Tại sao hay bị nhiệt

Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn…

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Các nguyên nhân làm tổn thương miệng sẽ bao gồm: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của nhiệt miệng tùy thuộc vào thể trạng của từng người, những triệu chứng và dấu hiệu tiêu biểu thường xảy ra như sau: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao, sụt cân.

Nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng sẽ xảy ra ở những đối tượng sau: những người sống trong vùng nhiệt đới, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.

Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp
  • Tập thể dục đều đặn cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe.
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Tránh xa món ăn cay nóng và thức ăn nhanh khi bị nhiệt miệng

Xuất hiện khá nhiều trường hợp có triệu chứng tương tự với nhiệt miệng như bệnh giardias, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Bệnh nhiệt miệng có thể xác định chính xác bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm.

Thế nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

Nếu tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng thì không nhất thiết phải đến bệnh viện mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

  • Tự làm nước súc miệng với công thức: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.
  • Giảm đau và sưng bằng cách chườm đá lạnh. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
  • Tránh xa các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Uống trà: Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm

Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị trong một số trường hợp nhiệt miệng nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nghiên cứu khoa học cho thấy có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Liệu có thể khắc phục bệnh được không?


Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, loét áp-tơ [aphthous ulcer], là một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo.

Nhiệt miệng không có mối liên quan đến thể trạng béo hay gầy, khỏe hay thường xuyên ốm yếu. Một số trường hợp thấy có tính chất gia đình, trong nhà có nhiều người cùng bị. Bệnh biểu hiện có tính chất chu kỳ lặp lại gần giống nhau, mỗi đợt kéo dài khoảng 10 - 15 ngày, bắt đầu bằng việc xuất hiện một hoặc vài ba đốm trắng nhỏ hơi đau, hơi nổi gồ lên trong niêm mạc miệng. Đốm trắng này to dần rồi vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét lớn dần, nông, thường không quá lớp biểu mô, bờ nham nhở, ăn mặn rất xót, nói đau, cản trở giao tiếp. Nếu không có biến chứng nặng vết loét tự lành dần sau khoảng một tuần.

Các giai đoạn của nhiệt miệng

Nhiệt miệng chia làm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu

Xuất hiện các điểm tổn thương, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niêm mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử

2. Giai đoạn ổ hoại tử

Khi các mụn nước vỡ, hình thành ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa, giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc ngắn hơn nữa.

3. Giai đoạn ổ loét

Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ 5 - 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý, khi thấy ăn mặn xót và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.

Vết nhiệt miệng điển hình

Thông thường nếu không có biến chứng các vết loét tự lành không để lại sẹo sau 5 - 7 ngày, bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Tùy từng người, và trên cùng một người bệnh cũng tùy từng giai đoạn mà thời gian lành bệnh dài ngắn khác nhau.

>> Xem thêm Nhiệt miệng liên tục phải làm sao?

Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên

Nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng thường xuyên sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp.

1. Chức năng gan suy giảm dẫn đến nhiệt miệng

Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì thế nếu gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng. Khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo thành những vết mọng nước, sau đó vỡ ra và trở thành vết loét.

Chức năng gan suy giảm khiến nhiều người cho rằng mình bị “nóng trong”

2. Nhiệt miệng do phản ứng kháng nguyên – kháng thể

Đây là cơ chế tự miễn của cơ thể, khi vùng miệng mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm răng, viêm lợi,… cơ thể sẽ tự phản kháng hình thành các vết loét gây ra bệnh nhiệt miệng.

3. Hệ miễn dịch yếu

Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra những vết loét.

4. Yếu tố tâm lý

Tâm lý không tốt, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng.

