Tại sao hóa trị gây tác dụng phụ

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Sương mù não [Brain fog]

Mất tập trung và giảm trí nhớ khiến bạn lo âu & căng thẳng trong quá trình hóa trị.

Rụng tóc [Hairloss]

Hóa trị tác động đến các nang tóc khiến cho tóc mới không mọc lên được. Rụng tóc có thể làm bạn thấy chán nản & mất tự tin nhưng chỉ là hiện tượng tạm thời.

Lo âu & trầm cảm [Anxiety & depression]

Hóa trị làm tăng mức độ căng thẳng của cuộc sống hàng ngày. Căng thẳng quá mức có thể dẫn đến rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

Rát miệng [Mouth sores]

Lợi, khoang miệng, lưỡi & họng có thể bị đau rát. Cần xử lý sớm hiện tượng này để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Cảm giác nóng & mãn kinh [Hot flashes and menopause]

Hóa trị có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm bạn cảm thấy nóng bừng mặt, cổ hoặc toàn thân và có thể gây mãn kinh sớm.

Thiếu máu [Lower blood cell count]

Hóa trị ảnh hưởng đến chức năng sinh tế bào máu khỏe mạnh như tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu. Thiếu máu có thể là nguyên nhân gây nên các phản ứng nghiêm trọng khác.

Yếu cơ tim [Weak heart]

Hóa trị làm yếu cơ tim, đặc biệt là đối với những người đã từng bị bệnh tim.

Rối loạn tiêu hóa [Digestive distress]

Hóa trị có thể gây táo bón, tiêu chảy và các kiểu rối loạn tiêu hóa khác làm cho bệnh nhân giảm cân và suy nhược cơ thể.

Buồn nôn & nôn [Nausea & vomitting]

Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp nhất của hóa trị.

Giảm lượng nước tiểu [decreased urination]

Lượng nước tiểu giảm là dấu hiệu của việc hóa trị làm hại thận.

Đổi màu, nứt móng tay chân [Discoloured and cracked nails]

Trong quá trình hóa trị, móng chân và móng tay có thể bị ngả màu vàng nâu hoặc nứt gãy.

Nước tiểu màu đỏ [red urine]

Nước tiểu có thể bị sậm màu hoặc chuyển sang màu đỏ do một số thuốc dùng trong hóa trị thải qua thận.

Chán ăn [Loss of appetite]

Hóa trị tác động đến toàn bộ hệ tiêu hóa, gây nhiều triệu chứng khó chịu và làm bạn thấy chán ăn.

Loãng xương [Bone loss]

Loãng xương là tác dụng phụ có ảnh hưởng kéo dài. Phụ nữ dễ bị loãng xương và hóa trị có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Giảm ham muốn tình dục [Sexual dysfunction]

Giảm ham muốn tình dục thường gặp trong quá trình hóa trị. Nếu gặp triệu chứng nặng hoặc kéo dài, bạn khó thể có hưng phấn và ham muốn. Tuy nhiên hiện tượng này thường chỉ xảy ra tạm thời.

Suy nhược cơ bắp [Poor cordination and tired muscles]

Hóa trị làm cơ bắp suy yếu, đau mỏi ảnh hưởng đến khả năng vận động và giữ thăng bằng của bạn.

Kích ứng da [Skin sensitivity]

Hóa trị làm da khô, ngứa và nhạy cảm với ánh nắng.

Sưng tay chân [swollen hands and feet]

Tay chân bị sưng là dấu hiệu của việc thận làm việc quá tải.

HÓA TRỊ GÂY BUỒN NÔN VÀ NÔN MỬA – 6 ĐIỀU CẦN BIẾT

Giới thiệu

Các chuyên gia ung thư sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc sẽ phải biết cách kiểm soát các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị liệu như buồn nôn và nôn mửa mà người bệnh gặp phải. Buồn nôn là cảm giác khó chịu nôn nao muốn nôn mửa. Đối với một số người, buồn nôn còn tệ hơn nôn mửa. Một số bệnh nhân đã mô tả hiện tượng này mang lại cảm giác khó chịu trong dạ dày, tương tự như say sóng hay say tàu xe, cùng với cảm giác đầy bụng, ợ nóng hoặc đau dạ dày. Các bệnh nhân khác có thể bị nôn ọe hoặc nôn mửa khan kể cả khi họ không ăn uống gì.

Các loại thuốc hóa trị được phân loại theo tần suất nôn mửa từ cao [> 90%], trung bình [30-90%], đến thấp [10-30%] hoặc nguy cơ nôn mửa ở mức tối thiểu [

Chủ Đề