Tại sao con người thuộc bộ linh trưởng

Lucy là vượn người phương Nam, thuộc một trong số những loài người cổ đại được biết đến nhiều nhất, chúng sống vào thời kì khoảng 3,85 triệu đến 2,95 triệu năm trước. (Nguồn: Field Museum)

Trong khi loài người chúng ta di cư khắp thế giới, biết trồng trọt và du hành lên tận mặt trăng thì loài tinh tinh – là loài có đặc điểm sinh học giống với chúng ta nhất – lại vẫn sống trên cây, ăn quả dại và săn đuổi các loài khỉ.

Loài tinh tinh hiện đại đã xuất hiện còn trước cả loài người hiện đại (tức là vào khoảng gần 1 triệu năm trước, so với sự xuất hiện của vượn người mới chỉ 300 nghìn năm), nhưng loài người có cách tiến hóa riêng. Nếu chúng ta coi tinh tinh là anh em họ thì tổ tiên chung của 2 loài chỉ có mỗi hai loài này là hậu duệ.

Vậy tại sao chỉ có 1 nhánh hậu duệ của tổ tiên chúng ta tiến hóa vượt trội hơn hẳn nhánh kia?

Theo bà Briana Pobiner, nhà cổ nhân chủng học của Viện Smithsonian ở Washington, Mỹ, thì lý do khiến cho các loài linh trưởng khác không tiến hóa thành người là do cuộc sống của chúng thuận lợi. Tất cả các loài linh trưởng còn tồn tại hiện nay, trong đó có khỉ đột vùng núi Uganda, khỉ rú ở châu Mỹ và vượn cáo Madagascar, đều cho thấy chúng có khả năng sống tốt trong môi trường sống tự nhiên của mình.

Theo giáo sư nhân chủng học Lynne Isbell của Trường đại học California, Mỹ, thì vấn đề nằm ở chỗ các sinh vật có thích nghi tốt với môi trường sống hay không. Theo cách nhìn nhận của các nhà khoa học nghiên cứu về tiến hóa thì loài người không "tiến hóa" hơn các loài linh trưởng khác, và chúng ta không phải là kẻ chiến thắng trong cái gọi là cuộc đua tiến hóa. Cho dù khả năng thích ứng cao đã giúp cho con người tác động đến môi trường để đáp ứng nhu cầu của mình, thì khả năng đó vẫn chưa đủ để đưa con người đến nấc cao nhất của chiếc thang tiến hóa.

Bà Isbell lấy ví dụ là loài kiến. Loài kiến thành công hơn chúng ta nhiều, số lượng các cá thể kiến trên thế giới cao hơn số lượng người nhiều lần và chúng thích nghi cực kì tốt với môi trường sống. Mặc dù kiến không phát minh ra chữ viết, nhưng chúng đã biết làm nông nghiệp từ rất lâu trước khi xuất hiện loài người, và chúng vẫn là những côn trùng cực kì thành công, chỉ là chúng không xuất sắc ở những thứ mà con người quan tâm, những thứ mà con người tình cờ lại giỏi hơn loài kiến.

"Chúng ta cho rằng người phù hợp nhất, thích nghi tốt nhất là người khỏe nhất và nhanh nhất, nhưng tất cả những gì chúng ta cần làm để chiến thắng trong cuộc đua tiến hóa là sống sót và tiếp tục sinh sôi", bà Pobiner nói.

Nhánh hậu duệ tinh tinh của tổ tiên chúng ta cũng là một ví dụ điển hình. Chúng ta không có đầy đủ chứng cứ hóa thạch về loài người và loài tinh tinh, nhưng các nhà khoa học đã kết hợp các bằng chứng hóa thạch với các bằng chứng gene và hành vi của những con tinh tinh còn sống để biết được về những loài đã tuyệt chủng, những loài này có hậu duệ đã tiến hóa thành tinh tinh và con người.

Không còn gì của loài sinh vật cổ đại này, nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng trông giống tinh tinh hơn là người, và rất có thể chúng đã dành phần lớn cuộc đời sống trong những tán cây rừng đủ lâu để biết cách di chuyển từ cây này sang cây khác mà không cần phải chạm xuống đất.

Cũng theo các nhà khoa học, người cổ đại bắt đầu khác với tinh tinh khi người cổ đại bắt đầu chuyển xuống sống dưới đất nhiều hơn. Có thể lí do là tổ tiên của chúng ta xuống đất để tìm kiếm thức ăn và đã phát hiện ra nơi ở mới. Chúng vừa giỏi leo trèo trên cây vừa biết đi dưới đất. Và khoảng 3 triệu năm trước, đôi chân của chúng ta bắt đầu dài ra, các ngón chân quay về cùng một hướng phía trước để có thể đi bộ được tốt hơn. Sự lựa chọn môi trường sống khác nhau có thể là sự thay đổi tiến bộ đầu tiên về hành vi của tổ tiên chúng ta. Biết đi hai chân khiến cho tổ tiên chúng ta đến được những nơi ở mới không có tán cây hay hang hốc kín, họ phải đi dưới đất nhiều hơn, những nơi mà cây cối thưa thớt hơn.

Cuối cùng là lịch sử tiến hóa loài người. Không thể vì tinh tinh sống trên cây mà nói rằng chúng không tiến hóa. Theo một phân tích gene đã công bố năm 2010, tổ tiên của tinh tinh đã tách khỏi loài tinh tinh lùn cổ đại khoảng 930 nghìn năm trước và tổ tiên của ba loài phụ đã phân chia vào khoảng 460 nghìn năm trước. Các loài tinh tinh ở trung và đông Phi chỉ tuyệt chủng khoảng 93 nghìn năm trước.

Nhà cổ nhân chủng học Pobiner nhận xét "rõ ràng là chúng sinh sống rất ổn, chúng vẫn tồn tại và chừng nào chúng ta chưa phá hoại môi trường sống của chúng thì chúng vẫn còn tiếp tục sống trong tương lai."

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tại sao một số loài linh trưởng có đuôi, trong khi con người và vượn người thì không? Câu hỏi bấy lâu nay hiện đã có lời giải đáp.

Tại sao con người thuộc bộ linh trưởng
Một số loài khỉ vẫn giữ được đuôi trong khi con người và loài vượn thì không. Ảnh: Getty/AFP

Live Science đưa tin gần đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra manh mối di truyền về lý do tại sao con người không có đuôi mặc dù cách đây hàng chục triệu năm, tổ tiên chung của loài người và tất cả loài linh trưởng đều có đuôi.

Theo phát hiện mới được công bố trên trang bioRxiv hồi tháng 9 và chưa được đánh giá ngang hàng, các nhà khoa học đã xác định được một loại gene nhảy liên quan đến sự phát triển đuôi có thể đã nhảy vào một vị trí khác trong bộ gene của một loài linh trưởng hàng triệu năm trước. Chính vì như vậy, nó đã tạo ra một đột biến khiến chúng ta mất đuôi.

Dấu vết của đuôi

Trên thực tế cơ thể con người vẫn giữ dấu vết của cái đuôi khi ở trong giai đoạn phôi thai. Đuôi là một đặc điểm có thể bắt nguồn từ động vật có xương sống đầu tiên trên Trái đất, vì vậy khi phôi thai con người phát triển, chúng ta sẽ có đuôi gắn với cột sống trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, cũng giống như tất cả các động vật có xương sống khác. Nhưng sau khoảng 8 tuần, hầu hết các đuôi của phôi thai người hoàn toàn biến mất, theo một nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Nature vào năm 2008.

Dấu vết duy nhất còn lại của những chiếc đuôi bị mất này trên cơ thể con người là khoảng 3 hoặc 4 đốt sống tạo thành xương cụt.

Đôi khi có trường hợp con người được sinh ra có một chiếc đuôi, nhưng đặc biệt hiếm. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên Tạp chí Hiệp hội Phẫu thuật Nhi khoa Ấn Độ, cái đuôi này là phần thừa của phôi thai và thường là đuôi giả chứ không phải là đuôi thật. Đuôi giả được phủ lớp da, bên trong chứa cơ, dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết, nhưng không có xương và sụn và không kết nối với tủy sống như đuôi thật.  

