Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

Trong xã hội phong kiến cổ đại, Hoàng đế là người nắm quyền quản lý quốc gia, thông thường vị trí Hoàng đế sẽ là cha truyền con nối, hoặc truyền lại cho cháu, nếu như Hoàng đế không có con sẽ truyền lại cho anh em ruột thịt, tuyệt không thể truyền lại cho người ngoài khác họ.

Nhưng với những vị hoàng đế khai quốc thì khác, họ phải một tay gây dựng cơ đồ chứ không có bất cứ một vinh hạnh nào từ trên trời rơi xuống.

Chu Nguyên Chương cũng vậy. Ông lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, từng bước gây dựng cơ đồ, ngồi lên vị trí Hoàng đế.

Vào những năm cuối của triều đại nhà Nguyên, Hoàng đế không lo chuyện triều chính, bách tính đói khổ lầm than.

Chu Nguyên Chương sinh ra trong một gia đình nghèo, ông từng phải làm ăn mày để kiếm cơm sống qua ngày, cuộc sống khó khăn khiến ông quyết tâm đứng lên khởi nghĩa, nhờ vậy sau này mới có Hoàng đế khai quốc nhà Minh nổi tiếng trong lịch sử.

Những điều ông từng trải qua đã giúp ích rất nhiều cho con đường làm Hoàng đế sau này của ông.

Chu Nguyên Chương biết người nghèo có cuộc sống ra sao, cho nên sau khi lên ngôi ông vẫn tiếp tục duy trì lối sống thanh bần.

Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

Hình ảnh Chu Nguyên Chương thời trẻ trên phim. Ảnh: Sohu

Ngay từ khi còn rất nhỏ Chu Nguyên Chương đã phải ra ngoài bươn chải nuôi gia đình, bấy giờ ông làm thuê chăn gia súc cho một gia đình địa chủ, nhưng tên địa chủ này lại thường xuyên cắt xén lương của người làm.

Bố mẹ và anh trai của Chu Nguyên Chương cũng chết vì đói, may nhờ có nhà hàng xóm tốt bụng giúp đỡ, Chu Nguyên Chương mới có tiền để chôn cất cho họ.

Không có tiền, Chu Nguyên Chương sau đó đã đến chùa xuất gia làm hòa thượng, nhưng trong chùa cũng chẳng có gì để ăn nên ông đành phải ra đường làm ăn mày.

Có một lần Chu Nguyên Chương đói đến mức ngất trên đường, may nhờ có một người phụ nữ tốt bụng cứu nên ông mới sống sót. Người đó kia dùng chút lương thực ít ỏi còn lại trong nhà làm đồ ăn cho Chu Nguyên Chương, đây cũng là bữa ăn khiến ông ghi nhớ cả đời, sau khi lên ngôi Hoàng đế mới sinh ra một sở thích đặc biệt.

Lúc ấy, Chu Nguyên Chương hỏi người phụ nữ đây là món gì, người phụ nữ đáp đây là cháo gạo nếp nấu với rau chân vịt và đậu phụ.

ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC ĐẾN MÃI VỀ SAU

Sau này khi ông tham gia khởi nghĩa, nhờ sự giúp đỡ của mọi người mà xây dựng được thế lực cho riêng mình, cuối cùng thành công bước lên ngôi Hoàng đế.

Mặc dù bản thân đã trở thành người cao quý nhất thiên hạ, nhưng Chu Nguyên Chương lại cực kỳ ghét xa hoa lãng phí, dù sống trong hoàng cung nhưng Chu Nguyên Chương vẫn giữ nguyên nếp sống thanh bần, nghèo khó như xưa.

Có một lần sau khi đã đăng cơ, Chu Nguyên Chương bỗng nhớ lại món cháo đã giúp mình giữ được mạng sống, ông liền bảo ngự thiện phòng làm cho ông một bát cháo như thế, nhưng cháo mà ngự thiện phòng nấu ra lại không giống hương vị bát cháo năm ấy.

Về sau, có một người đã dùng những nguyên liệu đơn giản để nấu bát cháo ấy, lúc ấy vua mới chịu hài lòng.

Chu Nguyên Chương thường kể lại cho các vị đại thần cùng phi tần trong hậu cung của mình nghe về những chuyện mình đã từng trải qua, hơn thế, còn yêu cầu họ phải sống tiết kiệm giống như mình.

Vì ảnh hưởng của ông nên các vị đại thần nhà Minh khi ấy cũng đều sống như vậy, không dám trái lệnh. Ngay cả các vị phi tần trong hậu cung cũng không được phép đeo trang sức đắt đỏ, không được lãng phí.

Đối với những phi tần xuất thân cao quý trong xã hội lúc bấy giờ, vốn được sống sung sướng ăn ngon mặc đẹp, sau khi vào cung phải tuân thủ việc việc ăn uống đạm bạc, thật chẳng dễ để thích nghi, khổ mà không dám kêu ca.

Thứ hai, ngày 03/01/2022 16:32 PM (GMT+7)

Aa Aa+

Sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương đã giết hàng vạn người gồm công thần, lão tướng và họ hàng của họ, trở thành vị vua giết nhiều công thần nhất.

Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

Theo Minh sử, năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương dùng tội danh “tự quyền xây dựng phe phái” đã giết Thừa tướng Hồ Duy Dung. Sau khi giết Hồ Duy Dung rồi, Chu Nguyên Chương cũng bãi bỏ luôn cơ quan Trung thư tỉnh và đề cao vai trò của 6 bộ. Từ đó công việc chính trị trong nước do 6 bộ phân chia nhau thực hiện và trực tiếp nghe lệnh hoàng đế. Việc làm đó đã thâu tóm quyền lực vào tay một mình hoàng đế và xóa bỏ chế độ tể tướng vốn tồn tại 1500 năm ở Trung Quốc. Ảnh: Hoàng đế Chu Nguyên Chương.

Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

Theo sách "16 hoàng đế triều Minh" của Vương Thắng Hữu chủ biên thì “Những người liên lụy bị tù, bị giết đã tới trên 3 vạn người”. Minh Thái Tổ còn biên soạn một tài liệu là “chiêu thị gian đảng lục” để công bố những kẻ bị kết tội mưu phản ra khắp thiên hạ. Vụ việc dây dưa kéo dài tới mấy năm vẫn chưa xong gây nhiều hoang mang. Trong số các công thần bị giết, vụ của Lý Thiện Trường là một điển hình. Khi đó Lý Thiện Trường đã 70 tuổi, bị vua ban cái chết, cả gia quyết già trẻ gồm trên 70 người nhà ông cũng bị chết theo.

Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

Đến năm Hồng Vũ thứ 25, Chu Nguyên Chương lại gán cho Lương Quốc Công Lam Ngọc tội mưu phản để bỏ tù. Sau đó vua công bố một danh sách nghịch thần , họ hàng thân tộc của họ. Tất cả số bị giết lên tới một vạn 5 nghìn người. Tính con số tất cả, trong 14 năm, hoàng đế Chu Nguyên Chương đã giết 45.000 người, chủ yếu là các công thần, lão tướng và họ hàng thân tộc của họ. Ảnh: Tạo hình Chu Nguyên Chương trên phim ảnh.

Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

Vì sao ông vua này lại độc ác như vậy? Có hai lý do để lý giải điều này. Thứ nhất, các công thần giúp Chu Nguyên Chương giành được giang sơn đã được hưởng những sự phong thưởng quá lớn nhưng họ lại không yên phận. Sau khi Chu Nguyên Chương đã lên ngôi, triều đình đã được thiết lập, pháp luật đã được ban bố mà các công thần lại nhiều khi cậy công lao không coi pháp luật ra gì. Ảnh: Tạo hình Chu Nguyên Chương trên phim ảnh.

Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

Thứ hai, việc giết các công thần có lý do chính là để dọn đường cho các con vua nối ngôi được dễ dàng. Điều này được chính Chu Nguyên Chương nói ra. Sách "16 hoàng đế nhà Minh" chép rằng: “Việc giết hại hàng loạt công thần đã vấp phải sự phản đối của Thái tử Chu Tiêu. Từ nhỏ Thái tử đã hấp thụ sự giáo dục hoàn toàn Nho học, sau khi lớn lên nghiễm nhiên trở thành một Nho gia. Phương châm trị quốc của hai cha con đã nảy sinh ra sự phân kỳ, một người kiên quyết dụng hung mãnh để trị quốc, một người lại hết sức cố gắng nhân hậu và khoan dung. Thấy Chu Nguyên Chương tàn sát bừa bãi, Thái tử không chịu đựng nổi đã khuyên can: "Bệ hạ đã giết quá nhiều người, e rằng sẽ thương hại tới hòa khí!". Ảnh: Tạo hình Chu Nguyên Chương trên phim ảnh.

Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

Ngay lúc đó Chu Nguyên Chương không nói gì. Sang ngày hôm sau, ông gọi Thái tử đến, chỉ vào một cái cây trên thân mọc đầy gai đặt ở dưới đất, bắt Thái tử nhặt lên. Thái tử sợ gai đâm vào tay, do dự chưa ầm lên. Tức thì Chu Nguyên Chương nói với Thái tử: "Ta sợ con cầm lên khó, ta đã đẽo sạch gai đi cho con, có lẽ nào lại không tốt chăng? Hiện tại những người mà ta giết đều là những người có nguy hiểm cho quốc gia xã tắc, trừ sạch chúng đi, là điều rất có lợi cho con”. Ảnh: Tạo hình Chu Nguyên Chương trên phim ảnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Tin cùng chuyên mục

Xem theo ngày Xem

Tin nổi bật

  • Tại sao chu nguyên chương lại lập ra nhà minh

    Sự thật việc Hạ Hầu Ân từng đánh bại Triệu Vân

  • Bức mật thư bí ẩn khiến vua Khang Hi chỉ dám bắt giam bỏ tù Ngao Bái

  • Chuyện tình éo le như phim của tướng cướp Bạch Hải Đường

  • Rùng mình chiếc túi gấm Từ Hi thái hậu nắm chặt trong tay khi chết