Tại sao bị ngứa lỗ tai

Tai là một bộ phận khá nhạy cảm, vì ở đây chứa khá nhiều sợi thần kinh. Và cũng bởi lí do này mà triệu chứng ngứa tai cũng rất thường gặp. Ngoài ra, ngứa tai có thể là một báo hiệu cho một bệnh lý tiềm tàng nào đó. Có hiểu biết về các nguyên nhân gây ngứa tai, bạn có thể tìm ra cách xoa dịu những khó chịu này. 

Các vấn đề có thể gây ra ngứa tai

1. Quá nhiều ráy tai

Ráy tai thực chất là những tế bào da chết cộng với chất bã được tiết ra trong ống tai. Khi ráy tai tích tụ quá nhiều trong ống tai, nó có thể gây ra nhiều khó chịu. Những khó chịu đó có thể là: ngứa tai, ù tai, nghe kém… Thực ra, ráy tai cũng có cơ chế tự đào thải ra ngoài cho nên bạn không cần quá lạm dụng việc lấy ráy tai.

Nếu lấy ráy tai không cẩn thận, hoặc sử dụng những dụng cụ không vệ sinh thì có thể gây nên những tổn thương cho da ống tai, hoặc thậm chí cho màng nhĩ và hệ thống dẫn truyền âm thanh.

Nếu da ống tai bị tổn thương sẽ dễ dẫn đến viêm, càng kích thích thêm mức độ ngứa tai. Vì vậy khiến cho bạn ngoáy tai mạnh hơn, dẫn đến tổn thương ống tai nhiều hơn, tạo nên một vòng luẩn quẩn. Do đó, nếu thực sự bạn muốn lấy ráy tai, nên đến tìm gặp bác sĩ tai mũi họng. Họ có các công cụ cần thiết chuyên dụng để lấy ráy tai một cách an toàn. 

Tại sao bị ngứa lỗ tai

2. Khô da

Ngược lại với trường hợp trên thì việc da ống tai quá khô cũng có thể khiến cho bạn bị ngứa tai. Ráy tai còn có chức năng như là một chất bôi trơn của ống tai. Không có đủ ráy tai, khiến cho da ống tai nhạy cảm hơn, dẫn đến dễ bị ngứa.

3. Nhiễm trùng

Ngứa tai đôi khi là một dấu hiệu của nhiễm trùng da. Vi khuẩn và vi-rút là những tác nhân chính gây ra điều này.

Một yếu tố nguy cơ để các vi khuẩn có thể xâm nhập vào da ống tai đó là trường hợp của những người hay bơi lội. Nước có thể bị kẹt lại trong ống tai sau khi bơi. Độ ẩm quá nhiều trong da ống tai có thể làm hao mòn đi lớp bảo vệ tự nhiên chống lại vi khuẩn. Điều này khiến cho da ống tai có thể bị đau nhức, ngứa ngáy. 

Để ngăn chặn tình trạng ngứa tai, bạn cần phải điều trị nhiễm trùng. Đôi khi, ngứa tai có thể tự hết, nhưng bác sĩ cũng có thể kê thêm cho bạn thuốc để nhỏ tai. 

4. Dị ứng da

Phần da trong ống tai của bạn có thể bị ngứa bởi những phản ứng dị ứng. Những sản phẩm làm đẹp như thuốc xịt tóc, dầu gội hoàn toàn có thể là thủ phạm. Những đôi bông tai đôi khi cũng kích thích gây ngứa. Các đồ vật bằng nhựa, cao su hay kim loại đặt vào trong tai bạn, ví dụ như tai nghe hoặc máy trợ thính, có thể gây phát ban da. Đây còn gọi là viêm da do tiếp xúc.

Để làm dịu đi sự ngứa ngáy, bạn cần nhận diện ra đâu là tác nhân gây dị ứng và ngưng sử dụng chúng. Sau đó, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại kem thoa có chứa corticoid để điều trị. 

Tại sao bị ngứa lỗ tai
Dị ứng da

5. Chàm da hoặc vảy nến

Đây là các bệnh lý da liễu toàn thân, hoàn toàn có thể khiến cho tai mẫn cảm, ngứa da nhiều hơn. Vấn đề này có thể giải quyết bằng thuốc nhỏ tai. Trong các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể phải uống thuốc có chứa corticoid để giảm đi các phản ứng bất lợi trong cơ thể.

Chàm da là bệnh lý lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát, tuy nhiên nó rất hay tái phát và gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh. Cùng YouMed tìm hiểu thêm tại qua bài viết sau: Bệnh chàm da (Eczema): Điều trị và phòng ngừa tái phát

6. Dị ứng thức ăn 

Với những người có cơ địa dị ứng thì việc ăn thức ăn lạ có thể kích thích các phản ứng của cơ thể. Các phản ứng thường là nổi ban, ngứa da… Da ống tai cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi các phản ứng này. Trong phần lớn trường hợp thì các khó chịu này sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp có phản ứng nặng, có thể dẫn đến khó thở. Khi đó bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. 

