Tại sao chảy máu mũi lại gọi là chảy máu cam

Chảy máu cam hay chảy máu mũi là một tình trạng phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây chảy máu cam, nhưng đa số không nghiêm trọng và bạn có thể tự xử trí tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các tình trạng và bệnh lý có thể gây chảy máu cam và các bước cầm máu bạn có thể tự thực hiện tại nhà.

1. Chảy máu cam là gì?

Để biết rõ hơn về chảy máu cam cũng như là cách xử trí và phòng ngừa chảy máu cam tái phát. Bạn có thể tham khảo ở video dưới đây nhé!

Chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi, bao gồm những trường hợp chảy máu từ phía trong mũi. Nhiều người thỉnh thoảng lại bị chảy máu cam, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Mặc dù chảy máu mũi có thể khá đáng sợ, nhưng thường thì chúng chỉ gây ít phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu mũi thường xuyên khi xảy ra nhiều hơn 1 lần trong 1 tuần.

Chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ phía trong mũi

2. Nguyên nhân chảy máu cam

Niêm mạc lót phía trong mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ. Những mạch máu này nằm sát bề mặt nên rất dễ bị tổn thương và gây chảy máu mũi.

Hai nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu mũi là:

  • Không khí khô. Khi niêm mạc lót trong hốc mũi bị khô đi, chúng dễ dàng bị chảy máu và nhiễm trùng hơn.
  • Ngoáy mũi. Thường xảy ra nhất ở trẻ em.

>> Xem thêm: Nghẹt mũi: Nguyên nhân và 7 cách chữa tại nhà nhanh nhất

Những nguyên nhân khác có thể gây chảy máu cam [chảy máu mũi] bao gồm:
  • Viêm mũi xoang [nhiễm trùng mũi xoang] 
  • Viêm mũi dị ứng
  • Cảm lạnh
  • Dị vật mũi. Đặc biệt lưu ý ở trẻ nhỏ.
  • Bệnh máu khó đông, ví dụ như hemophilia 
  • Uống thuốc Aspirin
  • Sử dụng thuốc kháng đông, ví dụ như warfarin and heparin
  • Hít phải các hóa chất gây kích ứng niêm mạc mũi, như Amoniac [NH3]
  • Sử dụng Cocaine
  • Vẹo vách ngăn 
  • Thuốc xịt mũi, nếu dùng quá thường xuyên và không đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Viêm mũi không do dị ứng
  • Chấn thương mũi

>> Xem thêm: Viêm mũi xoang [viêm xoang]: Những điều bạn cần biết

Niêm mạc lót phía trong mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ Những nguyên nhân gây chảy máu mũi ít gặp:

Thông thường, chảy máu mũi không phải là triệu chứng hay hậu quả của bệnh tăng huyết áp. Nhưng huyết áp tăng cao có thể khiến cho tình trạng chảy máu mũi của bạn kéo dài và nặng hơn.

Những nguyên nhân liệt kê phía trên có thể liên quan tới tình trạng chảy máu mũi của bạn. Nên đến khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất.

>> Xem thêm: Nghẹt mũi: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần đi khám?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây chảy máu mũi

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đa số tình trạng chảy máu mũi thường không nghiêm trọng và có thể tự cầm được.

Nên đến bệnh viện ngay nếu chảy máu mũi trong các tình huống sau:

  • Theo sau một chấn thương, ví dụ như tai nạn giao thông
  • Chảy máu mũi lượng nhiều
  • Gây khó thở
  • Kéo dài hơn 30 phút ngay cả khi đã thực hiện các bước tự cầm máu.
  • Xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi, ngay cả khi có thể tự cầm được, bạn cũng nên đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chảy máu.

Không nên tự lái xe đến bệnh viện nếu bạn đang chảy nhiều máu. Bạn nên gọi xe cấp cứu hay nhờ người khác chở đi.

Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ nên đưa trẻ đến bệnh viện

4. Các bước tự chăm sóc tại nhà khi bị chảy máu cam

  • Ngồi dậy và cúi người về phía trước. Tư thế ngồi có thể giúp làm giảm áp lực trong các mạch máu ở mũi. Điều này ngăn chảy máu mũi nặng hơn. Ngoài ra, cúi người về phía trước để máu không chảy xuống họng và vào dạ dày, vì nó có thể gây kích thích dạ dày.
  • Không cố gắng hỉ mũi mạnh hay khạc máu vì có thể khiến chảy máu nặng hơn. Bạn nên nhẹ nhàng lau sạch và bóp cánh mũi để đẩy máu cũ trong mũi ra. Nhổ nhẹ nhàng nếu máu chảy xuống họng.
  • Xịt thuốc co mạch mũi – các thuốc xịt giảm nghẹt mũi [nếu có]
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt 2 bên cánh mũi, ngay cả khi chỉ chảy máu 1 bên mũi. Thở nhẹ nhàng bằng miệng. Tiếp tục bóp chặt trong khoảng 10 – 15 phút. Động tác này giúp chèn chặt vào điểm chảy máu tại niêm mạc mũi và thường có thể làm ngưng chảy máu cam.
  • Đặt một túi chườm lạnh lên mũi để các mạch máu mũi co lại và làm đông máu nhanh hơn, giúp giảm chảy máu.
  • Lặp lại các bước trên nếu chảy máu chưa ngưng hẳn.
  • Khi chảy máu mũi đã ngưng, để ngăn không bị chảy lại, bạn không nên ngoáy mũi hay hỉ mũi mạnh. Tránh cuối đầu xuống thấp vì có thể làm tăng áp lực ở mạch máu niêm mạc mũi. Nên giữ đầu ở tư thế cao hơn tim.

>> Xem thêm: Phân biệt viêm mũi dị ứng, viêm mũi thông thường và viêm mũi xoang

Nếu bạn đã thực hiện các bước trên mà chảy máu mũi không giảm, bạn nên đến bệnh viện để được xử trí thích hợp.

Tư thế ngồi và cách bóp chặt cánh mũi khi chảy máu

5. Các cách giúp ngăn ngừa chảy máu mũi

  • Giữ ẩm cho niêm mạc mũi. Đặc biệt trong những tháng lạnh, hanh khô.
  • Dùng nước muối sinh lý xịt mũi. Xịt mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm ẩm niêm mạc mũi. Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý xịt mũi ở các quầy thuốc. Khi bạn cảm thấy mũi bị khô, hãy xịt 1-2 nhát vào mỗi bên mũi.
  • Đừng bôi Vaseline, dầu khoáng hoặc sản phẩm dạng dầu khác [như dầu dừa] vào bên trong mũi. Đặc biệt ở trẻ, nếu trẻ hít phải một lượng nhỏ những chất này vào phổi, cũng có thể gây viêm phổi.
  • Cắt móng tay cho trẻ. Trẻ thường hay ngoáy mũi làm tổn thương niêm mạc dẫn đến chảy máu. Vì vậy bạn nên thường xuyên cắt ngắn móng tay cho trẻ.
  • Dùng máy làm ẩm không khí.
Xịt mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm ẩm niêm mạc mũi

Chảy máu mũi hay chảy máu cam, là một tình trạng thường gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra. Chảy máu mũi thường không nguy hiểm và có thể tự cầm tại nhà. Nếu chảy máu mũi nhiều hoặc kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được xử trí thích hợp. Nếu chảy máu mũi xảy ra thường xuyên, dù có thể tự cầm, bạn cũng nên đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chảy máu.

Bác sĩ Sử Ngọc Kiều Chinh

Xem thêm bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề