Tại sao giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá

Đó là khẳng định của GS.TS Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi trình bày tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

GS.TS Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về những thành tựu của giáo dục nước ta sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ngay từ đầu năm 2017, nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non với tỷ lệ gần 100% trẻ 5 tuổi được huy động đi học. Cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. Chỉ số về tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%, được đánh giá cao trong khu vực [đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Singapore]. Đây là một điểm sáng trong đổi mới giáo dục của nước ta và được các nước và tổ chức quốc tế như UNICEF, UNESCO, WB, UNDP đánh giá cao.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn của Việt Nam đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 38 trong số 174 nền kinh tế. Trong đó, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển.

Nhiều chỉ số về giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như: tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành Chương trình tiểu học sau 5 năm đạt trên 92%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN; kết quả Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á [SEA PLM] năm 2019 cho thấy chất lượng giáo dục tiểu học của Việt Nam đứng vào tốp đầu của các nước ASEAN.

“Trong các đợt đánh giá PISA, Việt Nam cũng đã gây bất ngờ lớn cho cả thế giới, với kết quả vượt trội so với trung bình của các nước trong khối OECD trong khi mức đầu tư cho giáo dục của chúng ta thấp hơn hẳn.” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin.

GS.TS Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày tham luận tại Đại hội Đảng lần thứ XIII

Chất lượng giáo dục mũi nhọn của Việt Nam được thế giới đánh giá cao trên đấu trường quốc tế. Kết quả thi Olympic của học sinh nước ta những năm qua có bước tiến bộ vượt bậc với 49 huy chương Vàng trong giai đoạn 2016-2020 [giai đoạn 2011-2015 có 27 huy chương Vàng]; nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất ở các nội dung thi, trong đó phần thi thực hành có sự cải thiện đáng kể qua đó khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam sánh ngang với các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Một điểm sáng nữa của giáo dục Việt Nam là tự chủ đại học được đẩy mạnh, chất lượng đào tạo đại học có nhiều chuyển biến tích cực. Đào tạo đại học đã gắn kết hơn với nhu cầu lao động của địa phương, với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động; hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên được quan tâm hơn. Nghiên cứu khoa học của các trường có nhiều chuyển biến rõ rệt, số công trình khoa học được công bố trong nước và quốc tế tăng mạnh. Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng Châu Á và thế giới. 

Năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; có 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu Châu Á.

Đại biểu tại hội trường nghe các tham luận

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được ngành Giáo dục vẫn còn một số hạn chế, bất cập, như: Công tác quản lý nhà nước, quản trị nhà trường còn bất cập, trách nhiệm còn chồng chéo. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cá biệt có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc xã hội.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp; thiếu đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn; quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm còn chậm.

Hệ thống quản lý, quản trị, kết nối, khai thác dữ liệu ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành, dạy học còn chưa đồng bộ; một số nơi hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị kết nối còn thiếu, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhà nước và quản trị nhà trường trong giai đoạn 2021- 2025 tập trung vào các hoạt động: Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý trong giáo dục và quản trị nhà trường, coi trọng quản lý chất lượng, hiệu quả quản trị nhà trường, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản trị nhân sự và tài chính; hoàn thiện cơ chế để cơ quan quản lý giáo dục được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và phân bổ, sử dụng nguồn tài chính dành cho giáo dục của địa phương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các địa phương. 

Tiếp tục rà soát, đẩy nhanh kiện toàn Hội đồng trường đúng quy định về số lượng, chất lượng, cơ cấu và thành phần, bảo đảm thực quyền theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học [Luật 34] và Nghị định 99 của Chính phủ.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, quản trị nhà trường. Triển khai hiệu quả hệ thống quản lý - quản trị giáo dục trực tuyến trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới.

"Giải pháp này không cần nhiều nguồn lực nhưng tháo gỡ được những nút thắt, rào cản đổi mới giáo dục hiện nay.” Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh. 

Đồng thời ngành giáo dục cũng sẽ triển khai các giải pháp như: phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp; Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục…trong những năm tiếp theo.

Giáo dục đại học [GDÐH] đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới, GDÐH nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là chất lượng đào tạo. Mới đây, tại Hội nghị bàn về phát triển GDÐH do ngành GD và ÐT tổ chức đã có nhiều giải pháp đưa ra cho vấn đề này, trong đó đổi mới quản lý nhà nước được coi là khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo. Phóng viên Báo Nhân Dân vừa có cuộc phỏng vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo [GD - ÐT] Nguyễn Thiện Nhân chung quanh vấn đề này.