Tại sao con người thuộc bộ linh trưởng
 Dấu vết về chiếc đuôi trên cơ thể con người chính là xương cụt. Ảnh: Getty/AFP

Nghiên cứu sinh Bo Xia tại Trường Y khoa Grossman của Đại học New York (NYU), tác giả chính của nghiên cứu mới nhất công bố hồi tháng 9, cho biết, tổ tiên không đuôi sớm nhất được biết đến của người và vượn là loài linh trưởng tên là Proconsul, sống ở Châu Phi trong kỷ nguyên Miocen (từ 23 triệu đến 5,3 triệu năm trước) và không có dấu hiệu của đốt sống đuôi. Nhưng việc mất đuôi được cho là có nguồn gốc sớm hơn, vào khoảng 25 triệu năm trước, khi dòng dõi hominoid của người và vượn người tách ra khỏi họ khỉ Cựu thế giới.

Sau khi so sánh dữ liệu di truyền từ 6 loài hominoid và 9 loài khỉ, tìm kiếm sự khác biệt có thể liên quan đến việc có hoặc không có đuôi, nhóm nghiên cứu phát hiện một ứng cử viên có khả năng xuất hiện trong một đoạn ADN ngắn gọi là phần tử Alu - một loại ADN có thể nhảy từ vị trí này sang vị trí khác trong bộ gene và ảnh hưởng đến việc sản xuất protein - nằm trong gen TBXT, gen quy định sự phát triển đuôi. Đột biến này có trong bộ gene của vượn người và người, nhưng không có ở bộ gen của khỉ.

Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để tái tạo đột biến này trong gen TBXT ở chuột. Kết quả, chuột thí nghiệm biến đổi gene có đuôi nhưng khác nhau về độ dài, từ bình thường đến không có đuôi. Mặc dù đột biến ảnh hưởng đến đuôi của chúng, nhưng nó không phải là công tắc bật/tắt, chỉ ra cho các nhà khoa học rằng các gene khác ở động vật linh trưởng cũng góp phần trong việc làm đuôi biến mất. Tuy nhiên, sự xuất hiện của đột biến này "có thể là một sự kiện quan trọng" làm gián đoạn quá trình tạo ra đuôi - theo đồng tác giả nghiên cứu Itai Yanai, giáo sư tại Khoa Hóa sinh và Dược phân tử của Đại học New York.

Tác dụng của việc mất đuôi

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng việc mất đuôi có thể đã giúp khỉ và người sơ khai chuyển sang cách đi bằng hai chân, một sự phát triển tiến hóa trùng hợp với việc không có đuôi.

Việc mất đuôi diễn ra khoảng 25 triệu năm trước, rất lâu trước khi loài người tinh khôn Homo sapiens của chúng ta đi bộ trên Trái đất. Trong nhiều triệu năm sau đó, sự di truyền về phát triển đuôi trong dòng dõi của con người đã ngừng hoạt động, và tất cả các phần cần thiết để phát triển đuôi đã bị mất từ ​​lâu. Do đó, không có khả năng một ngày nào đó con người lại có đuôi một lần nữa.

Tại sao con người thuộc bộ linh trưởng
 Việc giữ lại đuôi mang lại một số lợi ích cho loài linh trưởng. Ảnh: Getty/AFP

Michelle Bezanson, giáo sư nhân chủng học tại trường Nghệ thuật và Khoa học thuộc Đại học Santa Clara ở California - người không tham gia vào nghiên cứu - cho biết những loài linh trưởng giữ đuôi lại có lợi theo những cách khác, những phần phụ này thực hiện nhiều chức năng hữu ích khác nhau chẳng hạn như định hướng cơ thể trong các cú nhảy, giúp giữ thăng bằng và ổn định khi di chuyển hoặc kiếm ăn. Thậm chí đuôi của chúng cũng được dùng thể hiện hành vi xã hội, như loài khỉ titi Nam Mỹ thuộc chi linh trưởng Callicebus đan đuôi vào nhau với bạn tình như một thể hiện tình cảm.