7. Viêm mũi họng

Nghe có vẻ không liên quan phải không? Tuy nhiên đường dẫn truyền cảm giác về não của tai và mũi họng có một số đoạn đi chung. Do vậy nên đôi khi những kích thích ở mũi họng có thể bị não hiểu nhầm là ở tai, gây nên ngứa tai. Vì vậy, nếu bạn bị ngứa tai trong khi viêm mũi họng, thì triệu chứng này có thể sẽ biến mất khi đợt viêm qua đi, mà không cần can thiệp gì ở tai.

Liên tục hắt hơi, sụt sịt mũi khi lại gần thú cưng, tiếp xúc với bụi, phấn hoa, mùi đồ nướng hoặc không khí lạnh là tình trạng thường gặp của nhiều người. Tình trạng viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu không điều trị dứt điểm thì có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Xem thêm bài viết sau: Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, biến chứng, phòng ngừa và điều trị

Làm sao để phòng ngừa ngứa tai? 

Để tránh bị kích thích, cần tránh vệ sinh tai bằng các vật dụng như: tăm bông, bông gòn, kẹp giấy… Một số cách khác để tránh kích thích tai như: 

  • Dùng các trang sức chống dị ứng. Chúng có thể phòng ngừa các phản ứng dị ứng dẫn đến ngứa da. 
  • Nếu bạn thường xuyên đi bơi, hãy đảm bảo bạn làm sạch được nước đọng trong ống tai
  • Nếu bạn có quá nhiều ráy tai, bạn cần giữ lượng ráy ở mức độ vừa phải. Hãy đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được lấy ráy tai một cách hợp lý. 

Bạn còn lo lắng, vò đầu, “gãi tai” không? Ngứa tai là một triệu chứng khá phổ biến. Nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hoàn toàn có thể giải quyết được. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này và rút ra những cách chăm sóc tai hợp lý nhé.

Rất nhiều người luôn thắc mắc: Ngứa lỗ tai là điềm gì bởi theo họ, khi nhận thấy tai bị ngứa tức là có một sự việc sắp xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng? Ngứa tai là điềm báo hay dấu hiệu của bệnh lý nào đó trong cơ thể? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Ngứa lỗ tai là điềm gì?

Ngứa tai là tình trạng người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi kèm đau tức ở bên trong tai. Bên cạnh đau tai, ngứa tai có lẽ là cảm giác khó chịu nhất mà chúng ta trải nghiệm. Tình trạng này gây phiền nhiễu, mất tập trung và trong một số trường hợp, nó còn khiến người bệnh cảm thấy như “phát rồ”. Bạn có thể bị ngứa cả hai bên tai, cũng có khi chỉ bị ngứa tai trái hoặc phải.

Nhiều người cho rằng, ngứa lỗ tai là điềm báo của một sự việc sắp xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, xét về mặt y học, các chuyên gia cho rằng, ngứa tai không phải điềm báo mà là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

- Viêm da ống tai: Tình trạng này xảy ra khi lớp da ở phía trong và xung quanh ống tai bị viêm. Nguyên nhân thường gặp là do tai bị dị ứng với mỹ phẩm. Ngoài ra, việc mắc một số bệnh về da như: Chàm, vẩy nến ở ống tai cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa lỗ tai.

- Viêm tai ngoài: Viêm tai ngoài có thể gây đau, đỏ, ngứa và sưng tai. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do để nước lọt vào tai khi tắm hoặc đi bơi, tạo điều kiện ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.

- Ráy tai tích tụ quá nhiều: Tai sản xuất ráy để làm sạch và bảo vệ các bộ phận ở tai giữa và tai trong khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, ráy tai tích tụ quá nhiều có thể gây ngứa tai, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các cơ quan thính giác.

- Nấm ống tai: Nấm ống tai là bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 10% trong số những bệnh nhân bị viêm ống tai. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở ống tai.

- Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng xảy ra khi chúng ta bị dị ứng với phấn hoa, mạt bụi hoặc lông động vật. Tình trạng này có thể gây ngứa ở tai, mắt và cổ họng, cùng với các triệu chứng khác như: Chảy nước mắt, sổ mũi, đau đầu, hắt xì,…

Ngứa lỗ tai có đáng lo ngại không?