Phóng viên [PV]: Hiện xã hội còn nhiều băn khoăn về chất lượng GDÐH, nhất là chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng  yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể  nhìn nhận vấn đề này như thế nào, thưa đồng chí?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Hơn 20 năm qua, ngành giáo dục đã cung cấp cho đất nước hàng triệu lao động có trình độ đại học, cao đẳng [ÐH, CÐ]. Ðây là lực lượng quan trọng tiếp thu và ứng dụng các tri thức, công nghệ  mới ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần làm nên thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đáng tự hào của đất nước. Trong hơn 20 năm đổi mới, giờ đây GDÐH nước ta đang trong quá trình đổi mới cơ bản và toàn diệngiai đoạn 2006 - 2020. Ngành GD và ÐT đang triển khai cuộc vận động "Hai không" với nội dung đặc thù của GDÐH là "Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội". Tức là phải lấy phương châm đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo cái mà xã hội cần chứ không phải nhà trường có, để đánh giá chất lượng đào tạo. Theo tinh thần đó, từ năm 2007 đến nay, Bộ GD - ÐT đã cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp tổ chức 12 hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Mỗi hội thảo ngành GD và ÐT phối hợp cùng một bộ chuyên ngành tổ chức và mời các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đó để cùng các trường ÐH, CÐ ngồi lại với nhau xem doanh nghiệp cần gì, nhà trường đáp ứng được gì, để đổi mới chương trình, phương pháp và tăng cường lực lượng giảng viên cho đào tạo. Qua các hội thảo, đã có hơn 600 hợp đồng, thỏa thuận đào tạo được ký giữa nhà trường và doanh nghiệp và có hàng chục nghìn lao động sẽ được đào tạo có địa chỉ. Năm 2004, Bộ GD - ÐT đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Ðến nay, 138 trường ÐH, CР thực hiện tự đánh giá về chất lượng [chiếm 37% số trường ÐH, CÐ], trong đó 20 trường ÐH [chiếm 5%] đã được đánh giá từ bên ngoài.

Tuy nhiên, GDÐH nước ta đang có nhiều mâu thuẫn, bất cập. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HÐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Ðào tạo ÐH, CÐ hệ không chính quy và hoạt động liên kết đào tạo ở nhiều trường chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ và hình thức đào tạo; tổ chức và quản lý giảng dạy chưa đúng quy định. Ðào tạo trình độ tiến sĩ ở nhiều cơ sở đào tạo không dựa trên nghiên cứu khoa học thực chất; chất lượng luận án chưa cao. Việc đánh giá luận án còn tình trạng nể nang; thiếu nghiêm túc và khách quan. Một số nghiên cứu sinh không nghiêm túc trong học tập và thi cử, gây dư luận xấu trong giới khoa học và xã hội; làm ảnh hưởng kế hoạch đào tạo và chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao của các cơ sở đào tạo.

Nhiều trường thành lập mới, nâng cấp từ trung cấp chuyên nghiệp lên CÐ hoặc CÐ lên ÐH [chủ yếu là các trường tư thục và trường thuộc các địa phương] chưa thực hiện đúng các cam kết khi thành lập trường. Tiến độ triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển trường chậm, ảnh hưởng đến điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Hạn chế lớn nhất là đội ngũ giảng viên cơ hữu thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ, thạc sĩ thấp so với mặt bằng chung của toàn hệ thống GDÐH. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành còn thiếu, hệ thống thư viện nhỏ bé, chưa đáp ứng đủ thông tin cho giảng viên và người học. Quy mô đào tạo ở nhiều trường vượt quá khả năng cho phép theo quy định và năng lực đào tạo để  bảo đảm chất lượng.

Sau 22 năm đổi mới, hệ thống GDÐH có những thay đổi lớn về quy mô. Năm 1987, cả nước có 101 trường ÐH, CÐ thì đến năm 2009 có 376 trường [tăng 3,7 lần]; tổng số sinh viên tăng từ hơn 133 nghìn lên hơn 1,7 triệu [gấp 13 lần]. Trong khi đó, số giảng viên chỉ tăng từ hơn 20 nghìn người lên hơn 61 nghìn [tăng gấp ba lần]. Từ chỗ trung bình cả nước có 6,6 sinh viên/giảng viên năm 1987 thì đến năm 2009 lên tới 28 sinh viên/giảng viên, thậm chí có trường lên tới gần 100 sinh viên/giảng viên. Như vậy, quy mô phát triển nhảy vọt nhưng phương pháp quản lý các trường hơn 20 năm qua cơ bản không thay đổi. Bộ GD - ÐT chưa trả lời được ba vấn đề cốt lõi của giáo dục đại học: Chất lượng đào tạo các trường ÐH, CÐ như thế nào; các trường chấp hành luật pháp và các quy định, quy chế liên quan đến GD - ÐT ra sao; ngân sách đầu tư cho GDÐH hiệu quả cao hay thấp?

