Tại sao gọi là vịt xiêm

Con ngan, mà bà con trong miền Nam gọi là con vịt xiêm, được xếp vào loại thủy cầm có cơ thể lớn nhất. Nhiều chú ngan cho ta tới 5kg - 6kg thịt. Nuôi ngan cũng không khó. Nó dễ nuôi, dễ sống mà lại lớn nhanh. Nó không đòi hỏi phải tắm táp nhiều như vịt. Thậm chí, nó sống hoàn toàn trên cạn vẫn được. Vì vậy, rất nhiều gia đình đã nuôi ngan. Có bác nông dân nói với tôi: “Nhà em mỗi năm có 7 cái giỗ. Mỗi lần giỗ, em thịt 1 con ngan là đủ. Vì vậy, quanh năm ở nhà em, lúc nào cũng có 2 - 3 con ngan…”.

Các cửa hàng kinh doanh ăn uống cũng thích ngan. Thịt ngan dai hơn và ngọt thịt hơn thịt gà, thịt vịt. Dân nhậu lại thích lai rai với thịt ngan. Họ thích thứ gì thì bà con mình sản xuất ra thứ đó. Thế mới là kinh tế thị trường!

Lá gan ngan 800 gr. Ảnh: TL

Nhưng ở con ngan còn có một ưu điểm kỳ lạ nữa. đó là việc dùng nó để tạo ra một giống thủy cầm cho ta khối gan khổng lồ. Ở con gà, con vịt và cả con ngan nữa, lá gan của chúng chỉ nặng độ vài chục gram. Ấy vậy mà, các chuyên gia ở Pháp và Hungary đã lai tạo 2 giống ngan và vịt với nhau để tạo ra 1 con lai có gan nặng tới… 1,2kg! Có nghĩa là, cả cái khoang bụng của nó chỉ chứa được có… mỗi cái gan! Kỹ thuật này đã được các chuyên gia về thủy cầm của chúng ta ở Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên [thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn] tiếp thu. Họ đã lai tạo thành công và cung cấp cho bà con giống lai cho ra loại gan khổng lồ đó.

Một nông dân ở Hà Nam [anh Thuấn, ĐT: 0973.504.979] đã áp dụng kỹ thuật này. Anh nuôi một đàn ngan chuyên lấy gan cung cấp cho các nơi để sản xuất ra patê, trong đó có cả TPHCM. Patê mà làm từ gan ngan là loại patê ngon nhất hiện nay.

Thao tác nhồi ngan lấy gan béo của ông Thuấn

Anh Thuấn cho biết, lúc đầu, anh lấy giống ở Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Sau này, anh cũng đã tự lai tạo để sản xuất được giống ngan lai vịt đó. Anh nuôi chúng ngay trong các ô chuồng quanh nhà. Nuôi đúng 3 tháng, nó có thể nặng tới 3,5kg - 4kg. Lúc này, anh chuyển sang giai đoạn nhồi thức ăn kéo dài đúng 15 ngày cho đàn ngan lai đó. Thức ăn nhồi là ngô hạt. Anh đun sôi lên và làm nguội ngay, không cần phải đun tới chín hạt ngô. Anh dùng một cái phễu và mắc vào miệng từng con, giữ chặt nó và dốc cổ lên, anh cho ngô vào phễu để nó chạy xuống cổ. Anh vuốt cổ cho ngô trôi xuống dưới. Cứ như vậy, mỗi ngày anh nhồi 6 lạng ngô cho 1 con, sáng 3 lạng, chiều 3 lạng! Chỉ thực hiện như vậy đúng 15 ngày là xong. Tới ngày thú 16 là anh đưa ngan đi mổ. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy anh Thuấn lôi ra từ trong bụng của nó một lá gan khổng lồ. Tôi phải nâng nó bằng cả hai tay. Các lá gan đó nặng 800g - 1,2kg. Mà một kilôgam gan đó bán được 800.000 đồng. Như vậy, mỗi lá gan cũng thu được ngót nghét 1 triệu đồng. Vậy, ai muốn làm nhà thì chỉ cần nuôi lấy 300 con ngan lai này trong vòng hơn 3 tháng là đã… thừa tiền rồi!

