Tại sao đứng lâu lại có protein niệu

Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, nó chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể. Những thay đổi về các chỉ số hoá lý và đặc biệt những thay đổi về thành phần hoá học của nước tiểu phản ánh những rối loạn chuyển hoá của cơ thể.

Trong nước tiểu có chứa hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ nhất định. Nếu nước tiểu bình thường chỉ số các chất này sẽ ở mức cân bằng. Nếu có sự xuất hiện bất thường của một hoặc nhiều chất hay tăng nồng độ chất bất thường thì rất có thể do vấn đề ở cơ quan nào đó. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu sẽ được thực hiện để định tính nồng độ các chất, từ đó định hướng được bệnh lý, theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.


Tại sao đứng lâu lại có protein niệu

Những thay đổi về thành phần hoá học của nước tiểu phản ánh những rối loạn chuyển hoá của cơ thể (Hình ảnh minh họa)


Các chất bất thường xuất hiện trong nước tiểu bao gồm:

1. Glucose
Nước tiểu bình thường bao giờ cũng có tính khử yếu do trong nước tiểu có một lượng nhỏ các ose như glucose, arabinose, galactose. Ose thường xuất hiện nhiều trong nước tiểu là glucose, được gọi là glucose niệu. Glucose niệu gặp trong bệnh đái tháo đường tuỵ, do thiếu insulin nên glucose không thoái hoá được, nồng độ glucose trong máu tăng cao quá ngưỡng thận (ngưỡng của thận với glucose là 1,7g/l) nên bị đào thải ra nước tiểu. Cũng có trường hợp có glucose niệu nhưng nồng độ glucose máu không cao, đó là do khả năng tái hấp thu của ống thận giảm (đái tháo đường do ngưỡng thận giảm).

Nồng độ glucose trong nước tiểu cao có thể là do mang thai. Phụ nữ mang thai có nồng độ glucose niệu cao hơn so với những phụ nữ bình thường không mang thai. Những người phụ nữ đã có glucose niệu tăng cao nên được kiểm tra cẩn thận bệnh tiểu đường thai kỳ nếu mang thai.

Glucose niệu dương tính cũng có thể là kết quả của tiểu đường do thận. Đây là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp trong đó thận giải phóng glucose vào trong nước tiểu. Tiểu đường do thận có thể gây ra nồng độ glucose niệu cao ngay cả khi nồng độ glucose trong máu là bình thường.

Trong một số trường hợp bệnh lý khác, nước tiểu xuất hiện một số ose khác như fructose, galactose do rối loạn enzym bẩm sinh.

2. Protein
Nước tiểu bình thường có một ít protein (50 - 150 mg/24 giờ), với xét nghiệm thông thường không phát hiện được, do vậy coi như nước tiểu bình thường không có protein.

Lượng protein đào thải hàng ngày phụ thuộc vào tuổi, giới, tư thế đứng lâu, phụ thuộc vào hoạt động các cơ. Trong một số trường hợp lao động nặng, phụ nữ có thai, lượng protein trong nước tiểu cũng tăng nhưng chủ yếu là albumin.

Bằng các xét nghiệm thông thường phát hiện có protein trong nước tiểu đó là protein niệu bệnh lý.


Tại sao đứng lâu lại có protein niệu

Hình ảnh minh họa


Protein niệu xuất hiện thường xuyên là biểu hiện các bệnh lý về thận tiết niệu hoặc do có bất thường về protein huyết tương.

- Do bất thường về protein huyết tương: Xuất hiện lượng lớn protein trong lượng phân tử thấp, chúng được lọc qua các cầu thận, khi lượng protein này được lọc quá mức tái hấp thu ở các ống thận thì sẽ bị đào thải ra ngoài và xuất hiện nhiều trong nước tiểu.

- Bệnh thận tiết niệu phân chia mức độ protein niệu để có hướng chẩn đoán bệnh:
+ Khi lượng protein niệu thấp < 1g/24h: Gặp trong các bệnh như viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận, tăng huyết áp.
+ Khi lượng protein niệu từ 1-3g/24h: Gặp trong các bệnh lý cầu thận viêm cầu thận cấp và mạn hay bệnh thận đái tháo đường, thường kèm theo các triệu chứng phù mềm, tiểu ít hay vô niệu, tăng huyết áp, tiểu máu...
+ Khi protein niệu cao > 3,5g/24h: Biểu hiện bệnh hội chứng thận hư, thường bao gồm các triệu chứng như giảm protein máu(<60g/l), tăng cholesterol và triglycerid, bệnh nhân phù nhiều, to và phù rất nhanh (do hạ protein máu làm giảm áp lực keo huyết tương, lượng dịch đẩy ra mô kẽ dẫn tới phù nhiều và nhanh).

