Tại sao đẻ mổ rồi không đẻ thường được

Thiên chức cao quý nhất của người phụ nữ đó là làm mẹ. Phụ nữ mang thai 9 tháng 10 ngày, mang bầu đã nặng nhọc, đến kỳ sinh nở càng gian khó hơn. Không biết mình có vượt cạn được hay không? Làm thế nào để chuẩn bị đủ tinh thần và hành trang cho cuộc vượt cạn thành công? Có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp cho các mẹ bầu.

Do đó, hôm nay chúng tôi muốn nói đến chủ đề sinh thường hay sinh mổ dể chị em chúng ta có cái nhìn tổng quát về sinh đẻ và cũng không nên lo lắng nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
 

Sinh thường


Quá trình đầu tiên khi đến kỳ sinh các mẹ bầu cần biết đó là chuyển dạ, vậy chuyển dạ là gì?. 


Chuyển dạ là một quá trình sinh lý giúp xóa mở cổ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài qua đường âm đạo.


Một cuộc chuyển dạ gồm có 3 giai đoạn:

-    Gai đoạn 1: Giai đoạn xóa mở cổ tử cung -    Giai đoạn 2: Giai đoạn sổ thai [thai sổ ra ngoài âm đạo]

-    Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ rau


Giai đoạn 1: Trung bình một cuộc chuyển dạ con so khoảng 16 – 20 giờ, con rạ khoảng 8 – 12 giờ. Trong đó giai đoạn xóa mở cổ tử cung là gia đoạn dài nhất, lâu nhất và khó khăn nhất. Các biện pháp thông thường để hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ là rất có ích để giúp sản phụ giảm bớt cơn đau. Động viên tinh thần sản phụ, tập hit thở mỗi khi có cơn co tử cung gây đau. 


Giai đoạn 2: Khi cổ tử cung mở hết và sản phụ ở trong thời kỳ sổ thai của giai đoạn 2, khuyến khích sản phụ chọn tư thế họ thích [hình 1] và động viên sản phụ rặn. Chỉ được rặn đẻ khi cổ tử cung đã mở hết, đầu lọt thấp . Lúc này bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn cho sản phụ cách rặn đẻ, Sau khi đứa bé sổ ra ngoài. Đặt đứa trẻ trên bụng người mẹ, lau khô toàn thân bé, và để bé da kề da với mẹ. 
Hình -1: Các tư thế sản phụ có thể chọn khi sinh


Giai đoạn 3 bắt đầu khi em bé đã đã được lấy ra khỏi âm đạo người mẹ, đây là giai đoạn ngắn nhất, thông thường chỉ kéo dài 15 – 20 phút. Lúc này cơn co thắc đã yếu dần, rau thai sẽ được đẩy ra ngoài, bạn không cần phải làm gì giai đoạn này, tận hưởng cảm giác con nằm trên ngực mẹ và da kề da với mẹ. 
 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], ngay sau khi lọt lòng, trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc “da kề da” với ngực hay bụng mẹ trong vòng ít nhất một giờ. Lợi ích của phương pháp này:

-    Ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường huyết   -    Giảm khóc và căng thẳng  -    Bảo vệ bé khỏi tác hại của việc tách khỏi mẹ. -    Tạo điều kiện cho sự phát triển tối ưu của não -     Kích thích tiêu hóa và giúp bé tăng cân -    Tăng cường hệ miễn dịch 

-    Tăng tỷ lệ mẹ cho con bú và thời gian cho con bú  


Nghe tiếng khóc chào đời của bé, bé lại được nằm bên mẹ, bú mẹ sớm, mọi cơn đau hình như đã tan biến hết. Sức khỏe bà mẹ bình phục nhanh chóng, hạnh phúc nào hơn thế nữa!