Ngoài chế độ ăn uống thì căng thẳng, stress cũng là yếu tố gây bệnh nhiệt miệng

5. Thiếu dinh dưỡng

Nhiệt miệng còn xảy ra do cơ thể thiếu vitamin B9, B12, C và các loại khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm,…

Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc Tây

Thông thường, khi bị nhiệt miệng sẽ được kê uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống dị ứng. Thuốc bôi tại chỗ có tác dụng kháng viêm, giảm đau cũng được khuyên dùng. Để giúp tái tạo niêm mạc miệng, bạn cũng sẽ được kê thêm các loại vitamin C, vitamin nhóm B.

Với các vết nhiệt miệng nặng, người bệnh có thể được kê thuốc Corticosteroid. Thuốc Corticosteroid sẽ giúp giảm đau tức thời nhưng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Do vậy, để tránh những tác dụng phụ của thuốc Tây, người bệnh có thể dùng thuốc Đông y vừa điều trị nhiệt miệng vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, phòng ngừa bệnh tái phát.

Nguyên Hải

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Sản phẩm Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội điều trị nhiệt miệng

Từ thảo dược tự nhiên, bài thuốc Đông y thế hệ 2 có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng điều trị hiệu quả viêm họng, đau họng, ho, khản tiếng; điều trị viêm loét đau rát miệng lưỡi; trị sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng.

Kinh nghiệm khi sử dụng bài thuốc Đông y thế hệ 2 trị nhiệt miệng:

Với triệu chứng nhẹ, trung bình bạn dùng liều 4 viên/ngày. Với triệu chứng nặng bạn có thể dùng liều cao 6 viên/ngày. Tuy rất hiệu quả nhưng sản phẩm này chỉ có tác dụng với trên 90% người dùng. Thường thì tác dụng phải rõ rệt sau 2- 3 ngày dùng, do vậy nếu sau 3 ngày mà tác dụng vẫn chưa rõ rệt thì sản phẩm không hợp với bạn, bạn hãy ngưng dùng để khỏi lãng phí.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc

KACHITA®

Điều trị hiệu quả viêm họng, viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng đau, sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng

Thành phần [cho một viên nén bao phim]: 430mg cao khô tương đương: Hoàng liên [Rhizoma Coptidis] 255mg, Cam thảo [Radix Glycyrrhizae] 255mg, Tri mẫu [Rhizoma Anemarrhenae] 255mg, Huyền sâm [Radix Scrophulariae] 255mg, Sinh địa [Radix Rehmanniae Glutinosae] 255mg, Mẫu đơn bì [Cortex Paeoniae Suffruticosae] 255mg, Qua lâu nhân [Semen Trichosanthis] 255mg, Liên kiều [Fructus Forsythiae Suspensae] 255mg, Hoàng bá [Cortex Phellodendri] 645mg, Hoàng cầm [Radix Scutellariae] 645mg, Bạch thược [Radix Paeoniae Lactiflorae] 255mg, Thạch cao [Gypsum fibroscum] 255mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng

Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi [nhiệt miệng], miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.

Liều dùng - Cách dùng: Uống sau bữa ăn

Người lớn: uống 2 viên x 2 lần

Trẻ em dưới 12 tuổi: uống 2-3 lần x 1 viên

Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Kachita phải có tác dụng rõ rệt sau 2-3 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.

Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, các trường hợp bệnh thể hàn.

Tác dụng không mong muốn: Chưa có báo cáo

Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác: Chưa có báo cáo.

Trường hợp quên dùng thuốc: Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo theo đúng liều lượng chỉ dẫn.

Cách xử trí khi sử dụng thuốc quá liều: Khi dùng thuốc quá liều thì các lần dùng tiếp theo sử dụng đúng liều theo chỉ dẫn.

Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc:

Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Chưa có báo cáo

Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc thường không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên

Bảo quản: Nơi khô, dưới 30 độ C.

Tiêu chuẩn chất lượng: Đạt TCCS

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 [giờ hành chính]
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0335/2017/XNQC/QLD

Chi tiết thông tin sản phẩm: Thuốc Kachita

Video liên quan

Chủ Đề