3. Các chất cetonic
Nước tiểu bình thường chứa khoảng vài mg acid acetic/lít và vài trăm mg acid beta hydroxybutyric. Các chất cetonic trong nước tiểu tăng do các rối loạn chuyển hoá glucid như bệnh đái tháo đường, đói lâu ngày, tăng chuyển hoá glucid, sau một số trường hợp dùng thuốc mê.

4. Sắc tố mật, muối mật
Các thành phần của mật như bilirubin liên hợp và muối mật lưu thông trong huyết tương và được đào thải qua thận trong một số trường hợp tổn thương gan và đường mật, nhất là trong vàng da do viêm gan và tắc mật. Bilirubin liên hợp trong nước tiểu được gọi là sắc tố mật. Trong một số trường hợp tổn thương gan, nước tiểu cũng có một lượng urobilinogen, chất này được tạo thành từ ruột do gan không có khả năng giữ lại.

5. Hồng cầu và hemoglobin
Nước tiểu có hồng cầu trong viêm thận cấp, lao thận, ung thư thận. Nước tiểu có hemoglobin trong các trường hợp sốt rét ác tính, tan huyết, bỏng nặng.

6. Cặn và sỏi:
Cặn là phần lắng xuống của nước tiểu mới bài xuất, thường là acid uric và muối urat, carbonat, oxalat, phosphat calci... Khi các cặn trên lắng kết lâu ngày gây nên sỏi. Tuỳ theo vị trí lắng có thể gây nên sỏi thận, sỏi bàng quang.

7. Ngoài ra trong nước tiểu còn có thể xuất hiện porphyrin, dưỡng chấp…


Tại sao đứng lâu lại có protein niệu

Xét nghiệm tổng phân tích các chất trong nước tiểu giúp đánh giá chức năng của thận và các cơ quan khác (Hình ảnh minh họa)


Các xét nghiệm tổng phân tích các chất trong nước tiểu giúp đánh giá chức năng của thận và các cơ quan khác, góp phần quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi bệnh. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị cũng như thực hiện các xét nghiệm.


Trước đây vẫn quen gọi là albumin niệu, vì nó là thành phần chủ yếu trong đái ra protein.

Nhưng thực ra danh từ đó không đúng, vì không có đái ra anbumin đơn thuần, riêng rẻ, mà bao giờ cũng đái ra protein. Muốn biết có bao nhiêu albumin thực sự có trong nước tiểu, phải làm điện di nước tiểu để phân lập các thành phần protein mới biết được. Protein tìm thấy trong nước tiểu hoàn toàn giống protein trong máu về trọng lượng phân tử, về tính dẫn điện, v.v…ngày nay với phương pháp miễn dịch điện di, người ta còn phát hiện thấy có anbumin to tổ chức thận bài tiết ra (ngoài albumin của máu).

Nếu đái ra protein nhiều, thường kèm theo cả đái ra lipit với thể chiết quang. Đái protein kéo dài và nhiều, sẽ làm thay đổi thành phần protein trong máu, protein trong máu sẽ giảm, albumin giảm, globulin tăng, có trường hợp bù được có trường hợp không bù đươc gây ra phù.

Đái ra protein nói lên tổn thương chủ yếu là ở cầu thận. Bình thường cầu thận để cho tất cả thành phần của huyết tương đi qua, trừ protein có trọng lượng phân tử <= 68.000 (trong lượng hemoglobin) vẫn được bài tiết qua nước tiểu. Khi cầu thận  bị tổn thương nó để cho  những protein có trọng lượng  phân tử trên 70.000 đi qua.

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán bằng sinh hoá:

Cách lấy nước tiểu

Protein không phải lúc nào cũng có trong nước tiểu, mà lúc có lúc không, lúc nhiều, lúc ít. Cho nên không nên chỉ lấy nước tiểu một lần, mà phải lấy nước tiểu nhiều lần để thử, phải lấy ở giữa bãi. Đối với phụ nữ, phải rửa sạch âm hộ khi lấy nước tiểu, phải thông đái để  tránh nhầm lẫn với protein  của máu kinh nguyệt, bạch đới, chất tiết của âm đạo. Tốt nhất lấy nước tiểu trong 24 giờ và tính kết quả đái ra trong 24 giờ hoặc quy thành phút.

Cách thử protein

Đặc tính:

Dùng nhiệt độ và axit axetic để kết tủa protein.

Dùng axit nitric, axit sunfosalixylic để kết tủa protein.