Sinh mổ

 

Trên thực tế, có những trường hợp không thể đẻ thường qua đường âm đạo mà phải mổ lấy thai. Những lý do như bà mẹ có khung chậu hẹp, con to, bất tương xứng đầu chậu, các ngôi thai bất thường [ngôi ngang, ngôi ngược…], thai suy… Hoặc mẹ mắc bệnh lý mà không thể rặn đẻ được như bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tiền sản giật, nhau tiền đạo, nhau bong non…


Với phương pháp sinh mổ hay đẻ mổ, em bé sẽ chào đời không qua đường âm đạo của người mẹ như thông thường mà được các bác sĩ đưa ra khỏi tử cung của người mẹ thông qua một cuộc phẫu thuật. Sinh mổ có thể được lên kế hoạch trước khi bắt đầu có cơn đau chuyển dạ [trường hợp này gọi là “chọn” mổ, hay mổ chủ động] hoặc có thể là không hề có kế hoạch cho đến khi có rắc rối xảy ra trong quá trình chuyển dạ và bác sĩ buộc phải quyết định một ca “mổ cấp cứu”.


Sinh mổ hay đẻ mổ thường được thực hiện sau khi gây tê tủy sống, với phương pháp này người mẹ vẫn có thể nhận biết được sự ra đời của con mình nhưng không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ gây mê có thể quyết định chọn biện pháp gây mê toàn thân.


Bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào vùng bụng dưới [thường là ngang đường ngang trên xương mu], vào trong phần dưới của tử cung để lấy em bé đưa ra ngoài vết mổ. Các thao tác đưa em bé ra ngoài diễn ra khá nhanh, trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó, nhau thai được lấy ra và bạn sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co lại và hạn chế mất máu. Phần lớn thời gian của ca mổ là dành cho giai đoạn khâu vết mổ ở tử cung và các lớp khác nhau của mô bụng, cơ và da. 


Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hiểu rằng sinh mổ vẫn không thể an toàn bằng sinh thường. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mổ lấy thai nhi không phải là phương pháp an toàn mà làm tăng nguy cơ tử vong mẹ cao gấp 2 – 10 lần so với đẻ thường và tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong trong ba tháng đầu sau sinh cao gấp 3 lần so với trẻ sinh tự nhiên. Nguyên nhân là do các vết mổ đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn, và việc phẫu thuật, gây mê cũng có nhiều khả năng gây ra một vài rắc rối cho cả mẹ và bé. Với những vết mổ cũ thì nguy cơ càng tăng. Vì vậy, chúng tôi vẫn khuyên bạn không nên chọn sinh mổ nếu không vì những lý do chính đáng.

ThS.BS BẠCH NGÕ
Trưởng Khoa Sản bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Giới thiệu khoa Sản - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Bảng giá chi phí sinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng 2020

>> Gói khám tiền sản [tam cá nguyệt] - Cho một thai kỳ khỏe mạnh

>> Dịch vụ sinh gia đình - Khi bố và mẹ cùng vượt cạn

Trên diễn đàn Lamchame.com, thành viên mebongbom889 đã chia sẻ kinh nghiệm sinh thường trong lần vượt cạn thứ 2 của mình. Trước đó, khi sinh bé đầu lòng chị đã buộc phải sinh mổ. Chia sẻ của mẹ bỉm sữa này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ đã từng trải qua một lần sinh mổ.

Có thể sinh thường sau một lần sinh mổ hay không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa [Ảnh minh họa]

Dưới đây là chi tiết chia sẻ của thành viên mebongbom889:

“Lần mang thai đầu tiên do chủ quan vì nghĩ mình sẽ sinh thường suôn sẻ vì cả nhà mình ai cũng sinh thường nên vợ chồng mình đã quyết định về quê sinh. Thế nhưng đời không như mơ, mình đau đẻ từ 11 giờ đêm, mở đến 5 phân mà không có thuốc tiêm kích đẻ nên 8 giờ sáng mình phải lên bàn mổ vì tim thai của con yếu. Ở quê còn không gây tê được tủy sống cho mình, nên mình bị gây mê sâu mãi một ngày sau mới tỉnh. Kết quả là con mình ti bình, sau đó công cuộc luyện cho con ti mẹ trở lại đã thất bại.

Để con được uống sữa mẹ, hàng ngày mình phải vắt sữa cho con. Đến tháng thứ 2 thì mình bị áp xe ngực, phải rạch trích mủ đau tưởng chết đi sống lại. Sau đợt đó mình cũng không cho con bú được nữa, vì phải uống thuốc tiêu sữa cho vết rạch lành lại.