PV: Vậy đâu là nguyên nhân chính làm cản trở bước tiến của GDÐH nước nhà trong thời gian dài vừa qua, thưa đồng chí?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: GDÐH nước ta phát triển về số lượng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung lại, có bốn nguyên nhân cơ bản là:

1. Trong thời gian dài không có kế hoạch và chính sách cấp quốc gia để  bảo đảm đủ các yếu tố đầu vào của trường đại học, cao đẳng [lực lượng giảng viên có trình độ tương ứng, cơ sở vật chất, sách giáo khoa, đội ngũ quản lý các trường đại học, cao đẳng, đất đai] khi cho phép thành lập nhiều trường ÐH, CÐ.

2. Quản lý tập trung ở Bộ GD - ÐT trong khi số lượng các trường tăng rất nhanh và sự tự chịu trách nhiệm của tập thể giảng viên, cán bộ, công nhân viên của nhà trường về sự phát triển của nhà trường còn hạn chế trong nhiều trường ÐH, CÐ.

3. Chất lượng đào tạo chưa thật sự là một nội dung quản lý hàng đầu của hệ thống giáo dục quốc dân, từ cấp Bộ GD - ÐT tới mỗi nhà trường.

4. Cơ chế tài chính chưa tạo tiền đề và động lực đủ mạnh để các trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Ðể khắc phục nguyên nhân 1, gần đây, Bộ GD - ÐT đã triển khai các giải pháp như: Thiết kế và khởi động chương trình đào tạo 20 nghìn tiến sĩ từ năm 2008 đến năm 2020, trong đó mười nghìn tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài; hình thành thư viện giáo trình điện tử với 1.103 giáo trình đã được đưa lên mạng để dùng chung; tổ chức hai khóa bồi dưỡng hiệu trưởng các trường ÐH, CÐ cho 250 hiệu trưởng, hiệu phó.

Ðể khắc phục nguyên nhân 3, bộ  yêu cầu các trường ÐH, CÐ đến năm 2010 phải hoàn thành tự đánh giá về chất lượng đào tạo, triển khai thí điểm đánh giá ngoài, công bố chuẩn đầu ra [năng lực sinh viên tốt nghiệp], các ngành đào tạo của mỗi trường, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện ba công khai [công khai chất lượng, công khai nguồn lực của trường và công khai tài chính].

Ðể khắc phục nguyên nhân 4, Chính phủ  trình Quốc hội Ðề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 - 2014 và Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc này. Từ năm học 2007 - 2008, Chính phủ đã triển khai chương trình cho vay để học đại học, học nghề. Qua đó, hơn 800 nghìn sinh viên đã được vay. Từ năm học 2009 - 2010, học phí ÐH bắt đầu tăng, tạo tiền đề để các trường đầu tư nhiều hơn cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

Còn nguyên nhân thứ 2 [quản lý quá tập trung ở bộ, trách nhiệm tự quản lý của các trường còn hạn chế], đến nay chưa có giải pháp tương xứng.

Hiện nay, chúng ta vẫn thực hiện quản lý tập trung, chưa phân cấp đáng kể cho chính quyền địa phương cũng như chưa có quy chế phối hợp các bộ, ngành. Khả năng kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo, việc chấp hành luật pháp của các trường và hiệu quả đầu tư của Nhà nước ngày càng khó khăn hơn. Với 376 trường trong cả nước, nếu mỗi tuần Bộ GD - ÐT tổ chức kiểm tra hai trường thì phải mất hơn ba năm rưỡi mới kiểm tra hết một lượt. Như vậy, bộ không thể theo sát hoạt động cụ thể trong từng trường. Trong khi đó, ý thức chấp hành kỷ luật của nhiều trường ÐH, CÐ kém. Hằng năm, gần một nửa số trường ÐH, CÐ không gửi báo cáo tổng kết về hoạt động của nhà trường cho Bộ GD - ÐT dù được bộ yêu cầu và nhắc nhở. Ở nhiều trường, tập thể giáo viên và sinh viên không được thông tin đầy đủ về hoạt động và tài chính của nhà trường, không thực hiện quyền kiểm soát và làm chủ hoạt động của trường, để cho ban giám hiệu vi phạm luật pháp và quy chế đào tạo, quy chế quản lý tài chính; thường xảy ra tình trạng mất đoàn kết kéo dài.