Tình trạng ngứa lỗ tai nếu ở mức độ nhẹ và hết sau khi lấy ráy tai thì không đáng lo ngại vì đây chỉ là dấu hiệu của việc bạn chưa vệ sinh tai sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều năm thì cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Theo chuyên gia, ngứa tai nhiều khả năng là biểu hiện của bệnh viêm ống tai ngoài. Nhiều người chủ quan vì nghĩ, đây là tình trạng nhẹ nên không đi khám, thay vào đó, họ thường chỉ dùng tăm bông hay vật cứng nào đó để ngoáy tai cho đỡ ngứa. Chỉ khi biểu hiện ngứa tăng, quá khó chịu, ngứa tới mức không thể ngủ được hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác nặng nề hơn như: Đau nhức tai, chảy mủ tai, ù tai, nghe kém,... mới đi khám. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Chính vì vậy, nếu nhận thấy có triệu chứng ngứa trong tai thì bạn không nên chủ quan mà cần tìm cho mình phương pháp điều trị càng sớm càng tốt để tình trạng này sớm cải thiện và không gây hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nên làm gì khi bị ngứa lỗ tai?

Khi bị ngứa tai, bạn cần tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả những bệnh lý liên quan. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một số lưu ý sau để tình trạng ngứa tai không tiến triển nặng hơn:

- Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể tập trung làm một việc để quên đi cảm giác ngứa ở tai.

- Không để nước lọt vào tai khi đi bơi hoặc tắm vì sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trong tai tiến triển nặng và triệu chứng ngứa tai ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Không ngoáy tai quá sâu hoặc sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai khi chưa được vô trùng.

- Tránh tiếp xúc với khói bụi và sử dụng tai nghe trong thời gian dài.

- Nếu nước vô tình vào tai khi tắm, khi bơi gây cảm giác khó chịu, ù tai, ngứa tai thì bạn hãy nghiêng đầu vỗ nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai để thấm hết nước chứ không được lau chùi nhiều.

Hỗ trợ điều trị ngứa tai hiệu quả nhờ sản phẩm Kim Thính

Để cải thiện tình trạng ngứa tai, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp là cần thiết. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện triệu chứng ngứa tai an toàn, hiệu quả. Hiện nay, sản phẩm tiêu biểu nhất trên thị trường giúp cải thiện hiệu quả các bệnh lý về tai là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính. 

Kim Thính chứa nhiều thảo dược có tính chống viêm, giảm sưng như: Cao cối xay, cao vảy ốc, cao câu kỷ tử, cao cẩu tích. Những thảo dược này đã được đông y sử dụng từ xa xưa giống như thuốc kháng sinh thực vật chuyên dùng trong các trường hợp bị viêm nhiễm ở tai, ngứa tai, đau tai hiệu quả.

Bên cạnh đó, Kim Thính còn chứa các vị dược liệu khác như: Cốt toái bổ, thục địa, đan sâm, L-carnitine fumarate, kẽm có tác dụng bồi bổ chức năng tạng thận, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, bổ sung các chất đến nuôi dưỡng tế bào thần kinh tai. Điều này giúp tăng cường sức khỏe thính giác, phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về tai khác như: Ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực,…

Nhiều người đã cải thiện ngứa tai thành công

Rất nhiều người đã sử dụng sản phẩm Kim Thính để cải thiện tình trạng ngứa tai và nhận thấy hiệu quả bất ngờ. Dưới đây là những trường hợp điển hình:

>>> Ông Nguyễn Văn Kể ở Đội 3, thôn Châng, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Chỉ một lần đi tắm ao từ năm 12, 13 tuổi, ông Kể để nước lọt vào tai. Cũng từ khi đó, ông gặp phải tình trạng ngứa tai, ù tai, nghe kém. Do chủ quan, không chữa trị nên ông phải sống chung với tình trạng này trong nhiều năm. May mắn, nhờ biết tới sản phẩm Kim Thính, tình trạng ù tai, ngứa tai của ông Kể cải thiện rõ rệt. Mời bạn nghe thêm chia sẻ của ông Nguyễn Văn Kể trong video sau:

>>> Cô Trương Thị Thu Hường trú tại số nhà 4, thôn Phi Có, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Cô Hường bị ù tai, ngứa tai, tai đau nhức mỗi khi nghe tiếng ồn lớn cách đây hơn 20 năm. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc bán hàng cũng như cuộc sống của cô. May mắn, nhờ biết tới và sử dụng sản phẩm Kim Thính mà chỉ sau 1 tháng, tình trạng ngứa tai, đau tai của cô Hường đã cải thiện rõ rệt. Mời bạn xem thêm chia sẻ của cô Hường trong video sau:

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Kim Thính

Sản phẩm Kim Thính đã nhận được đánh giá cao từ chuyên gia. Mời bạn nghe ý kiến của chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video sau:

Qua bài viết, hy vọng bạn hiểu hơn về nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng ngứa tai. Hãy luôn vệ sinh tai sạch sẽ và sử dụng sản phẩm Kim Thính đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe thính giác, cải thiện ngứa tai hiệu quả, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng ngứa lỗ tai cũng như sản phẩm Kim Thính, bạn có thể liên hệ hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.

Thảo Linh

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.