Phân biệt:

Protein thật (do cầu thận) với protein giả (do có máu, tế bào bị huỷ hoại) và protein nhiệt tán.

Phân biệt với protein giả: dùng axit nitric và axit xitric. Nếu axit nitric có kết tủa, axit xitric không kết tủa: Protein thật. Nếu ngược lại là protein giả.

Phân biệt với protein nhiệt tán (Bence Zone): Protein này  kết tủa ở 50 – 600C, nhiệt độ cao hơn sẽ tan.

Định lượng protein: Dùng axit tricloraxetic hay axit nitric làm kết tủa protein rồi soi độ đục so với bảng mẫu  đã có sẵn. Có thể đem lọc rồi cân, chính xác hơn nhưng phức tạp nên ít dùng.

Nguyên nhân

Chia làm 2 loại: Protein thoáng qua và protein thường xuyên.

Protein thoáng qua

Do sốt:

Bất cứ sốt do nhiễm khuẩn gì, nước tiểu cũng có thể có ít protein. Hết sốt cũng hết protein trong nước tiểu, không có tổn thương chức năng thận.

Trong các bệnh:

Chấn thương sọ não, chảy máu não, màng não co giật cũng thấy xuất hiện protein ở nước tiểu.

Trong bệnh tim:

Suy tim phải, gây hiện tượng ứ đọng máu ở thận, áp lực máu trong vi quản cầu thận tăng lên, máu ở lại cầu thận lâu hơn, xuất hiện protein niệu. Khi suy giảm thì cũng hết protein niệu.

Đặc điểm chung của các protein nước tiểu nói trên là ít, chỉ thoáng qua, ngoài protein ra, nước tiểu không có hồng cầu, bạch cầu, trụ hình hạt, urê máu không cao. Thăm dò chức năng thận, thấy bình thường, người bệnh không cảm thấy có triệu chứng lâm sàng gì. Do đó việc kết luận protein nước tiểu thoáng qua cần phải thận trọng.

Trước đây cho rằng protein nước tiểu xuất hiện khi đứng, khi gắng sức là những protein nước tiểu sinh lý. Nhưng ngày nay, nhờ sinh thiết thận cho biết đó là protein nước tiểu bệnh lý, trong viêm cầu thận tiềm năng.

Protein thường xuyên

Chứng tỏ tình trạng bệnh lý thực sự ở thận. Do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Viêm thận:

Viêm cầu thận cấp:

Thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Thường bắt đầu bằng đau họng, sốt  rồi đái ít và phù. Nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu và bạch cầu, trụ hình hạt, urê máu cao.

Viêm cầu thận mạn:

Thường do biến chứng của viêm cầu thận cấp hay gặp ở người lớn tuổi. Có 4 triệu chứng chính:

Nước tiểu có protein, hồng cầu và bạch cầu, có trụ hình hạt.

Urê máu cao.

Huyết áp cao

Phù.

Viêm ống thận cấp:

Do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit: người bệnh không đái được, urê máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt. Một số chất khác gây viêm ống thận nhiễm độc như esen, photphocacbon, tetraclorua, axit oxatic, axit clohy ric, axit nitric, cantarit, pyramydon naptol, clorofoc, vitamin D2.

Thận nhiễm mỡ:

Pprotein nước tiểu rất nhiều, thường trên 25g/l. nước tiểu có thể chiết quang (corps bipefringents), không có hồng cầu, bạch cầu, trụ hình hạt. Urê máu  bình thường. Cholesterol và lipit máu cao. Protit máu hạ. Người bệnh phù rất nhanh.

Bột thận:

Do viêm hoặc nung mủ lâu ngày như cốt tuỷ viêm, lao, apxe phổi…người bệnh phù to, gan, lách to. Nước tiểu có nhiều protein, không có trụ hạt, hồng cầu, bạch cầu. Nghiệm pháp đỏ Côngô (+).

Ung thư:

Protein do đái ra máu.

Thận to.

X quang có hình ảnh đặc biệt.

Viêm mủ bể thận:

Người bệnh đái ra mủ. Protein ở  đây là do huỷ hoại tế bào. Nước tiểu có nhiều hồng cầu, nhất là bạch cầu thoái hoá.

Protein nước tiểu trong khi có thai:

Khi có thai cơ thể trong tình trạng nhiễm độc, và thường xuất hiện protein ở nước tiểu vào tháng thứ 3 do “viêm thận nhiễm độc”. Những người có protein nước tiểu, phù và huyết áp cao xuất hiện từ tháng thứ 6, phải đề phòng “sản giật” khi đẻ.