Đến khi bé đầu được 3 tuổi thì mình bầu bé thứ 2. Vì con đầu đã thiệt thòi khi không được ti mẹ, lại thêm việc sinh mổ lần trước với vết mổ dọc to như con rết nhìn chán nản vô cùng nên mình rất mong có thể sinh thường bé thứ 2. Mình cũng tìm hiểu, mày mò rất nhiều nhưng thấy rất hiếm trường hợp ngoài hà nội cho đẻ thường sau khi đã sinh mổ.

Mang thai đến tháng thứ 8 rồi mà mình vẫn thấy không có hy vọng. Lúc đó mình đã xác định sẽ mổ ở Bệnh viện Phụ sản. Nhưng sau đó vô tình mình nghe các mẹ nhắc đến một bác sĩ sản rất có tay nghề. Lúc đó mình cũng chần chừ lắm. Đến khi thai được 34 tuần, chị dâu mình khuyên đi khám thử xem sao, vì trước đó bác sĩ này cũng đỡ đẻ cho chị dâu mình.

Nhiều mẹ bỉm sữa vẫn có thể sinh thường thành công sau một lần sinh mổ [Ảnh minh họa]

Hôm đi khám ở nhà bác sĩ, mình gặp một chị mang bầu 35 tuần cũng sinh mổ lần một đến tư vấn sinh thường. Nhưng do lần 1 chị ấy chưa mở tử cung nên cơ hội rất khó vì thế bác sĩ khuyên nên sinh mổ, còn trường hợp của mình lần đầu sinh tử cung đã mở nên bác sĩ đồng ý sẽ theo dõi với điều kiện thai nhỏ từ 3kg trở xuống.

Mình theo khám bác sĩ đến khi thai hơn 40 tuần. Đến hôm 40 tuần 2 ngày thì mình mình chảy máu và bắt đầu công cuộc đi đẻ. Phải nói thật với các mẹ là cơn đau đẻ thấu trời luôn, từ bé tới giờ chưa có lần nào mình đau đến như thế. Mình đẻ lần hai nhưng khó khăn y như lần 1, bao nhiêu người đau đẻ sinh xong rồi mà mình vẫn cứ đau mãi. Bác sĩ cũng không dám tiêm kích đẻ nhiều vì sợ mình vỡ tử cung.

Ơn giời đến 9 giờ sáng hôm sau thì mình sinh con thành công, con được ti mẹ luôn, bé rất hợp tác và mẹ không phải vất vả như với bé đầu. Đến hôm nay thì mọi chuyện đều tốt đẹp cả rồi".

Video: Cảnh báo mới về nguy cơ khi sinh mổ đối với cả mẹ và bé

Có thể sinh thường sau khi sinh mổ không?

Trả lời trên báo chí, bác sĩ Hồ Mai Hoa, giảng viên Quốc gia về Sức khỏe sinh sản,Sức khỏe tình dục cho biết: “Mặc dù có những nghi ngại về nguy cơ bục vết mổ sau khi sinh thường nếu trước đó đã từng sinh mổ, tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, có rất nhiều người đã thực hiện thành công việc này. Sinh thường sau khi sinh mổ không phải là vấn đề quá khó, tuy nhiên, vẫn cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo mẹ tròn, con vuông".

Nếu muốn sinh thường sau khi sinh mổ, người mẹ cần chú ý những điều sau:

- Khoảng cách giữa 2 lần sinh lý tưởng nhất là 5 – 6 năm, đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ hoàn toàn bình phục. Thông thường vết mổ ngoài da trông đã lành hẳn, nhưng vết mổ trong tử cung có thể vẫn chưa lành, nếu vội mang thai quá sớm dễ dẫn tới nguy cơ rách, bục tử cung.

- Việc sinh thường sau sinh mổ chỉ nên thực hiện nếu vết mổ của lần sinh trước đó đẹp và không có biến chứng sau sinh như nhiễm trùng, nứt hay các vấn đề bất thường khác.

- Nếu thai quá to hoặc mang thai đôi thì không nên sinh thường khi đã qua một lần sinh mổ trước đó.

Video liên quan

Chủ Đề