Người ta ở tận ngoài Bắc mà còn nuôi và cung cấp gan cho TPHCM, thì bà con mình ở đây tại sao không làm [?!].

Để hiểu thêm về vấn đề này, bà con có thể liên hệ trực tiếp với TS Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên [ĐT: 0913.288.746]. Ông ấy sẽ sẵn sàng chỉ bảo kỹ càng cho bà con cách nuôi, cách nhồi, cách lấy gan… và cả địa chỉ nơi mua giống nữa.

Việc này, bà con ở quanh TPHCM đều làm được.

Chuyên gia Sinh học - Nông nghiệp NGUYỄN LÂN HÙNG

Ngan nội, còn gọi là vịt Xiêm, có nguồn gốc xa x ưa ở Nam Mỹ, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Theo phân loại học, ngan được xếp vào họ Vịt [Antidea], bắt nguồn từ hai loài hoang dã: Anas phatyrphynchos f.domesidea, tổ tiên của các loài vịt nhà, Carina moschata, tổ tiên của các loài ngan. Tại bán đảo Ukatan của Mêhicô, còn giữ được loài ngan nguyên thuỷ.

Ngan nội được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng ồng bằng Sông Hồng. Có 3 loại màu lông: trắng [ngan Ré], loang trắng đen [ngan Sen] và màu đen [ngan T râu]. Ngan Ré có khối lượng lúc 4 tháng tuổi con mái 1,7 - 1,8 kg/con, con đực 2,8 - 2,9 kg/con.

Ngan Sen có khối lượng lúc 4 tháng tuổi, con mái 1,7 - 1,8 kg/con, con đực 2,9 - 3,0 kg/con.

Ngan Trâu có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề. Sau 5 tháng ngan bắt đầu đẻ. Một năm đẻ 3 - 5 lứa, năng suất trứng 50 - 75 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65 - 67 g/qủa.

Ngan bạo dạn hơn so với các loại gia cầm khác, do vậy chúng thích hợp với việc vỗ béo. Ngan đực thường dữ tợn hơn ngan cái. Ngan đi lại chậm chạp, có cái đầu gật gù theo nhịp đi nên dễ dàng phân biệt với vịt ngay từ xa. Tính hợp đàn kém các loại vịt khác.

Khối lượng sơ sinh của ngan đực và mái là bằng nhau. Nhưng càng nuôi thì tốc độ sinh trưởng càng khác nhau rõ rệt. Tốc độ sinh trưởng của ngan mái cao ở giai đoạn 2- 7 tuần tuổi, còn ngan đực từ 2-8 tuần tuổi. Trong giai đoạn này ngan nội có thể tăng tới 200g mỗi tuần, nếu là con mái và tăng tới 400g mỗi tuần nếu là con đực. Để sản xuất thịt, Người ta chú ý sự phát triển của cơ l ườn và cơ đùi. Ở tuần tuổi thứ chín, tốc độ sinh trưởng có giảm đi nhưng ta vẫn phải đợi đến 11 hoặc 12 tuần để đảm bảo cho cơ l ườn phát triển đầy đủ. Ngan mái có thể giết lúc 1 1 tuần và ngan đực lúc 12 tuần, vì đến 12 tuần ngan đực mới có lông cánh hoàn chỉnh và không có tuỷ trong ống lông nữa. Tỉ lệ thịt ức lúc này khoảng 14-15% khối lượng sống, thịt đùi khoảng 15%.

Do ngan nội có tính đòi ấp cao nên sản lượng trứng rất thấp. Ngan Dé chỉ đẻ được từ 36- 42 trứng/năm, ngan T râu còn thấp hơn: 26-36 quả/năm.

Nguồn thực phẩm của con người rất đa dạng, không chỉ có lợn, bò, gà,… Mà còn có một con trông thoáng qua khá giống vịt và ngỗng đó chính là con ngan.

