếu góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng vàng, ngoại tệ thì rất dễ dàng để quy đổi ra đơn vị tính toán là tiền tệ. Nhưng đối với việc thành viên góp vốn bằng các tài sản không phải là tiền mặt thì cần được định giá trước khi góp vốn. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp:

Theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn có nội dung như sau:

“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua điện thoại

Theo điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2020, thì tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng sẽ cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Tài sản khi được sử dụng góp vốn trong quá trình thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trong trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Ngoài ra còn phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

2. Phân tích quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp:

Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có nội dung như sau:

– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp sẽ cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá. Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận theo đúng quy định.

– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn:

Thứ nhất: Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn khi thành lập công ty:

Xem thêm: So sánh quy định về vốn điều lệ và vốn pháp định theo Luật doanh nghiệp 2014

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 thì đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hay công ty sẽ do các chủ thể sau đây định giá:

– Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá đối với tài sản góp vốn  heo nguyên tắc đồng thuận.

– Hoặc tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hay công ty sẽ do một tổ chức thẩm định giá định giá đối với tài sản góp vốn này. Trong trường hợp tài sản góp vốn do tổ chức thẩm định giá định giá thì phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Thứ hai: Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hay công ty thì sẽ do các chủ thể sau đây định giá tài sản góp vốn:

– Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên sẽ định giá tài sản góp vốn trong trường hợp đây là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.

– Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá đối với tài sản góp vốn.

– Hoặc sẽ do một tổ chức thẩm định giá định giá đối với tài sản góp vốn này. Trong trường hợp tài sản góp vốn này do tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Xem thêm: So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

Như vậy, trong khi thành lập công ty hay trong quá trình hoạt động thì chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn được pháp luật quy định là khác nhau. Việc ban hành quy định này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo hoạt động định giá tài sản góp vốn diễn ra thuận lợi và chính xác, cũng như đảm bảo được vai trò của những chủ thể tham gia định giá đối với tài sản được sử dụng để góp vốn.

3. Trách nhiệm về việc định giá tài sản:

Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm khi tiến hành định giá tài sản góp vốn được quy định cụ thể như sau:

– Đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hay công ty, trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì:

+ Các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

+ Đồng thời, sẽ cần liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

– Đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp/công ty, trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì:

+ Các chủ thể là người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

+ Đồng thời sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Xem thêm: Quy định về thành viên góp vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn

Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tùy theo thời điểm góp vốn vào doanh nghiệp là khi thành lập doanh nghiệp hay công ty hoặc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà người chịu trách nhiệm đối với việc định giá tài sản góp vốn xảy ra sai sót là khác nhau.

Không những thế thì việc định giá tài sản đã quy định rõ các tổ chức, cá nhân phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc cố ý định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 5, Điều 16 Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn đưa ra quy định các hành vi bị nghiêm cấm về kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị. Qua đó, ta nhận thấy, pháp luật nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị.

Video liên quan

Chủ Đề