PV: Thưa đồng chí, trước mắt ngành GD và ÐT  làm gì để sớm khắc phục những  hạn chế, yếu kém nói trên?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Tại Hội nghị tổng kết năm học khối các trường đại học, cao đẳng vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự cũng có bài phát biểu chỉ đạo rất quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, năm học 2009 - 2010, Bộ GD - ÐT và các cơ sở giáo dục sẽ tiếp tục triển khai ba nhóm giải pháp đã thực hiện từ năm 2007 là:

-  Bảo đảm các yếu tố đầu vào của giáo dục đại học [đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ làm giảng viên, biên soạn giáo trình, ứng dụng CNTT, bồi dưỡng cán bộ quản lý, quy hoạch xây dựng các khu đại học tập trung...].

- Quản lý chất lượng đào tạo [công bố chuẩn đầu ra, đánh giá và kiểm định chất lượng, thực hiện ba công khai, đào tạo theo nhu cầu xã hội...].

- Ðổi mới cơ chế tài chính [cho vay để học, tăng học phí, ba công khai ở cơ sở đào tạo, khuyến khích đào tạo chất lượng cao và xã hội hóa giáo dục].

Ðồng thời, Bộ GD - ÐT sẽ cùng các bộ, ngành khác và các tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt nhóm giải pháp thứ tư, đó là phân cấp và phối hợp quản lý giáo dục đại học. Bốn nhóm giải pháp này chính là đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay, là khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo và tăng quy mô hợp lý.

Bộ GD - ÐT sẽ rà soát và thiết kế lại sự phân công, phân cấp trong quản lý các trường ÐH, CÐ. Các cơ quan nhà nước cần thực hiện đầy đủ các  nội dung quản lý nhà nước theo Luật Giáo dục đối với từng trường ÐH, CÐ, tiến tới  chấm dứt tình trạng ngành giáo dục không đánh giá được một cách có cơ sở thực tiễn và khoa học về chất lượng đào tạo, sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả đầu tư ngân sách của các trường. Việc đổi mới quản lý hệ thống GDÐH cần tiến hành đồng bộ ở ba cấp, đó là các bộ ở Trung ương, chính quyền các tỉnh, thành phố và các trường đại học theo lộ trình ba năm [2009-2012]. Các cơ quan quản lý nhà nước có quyền và trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ và đánh giá hoạt động của các trường ÐH, CÐ; đồng thời chịu sự đánh giá của các trường ÐH, CÐ về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình theo quy định của pháp luật.

PV: Việc phân cấp như vậy liệu có  xảy ra tình trạng dồn gánh nặng quản lý lên vai các địa  phương và các trường không, thưa đồng chí?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Giáo dục, các nghị định, thông tư, quy định, quy chế sẽ làm rõ quyền hạn và trách nhiệm mỗi cấp theo tinh thần việc quản lý là khả thi, hiệu quả. Trên cơ sở đó các trường tự quản lý. Có đủ luật, đủ quy định, đủ quy chế và các chính sách cần thiết để các trường căn cứ vào đó vận hành, Nhà nước căn cứ vào đó để kiểm tra. Nhà nước thông qua Bộ GD - ÐT cần có chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển GD - ÐT; phân cấp và phối hợp để quản lý và kiểm tra. Tức là cần có sự tham gia của các tỉnh, thành phố vào công tác quản lý đào tạo ở các trường ÐH, CÐ. Như vậy, tình trạng dồn gánh nặng cho địa phương sẽ không xảy ra và các trường ÐH, CÐ được tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm về phát triển nhà trường.

PV: Thưa đồng chí, cụ thể việc phân cấp quản lý GDÐH giữa các đơn vị, các trường diễn ra như thế nào?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Công tác quản lý nhà nước sẽ được cụ thể hóa thành việc làm của từng cấp. Với Bộ GD - ÐT, Ban Cán sự Ðảng sẽ có một nghị quyết về đổi mới quản lý GDÐH giai đoạn 2009-2012. Bộ sẽ rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật đang có và đang chi phối hoạt động GDÐH để bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp. Căn cứ vào đó, các trường tự chủ trong quản lý nhà trường và thực hiện việc tự chịu trách nhiệm về quá trình phát triển. Bộ sẽ lên danh mục những việc hiện nay cơ sở đang phải xin phép bộ để rà soát lại, cái nào cần thiết thì giữ, cái nào không cần thì bỏ, để cơ sở giáo dục tự chịu trách nhiệm, nhưng trước khi bỏ phải ban hành các quy định, quy chế để làm căn cứ cho cơ sở thực hiện. Thí dụ, hợp tác quốc tế về giáo dục lâu nay đều phải xin phép thì bây giờ có thể đưa ra quy định để các trường tự xác định đối tác là ai [có uy tín, được kiểm định ở nước sở tại...] thì mới được hợp tác, hợp tác lấy chứng chỉ đại học ra sao, đào tạo tiến sĩ như thế nào. Từ đó, Bộ GD - ÐT và UBND tỉnh, thành phố kiểm tra trên cơ sở quy định chứ không theo cơ chế "xin - cho". Bộ rà soát để phân công cho UBND cấp tỉnh những nhiệm vụ cụ thể về quản lý GDÐH. Những tỉnh có nhiều trường ÐH, CÐ thì Sở GD - ÐT cần có phòng chức năng về quản lý ÐH, CÐ. Bộ sẽ xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ GD - ÐT với các bộ, ngành khác đang quản lý GDÐH. Bộ cũng sẽ xây dựng quy chế để hình thành hệ thống các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm định chất lượng GDÐH. Các đơn vị làm dịch vụ kiểm định chất lượng theo quy chế nếu đủ điều kiện. Bộ sẽ hướng dẫn thực hiện và có quy định về kiểm tra việc thực hiện ba công khai. Chính quyền địa phương sẽ kiểm tra là chính, các trường cũng sẽ kiểm tra chéo. Xác định cơ chế kiểm tra phải rõ hơn. Sẽ rà soát lại phương  án tuyển sinh ÐH, CÐ và xác định vẫn thi tuyển sinh hay xét tuyển. Tiếp tục triển khai Ðề án đào tạo tiến sĩ làm giảng viên cho các trường ÐH [20 nghìn tiến sĩ] và thực hiện đổi mới đào tạo tiến sĩ trong nước. Ban hành quy chế hình thành hội đồng các hiệu trưởng, các trưởng khoa cùng ngành nghề. Ðánh giá hoạt động của hội đồng trường [hiện nay mới có bảy hội đồng trường], xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để xác định mối quan hệ giữa hiệu trưởng, hội đồng trường cũng như đảng ủy trường và các đoàn thể chính trị xã hội.

UBND tỉnh, thành phố cần hình thành bộ máy phù hợp, nhất là phát huy vai trò của Sở GD - ÐT để cùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ÐH, CÐ. Tham gia kiểm tra, đánh giá các điều kiện thực tế để thành lập các trường ÐH, CÐ mới, xem xét việc công nhận các Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu ÐH, CÐ.  Tham gia kiểm tra thực hiện ba công khai ở các trường ÐH trên địa bàn. Mỗi tỉnh, thành phố cần quy hoạch và ưu tiên đất phát triển GD - ÐT, trong đó có GDÐH. Tham gia việc kiểm tra các trường ban hành quy chế hoạt động mới sau khi rà soát. UBND tỉnh sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật và quy chế về tuyển sinh, đào tạo của các trường trên địa bàn; việc chấm dứt tiêu cực trong thi cử và làm luận văn tốt nghiệp ở các trường ÐH, CÐ.

Các trường ÐH, CÐ cần rà soát quy chế hoạt động của mình, làm rõ quyền, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm. Các trường phải công bố chuẩn đầu ra, làm cho được ba công khai, nhất là công khai tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau một năm ra trường. Phối hợp các trường, khoa cùng nhóm ngành nghề để hình thành hội đồng hiệu trưởng, trưởng khoa cùng ngành nghề và tiến hành rà soát chương trình đào tạo, phối hợp biên soạn sách, nghiên cứu khoa học. Cần có chương trình phát triển đội ngũ giáo viên cả về chất lượng và số lượng, nhất là chương trình cử người đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong ba năm tới. Bảo đảm tỷ lệ giảng viên đại học phải có hơn 35% là tiến sĩ. Ban Giám hiệu, Ðảng ủy và Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh cần vận động từng sinh viên, giảng viên, đảng viên thực hiện cam kết "trường đại học không có tiêu cực trong thi cử và trong đánh giá tốt nghiệp"; không có "chạy" điểm, thi hộ, sao chép luận văn... Triển khai quy chế tài chính mới, học phí mới của GDÐH. Thực hiện sinh viên đánh giá giảng viên sau khi kết thúc mỗi môn học, giảng viên đánh giá việc lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng, ban giám hiệu định kỳ. Sau mỗi năm học, các trường ÐH, CÐ đánh giá sự chỉ đạo, quản lý, hỗ trợ của các vụ, cục thuộc Bộ GD và ÐT cũng như của lãnh đạo Bộ.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí !

Theo Nhân dân

,

Video liên quan

Chủ Đề