Bạn đang xem: Con ngan là con gì

Nhiều người nếu không nắm rõ đặc điểm thì rất dễ nhầm lẫn với 2 loài vật trên. Tuy nhiên chú ý về độ sinh trưởng và ngoại hình là phân biệt được ngay.

Hơn nữa loài vật này có nhiều thịt hơn với dinh dưỡng cao và trở nên phổ biến. Hầu như vùng nào trên cả nước đều có thể canh tác và nuôi kinh doanh được.


Giới thiệu con ngan là con gì

Loài này bắt nguồn từ Nam Mỹ, dần dần lan sang nhiều nước như Anh, Pháp,… Và sau đó đến Việt Nam được người dân nhân giống chăn nuôi số lượng lớn.

Ngan là tên được người miền Bắc gọi nhiều, riêng miền Nam lại có tên gọi khác. Đó là vịt xiêm – Muscovy, chúng thuộc cùng loài Cairnia niochata.

Nhiều người thắc mắc con ngan tiếng anh là gì thì có 2 tên là goose và musk duck. Có lẽ hình ảnh con ngan không còn gì xa lạ với người dân địa phương nữa.

Hơn nữa do chăn nuôi dễ, kỹ thuật đơn giản, vốn ít nên được chọn nuôi nhiều. Nhiều nơi còn có những trang trại nuôi riêng vịt xiêm để cung cấp.

Quy mô gia đình đến trang trại số lượng vài chục đến hàng trăm, hàng ngàn cá thể đều có.

Theo nhận xét năng suất cả về trứng và thịt vịt xiêm đều cao hơn so với gà, vịt thường.

Đặc điểm nhận biết

Ngan có đầu nhỏ, riêng con trống sở hữu chiếc mào đỏ tía to hơn con cái. Trán phẳng và tiếng kêu khàn hơn vịt thường cùng với chiếc mỏ dẹt.

Gốc mỏ có thêm một mồng thịt nhỏ kéo dài màu đỏ rượu. Mồng thịt này trải đến gần mang tai, đôi mắt sáng và dáng đi hơi nặng nề.

Tuy vậy trông rất chắc chắn, không lạch bạch với cơ thể cân đối. Cấu tạo mỏ thích hợp cho cả ăn trên cạn và dưới nước, thức ăn đều vào miệng thuận lợi.

Vịt nhanh nhẹn và sống bầy đàn thì ngan lại có chút khác biệt. Đó là tính bầy đàn kém hơn, chậm chạm và khá hiền lành, dễ bắt.

Lưng rộng với bộ ngực nở và cặp cánh phát triển mạnh, cặp chân ngắn. Bộ lông chống nước rất mượt với nhiều loại khác nhau.

Cân nặng mỗi con trưởng thành có thể đạt từ 3 đến 4 kg đối với con trống. Còn con mái thì nhỏ hơn một chút cỡ 2-3 kg, chỉ sau 4 tháng là thịt được.

Nhiều người nhầm lẫn giữa con ngan và con ngỗng, không phân biệt được. Dựa vào đặc điểm nêu trên có thể nhận ra và lựa chọn đúng.

Các loại ngan [vịt xiêm]

Không chỉ có 1 mà có nhiều loại vịt xiêm khác nhau như xiêm đen/ xám/ trắng. Trong đó thì xiêm trắng có sức đề kháng cao và ít bệnh nên được nuôi nhiều hơn.

Chúng còn có ưu điểm là bắt mồi giỏi, ăn tạp, ăn được cả chất xơ, dễ nuôi. Xiêm đen hay còn được gọi là xiêm trâu hiện nay là loài khá hiếm.

Không nuôi được quanh năm mà chỉ theo mùa, số lượng và quy mô nuôi ít. Nếu có thì dễ bị pha và lai tạp chứ không thuần chủng.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Ec Là Viết Tắt Của Từ Gì ? Viết Tắt Của Từ Gì? Nghĩa Của Từ Ec

Loại này có thân phủ lông đen tuyền, dáng thô và nặng nề. Khá vụng về khi nuôi con, phôi cũng có tỷ lệ thấp.

Tuy nhiên bù lại lại có thịt thơm theo cách đặc biệt, rất riêng. Đặc biệt thân hình to, có khả năng trông nhà, kêu khi có người lạ, khá dữ tợn.

Bạo dạn hơn là ngan cỏ, dễ nuôi, nhanh béo mà cho thịt lại ngon, ít mỡ. Con đực dữ hơn, di chuyển chậm chạp, đầu lắc lư theo nhịp bước.

Kỹ thuật chăn nuôi

Khi chọn giống phải soi xét kỹ chú ý về độ nhanh nhẹn và khỏe mạnh của nó. Lông phải tơi, bông, có lông tơ màu đặc trưng, mắt sáng toát lên vẻ nhanh nhẹn.

Những cá thể hở rốn, lông bết, quá còi, chân bị khoèo hoặc bị khô thì loại bỏ ngay. Chuồng nuôi phải thoáng mát, vệ sinh và khử trùng, quét vôi, đảm bảo mát và ấm đúng mùa.

Dùng cót cao chừng 50cm dài 5m quây tròn, số lượng 70-100 con/ quây. Thắp bóng sưởi ấm 100W, trong 15 ngày đầu thì thắp cả ngày.

Sau có thể giảm bớt giờ thắp sáng, chuẩn bị máng ăn/ uống riêng biệt. Thức ăn có thể dùng thóc, đỗ tương, giun, gạp, rau, hoặc trộn theo tỷ lệ.

Chất lót chuồng, độn chuồng phải thay ít nhất 2 lần/ tuần để đảm bảo độ sạch sẽ. Nếu nuôi đạt chuẩn thì có thể tăng từ 200 đến 400 gram mỗi tuần.

Được 3 tháng tuổi sẽ có cân nặng khoảng 3kg với con đực. Riêng con mái thì chỉ nặng bằng một nửa, tốc độ lớn chậm đi khi được 10 tuần tuổi.

Có 2 loại là nuôi thấy thịt và nuôi lấy trứng, loài này có thể đẻ quanh năm. Sau khi trưởng thành có thể chăn nuôi ngoài đồng, thả rông sẽ nhanh lớn hơn.

Cách chọn ngan và chế biến

Khi chọn thì chú ý phần đầu, nếu đầu nhỏ là được nuôi thuần bằng thóc. Đồng thời có chân, mỏ màu vàng tươi thì thịt mới khỏe, chắc.

Còn con nào mỏ và chân thâm, hơi úa thì sức khỏe kém nên bỏ qua. Nâng cặp cánh lên để xem thịt có dày không, nếu bóp xương lưng không thấy. Thì chứng tỏ có nhiều thịt, nạc và chắc, nên chọn.

Ngan chế biến được cực nhiều món, đơn giản mà rất ngon, có thể tự làm. Hấp dẫn nhất có lẽ là ngan cháy tỏi với độ đậm đà, giòn rụm khó cưỡng lại được.

Trước hết ướp thịt với tỏi/ ớt/ gừng băm với gia vị đường, nêm, tiêu, dầu hào. Cho vào tủ đợi 30 phút, đun sôi dầu và phi tỏi cho vàng thơm. Cho thịt vào đảo đều, đun thật săn, cho thêm tỏi phi khi chín là đã xong.

Nếu như thích món gì đó có nước thì có thể làm món ngan nấu măng và ăn với bún rối. Lọc thịt và xương riêng, xương ninh với măng làm nước dùng.

Thịt luộc và thái miếng mỏng, không thể thiếu rau thơm hành, ngò. Cho bún vào bát, xếp thịt lên, cho chút rau múc nước dùng chan đều lên.

Thêm vài miếng măng là đã có một bát bún măng với thịt ngan tuyệt hảo. Ngoài ra om sấu, xào săn, giả cầy hay đơn giản là luộc lên cũng rất tuyệt.

Món ngan nướng ngũ vị cũng khiến nhiều anh chồng chết mê khi nhấm nháp với rượu. Vị đậm đà thấm sâu từng thớ thịt, nhưng nếu làm món này thì cần có nhiều thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề